Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sự thay đổi áp lực hậu môn trực tràng sau phẫu thuật Longo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.82 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

SỰ THAY ĐỔI ÁP LỰC HẬU MÔN TRỰC TRÀNG
SAU PHẪU THUẬT LONGO
Võ Thị Mỹ Ngọc*, Nguyễn Trung Tín*, Dương Phước Hưng*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi áp lực hậu môn trực tràng sau phẫu thuật Longo.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang những người bệnh được chẩn đoán bệnh trĩ và có chỉ định phẫu
thuật Longo tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, có 30 người bệnh thỏa mãn các tiêu chí đặt ra. Kết quả bước đầu cho
thấy không có sự thay đổi về áp lực hậu môn trực tràng sau phẫu thuật Longo. Có 6,7% các trường hợp bị kẹt
phân sau mổ.
Kết luận: Sau phẫu thuật Longo, có thể không có thay đổi về áp lực hậu môn trực tràng tuy nhiên tỷ lệ kẹt
phân sau phẫu thuật này khá cao.
Từ khóa: Áp lực hậu môn, phẫu thuật Longo.

ABSTRACT
THE CHANGE OF ANORECTUM PRESSURE AFTER LONGO’S PROCEDURE
Vo Thi My Ngoc, Nguyen Trung Tin, Duong Phuoc Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 144 - 147
Objectives: To investigate the change of anorectum pressure after Longo’s procedure.
Methods: We studied prospectively hemorrhoid patients with the surgical indication for Longo’s procedure
at University Medical Center.
Results: Thirty patients were studied. The first result showed no change in anorectum pressure after
Longo’s procedure. There were 6.7% cases of fecal impaction.
Conclusion: After Longo’s procedure, although maybe there was’t the change of anorectum pressure, the
ratio of fecal impaction was rather high.
Key words: Anorectum pressure, Longo’s procedure.



MỞ ĐẦU
Phẫu thuật Longo hiện nay là một phương
pháp điều trị bệnh trĩ phổ biến, có thể thực hiện
được ở nhiều cơ sở y tế khác nhau. Đây là một
phẫu thuật dùng máy bấm cắt giảm phần niêm
mạc trực tràng và các búi trĩ sa vì vậy ít đau hơn
so với phẫu thuật cắt trĩ kinh điển(2,4).
Tuy biến chứng thường gặp sau phẫu thuật
là chảy máu nhưng một hậu quả khác chưa
được quan tâm là vấn đề kẹt phân sau phẫu
thuật. Về nguyên tắc, vùng thao tác của phẫu

thuật Longo thực hiện trên đường lược, nên
phần lớn người bệnh sẽ không đau hay đau rất
ít sau mổ. Tuy nhiên trên thực tế, đã có rất
nhiều trường hợp đau nhiều sau phẫu thuật,
đặc biệt, đau nhiều khi đi tiêu. Nhiều trường
hợp đi cầu khó, mặc dù người bệnh đã được kê
đơn thuốc nhuận trường và có chế độ ăn nhiều
chất xơ, nhưng vẫn dẫn đến kẹt phân sau mổ.
Và điều chúng tôi quan tâm là áp lực của ống
hậu môn trực tràng. Phải chăng chính áp lực
này tăng mạnh sau mổ khiến người bệnh gặp
phiền toái như trên?

* Khoa Hậu môn Trực tràng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BSCK2. Võ Thị Mỹ Ngọc
ĐT: 0909287181


144

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Theo tác giả Longo, phẫu thuật này không
làm thay đổi về mặt giải phẫu và sinh lý vùng
hậu môn trực tràng, giúp duy trì lớp đệm niêm
mạc(2). Tác giả Amedeo C. Fantin và các cộng sự
sau khi nghiên cứu 18 người bệnh đã cho thấy
áp lực hậu môn không thay đổi sau phẫu thuật
Longo(1). Đây mới chỉ là những nhận xét khới
đầu với cỡ mẫu nhỏ. Chúng tôi muốn tìm hiểu
nhiều hơn sự thay đổi áp lực ống hậu môn trực
tràng trước và sau phẫu thuật Longo.

Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát sự thay đổi áp lực ống hậu môn
trực tràng trước và sau phẫu thuật Longo.
Nhận xét một vài yếu tố ảnh hưởng đến kẹt
phân sau phẫu thuật Longo.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.

Đối tượng nghiên cứu

Những người bệnh được chẩn đoán bệnh trĩ
và có chỉ định phẫu thuật Longo tại Bệnh viện
Đại học Y dược TP.HCM, có đo áp lực hậu môn
trực tràng trước mổ và sau mổ, và đảm bảo đủ
các biến số được thu thập.

Tiêu chuẩn loại trừ
Chúng tôi không đưa vào nghiên cứu
những người bệnh có:
Phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng trước
đó.
Bệnh sử mất tự chủ đi tiêu.
Bệnh lý chống chỉ định của phẫu thuật nói
chung.

Thời gian
Từ tháng 6 năm 2015.
Thu thập số liệu bằng SPSS 23.0.

Liệt kê và định nghĩa các biến số
Các biến số độc lập
Tuổi: không giới hạn tuổi.
Giới: nam và nữ.

Nghiên cứu Y học

Phân loại và phân độ bệnh trĩ: trĩ nội độ 3
hay độ 4, trĩ hỗn hợp.
Trĩ tắc mạch hay trĩ vòng: Có trĩ tắc mạch
hay không.

Áp lực hậu môn trực tràng trung bình trước
mổ (cmH20): ghi nhận áp lực lúc nghỉ, lúc rặn
và lúc nhíu hậu môn.
Vị trí đường khâu bấm sau mổ so với đường
lược: nằm trên hay dưới đường lược.
Số lượng mũi khâu cầm máu: số các mũi
khâu cần dung để cầm máu sau bấm máy.
Các phẫu thuật đi kèm: như cắt trĩ, cắt da
dư, khâu treo búi trĩ còn to, cắt bên cơ thắt
trong, rạch huyết khối, cắt poli. Có thể chỉ có
một hay hai phẫu thuật đi kèm.
Đặc điểm của vòng cắt: quan sát đại thể
vòng mô được cắt ra có dính kèm cơ hay không.

Các biến số phụ thuộc:
Áp lực hậu môn trực tràng trung bình sau
phẫu thuật (cmH20): ghi nhận khi người bệnh đi
tái khám, trong vòng 7-14 ngày sau phẫu thuật.
Kẹt phân sau phẫu thuật: người bệnh cảm
giác mắc đi cầu mà không đi được sạch phân,
chỉ rỉ vài phân lỏng, luôn cảm thấy nặng hậu
môn, có khi bị bí tiểu.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Trong báo cáo này, chúng tôi thu thập 30
trường hợp có đầy đủ các tiêu chí chọn mẫu
đáng tin cậy để xem xét, từ tháng 6 năm 2015
đến tháng 2 năm 2016. Tổng số có 17 nam và
13 nữ, chiếm tỷ lệ 56,7% và 43,3%. Tuổi nhỏ
nhất là 21, tuổi lớn nhất là 77, tuổi trung bình

là 42,9 ±12.

Về phân loại và phân độ bệnh trĩ
Có 17 trường hợp là trĩ nội độ 3, chiếm
56,7%; 5 trường hợp trĩ hỗn hợp, chiếm 16,7%; 6
trường hợp trĩ tắc mạch, chiếm 20%, còn lại 2%
là trĩ vòng, chiếm 6,7%.

Chỉ định của phẫu thuật
Longo chủ yếu dành cho trĩ nội độ 3. Tuy
nhiên có nhiều trường hợp trĩ tắc mạch hay hỗn

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016

145


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

hợp vẫn được phẫu thuật theo phương pháp
này với những ưu điểm và nhược điểm nhất
định. Như đối với trĩ tắc mạch, không còn là
chống chỉ định tuyệt đối của phẫu thuật Longo,
bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện phẫu thuật
này đi kèm lấy huyết khối hay cắt thêm búi trĩ
có biến chứng mà vẫn đảm bảo an toàn cho
người bệnh.


Áp lực ống hậu môn trực tràng trung bình
trước phẫu thuật
Bảng 1. Áp lực hậu môn trực tràng trước mổ
Lúc nghỉ
Áp lực trung bình
(cmH20)

18,5 ± 8

Lúc rặn

Lúc nhíu

27,5 ± 13,7 85,9 ± 66,3

Vị trí đường khâu bấm so với đường lược
Bảng 2. Vị trí đường cắt sau mổ
Dưới đường Ngay đường Trên đường Trên đường
lược
lược
lược<1cm
lược>1cm
3 (10%)
7 (23,3%)
9 (30%)
11 (36,7%)

Sau phẫu thuật Longo
Đường cắt sau mổ nằm trên đường lược từ
1cm sẽ giúp người bệnh không đau nhiều sau

phẫu thuật. Các nghiên cứu trước đây cũng đã
cho ý kiến về vấn đề này. Nếu đường cắt nằm
gần đường lược hay dưới đường lược sẽ làm
người bệnh đau sau mổ nhiều hơn(3). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, có khá nhiều các
trường hợp đường cắt nằm dưới tiêu chí đưa ra
do nhiều lý do. Đối với những trường hợp trĩ
nội độ 4 hay trĩ hỗn hợp, bác sĩ phẫu thuật đã
cải biên bằng cách khâu đường purstring thấp
để lấy đi các búi trĩ, do đó đường cắt sau mổ
nằm bên dưới đường lược. Trong những trường
hợp này, người bệnh sẽ cảm giác đau nhiều hơn
sau phẫu thuật.

Số mũi chỉ dùng để khâu cầm máu
Trung bình cần 2,6 ± 1,3 mũi, nhiều nhất là 5
mũi và ít nhất là không phải khâu thêm. Đa số
phải khâu 3 mũi để cầm máu (43,3%).

Các phẫu thuật đi kèm
Có 22 trường hợp, chiếm 73,3%, không làm
thêm thao tác gì sau bấm máy và khâu cầm
máu. Có 3 trường hợp phải thực hiện thêm

146

phẫu thuật là cắt 1 búi trĩ kết hợp rạch huyết
khối, cắt da dư kèm khâu treo búi trĩ và cắt
polip kết hợp khâu treo búi trĩ.
Bảng 3. Các loại phẫu thuật đi kèm

Các loại phẫu thuật
Cắt da dư hậu môn
Cắt trĩ
Cắt bên cơ thắt trong
Cắt polip
Rạch huyết khối
Khâu treo búi trĩ

Tần suất
1 (3,3%)
3 (10%)
1 (3,3%)
1(3,3%)
1(3,3%)
1(3,3%)

Vì trong nghiên cứu này của chúng tôi,
phẫu thuật Longo được chỉ định khá rộng rãi
với những mức độ trĩ khác nhau và có các bệnh
lý khác đi kèm nên để hoàn thiện phẫu thuật,
chúng tôi phải thực hiện thêm các phẫu thuật
tương ứng. Dù vậy, các phẫu thuật này chưa rõ
ảnh hưởng đến kết quả của phẫu thuật Longo.

Về vòng mô cắt ra sau mổ cho thấy
Bảng 4. Đặc điểm vòng cắt sau phẫu thuật
Đặc điểm vòng cắt
Không dính cơ
Dính ¼ vòng cơ
Dính ½ vòng cơ

Dính ¾ vòng cơ
Dính toàn bộ cơ
Tổng số

Tần suất
10 (33,3%)
10 (33,3%)
4 (13,3%)
5 (16,7%)
1 (3,3%)
30 (100%)

Theo nguyên tắc của phẫu thuật Longo,
vòng cắt chỉ chứa phần niêm mạc và dưới niêm,
không chứa cơ. Khi vòng cắt có chứa cơ, có
nghĩa mũi khâu purse-string của chúng ta hơi
sâu và như thế có thể ảnh hưởng áp lực của ống
hậu môn trực tràng sau phẫu thuật.

Áp lực hậu môn trực tràng trung bình sau
phẫu thuật
Bảng 5. Áp lực hậu môn trực tràng trung bình sau
phẫu thuật
Lúc nghỉ Lúc rặn Lúc nhíu
Áp lực trung bình (cmH20) 18,9 ± 8,8 25,3 ± 9,4 72 ± 51

So sánh áp lực hậu môn trực tràng trước và
sau phẫu thuật được trình bày trong biểu đồ 1.
Nhìn chung, sau phẫu thuật Longo, áp lực
hậu môn trực tràng không thay đổi nhiều. Kết

quả này tương tự với kết quả của nghiên cứu

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
của tác giả Amedeo C. Fantin(1).

Nghiên cứu Y học

Về tần suất kẹt phân sau phẫu thuật

Biểu đồ 1. Áp lực hậu môn trực tràng trước và sau
phẫu thuật (cmH20)

Có 2 trường hợp kẹt phân sau mổ, chiếm tỷ
lệ 6,9%. Đây là một con số cao. Với 2 trường hợp
này, chúng tôi phải thụt tháo cho người bệnh.
Một người sau mổ 9 ngày và một người sau mổ
5 ngày. Khi phân tích các yếu tố liên quan đến
áp lực của 2 người bệnh này, chúng tôi nhận
thấy: Cả hai người bệnh này có một điểm chung
là áp lực hậu môn trực tràng trước mổ rất cao.
Áp lực sau mổ ở hai người bệnh này chúng tôi
ghi nhận khi đi tái khám, đang bị ứ phân. Khi
người bệnh kẹt phân, khối phân nằm ngay trên
bó cơ thắt, khiến cơ này không thể khép được
và lỗ hậu môn không kín. Có thể đó là lý do
khiến áp lực hậu môn trực tràng không quá cao
trên những người bệnh này.


Bảng 6. Đặc điểm phẫu thuật của hai trường hợp kẹt phân
Áp lực trước mổ
Vị trí đường cắt
(cmH20)
Trường hợp thứ nhất:
nam, 45 tuổi
Trường hợp thứ hai:
nam, 45 tuổi

Phẫu thuật Số mũi khâu Áp lực sau mổ
đi kèm
cầm máu
(cmH20)

24 - 36 - 173

Dưới đường lược Không dính cơ

Không

2

18 - 24 - 49

32 - 47,9 - 214

Trên đường lược
Không dính cơ
< 1cm


Không

4

18 - 20,7 -28

KẾT LUẬN
Kết quả bước đầu của chúng tôi cho thấy
phẫu thuật Longo không thay đổi áp lực ống
hậu môn trực tràng sau mổ. Tỷ lệ kẹt phân sau
phẫu thuật này khá cao (6,7%). Yếu tố khiến
chúng tôi nghi ngờ có liên quan đến biến chứng
này là áp lực hậu môn trực tràng trước mổ cao.
Chúng tôi sẽ báo cáo đầy đủ hơn khi kết thúc
nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Vòng cắt

Fantin AC và cs (2002). Influence of stapler
haemorrhoidectomy on anorectal function and on patients’
acceptance. SWISS MED WKLY, 132: 38-42.

2.

3.


4.

Longo A (1998). Treatment of hemorrhoids disease by
reduction of mucosa and hemorrhoidal prolapse with a
Circular suturing device: a new procedure. 6th world
congress of endoscopic surgery. Rome. Manduzzi, 777–84.
Pescatori M, Gagliardi G (2008). Postoperative complications
after procedure for prolapsed hemorrhoids (PPH) and
stapled transanal rectal resection (STARR) procedures. Tech
Coloproctol,12: 7–19.
Rowsell M, Bello M, Hemingway DM (2000). Circumferential
mucosectomy
(stapled
haemorrhoidectomy)
versus
conventional haemorrhoidectomy: randomised controlled
trial. Lancet, 355: 779–81.

Ngày nhận bài báo:

10/03/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/03/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/03/2016


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016

147



×