Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả điều trị đau do gãy lún thân đốt sống ở bệnh nhân loãng xương bằng phẫu thuật tạo hình thân đốt sống bằng xi măng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.42 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU DO GÃY LÚN THÂN ĐỐT SỐNG
Ở BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG BẰNG PHẪU THUẬT TẠO HÌNH
THÂN ĐỐT SỐNG BẰNG XI MĂNG SINH HỌC
Dương Thanh Tùng*, Trần Minh Bảo Lộc*, Khổng Lê Minh Trí*, Trịnh Xuân Hậu*,Phạm Trung Chính*.

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của gãy lún thân đốt sống do loãng xương và đánh giá kết
quả điều trị đau do gãy lún thân đốt sống ở bệnh nhân loãng xương bằng phẫu thuật tạo hình thân đốt sống bằng
xi măng sinh học.
Phương pháp: Hồi cứu và tiến cứu mô tả hàng loạt ca.20 bệnh nhân được điều trị đau do gãy lún thân đốt
sống do loãng xương bằng phẫu thuật tạo hình thân đốt sống bằng xi măng sinh học tại bệnh viện Nhân Dân Gia
Định trong thời gian từ 1/2013 đến 6/2016. Dữ liệu thu thập chính gồm: các yếu tố dịch tể, các triệu chứng của
gãy lún đốt sống do loãng xương, hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), kết quả hồi phục sau 24 giờ và sau theo dõi 3
tháng theo thang điểm Macnab.
Kết quả: Tuổi trung bình là 71,25 ± 7,99 tuổi. Tỉ lệ Nữ/ Nam là 9/1. Triệu chứng đau: chiếm 100% (đau rất
nhiều: 80%, đau dữ dội: 10%), đau lưng tự phát là 80%. Khả năng vận động trước mổ là rất kém (75% bệnh
nhân nằm tại chỗ). Vị trí đốt sống xẹp: từ T12 đến L5 chiếm 100%; xẹp L1 chiếm 50%. Kết quả sau mổ 24 giờ
(thang điểm VAS): Đau ít là 75%; đau vừa là 25%; đau nhiều là 5%. Khả năng vận động sau mổ 24 giờ: tự đi là
80%, đi có trợ giúp là 20%. Kết quả sau 3 tháng: đau ít là 89%, đau vừa là 11% và 94% là tự đi không cần trợ
giúp. Không gặp bất cứ biến chứng nào sau 24 giờ và sau 3 tháng.
Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy gãy lún thân đốt sống ở bệnh nhân loãng xương: xảy ra ở người lớn
tuổi, đau lưng tần suất là 100%, hầu hết là đau lưng tự phát. Bệnh nhân đau lưng nhiều, giảm khả năng vận
động Kết quả phẫu thuật sau theo dõi 3 tháng hồi phục tốt hơn sau mổ 24 giờ. Kết quả hồi phục sau 3 tháng là
94%. Không có tai biến và biến chứng.
Từ khóa: Gãy xẹp thân đốt sống do loãng xương, loãng xương, thang điểm VAS (Visual Analogue Scale),
tiêu chuẩn Macnab, phẫu thuật bơm xi măng thân đốt sống.


ABSTRACT
EVALUATION OF RESULT OF TREATMENT FOR PAIN DUE TO COMPRESSIVE FRACTURE OF
OSTEOPOROSIS VERTEBRAL SPINE BY CEMENT VERTEBRALPLASTY.
Duong Thanh Tung, Tran Minh Bao Loc, Khong Le Minh Tri, Trinh Xuan Hau, Pham Trung Chinh.
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 158 - 163
Objective: To evaluate the clinical features and radiology of compressive fracture of osteoporosis vertebral
spine and results of treatment for pain due to compressive fracture of osteoporosis vertebral spine by cement
vetebralplasty.
Methods: Retrospective and prospective, descriptive study case series. From 1/2013 to 6/2016, there were 20
patients underwent cement vetebralplasty for surgical treatment for pain due to compressive fracture of
osteoporosis vertebral spine at Gia Dinh pepole Hospital. Data included the demographic, sign of lumbar low back
pain, disorders of lower extremity movement, radiology, result of release lumbar low back pain, result of recovery
movement ability after to be operated 24 hours and after 3 months according to VAS scale and Macnab.
* Khoa Ngoại Thần Kinh - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: Ths.BS. Dương Thanh Tùng ĐT: 0908.152.315

158

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

Results: Mean age of the patient was 71.25 ± 7.99 years. Ratio female/ male: 9/1. Signs of lumbar low back
pain: 100% (severe low back pain: 90%). Spontaneous low back pain: 80%. Movement ability was very poor (only
5%). Compressive fracture of osteoporosis vertebral spine: from T12 to L5: 100%, L1: 50%. Release of lumbar low

back pain after operation 24 hours (VAS): minor pain 75%, moderate pain 25%, major pain 5%. Movement
ability after operation 24 hours: 80%. Release of lumbar low back pain after operation 3 months (VAS): minor
pain 89%, moderate pain 11%, none major pain. Movement ability after operation 3 months: 94%. No any
complication after operation 24 hours and 3 months.
Conclusion: This study showed that compressive fracture of osteoporosis vertebral spine to be prevalence of
the old patient, low back pain: 100%, almost spontaneous low back pain, decreased movement ability. Release of
lumbar low back pain after operation 3 months (according to VAS scale) were more than after operation 24 hours.
Results of recovery movement ability after operation 3 months: 94% and no any complication.
Keyword:compressive fracture of osteoporosis vertebral spine, osteoporosis,VAS scale (Visual Analogue
Scale), Macnab scale, Operation for cement vertebralplasty.
nằm, viêm phổi, loãng xương, táo bón và lệ
ĐẶT VẤN ĐỀ
thuộc thuốc giảm đau. Hơn nữa, cho dù đau có
Hiện nay, với sự gia tăng dân số cùng
thể giảm qua thời gian ở một số bệnh nhân, nó
những tiến bộ vượt bậc của ngành y tế và
có thể trở thành mãn tính ở một số bệnh nhân
nhiều ngành khoa học khác, tuổi thọ con
khác.Vì vậy, biện pháp nào có thể mang lại lợi
người ngày càng được nâng cao và số người
ích cho bệnh nhân gãy cột sống như làm giảm
cao tuổi trong xã hội ngày càng nhiều.Một vấn
đau cấp, làm vững chỗ gãy, cải thiện chức năng
đề rất thường gặp ở người cao tuổi, đặt biệt là
vận động là rất cần thiết.Phẫu thuật tạo hình
phụ nữ, đó là bệnh loãng xương. Loãng xương
thân đốt sống xẹp bằng phương pháp bơm xi
là một vấn đề đang được thế giới rất quan tâm
măng sinh học qua da là một trong những biện
vì quy mô lớn và hệ quả nghiêm trọng của nó

pháp có thể đạt được các tiêu chí nêu trên.
trong cộng đồng.Biến chứng nguy hiểm nhất
Đây là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để
của loãng xương là gãy xương trong đó gãy
điều trị gãy xẹp đốt sống, bằng việc bơm xi
xẹp đốt sống là thường gặp nhất.
măng vào thân đốt sống xẹp đã gắn kết xương
Gãy xẹp đốt sống có thể gây đau lưng cấp
gãy, do đó làm giảm đau tức thì và kéo dài, giúp
tính, hạn chế khả năng vận động hoặc dẫn đến
người bệnh đi lại sớm, tránh được các nguy cơ
đau lưng mãn tính, biến dạng gù cột sống và dần
do nằm lâu và dùng thuốc giảm đau. Phương
dần giới hạn khả năng của người bệnh.Gù cột
pháp này giúp bệnh nhân gãy cột sống cải thiện
sống cũng có thể giảm chức năng hô hấp và làm
đáng kể chất lượng sống. Hiện tại, chưa có công
mất thăng bằng, gây ảnh hưởng dáng đi, làm
trình nào nghiên cứu về vấn đề này một cách
tăng nguy cơ té ngã và làm giảm chất lượng cuộc
đầy đủ và chi tiết nên chúng tôi thực hiện đề tài:
sống.Một khi gãy đốt sống xảy ra thì nguy cơ
“Đánh giá kết quả điều trị đau do gãy lún thân
gãy xương thêm nữa tăng lên gấp 5 lần. Thông
đốt sống ở bệnh nhân loãng xương bằng phẫu
thường, gãy cột sống có liên quan với sự gia tăng
thuật tạo hình thân sống bằng bơm xi măng sinh
nguy cơ tử vong.
học” với các mục tiêu:
Điều trị nội khoa cơ bản của gãy xẹp đốt

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học
sống có triệu chứng là giảm đau tạm thời như
của gãy xẹp đốt sống do loãng xương.
nằm nghỉ ngơi tại giường, dùng thuốc giảm đau,
2. Đánh giá kết quả điều trị đau do gãy xẹp
bất động ngoài và tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên,
thân đốt sống do loãng xương bằng thủ thuật tạo
bất động kéo dài và lạm dụng thuốc giảm đau có
hình thân sống bằng xi măng sinh học.
thể gây ra hậu quả nặng nề như loét do tư thế

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016

159


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là những bệnh nhân gãy xẹp thân đốt sống
do loãng xương được điều trị bằng phẫu thuật
bơm xi măng vào thân sống qua da tại Khoa
ngoại thần kinh bệnh viện Nhân Dân Gia Định
trong khoảng thời gian từ tháng 01/2013 đến
tháng 06/2016 có bệnh án rõ ràng, chi tiết, xét
nghiệm đầy đủ phục vụ cho nghiên cứu.


Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu mô tả
hàng loạt ca. Thu thập số liệu theo mẫu bệnh
án gồm phần hành chánh, triệu chứng lâm
sàng, hình ảnh cộng hưởng từ, điều trị phẫu
thuật, tình trạng đau sau 24 giờ phẫu thuật, tái
khám sau 3 tháng.
- Đánh giá kết quả sau mổ: đánh giá kết quả
đau sau mổ 24 giờ và sau 3 tháng.
- Đánh giá kết đau dựa vào thang điểm VAS
(Visual Analogue Scale) và thang điểm Macnab
Các số liệu thu được xử lý trên máy vi tính
theo chương trình SPSS 16,0. Các kết quả được
thực hiện so sánh với số liệu của các tác giả khác.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi nghiên cứu được 20 bệnh nhân

Đặc điểm dịch tễ học
Đặc điểm về tuổi
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân được
nghiên cứu là 71,25 ± 7,99 tuổi. Bệnh nhân thấp
tuổi nhất là 49 tuổi, cao tuổi nhất là 81 tuổi.
Đặc điểm về giới: Tỷ lệ bệnh nhân nữ nhiều
hơn nam giới. Nữ giới chiếm đa số với tỉ lệ
90%.Tỷ lệ nữ/nam là 9/1.

Đặc điểm lâm sàng
- Đau lưng trước mổ: đau nhiều: 10%, đau rất
nhiều: 80%, đau dữ dội:10%. Không có bệnh

nhân nào mức độ đau lưng trước phẫu thuật từ
vừa trở xuống. VAS trung bình trước mổ: 8,12 ±
1,51.

160

- Khả năng vận động trước mổ: tất cả các
trường hợp trước mổ đều không tự đi lại được,
trong đó đa số là nằm tại chỗ (chiếm tỷ lệ 75 %).

Đặc điểm hình ảnh học
- Vị trí và số lượng đốt sống bị thương tổn:có
20 đốt sống xẹp được tiến hành bơm xi măng
vào thân đốt sống. Tất cả các trường hợp, vị trí
xẹp đốt sống đều tập trung ở vùng từ ngực đến
thắt lưng từ T12 đến L5, trong đó L1 chiếm 50%.
- Hình ảnh tủy xương trên phim cộng hưởng
từ: Đốt sống bị phù tủy xương chiếm 80%, thoái
hóa mỡ: 15%, thoái hóa xơ: 5%.

Kết quả điều trị
Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS
trước và sau mổ:
Bảng 1. Mức độ đau theo thang điểm VAS:
Thời điểm
0-2
Trước mổ
0
Sau 24 giờ
70%

Sau 3 tháng 88,9%

3-4
0
25%
11,1%

VAS
5-6
10%
5%
0

7-8
80%
0
0

9 - 10
10%
0
0

Khả năng vận động trước và sau phẫu thuật:
Bảng 2. Tỷ lệ vận động trước và sau mồ:
Thời điểm
Tự đi
Đi có trợ giúp
Không đi được


Trước mổ
0
25%
75%

Sau 24 giờ
80%
20%
0

Sau 3 tháng
94,4%
5,6%
0

Kết quả hồi phục sau phẫu thuật:theo phân
loại của MacNab sau phẫu thuật
Sau mổ 24 giờ, rất tốt: 80%, tốt: 15%, trung
bình: 5%.
Sau phẫu thuật 03 tháng, rất tốt: 89%, tốt:
11%.

Tai biến và biến chứng
Không gặp bất kỳ biến chứng nào.

BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học
Tuổi
Bệnh nhân thấp tuổi nhất là 49 tuổi và cao
nhất là 81 tuổi, tuổi trung bình là 71,25 ± 7,99. Kết


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
quả này cho thấy bệnh nhân xẹp đốt sống do
loãng xương hầu hết là những người lớn tuổi.
Bảng 3. So sánh tuổi trung bình:
Tác giả
(3)
Nguyễn Văn Thạch
(1)
Renbin Dong
Chúng tôi

Số trường hợp Tuổi trung bình
18
70
51
70
20
71

Người lớn tuổi là những người có nguy cơ
cao của bệnh loãng xương và biến chứng gãy
xẹp đốt sống do loãng xương(2). Do đó, vấn đề
loãng xương ở người lớn tuổi cần được quan
tâm một cách đặc biệt, phòng ngừa, tầm soát
và điều trị loãng xương ở người lớn tuổi một
cách tích cực để ngăn ngừa, giảm thiểu biến

chứng gãy xương nói chung và gãy xẹp đốt
sống nói riêng, giữ gìn chất lượng cuộc sống
tốt cho người lớn tuổi.

Giới tính
Bảng 4. So sánh tỷ lệ về giới:
Tác giả
Số lượng Nữ Nam Tỷ lệ Nữ/Nam
(3)
Nguyễn Văn Thạch
18
16
2
8/1
Chúng tôi
20
18
2
9/1

Tỷ lệ nữ/nam ở nhóm nghiên cứu của chúng
tôi cũng gần tương đương với các nhóm bệnh
nhân của nghiên cứu khác và có đặc điểm chung
đó là tỷ lệ nữ luôn luôn cao hơn nam nhiều lần.
Sau mãn kinh, tốc độ mất xương ở phụ nữ
diễn ra nhanh hơn nam giới, do đó tỷ lệ loãng
xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh cao hơn nhiều
so với nam giới(2). Nguy cơ gãy xương do loãng
xương ở phụ nữ sau mãn kinh cao gấp 3 lần ở
đàn ông. Estrogen có vai trò quan trọng sự

trưởng thành xương bình thường và sự thu nhận
khoáng chất, duy trì khối xương ở người trưởng
thành. Ở phụ nữ sau mãn kinh, sự thiếu hụt
estrgen dẫn đến giảm khối xương cũng như làm
hư hỏng vi cấu trúc của xương cùng với sự mất
xương theo tuổi làm gia tăng loãng xương, từ đó
gia tăng nguy cơ gãy cột sống.

Nghiên cứu Y học

lưng dữ dội trước mổ chiếm đa số (VAS ≥ 8
chiếm tỷ lệ 90%). VAS trung bình trước mổ là
8,12 ± 1,51. Không có bệnh nhân nào ở mức độ
đau vừa, ít hoặc không đau. Do đó, biện pháp
nào giải quyết được tình trạng đau lưng của
bệnh nhân sẽ giải quyết được than phiền chính,
giải quyết được khó chịu lớn nhất của bệnh
nhân. Khoảng 1/3 trường hợp xẹp đốt sống do
loãng xương có biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên
những trường hợp này thường khởi phát đau
lưng đột ngột và dữ dội.
Nguyên nhân đau lưng tại vùng cột sống
bị tổn thương ở bệnh nhân gãy xẹp đốt sống
do loãng xương chủ yếu là do khi bệnh nhân
cử động, lực tác động lên vùng cột sống bị tổn
thương gây ra các chuyển động nhỏ của vùng
xương gãy kích thích các đầu dây thần kinh
cảm giác ở vùng đó gây ra cảm giác đau cho
bệnh nhân(7).
Bảng 5. So sánh theo thang điểm VAS trung bình

Tác giả
Nguyễn Văn Thạch (3)
Chúng tôi

Số lượng
18
20

VAS trung bình
7,7 ± 1,8
8,12 ± 1,51

Khả năng vận động trước mổ
Cột sống là một cột xương chống đỡ sức
nặng cơ thể và là nơi bám của rất nhiều cơ chịu
trách nhiệm vận động cho cơ thể. Khi cơ thể vận
động, đi lại thì lực tác động lên cột sống là khá
lớn. Do đó, khi xẹp đốt sống, các vận động của
cơ thể thường tạo nên một lực lớn tác động lên
vùng đốt sống xẹp, làm gia tăng sự chuyển động
của vùng gãy vốn không vững chắc nên bệnh
nhân bị đau vùng cột sống tổn thương nhiều và
hạn chế vận động(7,6).

Đặc điểm lâm sàng

Trong tất cả các trường hợp, sức cơ 2 chân
đều không giảm (5/5), như vậy bệnh nhân không
tự đi lại được không phải do sức cơ hai chân
giảm. Khả năng vận động giảm chủ yếu là do

đau lưng, việc đi lại sẽ làm gia tăng vận động ở
vùng gãy làm đau lưng tăng lên.

Đau lưng
Đau lưng là lý do chính làm bệnh nhân phải
nhập viện. Bệnh nhân đau lưng rất nhiều và đau

Tỷ lệ bệnh nhân nằm tại chỗ trong nghiên
cứu của chúng tôi là 86,8 %, đây là một tỷ lệ lớn,
nếu không cải thiện được tình trạng này thì phần

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016

161


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

lớn bệnh nhân của chúng tôi sẽ đối mặt với nguy
cơ của biến chứng do nằm lâu như viêm phổi,
loét do tỳ đè, teo cơ,.... Vì vậy, mục tiêu lớn là
giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi khả năng
vận động và đi lại được.

Đặc điểm hình ảnh học
Vị trí và số lượng đốt sống bị thương tổn:
Nguyễn Văn Thạch(3) nghiên cứu trên 18 bệnh
nhân xẹp đốt sống do loãng xương với 21 đốt

sống bị xẹp, tỷ lệ xẹp đốt sống xảy ra ở vùng cột
sống từ T12 - L2 là cao nhất (90,5%).
Kết quả về vị trí đốt sống bị tổn thương
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp
với các tác giả trên. Chúng tôi chỉ gặp các trường
hợp xẹp đốt sống do loãng xương từ vị trí T12
trở xuống đến L5 và tần xuất xảy ra xẹp đốt sống
cao nhất là vùng bản lề cột sống ngực – thắt lưng
T12 – L2, vùng thay đổi độ cong cột sống từ lõm
ra trước ở vùng ngực sang cong lõm ra sau ở
vùng cột sống thắt lưng. Đây là nơi chịu lực tác
động nhiều, dễ bị tổn thương khi chấn thương
cột sống nhất(4). Qua các kết quả trên cho thấy
xẹp đốt sống do loãng xương xảy hầu hết ở cột
sống ngực và thắt lưng, vị trí thường gặp nhất là
ở vùng cột sống T12 - L2. Do đó, ở một bệnh
nhân loãng xương có đau lưng, khi khảo sát hình
ảnh học cột sống, ngoài vùng cột sống biểu hiện
đau, còn phải chú ý vùng cột sống T12 – L2 để
tránh bỏ sót thương tổn xẹp đốt sống.

Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS
trước và sau mổ
Trước phẫu thuật đa số đau lưng rất nhiều,
VAS trung bình là 8,12 ± 1,51. Sau phẫu thuật 24
giờ đa số bệnh nhân đau ít hoặc vừa, VAS trung
bình là 2,65 ± 1,04. Sự khác biệt giữa VAS trước
mổ và sau mổ 24 giờ có ý nghĩa thống kê (p <
0,001).Như vậy sau mổ mức độ đau có cải thiện
rõ rệt so với trước mổ.

Renbin Dong(1) và cộng sự, phẫu thuật bơm
xi măng làm giảm mức độ xẹp thân sống và gắn
lại các chỗ gãy xương siêu nhỏ làm vững chỗ
gãy, do đó đem lại sự giảm đau tức thì. Giảm
đau sau bơm xi măng tạo hình thân đốt sống còn

162

do những cơ chế khác như tác dụng về mặt hóa
học và nhiệt độ của xi măng vào các đầu tận thần
kinh cảm giác tại chỗ gãy xương cũng được cho
là nguyên nhân làm giảm đau.
Bảng 6. So sánh thang điểm VAS trung bình trước
và sau mổ 24 giờ của các tác giả:
Số
lượng

Tác giả
(1)

Renbin Dong
(6)
Jan Walter
Chúng tôi

51
138
20

Điểm VAS trung bình

Trước mổ Sau mổ 24 giờ
8,29 ± 0,94
3,01 ± 1,13
7,8 ± 1,8
2,9 ± 1,6
8,12 ± 1,51
2,65 ± 1,04

Ở các thời điểm sau mổ 24 giờ và 03 tháng,
VAS trung bình giảm dần, tỷ lệ bệnh nhân
không đau hoặc đau ít tăng dần, các sự thay đổi
này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) chứng tỏ
càng về sau trong quá trình theo dõi, mức độ
đau cải thiện dần.
Qua đó cho thấy tác dụng làm giảm đau
trên lâm sàng của phương pháp điều trị bằng
bơm xi măng tạo hình thân đốt sống ở những
bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương là
đáng kể và mức độ đau lưng giảm dần qua
quá trình theo dõi.

Khả năng vận động trước và sau phẫu thuật
Điểm đánh giá vận động trung bình thay đổi
từ 2,16 ± 0,44 trước phẫu thuật thành 6,26 ± 0,86
sau phẫu thuật 24 giờ. Sự cải thiện này là rõ rệt
và có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Điểm vận
động trung bình cũng cải thiện dần qua thời
điểm theo dõi sau 03 tháng và các sự khác biệt
giữa các thời điểm này cũng có ý nghĩa thống kê
(p < 0,001). Như vậy, qua thời gian theo dõi, khả

năng vận động của bệnh nhân có cải thiện
dần.Khả năng vận động được cải thiện do chỗ
gãy đã được bơm xi măng làm vững nên làm
giảm đau, việc vận động cũng dễ dàng hơn.

Đánh giá kết quả hồi phục sau phẫu thuật
Các thời điểm sau mổ, điểm MacNab có cải
thiện dần chứng tỏ bệnh nhân tiếp tục hồi phục
dần theo thời gian. So sánh với tác giả khác:
Đa số bệnh nhân đạt mức độ phục hồi rất tốt
và tốt.Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 01 ca
phục hồi trung bình chiếm tỷ lệ 5%. Tuy nhiên

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

sau 03 tháng theo dõi, 01 ca này phục hồi dần và
tất cả đều đạt kết quả phục hồi rất tốt (chiếm
88,9%) và tốt chiếm (11,1%). Như vậy, đa số
bệnh nhân có phục hồi rõ ràng sau phẫu thuật.
Mức độ phục hồi rất tốt tăng dần, sau 03 tháng
mức độ phục hồi.

trung bình trước mổ 8,12 ± 1,51 cải thiện thành
2,79 ± 1,04 sau mổ 24 giờ), phục hồi sớm khả
năng vận động cho bệnh nhân (điểm vận động

trung bình trước mổ là 2,16 ± 0,44 cải thiện thành
6,26 ± 0,86 sau mổ 24 giờ) và cải thiện dần theo
thời gian.

Bảng 7: Kết quả điều trị theo phân loại của MacNab
sau phẫu thuật

Kết quả phục hồi rất tốt sau phẫu thuật 24
giờ chiếm 80% và phục hồi dần qua thời gian
theo dõi 03 tháng. Tai biến và biến chứng: không
gặp trường hợp nào.

Kết quả
(3)
Nguyễn Văn Thạch
Chúng tôi

Rất tốt
44,4%
80%

Tốt Trung bình Kém
50%
5,6%
0
15%
5%
0

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 20 bệnh nhân xẹp đốt sống
do loãng xương được điều trị bằng phương
pháp bơm xi măng sinh học qua da tại khoa
Ngoại thần kinh tại bệnh viện Nhân Dân Gia
Định TPHCM từ tháng 01/2013 đến tháng
06/2016 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Rất tốt chiếm tỷ lệ 88,9%. Như vậy kết quả
điều trị tiếp tục cải thiện dần theo thời gian
theo dõi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

Lâm sàng và hình ảnh học của bệnh xẹp đốt
sống do loãng xương

3.

Bệnh xẹp đốt sống do loãng xương có tuổi
trung bình là 71,25 ± 7,99 tuổi, gặp ở nữ nhiều
hơn nam (tỷ lệ Nữ/Nam = 9).

4.

Bệnh nhân bị đau lưng nhiều (VAS trung
bình trước mổ: 8,12 ± 1,51) và giảm khả năng vận
động (đi lại cần phải trợ giúp chiếm 25% hoặc

nằm tại chỗ chiếm 75 %) làm ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Hầu hết xẹp đốt sống do loãng xương xảy ra
tập trung chủ yếu ở vùng chuyển tiếp ngực –
thắt lưng (T12 – L2, chiếm tỷ lệ 75%).

Kết quả điều trị
Đây là một phương pháp phẫu thuật xâm
lấn tối thiểu: nhanh chóng, ít tổn thương mô
mềm. Làm giảm đau lưng nhanh chóng (VAS

5.
6.

7.

Dong R et al (2013), “Pain reduction following vertebroplasty
and kyphoplasty”, International Orthopaedics (SICOT), pp. 83–
87.
Greenberg MS (2010), Osteoporotic Spine Fracture, Handbook
of Neurosurgery, Seventh edition, Thieme, New York, pp. 992
– 997.
Nguyễn Văn Thạch (2010), “Tạo hình đốt sống bằng bơm
cement sinh học có bóng ở bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng
xương tại Bệnh viện Việt Đức”, Tạp chí y học thực hành, tr. 321327.
Phan Quan Chí Cường (2010), Điều trị phẫu thuật tạo hình
thân đốt sống xẹp do loãng xương bằng xi măng sinh học qua
da, Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh tr. 3 - 26.
Reid DM (2011), Handbook of Osteoporosis, Springer

Healthcare Ltd, London, UK, pp. 33 - 59.
Walter J et al (2012), “Cement leakage as a possible
complication of balloon Kyphoplasty “, Acta Neurochir, pp.
313–319.
Zairi F et al (2012), “Minimally invasive management of
thoraco-lumbar fractures: Combined percutaneous fixation
and balloon kyphoplasty”, Orthopaedics & Traumatology:
Surgery & Research, pp. 105 – 111

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016

15/08/2016
20/09/2016
15/11/2016

163



×