Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.59 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRÊN BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
Trần Thị Hồng Phương*, Jane Dimmitt Champion**, Nguyễn Thị Bích Đào ***

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị nội trú và các
yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân tích trên 205 bệnh nhân đái tháo đường type
2 tại khoa Ngoại và khoa Nội bệnh viện đa khoa Trà Vinh từ 12/2014 đến tháng 6/2015. Đánh giá dinh dưỡng
bằng các phương pháp BMI, albumin máu, cholesterol máu và đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng chủ quan
(SGA) tại thời điểm bệnh nhân nhập viện.
Kết quả: Trong 205 bệnh nhân gồm 157(76,7%) nữ và 48(23,3%) nam, tuổi trung bình là 68,6±12,7 với
thời gian mắc bệnh trung bình 7 năm. Nhóm bệnh nhân có mắc bệnh kèm theo là 127 chiếm 62,3% trong đó tăng
huyết áp chiếm tỉ lệ cao nhất 41,5%. Đặc điểm biến chứng kèm theo tìm thấy có 16 bệnh nhân hạ đường huyết, 25
bệnh nhân có biến chứng ở thận và 19 bệnh nhân có loét bàn chân. Tỉ lệ bệnh nhân có BMI < 18,5kg/m3 là 18%,
bệnh nhân có albumin dưới 3,5g/dL là 40,5%; bệnh nhân có cholesterol <180mg/dL là 58,5%. Suy dinh dưỡng
theo phương pháp SGA được tìm thấy ở 64 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 31.2% trong đó SGA-C chiếm 8,8%; tỉ lệ bệnh
nhân có SGA-B/C trên nhóm bệnh nhân khoa Nội là 26,4%; trên nhóm bệnh nhân khoa Ngoại là 53,6%. Tình
trạng dinh dưỡng theo SGA có liên quan với các yếu tố dân tộc(p=0,002); có liên quan với các biến chứng hạ
đường huyết (p=0,009), yếu tố loét bàn chân (p=0,001), và biến chứng thận(p=0,000. SGA cũng được xác định có
liên quan với nồng độ albumin máu(p=0,000), eGFR(p=0,004), và cũng liên quan với BMI(p=0,000). Không tìm
thấy mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố đường huyết lúc đói; HbA1c;bệnh lý kèm theo cũng
như các yếu tố tuổi; giới tính, trình độ học vấn và nghề nghiệp.
Kết luận: Để duy trì tốt tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần thực hiện các
phương pháp đánh giá dinh dưỡng ngay khi bệnh nhân mới nhập viện để kịp thời xây dựng chế độ dinh dưỡng
thích hợp. Kết quả nghiên cứu là những thông tin nền làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
Từ khóa: SGA, đái tháo đường type 2, suy dinh dưỡng.



ABSTRACT
EVALUATING NUTRTIONAL STATUS IN INPATIENTS
WITH TYPE 2 DIABETES MELLITUS
Tran Thi Hong Phuong, Jane Dimmitt Champion, Nguyen Thi Bich Đao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 144 - 151
Objectives: Determine the nutritional status in inpatients with type 2 diabetes mellitus. To identify the
relationship between subjective global assessment and body mass index, serum albumin. The relationship between
subjective global assessment and fasting plasma glucose, glycemic control, year of diagnosis and complications of
diabetes mellitus.
Methods: Cross-sectional study with evaluating nutritional status on 205 patients with type 2 diabetes
mellitus at Tra Vinh hospital from December, 2014 to June, 2015 by subjective global assessment. Relation of
* Bộ môn Điều dưỡng, Khoa Y - Trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh
*** Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CNĐD Trần Thị Hồng Phương
ĐT: 0988449566

144

** Đại học Texas tại Austiin, Hoa Kỳ
Email:

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

demographic characteristics, albumin serum, weight and body mass index (BMI) with nutritional status (SGA)

were evaluated.
Results: Among 205patients (157 females and 48 males) with type 2 diabetes mellitus; mean age was 68.2 ±
12.7 years with duration of diabetes. Patients group with morbidities was 127 patients (62.3%); hypertension was
41.5%. Patients with complications of diabetes mellitus were 16 patients with hypoglycemia. 25 with nephropathy
and 19 patients with foot ulcer. 18% patients have BMI < 18.5kg/m2, 40.5% have under albumin 3.5g/dL; 58.5%
patients have low cholesterol <180mg/dL. Nutritional status by SGA was in malnutrition 64 patients (31.2%) in
there SGA-B/C were 8.8%. Nutritional status in surgical group was 53.6%. When they were divided into two
groups according to SGA, we found significant difference in ethnic group (p=0.002); hypoglycemia (p=0.009);
nephrothapy (p=0.000); foot ulcer (p=0.001). It also related factors albumin serum (p=0.000); eGFR (p=0.004);
BMI (p=0.000). Malnutrion does not relate with fasting plasma glucose; HbA1c; age, education level and
occupation.
Conclusions: To improve quality of nutritional care, all people with diabetes especially inpatient group
should have evaluated of nutritional status to provide early nutrition intervention for each patient. The results are
the basis further studies.
Keywords: SGA, malnutriton, type 2 diabetes mellitus
chậm phục hồi sau phẫu thuật, tăng tần suất
ĐẶT VẤN ĐỀ
nhập viện và tăng tử vong(12,15).
Hiện nay, trên thế giới tỉ lệ người mắc bệnh
Để nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân
đái tháo đường ngày càng tăng cao trong đó có
đái tháo đường, đặc biệt là với nhóm bệnh nhân
90% là người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
nội trú cần có đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Điều trị bệnh đái tháo đường là điều trị toàn
của người bệnh để có sự can thiệp dinh dưỡng
diện gồm có phương pháp không dùng thuốc và
tích cực phù hợp bệnh lý của từng người bệnh là
dùng thuốc. Phương pháp điều trị không dùng
việc quan trọng.

thuốc là thay đổi lối sống bao gồm với việc tăng
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
vận động thể lực, chế độ dinh dưỡng thích hợp
(1,2)
và quản lý cân nặng . Mục tiêu của liệu pháp
Đối tượng nghiên cứu
dinh dưỡng y học là thực hiện ăn uống có lợi cho
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại khoa Ngoại
sức khỏe nhằm cải thiện tổng trạng; đạt được
Chấn thương chỉnh hình, khoa Nội Tim mạchmục tiêu kiểm soát đường huyết; huyết áp và
Lão khoa và khoa Nội Tổng hợp bệnh viện đa
lipit máu cho từng cá thể; giúp bệnh nhân đạt
khoa Trà Vinh thời gian từ tháng 12/2014 đến
được và duy trì mục tiêu cân nặng và ngăn ngừa
tháng 6/2015.
các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Nghiên
Tiêu chuẩn chọn bệnh
cứu của Pastor đã cho thấy dinh dưỡng tốt giúp
Bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội
giảm 1-2% nồng độ HbA1c (14,13). Nghiên cứu của
trú có thời gian nhập viện trên 24 giờ.
tác giả khác đã nhấn mạnh dinh dưỡng hiệu quả
(7)
giúp LDL-cholesterol giảm 15-25mg/dl . Trị liệu
Tiêu chuẩn loại trừ
dinh dưỡng còn có vai trò đặc biệt quan trọng
- Những bệnh nhân không đồng ý tham gia
đối với những bệnh nhân đái tháo đường phải
nghiên cứu.
nhập viện để điều trị tình trạng bệnh lý cấp tính

- Bệnh nhân không ghi nhận được đầy đủ
và các biến chứng kèm theo. Tình trạng suy dinh
các chỉ số trong nghiên cứu.Thiết kế nghiên cứu
dưỡng ảnh hưởng đến suy giảm chức năng cơ
Cỡ mẫu
thể, gây rối loạn hoạt động, thiếu máu, giảm
chức năng nhận thức, chậm lành vết thương và
Cỡ mẫu được ước lượng theo công thức

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

145


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Z21- /2 x p(1 – p)

ở nữ giới bệnh nhân >70 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất
52,9%.

d2

Đặc điểm bệnh và biến chứng kèm theo
của nhóm nghiên cứu

n=
Trong đó

n: cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu.

Bảng 2. Đặc điểm bệnh và biến chứng kèm theo

Z: trị số tính từ phân phối chuẩn với độ tin cậy 95%, Z(1-/2)
= 1,96

- Bảng thu thập số liệu kèm bảng đánh giá
SGA.

Đặc điểm
Số lượng (n=205) Tỷ lệ %
Thời gian mắc bệnh*
7,0 (4,0 – 12,0)
Không
77
37,7

127
62,3
Tăng huyết áp
85
41
Suy tim
21
10,2
Bệnh lý kèm
theo
Rung nhĩ
14

6,8
Gãy xương
13
6,3
Thiếu máu cơ tim
21
10,2
Xơ gan
10
4,9

16
7,8
Hạ đường
huyết
Không
189
92,2

25
12,2
Biến chứng
thận
Không
180
87,8

29
14,1
BC loét

bàn chân
Không
176
85,9

- Xét nghiệm cận lâm sàng tiến hành các xét
nghiệm: HbA1C, glucose huyết lúc đói, bilan mỡ
máu, albumin huyết thanh, eGFR, chức năng
gan-thận thực hiện tại khoa xét nghiệm Bệnh
viện đa khoa Trà Vinh.

Nhận xét: Thời gian mắc bệnh đái tháo
đường trung bình là 7 năm. Đa số bệnh nhân có
bệnh lý kèm theo chiếm tỉ lệ 62,3%, đặc biệt là
các bệnh nhân có tăng huyết áp chiếm tỷ lệ
41,5% (85/205).

- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên
cứu

d: sai số cho phép, chọn d = 0,05
p: tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng(theo nghiên cứu của
Phạm Thu Hương tiến hành tại khoa Nội tiết bệnh viện
Bạch Mai p = 0,134)

Thay số vào công thức trên với dự kiến mất
mẫu khoảng 10%, n = 196 (mẫu nghiên cứu).


Công cụ thu thập số liệu
- Sử dụng cân, thước đo chiều cao cho bệnh
nhân tại thời điểm nhập viện.

KẾT QUẢ
Nghiên cứu trên 205 bệnh nhân đái tháo
đường type 2 tại Bệnh viện đa khoa Trà Vinh từ
tháng 12/2014 đến tháng 6/2015.

Đặc điểm giới tính và tuổi nhóm nghiên
cứu
Bảng 1. Đặc điểm giới tính và tuổi nhóm nghiên cứu
Nhóm tuổi Chung (n=205)
< 40
2 (1%)
40-49
10 (4,9%)
50-59
40 (19,5%)
60-69
58 (28,3%)
≥ 70
95 (46,3%)

Nam (n=48)
1 (2,1%)
1 (2,1%)
15 (31,2%)
19 (39,6%)
12 (25%)


Nữ (n=157) p
1 (0,6%)
9 (5,7%)
25 (15,9%) 0,04
39 (24,8%)
83 (52,9%)

Nhận xét: tuổi trung bình trong nhóm nghiên
cứu là 68,6 ± 12,7. Tuổi nhỏ nhất là 37 tuổi, cao
nhất là 94 tuổi. Ở nam giới độ tuổi đái tháo
đường cao nhất là 50-69 tuổi (70,8%) trong khi đó

146

Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên
cứu
Đặc điểm
Đường huyết lúc đói *(mg/dl)
HbA1C (%)
Albumin huyết thanh(g/dl)
Protein toàn phần (g/dl)
Cholesterol (mmol/L)
Triglycerid (mmol/L)
HDL (mmol/L)
LDL (mmol/L)
Ure* (mmol/L)
Creatinin* (µmol/L)
2
eGFR* (mL/phút/1,73m )

AST* (UI/L)
ALT* (UI/L)

G trị
235,0 (160,5 – 346,0)
7,9 ± 1,9
3,4 ± 0,6
6,3 ± 0,9
4,3 ± 1,8
2,5 ± 0,9
1,4 ± 0,9
2,5 ± 1,1
7,1 (5,1 – 8,8)
91,41 (75,14 –123,1)
57 (38-71)
28,6 (21,2 – 38,6)
25,1 (18,1 – 38,2)

* Biến được trình bày dưới dạng trung vị và tứ phân vị

Nhận xét: Đường huyết lúc đói trên nhóm
bệnh nhân đái tháo đường ở mức cao trung bình

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
là 235,0mg/dL, HbA1c ở mức trung bình là 7,9 ±
1,9%. Gía trị albumin trong dân số nghiên cứu là
3,4 ± 0,6, mức albumin gần như bình thường.

Nồng độ cholesterol, HDL, LDL ở mức bình
thường với các giá trị lần lượt là 4,3± 1,8mmol/L;
1,4± 0,9 mmol/L; 2,5 ± 1,1 mmol/L. Tuy nhiên,
nồng độ triglycerit máu trung bình của nhóm ở
mức cao 2,5 ± 0,9.
Nồng độ Urê và Creatinin huyết thanh ở
mức cao với các giá trị lần lượt là 7,1 mmol/L;
91,41 µmol/L; khi tính eGFR kết quả trung bình
cho thấy nhóm nghiên cứu có độ lọc cầu thận
thấp với giá trị là 57mL/phút/1,73m2.

Tình trạng dinh dưỡng theo BMI

Biểu đồ 1. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI
Nhận xét: có 18%bệnh nhân có suy dinh
dưỡng (BMI <18,5).

Tình trạng dinh dưỡng theo SGA

Biểu đồ 2. Đánh giá dinh dưỡng theo SGA
Nhận xét: tỉ lệ suy dinh dưỡng (SGA-B/C)
chiếm 31,2%. Trong đó SGA-C chiếm 8,8%

Nghiên cứu Y học

Tình trạng dinh dưỡng theo albumin máu
Bảng 4. Đánh giá dinh dưỡng theo albumin máu
Albumin huyết
thanh (g/dL)
≥3,5

2,1-3,5
≤2,0

Tình trạng DD
Bình thường
Suy dinh dưỡng nhẹ/
trung bình
Suy dinh dưỡng nặng

Số lượngTỉ lệ
118 (57,5%)
83 (40,5%)
4 (2%)

Nhận xét: hơn 1/3 (42,5% ) bệnh nhân có
nồng độ albumin thấp (<3,5g/dL).

Liên quan giữa SGA và bệnh-biến chứng
kèm theo
Bảng 5. Liên quan giữa SGA và bệnh-biến chứng
kèm theo
Biến số
Tăng

huyết áp Không
Suy tim

Không
Thiếu máu Có
cơ tim Không

Rung nhĩ Có
Không
Xơ gan

Không
Gãy

xương Không

Thận
Không
Loét bàn Có
chân
Không
Hạ đường Có
huyết Không

Đánh giá dinh dưỡng theo SGA
P
SGA-A (n=141) SGA-B/C (n=64)
61(43,3%)
24(37,5%)
0,438
80(56,7%)
40(62,5%)
16(11,3%)
5(7,8%)
0,439
125(8,7%)
59(92,2%)

17(12,1%)
4(6,2%)
0,204
124(87,9%)
60(93,8%)
13(9,2%)
1(1,6%)
0,069
128(90,8%)
63(98,4%)
6(4,3%)
4(6,2%)
0,507
135(95,7%)
60(93,8%)
11(7,8%)
2(3,1%)
0,353
130(92,2%)
62(96,9%)
10(7,1%)
15(23,4%)
0,000
131(92,9%)
49(76,6%)
8(5,7%)
21(32,8%)
0,001
133(94,3%)
43(67,2%)

6(4,3%)
10(15,6%)
0,009
135(95,7%)
54(84,4%)

Nhận xét: trong nghiên cứu của chúng tôi
không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng
DD theo phương pháp SGA và bệnh kèm theo.
Tuy nhiên ở biến chứng kèm theo: nhóm bệnh
nhân không có biến chứng thận thì tỷ lệ SGA-A
chiếm 92,9% trong khi đó nhóm bệnh nhân SGAB/C chiếm 76,6%. Đối với nhóm bệnh nhân có
biến chứng thận thì tỷ lệ SGA-A chiếm 7,1%
trong khi SGA-B/C là 23,4%. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê p<0,000
Đối với biến chứng loét bàn chân, tỷ lệ bệnh
nhân có loét bàn chân có dinh dưỡng tốt(SGA-A)
chiếm chỉ 5,7% trong khi nhóm bệnh nhân có

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

147


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

loét bàn chân nhưng dinh dưỡng kém là 32,8%.
(p<0,001).

Trên nhóm bệnh nhân hạ đường huyết tỷ lệ
suy dinh dưỡng là 15,6% trong khi bệnh nhân
không có hạ đường huyết chiếm 8,4% sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê(p<0,009).

Liên quan giữa SGA và BMI
Bảng 6. Liên quan giữa SGA và chỉ số khối cơ thể
BMI
< 18,5
18,5 - 23
≥23

SGA-A (n=141)
12(8,5%)
91(64,5%)
38(27%)

SGA-B/C (n=64)
25(39,1%)
35(54,7%)
4(6,2%)

p
0,000

Nhận xét: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa nhóm BMI <18,5 có tình trạng dinh dưỡng
tốt so với nhóm BMI có dinh dưỡng kém với
p<0,0001.


Liên quan giữa SGA và albumin máu
Bảng 7. Liên quan giữa SGA và albumin máu
Albumin huyết thanh
Bình thường
Suy dinh dưỡng nhẹ/
trung bình
Suy dinh dưỡng nặng

SGA-A
(n=141)
109 (77,3%)

SGA-B/C
(n=64)
9 (14,1%)

32 (22,7%)

51 (79,7%) 0,000

0

p

4 (6,2%)

Nhận xét: ở nhóm bệnh nhân có albumin
máu bình thưởng nhóm SGA-A chiếm tỷ lệ
77,3% thì ở SGA-B/C chỉ chiếm 14,1%. Ngược lại,
ở nhóm bệnh nhân có albumin máu giảm nhẹ,

trung bình và nặng (85,8%) ở nhóm SGA-B/C thì
ở nhóm SGA-A là 22,7% đáng chú ý là 0% ở
nhóm albumin máu giảm nặng có SGA-A. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê p <0,0001.

Liên quan giữa SGA và HbA1c, glucose
huyết lúc đói, eGFR
Bảng 8. Liên quan giữa SGA và HbA1c, glucose
huyết lúc đói, eGFR
Biến số

SGA-A (n=141) SGA-B/C (n=64)

Đường huyết <130 22 (15,6%)
lúc đói (mg/dl) ≥130 119 (84,4%)

56 (87,5%)

<7

48 (34%)

21 (32,8%)

≥7

93 (66%)

43 (67,2%)


< 60

66 (46,8%)

44 (68,8%%)

≥ 60

75 (53,2%)

20 (31,2%)

HbA1c (%)

eGFR

148

8 (12,5%)

p
0,524

BÀN LUẬN
Tuổi, giới tính nhóm nghiên cứu
Về độ tuổi: Nghiên cứu của chúng tôi ghi
nhận bệnh nhân trẻ nhất là 37 tuổi, già nhất là 94
tuổi, và độ tuổi trung bình là 68,6 ± 12,7; trong đó
chủ yếu nằm trong nhóm trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ
74,6%.Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương

tự như nghiên cứu của Trương Quang Phổ, Đỗ
Thị Minh Thìn năm 2010 cũng cho kết quả nhóm
bệnh nhân 50-59 tuổi chiếm tỉ lệ 26,6% và độ tuổi
trung bình khoảng 65,9 ±11,6(20). Nghiên cứu của
Đỗ Thị Kim Yến, tuổi trung bình của 121 bệnh
nhân đái tháo đường type 2 là 69,75±10,75(6).
Về giới: Trong nghiên cứu của chúng tôi, nữ
giới chiếm ưu thế hơn nam(76,7% so với 23,3%).
Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu như của
Trương Quang Phổ cũng cho kết quả tỉ lệ nữ đái
tháo đường chiếm 70,6% so với nam là 29,4 %(20).
Tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nam một cách đáng
kể và có khác biệt giữa các quốc gia có lẽ do thói
quen ăn uống, điều kiện sống và chủng tộc. Tuy
nhiên, tỉ lệ của chúng tôi phù hợp với các nghiên
cứu trong nước điều này có thể thấy tỉ lệ đái tháo
đường ở nữ cao hơn ở nam và tuổi thọ trung
bình của nữ giới cũng cao hơn ở nam giới.

Thời gian mắc bệnh đái tháo đường
Trong 205 bệnh nhân tham gia vào nghiên
cứu có thời gian mắc bệnh trung bình là 7 năm.
Không có sự khác biệt giữa nhóm bệnh nhân
khoa Nội và khoa Ngoại.
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả gần
với nghiên cứu của Bùi Thị Khánh Thuận thời
gian mắc bệnh là 7,3±6,5 năm(4). Nghiên cứu
của tác giả Trần Hồng Ngân trên đối tượng
đái tháo đường cao tuổi cho kết quả thời gian
mắc bệnh trung bình là 11,6 năm trong đó có

227 bệnh nhân mắc bệnh từ 10 năm trở lên
chiếm tỉ lệ 61,7%(18).

Bệnh kèm theo và biến chứng
0,863

0,004

Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh
nhân đái tháo đường típ 2 hầu hết đều có mắc
các bệnh kèm theo, hoặc các biến chứng kèm

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
theo. Trong đó, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh tăng
huyết áp chiếm cao nhất 41,5%,tiếp đó là các
bệnh suy tim và thiếu máu cơ tim chiếm 10,2%.
Đáng chú ý là trong nhóm nghiên cứu của chúng
tôi đã ghi nhận được những bệnh nhân có 7,8%
bệnh nhân hạ đường huyết. Nghiên cứu của
chúng tôi cũng cho kết quả bệnh nhân có biến
chứng ở thận chiếm 12,2% và bệnh nhân có loét
bàn chân chiếm 14,1% đa phần bệnh nhân tập
trung ở khoa Ngoại chiếm tỉ lệ 50%. Nghiên cứu
của Nguyễn Thị Bích Đào cũng cho thấy có 22
bệnh nhân có biến chứng tim mạch chiếm tỉ lệ
30,6%; 20,8% có biến chứng thận. Trong đó tỉ lệ
nữ đa số nhiều hơn nam. Tác giả cũng cho thấy

có 16 bệnh nhân (22%) đã có tiền căn loét chân,
trong đó có 63% bệnh nhân bị loét chân phải(11).

Tình trạng dinh dưỡng theo BMI
Cân nặng trong nghiên cứu của chúng tôi
trung bình là 52,4 ± 7,9kg, BMI trong nhóm
nghiên cứu của chúng tôi 20,9 ± 2,7 kg/m2. Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ bệnh nhân
trong nhóm BMI <18,5 kg/m2 chiếm 18,0% trong
đó BMI thấp nhất là 15,6 kg/m2.Nghiên cứu của
Huỳnh Tấn Đạt trên bệnh nhân đái tháo đường
type 2 điều trị nội trú cho kết quả BMI trung
bình là 22,7(8). Nghiên cứu của Đỗ Thị Hảo BMI
<18,5 kg/m2 là 18,7% và không có bệnh nhân
thừa cân béo phì(5).

Tình trạng dinh dưỡng bằng albumin
huyết thanh
Nồng độ albumin trong nghiên cứu của
chúng tôi trung bình là 3,4 ± 0,6 g/dL. Trị số
albumin trong nhóm chúng tôi nhìn chung gần
đạt mức bình thường. Tuy nhiên, khi phân tích
tình trạng dinh dưỡng, nghiên cứu của chúng tôi
đã đưa ra kết quả có 41,5% bệnh nhân suy dinh
dưỡng tức là có albumin < 3,5g/dL. Đặc biệt ở
nhóm bệnh nhân khoa Ngoại tỉ lệ này tương đối
cao, gần 1/2 (47,3%) trường hợp có suy dinh
dưỡng.
Tỉ lệ của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của
Kyle sự khảo sát tình trạng dinh dưỡng trên 995

đối tượng nhỏ và lớn hơn 60 tuổi nghiên cứu này

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Nghiên cứu Y học

đã cho kết quả có 14,9% bệnh nhân có albumin <
3,4g/dL(9).

Đánh giá dinh dưỡng bằng phương pháp
SGA
Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo phương pháp
SGA trong nghiên cứu của chúng tôi là 31,2%.
Trong đó có 8,8% bệnh nhân suy dinh dưỡng
nặng tương đương SGA-C. Ngoài ra, trên
nhóm bệnh nhân khoa Ngoại tỉ lệ suy dinh
dưỡng SGA-B là 36,8% và SGA-C là 15,8%. Tỉ
lệ này cũng tương đương với các nghiên cứu
khác khi sử dụng SGA như một phương pháp
đánh giá dinh dưỡng. Nghiên cứu của Kyle
cho kết quả có 23,1 % và 38,3% bệnh nhân ở
nhóm dưới và trên 60 tuổi suy dinh dưỡng
theo SGA(9). Nghiên cứu của Gordon S trên đối
tượng bệnh nhân lão khoa cho thấy tỷ lệ suy
dinh dưỡng SGA là 69,98%(16).

Liên quan giữa SGA và bệnh kèm theo,
biến chứng đi kèm
Trên nhóm bệnh nhân hạ đường huyết có
15,6% bệnh nhân suy dinh dưỡng theo SGA-B/C

so với nhóm bệnh nhân không có hạ đường
huyết chiếm 4,3% sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê p =0,009. Trên nhóm bệnh nhân có biến chứng
thận tỉ lệ SGA-B/C là 23,4% so với có biến chứng
thận nhưng tình trạng dinh dưỡng tốt là 7,1%.
Nghiên cứu của tác giả Trần Văn Vũ khảo sát
trên 90 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
chưa lọc thận thì tỉ lệ suy dinh dưỡng SGA là
52,2%(19). Trong một nghiên cứu khác của tác giả
G.Biesenbach trên 14 bệnh nhân đái tháo đường
type 2 có bệnh thận giai đoạn cuối và bắt đầu
điều trị lọc máu và 16 bệnh nhân không đái tháo
đường. Kết quả cho thấy bệnh nhân đái tháo
đường type 2 tỉ lệ suy dinh dưỡng theo phương
pháp SGA ở nhóm bệnh nhân này là 29% và 14%
cho suy dinh dưỡng nhẹ/trung bình và suy dinh
dưỡng nặng(3).

Liên quan giữa SGA và BMI
Trong nghiên cứu của chúng tôi, BMI có liên
quan với tình trạng SGA, trong nhóm bệnh nhân
có BMI <18,5 thì tình trạng suy dinh dưỡng theo

149


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015


SGA chiếm đến 39,1% so với nhóm bệnh nhân có
dinh dưỡng tốt(SGA-A) là 8,5 %. Khác biệt có ý
nghĩa thống kê p <0,0001.
Mặc dù, nhiều nghiên cứu cho thấy BMI và
SGA đều được sử dụng để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng nhưng trong tất cả các nghiên cứu
tỉ lệ suy dinh dưỡng theo SGA luôn được chẩn
đoán cao hơn BMI. Nghiên cứu của Shan-Shan
Zang năm 2013 trên bệnh nhân đái tháo
đường có loét bàn chân tỉ lệ suy dinh dưỡng
theo phương pháp SGA là 62%. Nghiên cứu
này cũng đã chỉ ra SGA có tương quan chặt
chẽ với BMI (r= -0,36) với p<0,001. Điều này
cho thấy SGA là một công cụ có độ nhạy hơn
BMI (17). Tại Việt Nam, Nghiên cứu của Lưu
Ngân Tâm năm 2009 tiến hành khảo sát trên
đối tượng bệnh nhân nhập viện tỉ lệ suy dinh
dưỡng theo SGA là 43%(10).

Liên quan giữa SGA và HbA1c, Đường
huyết lúc đói
Trong nghiên cứu của chúng tôi không tìm
thấy sự liên quan nào giữa tình trạng dinh
dưỡng với biến số HbA1c, đường huyết lúc đói.
Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu
của chúng tôi là tình trạng bệnh nhân có đường
huyết tăng và HbA1c kiểm soát chưa tốt vẫn
chiếm tỉ lệ suy dinh dưỡng theo SGA khá cao,
lần lượt là 89,1% và 67,2%.


Liên quan giữa SGA và Albumin huyết
thanh
Giảm albumin máu xuất hiện ở 55/64 bệnh
nhân có suy dinh dưỡng SGA-B/C chiếm tỉ lệ
85,9%. Trong đó, tần suất albumin máu suy dinh
dưỡng nặng ở nhóm SGA-A là 0%. Điều này
chứng tỏ, tình trạng suy dinh dưỡng càng nặng
thì albumin máu càng giảm nặng, và SGA là một
công cụ đáng tin cậy trong việc đánh giá dinh
dưỡng. Có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Nghiên
cứu của Shan-Shan Zang năm 2013 khảo sát trên
252 bệnh nhân đái tháo đường type 2 có biến
chứng loét bàn chân cho kết quả albumin máu ở
nhóm bệnh nhân có SGA-B là 3,4g/dL và SGA-C

150

là 2,7g/dL. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p<0,001(17).

KẾT LUẬN
Kết quả cho thấy, tình trạng dinh dưỡng trên
bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần được quan
tâm đặc biệt để có thể góp phần điều trị hiệu
quả, đặc biệt là trên nhóm bệnh nhân điều trị nội
trú. Vì vậy, cần đưa việc đánh giá tình trạng
dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường type
2 vào khám lâm sàng ngay khi mới nhập viện để
kịp thời xây dựng chế độ dinh dưỡng theo mục
tiêu cá nhân hóa liệu pháp dinh dưỡng y học. Sự

phối hợp giữa bác sĩ lâm sàng, chuyên gia dinh
dưỡng, điều dưỡng trong công tác dinh dưỡng
trong bệnh viện để có thực đơn cá nhân hóa
dinh dưỡng. Cần phối hợp nhiều phương pháp
đánh giá dinh dưỡng để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường
nhằm mang lại kết quả chính xác.
Những hướng mới cần nghiên cứu: Xác
định mối liên quan giữa tình trạng dinh
dưỡng và thời gian nhập viện, tử vong và tình
trạng dinh dưỡng khi bệnh nhân xuất viện với
cỡ mẫu lớn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.

5.

6.

7.

Association
American
Diabetes

(2008)
"Nutrition
Recommendations and Interventions for Diabetes: a position
statement of the American Diabetes Association". Diabetes
Care, 30 Suppl 1, S48-65.
Association American Diabetes (2014) "Standards of Medical
Care in Diabetes—2014". Diabete Care, 37, S14-S80.
Biesenbach Georg, Alicja Debska-Slizien, J Zazgornik (1999)
"Nutritional status in type 2 diabetic patients requiring
haemodialysis". Nephrology Dialysis Transplantation, 14, (3),
655-658
Bùi Thị Khánh Thuận (2009) Kiến thức, thái độ, hành vi về chế
độ ăn và tập luyện ở người bệnh đái tháo đường type 2. Luận
văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược TP.HCM
Đỗ Thị Hảo (2012) Khảo sát mối tương quan giữa sự đề kháng
aspirin và sự kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân đái tháo
đường type 2, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP.Hồ
Chí Minh.
Đỗ Thị Kim Yến, Nguyễn Thị Cẩm Vân, Đinh Thị Việt (2012)
"Khảo sát mức HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị
nội trú tại khoa B2". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16, (1),
tr.123.
Grundy SM, Balady GJ, Criqui MH, et al (1997) "When to Start
Cholesterol-Lowering Therapy in Patients With Coronary
Heart Disease A Statement for Healthcare Professionals From

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015


8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

the American Heart Association Task Force on Risk
Reduction". Circulation, 95, (6), pp.1683-1685.
Huỳnh Tấn Đạt, Nguyễn Thy Khê (2002) "BMI, chỉ số vòng eo,
vòng mông ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2". Hội nghị khoa học
công nghệ tuổi trẻ các trường đại học Y Dược Việt Nam lần
thứ 11, tháng 5 năm 2002
Kyle UG, Genton L, Pichard C (2005) "Hospital length of stay
and nutritional status". Curr Opin Clin Nutr Metab Care, 8, (4),
pp.397-402
Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2009) "Tình trạng
dinh dưỡng bệnh nhân lúc nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy ". Tạp
chí Y học Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 13,tr.305312
Nguyễn Thị Bích Đào (2012) "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và

cận lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nhiễm trùng
bàn chân". Tạp chí Y học Thực hành, 4, tr.127-131.
Nourissat A, Vasson MP, Merrouche Y, et al (2008)
"Relationship between nutritional status and quality of life in
patients with cancer". Eur J Cancer, 44, (9), pp.1238-1242
Pastors JG, Franz MJ, Warshaw H, et al (2003) "How effective is
medical nutrition therapy in diabetes care?". J Am Diet Assoc, 103,
(7), pp.827-831.
Pastors JG, Warshaw H, Daly A, et al (2002) "The evidence for
the effectiveness of medical nutrition therapy in diabetes
management". Diabetes Care, 25, (3), 608-13
Pirlich M, Schutz T, Norman K, et al (2006) "The German
hospital malnutrition study". Clin Nutr, 25, (4), pp.563-72

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

16.

17.

18.

19.

20.

Nghiên cứu Y học

Sacks GS, Dearman K, Replogle WH, et al (2000) "Use of
subjective global assessment to identify nutrition-associated

complications and death in geriatric long-term care facility
residents". J Am Coll Nutr, 19, (5), 570-7.
Shah VN, Kamdar PK, Shah N (2009) "Assessing the knowledge,
attitudes and practice of type 2 diabetes among patients of
Saurashtra region, Gujarat". Int J Diabetes Dev Ctries, 29, (3),
pp.118-122.
Trần Hồng Ngân (2014) "Tình trạng dinh dưỡng trên bệnh
nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi",Luận văn thạc sỹ Y học,
Trường đại học Y dược Hồ Chí Minh.
Trần Văn Vũ (2015) "Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên
bệnh nhân thận mạn".Luận án tiến sỹ Y học. Đại học Y Dược
Hồ Chí Minh.
Trương Quang Phổ, Đỗ Thị Minh Thìn (2010) "Nghiên cứu rối
loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp
tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ". Tạp chí Y học TP. Hồ
Chí Minh, 14, (4), tr.220-225.

Ngày nhận bài báo:

27/8/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

16/9/2015

Ngày bài báo được đăng: 20/10/2015

151




×