Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu đặc điểm tràn dịch màng phổi ác tính tại trung tâm hô hấp, Bệnh viện Quân Y 103 trong 5 năm (2014-2019)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.29 KB, 6 trang )

T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI ÁC TÍNH
TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP, BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
TRONG 5 NĂM (2014 - 2019)
Đào Ngọc Bằng1; Bạch Quốc Tuấn1; Nguyễn Huy Lực1
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tràn dịch
màng phổi ác tính tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Quân y 103 trong 5 năm (2014 - 2019).
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 203 bệnh nhân tràn dịch
màng phổi ác tính, điều trị nội trú và được nội soi màng phổi tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện
Quân y 103 từ 05 - 2014 đến 05 - 2019. Kết quả: tỷ lệ nam cao hơn nữ (1,57/1) và độ tuổi trung
bình cao (64 ± 11,56 tuổi). Hình ảnh mảng thâm nhiễm dày sần màng phổi, xung huyết màng
phổi và vệt nến gặp 55,67%, 56,65% và 56,65%. Ung thư phế quản chiếm tỷ lệ cao nhất
(72,91%), tiếp theo là ung thư vú (9,85%). Ung thư trung biểu mô màng phổi chỉ chiếm 1,97%.
Tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến 41,22%, ung thư tế bào nhỏ 2,03%. Kết luận: đặc điểm tràn dịch
màng phổi ác tính có giá trị trong quyết định chiến lược xử trí tiếp theo cho bệnh nhân. Đối với
bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính do ung thư phế quản, cần sinh thiết khối u phổi để chẩn
đoán týp mô bệnh ung thư.
* Từ khóa: Tràn dịch màng phổi ác tính; Nội soi màng phổi.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tràn dịch màng phổi (TDMP) ác tính là
một hội chứng thường xảy ra trên bệnh
nhân (BN) ung thư giai đoạn tiến triển.
TDMP ác tính ảnh hưởng nhiều đến cuộc
sống cũng như liên quan đến tỷ lệ tử
vong và thời gian sống thêm của BN ung
thư. Nguyên nhân hàng đầu của TDMP
ác tính là ung thư phế quản, tiếp theo là
ung thư vú, u lympho, ung thư tử cung


buồng trứng… Ung thư biểu mô tuyến
của phổi và vú chiếm khoảng 50 - 65%
TDMP ác tính. Khoảng 30% BN ung thư
phổi sẽ xuất hiện TDMP ác tính [1, 5].
Chẩn đoán sớm TDMP ác tính có ý nghĩa

quan trọng, từ đó có biện pháp điều trị
cho BN, trong đó các biện pháp điều trị
giảm nhẹ có hiệu quả trên lâm sàng.
Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực
hiện nhằm mục tiêu: Nghiên cứu một số
đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của
BN TDMP ác tính tại Trung tâm Hô hấp,
Bệnh viện Quân y 103 trong 5 năm
(2014 - 2019).
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
203 BN TDMP ác tính, điều trị nội trú
tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Quân y
103 từ 05 - 2014 đến 05 - 2019.

1. Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Đào Ngọc Bằng ()
Ngày nhận bài: 13/08/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/11/2019
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2019

78



t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019
Lựa chọn những BN được chản đoán TDMP ác tính dựa trên kết quả mô bệnh
màng phổi qua sinh thiết màng phổi mù có chỉ định soi màng phổi và hợp tác tham gia
nghiên cứu.
Loại trừ BN có chống chỉ định soi màng phổi: suy tim, suy thận nặng, rối loạn đông
máu…, không đồng ý soi màng phổi.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
* Nội dung nghiên cứu:
BN được khám lâm sàng, làm xét nghiệm sinh hóa, công thức máu, marker ung
thư, chụp X quang phổi và cắt lớp vi tính (CLVT) lồng ngực, chọc hút dịch làm xét
nghiệm sinh hóa và tế bào, sinh thiết màng phổi xét nghiệm mô bệnh học. BN được
nội soi phế quản trước khi soi màng phổi. Tiến hành nội soi màng phổi. Sinh thiết
màng phổi cho BN chưa có chẩn đoán xác định ung thư hoặc týp ung thư. Đánh giá
kết quả đặc điểm dịch màng phổi, hình ảnh tổn thương màng phổi và tổn thương mô
bệnh học.
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
Bảng 1: Phân bố theo tuổi và giới.
Giới
Tuổi

Nam

Nữ

Tổng số

n


%

n

%

n

%

< 40

5

4,03

1

1,27

6

2,96

43 - 50

10

8,06


7

8,86

17

8,37

51 - 60

30

24,19

19

24,05

49

24,14

61 - 70

38

30,65

29


36,71

67

33,00

71 - 80

38

30,65

15

18,98

53

26,11

> 80

3

2,42

8

10,13


11

5,42

124

100

79

100

203

100

Tổng số
X ± SD

63,69 ± 11,88

64,48 ± 11,09

64 ± 11,56

BN nghiên cứu có tỷ lệ nam cao hơn nữ (1,57/1), độ tuổi trung bình cao (64 ± 11,56)
và không có sự khác biệt về độ tuổi trung bình giữa nhóm BN nam và nữ. Tỷ lệ BN
mắc bệnh gặp nhiều nhất ở độ tuổi từ 61 - 70 (30,65% ở BN nam, 36,71% ở BN nữ).
6 BN (2,96%) của cả 2 nhóm ở độ tuổi < 40.

79


T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019
Đặc điểm về độ tuổi tương tự với các nghiên cứu trong nước và trên thế giới:
Nguyễn Mạnh Tường và CS (2005) [2], Janssen J.P và CS (2007) [6]… BN trong độ
tuổi này thường gặp bệnh ác tính. Tỷ lệ nữ trong nghiên cứu này cao rõ rệt hơn khi
so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Huy Lực và CS (2010): tỷ lệ nam/nữ là 4,6/1 [3].
Đặc điểm này cho thấy có sự thay đổi về cơ cấu bệnh tật. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ thấp hơn
các nghiên cứu trên thế giới: Janssen J.P và CS (2007 [6]), Yoon D.W và CS (2016) [7]…
Sự khác biệt này có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ của ung thư. Tại các nước
Âu, Mỹ, tỷ lệ phụ nữ hút thuốc cao, là yếu tố nguy cơ của ung thư phổi, nguyên nhân
chủ yếu gây TDMP ác tính.
Bảng 2: Đặc điểm hút thuốc.
Giới
Hút thuốc

Nam

Nữ

Tổng số

n

%

n

%


n

%



107

86,29

0

0

107

52,71

Không

17

13,71

79

100

96


47,29

124

100

79

100

203

100

Tổng

BN nghiên cứu có tiền sử hút thuốc đều là nam giới (86,29% ở BN nam và 52,71%
toàn bộ BN nghiên cứu). Theo Collins L.G và CS (2007), hút thuốc làm tăng nguy cơ
mắc ung thư phế quản 10 - 30 lần so với người không hút thuốc [8]. Do vậy, tỷ lệ BN
nam trong nghiên cứu này cao hơn nữ.

Biểu đồ 1: Thời gian mắc bệnh.
Đa số BN nghiên cứu có thời gian mắc bệnh < 1 tháng (46,31%). Tỷ lệ BN mắc
bệnh > 3 tháng chỉ chiếm 19,7%.
Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tường (2005) [2], Nguyễn
Vũ Hoàng Việt (2011) [4], cho thấy BN thường nhập viện muộn. Nguyên nhân có thể
do triệu chứng lâm sàng của TDMP ác tính thường khởi phát từ từ, các triệu chứng
ban đầu chưa ảnh hưởng đến cuộc sống BN. Ngoài ra, việc nhận thức cũng như sự
phát triển của chăm sóc y tế khu vực cũng là yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm này.

80


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019
2. Đặc điểm TDMP ác tính.
* Mức độ TDMP:
Ít: 9 BN (4,43%); vừa: 135 BN (66,51%); nhiều: 59 BN (29,06%), tương tự với kết quả
của Nguyễn Vũ Hoàng Việt (2011) [4]: BN thường nhập viện khi đã xuất hiện nhiều
triệu chứng trên lâm sàng, tương ứng với mức độ TDMP vừa hoặc nhiều.
Bảng 3: Đặc điểm glucose, LDH dịch màng phổi.
Xét nghiệm

N (n = 203)

%

Thấp

30

14,78

Bình thường

173

85,22

< 1.000


178

87,68

≥ 1.000

25

12,32

Dịch màng phổi
Glucose mmol/l)

LDH (U/l)

X ± SD

Thấp nhất

Cao nhất

5,47 ± 2,32

0,03

13,8

31

5.076


587,96 ± 622,04

Glucose dịch màng phổi trung bình ở giới hạn bình thường, trong khi số trung bình
của LDH dịch màng phổi tăng cao. 14,78% BN có glucose trong dịch màng phổi giảm
và 12,32% BN có LDH ≥ 1.000 U/l. Đặc điểm LDH trong dịch màng phổi tương tự với
các kết quả nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, nồng độ glucose dịch màng phổi khác
nhau ở từng nghiên cứu [9]. Sự khác biệt này có thể liên quan đến thời điểm lấy dịch
xét nghiệm trước hoặc sau ăn, thời gian đưa bệnh phẩm đến labo xét nghiệm…
* Hình ảnh màng phổi trên nội soi màng phổi:
U tròn nhẵn: 73 BN (35,96%); u sùi: 71 BN (34,98%); mảng thâm nhiễm dày sần
màng phổi: 113 BN (55,67%); hình vệt nến: 115 BN (56,65%); xung huyết màng phổi:
115 BN (56,65%). Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Huy Lực và CS
(2010) [3], Wu Y.B và CS (2017) [7]…, với hình ảnh thâm nhiễm dày sần màng phổi
hay gặp khi nội soi màng phổi cho BN TDMP ác tính.

Biểu đồ 2: Nguyên nhân của TDMP ác tính.
81


T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019
Ung thư phế quản chiếm tỷ lệ cao nhất
(72,91%), tiếp theo là ung thư vú (9,85%),
tương tự nghiên cứu của Nguyễn Mạnh
Tường (2005) [2], Yoon D.W và CS (2016),
với 2 nguyên nhân hay gặp nhất là ung
thư phế quản và ung thư vú. Trong nghiên
cứu này, tỷ lệ ung thư trung biểu mô
màng phổi chỉ chiếm 1,97%. Theo nhiều
kết quả nghiên cứu trên thế giới, ung thư

trung biểu mô màng phổi hiếm gặp, nam
cao hơn nữ tùy theo từng nghiên cứu.
Tỷ lệ ung thư không rõ nguồn gốc trong
nghiên cứu 1,48%, thấp hơn kết quả các
nghiên cứu trước đây. Đặc điểm này cho
thấy hiệu quả của nội soi màng phổi sinh
thiết và sự phát triển của chẩn đoán mô
bệnh học trong chẩn đoán nguyên nhân
TDMP ác tính.

- Tỷ lệ nam cao hơn nữ (1,57/1), độ
tuổi trung bình cao (64 ± 11,56). Độ tuổi
mắc bệnh gặp nhiều nhất từ 61 - 70.

* Phân loại mô bệnh học ung thư
phế quản:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ung thư biểu mô tuyến: 61 BN (41,22%);
ung thư biểu mô vảy: 15 BN (10,14%);
ung thư tế bào nhỏ: 3 BN (2,03%); không
định týp: 69 BN (46,61%), phù hợp với
các nghiên cứu trên thế giới, với tỷ lệ
ung thư biểu mô tuyến của phổi thường
cao nhất. Tuy nhiên, 46,61% BN không
định týp được bằng bệnh phẩm dịch
màng phổi. Đặc điểm này cho thấy cần
sinh thiết khối u phổi trong chẩn đoán týp
mô bệnh, từ đó đưa ra liệu trình điều trị

tốt nhất cho BN.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 203 BN TDMP ác tính điều
trị tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Quân
y 103 trong 5 năm (2014 - 2019), chúng
tôi rút ra một số kết luận:
82

- Hình ảnh mảng thâm nhiễm dày sần
màng phổi, xung huyết màng phổi và vệt
nến gặp 55,67%, 56,65% và 56,65%.
- Ung thư phế quản chiếm tỷ lệ cao
nhất (72,91%), tiếp theo là ung thư vú
(9,85%). Ung thư trung biểu mô màng
phổi chỉ chiếm 1,97%. Tỷ lệ ung thư biểu
mô tuyến chiếm 41,22%, ung thư tế bào
nhỏ 2,03%.
Đặc điểmTDMP ác tính có giá trị trong
quyết định chiến lược xử trí tiếp theo cho
BN. Cần sinh thiết khối u phổi để chẩn
đoán týp mô bệnh ung thư phế quản.

1. Đỗ Quyết. Tràn dịch màng phổi. Bệnh
màng phổi. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.
2013, tr.145-177.
2. Nguyễn Mạnh Tường. Nghiên cứu chẩn
đoán và gây dính màng phổi qua nội soi trong
tràn dịch màng phổi ác tính. Luận văn Thạc sỹ
Y học. Học viện Quân y. Hà Nội. 2005.
3. Nguyễn Huy Lực, Mai Xuân Khẩn.

Nghiên cứu nguyên nhân và kết quả gây dính
màng phổi qua nội soi màng phổi ở bệnh
nhân tràn dịch màng phổi ác tính. Tạp chí
Y học Thực hành. 2010, 6 (723), tr.40-42.
4. Nguyễn Vũ Hoàng Việt. Vai trò của nội
soi màng phổi trong chẩn đoán tràn dịch
màng phổi ác tính. Luận văn Tốt nghiệp Bác
sỹ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội. 2011.
5. Penz E, Watt K.N, Hergott C.A et al.
Management of malignant pleural effusion:
Challenges and solutions. Cancer Management
and Research. 2017, 9, pp.229-241.


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019
6. Janssen J.P, Collier G, Astoul P et al.
Safety of pleurodesis with talc poudrage in
malignant pleural effusion: A prospective
cohort study. Lancet. 2007, 369 (9572),
pp.1535-1539.
7. Wu Y.B, Xu L.L, Wang X.J et al.
Diagnostic value of medical thoracoscopy in
malignant pleural effusion. BMC Pulmonary
Medicine. 2017, 17, p.109.
8. Collins L.G, Haines C, Perkel R et al.
Lung cancer: Diagnosis and management.

American Family Physician. 2007, 75 (1),
pp.56-63.
9. Sahn S.A, Huggins J.T. Malignant

pleural effusions. Fishman’s Pulmonary
Diseases and Disorders. Fifth edition. 2015,
pp.1188-1197.
10. Yoon D.W, Cho J.H, Choi Y.S et al.
Predictors of survival in patients who
underwent video assisted thoracic surgery talc
pleurodesis for malignant pleural effusion.
Thoracic Cancer. 2016, 7 (4), pp.393-398.

83



×