Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát đặc điểm bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.71 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BỆNH TIÊU CHẢY KÉO DÀI Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Vũ Thị Thu Hà *, Nguyễn Tuấn Khiêm**, Tăng Chí Thượng**, Trần Thị Mộng Hiệp **

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị, nguyên nhân bệnh tiêu chảy kéo
dài (TCKD) ở trẻ2-24 tháng tuổi nhập khoa Tiêu hoá bệnh viện Nhi Đồng2 từ 1/2014 - 03/2015.
Thiết kế: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Có 122 trẻ được chọn vào nghiên cứu. Tỉ lệ nam/nữ (1,48/1), chủ yếu dưới 6 tháng tuổi
(49,18%). Triệu chứng lâm sàng bao gồm: phân đàm nhầy nhiều nhất (42,62%), suy dinh dưỡng (SDD)
(26,23%), 1/2 là suy dinh dưỡng thể gầy còm.Không có dấu hiệu mất nước (98,36%), bú mẹ hỗn hợp chủ yếu
(50%), sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện cao (79,51%). Nhiễm trùng hô hấp kèm theo chiếm chủ yếu
(37,7%). Kết quả cận lâm sàng bao gồm: thiếu máu (18,9%), bạch cầu trong phân (71,31%), hạt mỡ và sợi cơ
trong phân (30,33%). Nguyên nhân TCKD: nhiễm trùng (47,38%), dị ứng đạm sữa bò (18,03%), kém hấp thu
(18,03%), bất dung nạp Lactose (16,39%). Về điều trị: đa số được bù kẽm, bù nước bằng đường uống (ORS),
men vi sinh. Tỉ lệ bổ sung vi khoáng còn thấp (26,23%). Kháng sinh chủ yếu Ciprofloxacin (70,21%). Về các
yếu tố liên quan: tuổi <6 tháng, có tiêu đàm máu trước nhập viện, tiền căn có tiêu máu trong vòng ba tháng
qua, hoặc bản thân có dị ứng có liên quan đến nhóm trẻ được chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò.
Kết luận: TCKD có nguyên nhân nhiễm trùng nhiều nhất. Cần cân nhắc dị ứng đạm sữa bò trên trẻ
TCKD <6 tháng tuổi có tiêu máu kéo dài. Đánh giá sớm điều trị qua cân nặng, tình trạng tiêu lỏng, điều trị các
bệnh nhiễm trùng,bổ sung các vi chất, bú mẹ nhiều hơn để làm giảm tỉ lệ TCKD và SDD.
Từ khóa: tiêu chảy kéo dài.

ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF PERSISTENT DIARRHEA IN YOUNG CHILDREN AT CHILDREN’S
HOSPITAL NO.2
Vu Thi Thu Ha, Nguyen Tuan Khiem, Tang Chi Thuong, Tran Thi Mong Hiep


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 96 - 102
Objective: to describe the epidemiological, clinical, laboratory, therapeutic, etiological characteristics of
persistent diarrhoeaamong 2-24 month old young children admitted the Department of Gastroenterology,
Children’s Hospital No.2 from January 2014 to March 2015.
Study design and method: case series study
Results: 122 young children were recruited. The proportion of male:female (1.48:1), mainly children below
six months of age (49.18%). Clinical signs and symptoms:highest mucous stool (42.62%), malnutrition
(26.23%) and a half of those was wasting. Absent clinical dehydration (98.36%), major incomplete breastfeeding
(50%), high use of antibiotic before attending hospital (79.51%), mainly respiratory tract infection (37.7%).
Laboratory: anemia (18.9%), white blood cell in stool (71.31%), fat and muscle fiber in stool (30.33%). Etiology
of persistent diarrhoea:infection (47.38%), cow’s milk allergy (18.03%), malabsorption (18.03%), lactose
intolerance (16.39%). Therapy: the majority persistent diarrhoea of was supplemented zinc, oral rehydration
* Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ** Bộ môn Nhi Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS Vũ Thị Thu Hà
ĐT: 01218751009
Email:

96

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

solution (ORS) and probiotics. There’slowproportion of micronutrient supplementation (26.23%). Main
antibiotics was Ciprofloxacin (70.21%). Correlative factors: below six month old, bloody stool before admission,
history of bloody stool occurred within 3 monthsor history of allergy relating tocow’s milk allergy.
Conclusion: Common causes of persistent diarrhoea who hospitalized was gastrointestinal tract infection.

Considering cow’s milk allergy in young children below 6 months of age having prolonged bloody diarrhoea.
Assessing early treatment through weight, diarrhoeal condition, treatment of infection, micronutrient
supplementation, much more breastfeeding to reduce prevalence as well as risks of persistent diarrhoea and
malnutrition.
Keywords: persistent diarrhoea.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) tiêu
chảy là bệnh phổ biến và cũng là một trong các
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em tại
các nước đang phát triển(17).Tiêu chảy trong 2
năm đầu sẽ gây giảm 8cm chiều cao và 10 chỉ số
IQ khi trẻ được 7-9 tuổi(4). TCKD gây raba gánh
nặng lớn cho xã hội: tiêu chảy - suy dinh dưỡng
- bệnh nhiễm trùng(9). Sự phức tạp trong việc
xác định nguyên nhân, sự tốn kém về thời gian
và chi phí điều trị làm cho việc điều trị không
hiệu quả. Trong 10 năm qua, ở nước ta có ít
nghiên cứu về đặc điểm, nguyên nhân TCKD
do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằmđề
ra các biện pháp làm giảm tỉ lệ,hậu quả do
TCKD gây ra.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chuyên biệt
Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận
lâm sàng, nguyên nhânvà điều trị bệnh TCKD.
Khảo sát mối liên quan của một số đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng với nguyên nhân gây
TCKD.


Dân số nghiên cứu
Tất cả bệnh nhi nhập khoa Tiêu hoá bệnh
viện Nhi Đồng2 được chẩn đoán TCKD từ
1/1/2014 – 31/3/2015.

Cỡ mẫu
Tất cả bệnh nhi thoả tiêu chuẩn chọn mẫu
được chọn vào lô nghiên cứu.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm bệnh nhi có
các tiêu chuẩn sau:
Tuổi ≥2 tháng– <24 tháng.
Được chẩn đoán là TCKD (WHO) lúc nhập
viện và được nhập vào khoa Tiêu hóa bệnh viện
Nhi Đồng 2 từ 1/1/2014 đến 31/3/2015.
Có các xét nghiệm cơ bản công thức máu và
soi cấy phân.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bắt đầu tiêu chảy từ thời kì sơ sinh (1 ngày30 ngày)
Có bệnh nặng nằm cấp cứu, hồi sức.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Có bệnh bẩm sinh, hoặc mạn tính, ác tính,
HIV(+) hoặc do biến chứng sau phẫu thuật, tự
xin về, không đáp ứng điều trị.


Phương pháp nghiên cứu

Các biến số lâm sàng

Thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca..

Đối tượng nghiên cứu
Dân số đích
Tất cả bệnh nhi nhập viện Nhi Đồng2 được
chẩn đoán TCKD.

TCKD được định nghĩa là đợt tiêu chảy cấp
kéo dài từ 14 ngày trở lên. Tiêu chảy là tiêu
lỏng, nước (có máu hoặc không máu) từ 3 lần
trở lên trong vòng 24 giờ. Một đợt TCKD được
tính từ ngày đầu tiên có tiêu chảy đến ngày cuối
cùng của đợt mà ngày này được nối tiếp theo

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

97


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

sau ít nhất là 2 ngày liên tục có phân sệt, 1-2
lần/ngày.
Tiêu chảy nhiễm trùng được định nghĩa khi

có một trong các dấu hiệu sau đây:(15)Phân có
nhầy máu hoặc soi phân có bạch cầu >++ hoặc
tiêu phân nhầy xanh kèm theo các dấu hiệu
nhiễm trùng khác: sốt cao không do ổ nhiễm
trùng ngoài ruột khác, bạch cầu máu tăng theo
tuổi, tỉ lệ đa nhân trung tính tăng, CRP tăng.
Hoặc cấy phân dương tính.Và đáp ứng điều trị
kháng sinh trong vòng 48-72 giờ sử dụng kháng
sinh.
Dị ứng Protein sữa bò được định nghĩa khi có
các triệu chứng lâm sàng sau:(8)
Tiêu hóa: ói, nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy
kéo dài, tiêu máu.
Da: nổi mẩn đỏ, chàm dị ứng, mề đay, sưng
môi, phù mạch máu, ngứa.
Hô hấp: viêm mũi, viêm kết mạc, khàn
tiếng, khó nuốt, khò khè, suyễn.
Triệu chứng chung: bỏ ăn, chậm lớn, thiếu
máu, thiếu sắt, bứt rứt, khó ngủ, khó thở, các
triệu chứng nguy kịch, sốc phản vệ. Và trẻ đã
dùng kháng sinh nhiều lần trước đó nhưng
không đáp ứng ( loại trừ tình trạng nhiễm
trùng).Đáp ứng với test sữa. Bệnh nhi hết triệu
chứng sớm nhất là sau 48 giờ → 2-4 tuần sau đó
Khi lâm sàng bệnh nhân nghi ngờ dị ứng
sữa, chúng tôi tiến hành làm test sữa.
Không dung nạp Lactosecó thể được định
nghĩa như sau:(10)
Lâm sàng: trẻ đi phân lỏng, có vị chua, có
bọt, hậu môn đỏ, hăm hậu môn (có điều trị

các thuốc chống hăm), sôi ruột, bụng chướng,
nôn ói. Không có triệu chứng nhiễm trùng
tiêu hóa hay dị ứng đạm sữa bò.Soi phân:
không có BC, HC.

Lâm sàng: không có dấu hiệu nhiễm trùng
tại đường tiêu hóa, hoặc dị ứng đạm sữa bò
hoặc bất dung nạp Lactose.
Soi phân không có dấu hiệu viêm ruột
(không có HC, BC), có hạt mỡ, sợi cơ.Công thức
máu, CRP trong giới hạn bình thường.
Trẻ có dấu hiệu kém hấp thu được sử dụng
Questran hoặc Neopeptine, đáp ứng được đánh
giá sau 48 giờ điều trị.
Các biến số cận lâm sàng ( phụ lục 1)

Nhập và xử lý số liệu
Các biến số được nhập vào chương trình
EPIDATA. Các số liệu nghiên cứu được mã hoá
và xử lí theo phương pháp thống kê y học với
chương trình STATA 12.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ ngày 1/1/2014
đến ngày 31/3/2015, có 122 trẻ TCKD thỏa tiêu
chuẩn chọn mẫu được chọn vào lô nghiên cứu
với các đặc điểm sau:
Đặc điểm dịch tễ học
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học
Đặc

điểm

TB: 6,78± 3,85 tháng (2,5tháng - 22tháng)
<6 tháng:60(49,18%), 6-12 tháng: 50(40,98%),
>12tháng:12(9,84%)
Giới tính
Nam:73 (59,84%), Nữ:49 (40,16%)
Nội thành:18 (14,75%), ngoại thành:11 (9,02%),
Địa dư
tỉnh:93 (76,23%).
Tuổi
(năm)

Đặc điểm lâm sàng TCKD
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng TCKD
Thời gian tiêu
chảy: trung vị
là 30,83
(ngày)
Chế độ dinh
dưỡng

Trẻ được cho uống sữa không chứa Lactose
và có đáp ứng sớm nhất sau 48 giờ.
Kém hấp thu được định nghĩa khi: (là chẩn
đoán loại trừ)

98

Kết quả (%)


Tình trạng
dinh dưỡng

Đặc điểm
15-28 ngày

Kết quả n (%)
62 (50,82%)

>28 ngày

60 (49,18%)

Bú mẹ hỗn hợp

61(50%)

Bú mẹ hoàn toàn

44(36,07%)

Sữa công thức hoàn toàn

17(13,93%)

Bình thường
Suy dinh dưỡng

87 (71,31%)

32 (26,23%)

Béo phì, thừa cân

3 (2,46%)

Đàm nhầy
Đàm máu

52 (42,62%)
39 (31,97%)

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Đặc điểm
Lỏng nhiều nước
Không mất nước
Dấu hiệu mất
Có mất nước
nước
Mất nước nặng
Không sốt
0
Sốt <38,5 C

Nhiệt độ lúc
0
nhập viện ( C)


Bệnh kèm
theo

0

Sốt >38,5 C
Đã dùng kháng sinh điều
trị tiêu chảy trước đó
Nhiễm trùng hô hấp dưới
Viêm hô hấp trên

Bình thường
Tăng
Soi phân (hạt mỡ, sợi cơ)

Kết quả n (%)
18 (14,75%)
120 (98,36%)
2 (1,64%)

Đặc điểm điều trị kháng sinh

0

Bảng 4: Kết quả điều trị kháng sinh

68 (55,74%)
46 (37,70%)


Kháng sinh
Kết quả n (%)
Ciprofloxacin uống
66 (70,21%)
Cephalosporin tĩnh mạch
5 (5,32%)
Cephalosporin uống
17(21,28%)
Ciprofloxacin tĩnh mạch
1 (1,06%)
Macrolid
1 (1,06%)
Metronidazole
1 (1,06%)
Thời gian điều trị (ngày): 7,04 ± 3,31

8 (6,56%)
97 (79,51%)
26 (21,31%)
21 (17,21%)

Bảng 3:Đặc điểm cận lâm sàng

Đặc điểm điều trị thuốc khác

Đặc điểm

Kết quản (%)

Bạch cầu máu (k/ l) (n=122)


10,25 ± 3,73

Bình thường
Tăng

100 (81,97%)
17 (13,93%)
23 (18,85%)
99 (81,15%)

CRP (mg/l) (n=51)


Không
Bình thường
(<20)
Tăng (>20)

42 (91,30%)
4 (8,70%)
37 (30,33%)

Chức năng thận
(µmol/l) (n=46)

Đặc điểm cận lâm sàng

Thiếu máu (g/dl)
(n=122)


Nghiên cứu Y học

Bảng 5: Kết quả điều trị thuốc khác
Điều trị
Kẽm
Nước biển khô (ORS)
Men vi sinh
Thuốc hấp thụ nước
Vitamin A
Men tiêu hóa

42 (82,35%)
9 (17,65%)

Kết quả n (%)
122 (100%)
122 (100%)
122 (100%)
70 (57,38%)
32 (26,23%)
11 (9,02%)

Các yếu tố liên quan giữa nhóm TCKD có nhiễm trùng và nhóm không nhiễm trùng
Bảng 6: Các yếu tố liên quangiữa nhóm TCKD có nhiễm trùng và nhóm không nhiễm trùng
Yếu tố
Phân nhầy xanh
BC phân (>++)

Nhóm có nhiễm trùng

18
21

Nhóm không nhiễm trùng
8
5

Giá trị p
¥¥
0,02
¥¥
<0,001

OR (CI 95%)
3,15 (1,25-7,96)
6,70 (2,32-19,30)

Các yếu tố liên quan giữa nhóm TCKD có nhiễm trùng và nhóm dị ứng đạm sữa bò
Bảng 7: Các yếu tố liên quangiữa nhóm TCKD có nhiễm trùng và nhóm dị ứng đạm sữa bò
Yếu tố
Nhóm nhiễm trùng (N = 58)
Sốt
30
Phân đàm máu
21
Tiền căn tiêu máu
4
Tiền căn bản thân dị ứng
2


Nhóm dị ứng đạm sữa bò (N = 22) Giá trị p
¥
4
0,01
¥¥
17
0,002
¥
9
0,001
¥
6
0,04

OR (CI 95%)
4,82 (1,45-16,00)
0,17 (0,05-0,52)
0,11 (0,03-0,40)
0,29 (0,09- 0,97)

(Ghi chú: ¥¥ Chi bình phương test, ¥ Fisher’s exact test)

BÀN LUẬN
Giới
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy tỉ lệ
nam (59,84%) nhiều hơn nữ (40,16%). Tỉ lệ
nam/nữ là 1,48/1. Kết quả này tương tự nghiên
cứu của tác giả Trần Thị Thanh Tâm, tỉ lệ nam
(52,8%) nhiều hơn nữ (47,2%)(15). Tỉ lệ giới có sự
chênh lệch trong nghiên cứu của chúng tôi có


thể là do có sự chênh lệch về giới trong dân số
Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục dân số,
trong nửa đầu năm 2014, tỉ lệ giới tính ở trẻ là
114,3 bé trai/100 bé gái.

Tuổi
Qua nghiên cứu nhóm tuổi nhiều nhất là 2<6 tháng tuổi (49,18%). Độ tuổi này cũng phù
hợp với kết quả của tác giả Trần Thị Thanh
Tâm, trẻ <6 tháng tuổi (50%)(15). Trong nghiên

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

99


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

cứu của tác giả Lanata CF1, độ tuổi trẻ TCKD
nhiều nhất cũng là từ 0-5 tháng(11).Do sức đề
kháng, hệ thống miễn dịch của trẻ còn non kém.
Chế độ ăn của mẹ có dùng thêm thành phần
đạm từ bò, chính thành phần đạm bò đi qua sữa
mẹ làm cho một số trẻ có cơ địa dị ứng với
kháng nguyên đạm sữa bò và hệ thống miễn
dịch chưa hoàn chỉnh làm biểu hiện triệu chứng
dị ứng thông qua đường tiêu hóa và da rất sớm
trong vòng 6 tháng đầu đời(8).


Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ
tiêu phân nhầy chiếm nhiều nhất (42,62%), kế
đến là tiêu đàm máu (31,97%), lỏng nhiều nước
(14,75%). Kết quả này khác với tác giả Trần Thị
Thanh Tâm, tỉ lệ phân nhầy máu là thấp nhất
(2,9%), nhiều nhất là phân nước (62,8%)(15). Có
thể nói triệu chứng đi phân nhầy máu trong
vòng 24 giờ trước nhập viện khiến cho các bà
mẹ lo lắng đưa con đi khám bệnh.

Chế độ ăn

Tình trạng mất nước

Trong nhóm nghiên cứu, chúng tôi nhận
thấy trẻ TCKD cóbú mẹ hoàn toàn(36,07%), cao
hơn tác giả Lê Thị Phan Oanh (2,4%)(12), thấp
hơn tác giả Das SK, khuynh hướng ở
Bangladesh tỉ lệ bú mẹ gia tăng lên 85% giúp
giảm tỉ lệ mắc mới TCKD(7). Khuynh hướng gia
tăng bú sữa mẹ có lẽ do các bà mẹ đã nhận thức
được tầm quan trọng của sữa mẹ trong vòng hai
năm đầu của trẻ trong sự phát triển toàn diện và
sức đề kháng của trẻ nhỏ. Trẻ bú mẹ giảm được
nguy cơ TCKD gấp 8 lần so với trẻ đã cai sữa(13).
Sữa mẹ có tác dụng chống TCKD nhờ vào đặc
tính chống nhiễm khuẩn và miễn dịch sẵn có
trong sữa mẹ cũng như yếu tố tăng trưởng
trong sữa mẹ giúp cho sự sửa chữa và phục hồi

niêm mạc ruột(5).

Qua nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 2
trường hợp có mất nước (1,64%), không có ca
nào bị mất nước nặng. Kết quả này tương tự với
nghiên cứu của Trần Thị Thanh Tâm có 4,3%
trường hợp có mất nước, tỉ lệ rất nhỏ (1,4%) trẻ
bị mất nước nặng(15). Theo kết quả nghiên cứu
của tác giả Lê Thị Phan Oanh tỉ lệ có mất nước
cao hơn (37,6%), tỉ lệ mất nước nặng (14,1%)(12).
Còn theo Das SK, những năm trở lại đây
khuynh hướng không có mất nước trên lâm
sàng có liên quan đến trẻ TCKD (OR=1,53)(7).Tỉ
lệ trẻ mất nước trong nghiên cứu của chúng tôi
thấp có thểlà do trẻ đã được điều trị trước khi
nhập viện, mẹ có kiến thức bù nước ORS cho trẻ
thích hợp. Khi trẻ bị TCKD, gia đình bù nước
cho trẻ dễ dàng.

Tình trạng dinh dưỡng

Bệnh kèm theo

Qua nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận có
26,23% trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD). Tỉ lệ này
tương đương với nghiên cứu của tác giả Trần
Thị Thanh Tâm là 31%(15) và nghiên cứu của
Lima ở Brazil 27%(13). Theo tác giả Das SK
2012, SDD thể gầy mòn có liên quan đến
TCKD (OR=1,62)(7).SDD vừa là yếu tố nguy cơ

vừa là hậu quả của TCKD, SDD làm giảm sức
đề kháng của trẻ đối với các tác nhân đường
ruột gây TCKD và tử vong. Một nghiên cứu
của Baqui ở Bangladesh cho thấy trẻ SDD gầy
mòn có nguy cơ tăng 174% bị TCKD, không
phụ thuộc vào tuổi và tình trạng suy giảm
miễn dịch(1).

Nhiễm trùng hô hấp kèm theo trong nghiên
cứu của chúng tôi chiếm nhiều nhất (37,7%). Kết
quả tương tự tác giả Trần Thị Thanh Tâm
(40%)(15). Theo Lima AA, tỉ lệ mắc đồng thời các
bệnh nhiễm trùng hô hấp tăng ở những trẻ
TCKD và SDD(13).

100

Tính chất phân

Soi phân
Tỉ lệ hạt mỡ trong phân xuất hiện nhiều
trong các trường hợp TCKD gợi ý một tình
trạng tiêu chảy do kém hấp thu mỡ. Kết quả mà
chúng tôi ghi nhận 1/3 các trường hợp có hạt
mỡ, sợi cơ trong phân gợi ý trẻ có tình trạng
kém hấp thu. Tương tự tác giả Trần Thị Thanh
Tâm (27,3%)(12). TCKD khiến đường ruột bị tổn
thương, kèm theo sử dụng kháng sinh dài ngày

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
làm rối loạn hấp thu của đường ruột. Điều này
dễ dẫn đến hậu quả trẻ bị SDD khi bị TCKD.

Cấy phân
Trẻ điều trị kháng sinh trước đó cao
(79,51%) do kháng sinh sử dụng rất rộng rãi và
không cần thiết, vì vậy trẻ TCKD khi nhập viện
rất khó phân lập tác nhân gây bệnh, gây rối loạn
hệ vi khuẩn ruột, trong nghiên cứu chỉ có 3/122
trường hợp cấy phân dương tính.

Điều trị
Đa sốtrẻ được điều trị bằng Ciprofloxacin
uống. Việc bổ sung các vitamin khác đặc biệt là
vitamin A còn thấp, chỉ mới chú trọng vào trẻ
TCKD bị SDD. Theo nghiên cứu của Sawazal ở
Ấn Độ, tỉ lệ nhóm bổ sung kẽm có lượng phân
giảm, số lần đi tiêu giảm, tăng cânlà 85%(14). Việc
bổ sung vitamin A làm giảm tỉ lệ thời gian tiêu
chảy, số lần tiêu chảy còn 50%(2).

Nguyên nhân TCKD
Qua nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận tiêu
chảy do nhiễm trùng nhiều nhất (47,54%), do
bất dung nạp Lactose (16,39%), do dị ứng đạm
sữa bò (18,03%), do kém hấp thu (18,03%),
tương tự với nghiên cứu của tác giả Vithayasai

về nguyên nhân TCKD do nhiễm trùng (50%)
mặc dù tác nhân chưa được phân lập rõ ràng,
50% trường hợp còn lại là do bất dung nạp
Lactose(16). Kết quả tương tự tác giả Trần Thị
Thanh Tâm nhiều nhất là tiêu chảy còn dấu
nhiễm trùng (41,4%), bất dung nạp lactose
(17,1%)(15).

Các yếu tố liên quan giữa các nhóm
nguyên nhân TCKD
Qua nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận có một
số yếu tố liên quan đến tiêu chảy có dấu nhiễm
trùng là tiêu phân nhầy xanh (31,03%), sốt lúc
nhập viện(51,72%), bạch cầu (BC) trong phân
(67,24%), với BC nhiều trong phân (≥+++) chiếm
36,21%. Nhóm không nhiễm trùng tỉ lệ BC ≥+++
chỉ chiếm 7,81%.Trong nghiên cứu của tác giả
Trần Thị Thanh Tâm thì có ghi nhận mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa tính chất phân

Nghiên cứu Y học

đàm máu, sốt lúc nhập viện, BC nhiều trong
phân, SDD với nhóm tiêu chảy còn dấu nhiễm
trùng(15).
Với nhóm trẻ dị ứng đạm sữa bò, chúng tôi
nhận thấy có mối liên quan đến yếu tố độ tuổi
dưới 6 tháng (76,19%), hiện tại có đi tiêu máu
(77,27%), tiền căn tiêu đàm máu trước đó
(69,23%), bản thân đã từng bị dị ứng (9,02%) mà

chủ yếu là chàm da, lác sữa, gia đình có người
thân bị dị ứng (12,3%) như dị ứng thức ăn,
suyễn… tương tự như kết quả nghiên cứu của
Chu Thu Hà, độ tuổi hay gặp dị ứng đạm sữa
bò là dưới một tuổi (61,90%), trẻ có độ tuổi càng
lớn thì tỉ lệ mắc bệnh càng giảm(6).Theo tác giả
Chu Thu Hà cả bố mẹ hoặc bố hoặc mẹ, hoặc có
anh chị em trong gia đình bị dị ứng thì trẻ có
nguy cơ bị dị ứng(6). Đợt tiêu đàm máu trước đó
cũng có thể coi như là biểu hiện đầu tiên của
một tình trạng dị ứng thường hay xảy ra trong
vòng 6 tháng đầu đời của trẻ(8).

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 122 trẻ TCKD từ 2-24 tháng
tuổi nhập khoa Tiêu hóa bệnh viện Nhi Đồng 2
từ tháng 1/2014 đến tháng 3/2015 chúng tôi xin
rút ra một số kết luận chính như sau:

Đặc điểm dịch tễ – lâm sàng – cận lâm
sàng – điều trị
Tỉ lệ nam/nữ:1,48/1. Lứa tuổi hay gặp là ≤6
tháng (49,18%).Tỉ lệdùng kháng sinh trước khi
nhập viện cao (79,51%). Trẻ bú mẹ hoàn toàn
chưa cao (36,07%).SDD chiếm 1/4, trong đó SDD
thể gầy còm (15,57%). Nhiễm trùng hô hấp
chiếm nhiều nhất (37,7%).
Soi phân đa số có bạch cầu trong phân là
71,31%, HC chiếm tỉ lệ thấp (15,75%). Tỉ lệ soi
phân gợi ý có tình trạng kém hấp thu (hạt mỡ

và sợi cơ) là 30,33%.

Tỉ lệ bổ sung vi khoáng thấp.
Các nguyên nhân gây TCKD trong nhóm
nghiên cứu: do nhiễm trùng (47,38%), Dị ứng
đạm sữa bò (18,03%), kém hấp thu (18,03%), bất
dung nạp Lactose (16,39%).

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

101


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Một số mối liên quan về đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng theo nguyên nhân

12.

Với tính chất phân nhầy xanh, soi phân có
bạch cầu nhiều trong phân có liên quan nhiều
đến nhóm nhiễm trùng. Tuổi <6 tháng, có tiêu
đàm máu trong vòng 24 giờ trước nhập viện,
tiền căn có tiêu đàm máu trong vòng 3 tháng
qua, hoặc bản thân có dị ứng có liên quan đến
nhóm dị ứng sữa.


13.

14.

15.

16.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.
7.

8.

9.

10.

11.


102

Baqui AH, Sack RB, Black RE. (1993), "Cell-mediated
immune deficiency and malnutrition are independent risk
factors for persistent diarrhea in Bangladeshi children", Am J
Clin Nutr. 58 (4),pp.543-548.
Barreto ML, Townley RR. (1994), "Effect of vitamin A
supplementation on diarrhoea and acute lower-respiratorytract infections in young children in Brazil", Lancet. 344
(8917),pp.228-231.
Bệnh viện Nhi Đồng 1 (2013), "Giá trị bình thường các xét
nghiệm thường gặp", Phác đồ điều trị nhi khoa bệnh viện
Nhi Đồng 1, NXB Y học, Tp Hồ Chí Minh, tr. 1592 – 1603.
Black RE. (1993), "Persistent diarrhea in children of
developing countries", Pediatr Infect Dis J. 12 (9),pp.751-761;
discussion 762- 754.
Carpenter G. (1980), "Epidermal growth factor is a major
growth-promoting agent in human milk", Science. 210
(4466),pp.198-199.
Chu Thu Hà, Nguyễn Gia Khánh, (2013), Dị ứng đạm sữa bò
ở trẻ nhỏ, Tạp chí Nhi khoa, Đại học Y hà Nội, tr. 5.
Das SK, Faruque AS, Chisti MJ. (2012), "Changing trend of
persistent diarrhoea in young children over two decades:
observations from a large diarrhoeal disease hospital in
Bangladesh", Acta Paediatr. 101 (10),pp.e452-457.
Fiocchi A, Brozek J, Schunemann H, Bahna SL. (2010),
"World Allergy Organization (WAO) Diagnosis and
Rationale for Action against Cow's Milk Allergy (DRACMA)
Guidelines", Pediatr Allergy Immunol. 21 Suppl 21,pp.1-125.
Guerrant RL, DeBoer MD, Moore, SR. (2013), "The
impoverished gut--a triple burden of diarrhoea, stunting and

chronic disease", Nat Rev Gastroenterol Hepatol. 10
(4),pp.220-229.
Hutyra T. (2009), "(Lactose intolerance: pathophysiology,
clinical symptoms, diagnosis and treatment)", Pol Merkur
Lekarski. 26 (152),pp.148-152.
Lanata CF et al. (1991), "Epidemiologic, clinical, and
laboratory characteristics of acute vs. persistent diarrhea in
periurban Lima, Peru", J Pediatr Gastroenterol Nutr. 12
(1),pp.82-88.

17.

Lê Thị Phan Oanh (1998), "Đặc điểm bệnh tiêu chảy kéo dài ở
trẻ em bệnh viện nhi đồng 2 ". Luận văn bác sĩ chuyên khoa 2
ở tp HCM
Lima AA, Fang G, Schorling JB. (1992), "Persistent diarrhea in
northeast Brazil: etiologies and interactions with
malnutrition", Acta Paediatr Suppl. 381,pp.39-44.
Sazawal S, Black RE, Bhan MK. (1995), "Zinc
supplementation in young children with acute diarrhea in
India", N Engl J Med. 333 (13),pp.839-844.
Trần Thị Thanh Tâm (2001), "Khảo sát nguyên nhân tiêu
chảy kéo dài nhập viện nhi đồng 2 và đánh giá hiệu quả bổ
sung kẽm trong điều trị tiêu chảy kéo dài ". Luận văn tiến sĩ
Vithayasai N, Jennuvat S. (2014), "Persistent diarrhea: 15
years experience at a tertiary care hospital", J Med Assoc
Thai. 97 Suppl 6,pp.S95-100.1 (8066),pp.722-723.
WHO (1988), "Persistent diarrhea in children in developing
countries : memorandum from WHO meeting". Bull WHO
,66(66),pp.709-717.


PHỤ LỤC 1: Các biến số cận lâm sàng
Biến số
Bạch cầu

≥ 2 tháng-1 tuổi

(3)

>1 tuổi- ≥2 tuổi
CRP

(3)

Urea

(3)

Creatinin

(3)

2 -≤ 3 tháng tuổi
Thiếu máu 3- ≤ 6 tháng tuổi
(3)
Hb
>6- 24 tháng
tuổi

Định nghĩa

BT: 6,0–17,5 k/µL
Tăng : >17,5 k/µL
BT: 6,0–17,0 k/µL
Tăng : >17,5 k/µL
BT: <5 mg/L
Tăng: ≥5 mg/L
BT: <6,4 mmol/L
Tăng: ≥6,4 mmol/L
<24 tháng tuổi BT: <61,9
µmol/L
Tăng: ≥61,9µmol/L
≥24 tháng tuổi BT: <106
µmol/L
Tăng: ≥106 µmol/L
<9 g/dl
<9,5 g/dl
<10,5 g/dl

Ngày nhận bài báo: 05/03/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/03/2016
Ngày bài báo được đăng:

Ngày nhận bài báo:

25/02/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

09/03/2016


Ngày bài báo được đăng:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016



×