Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Những trận đánh lịch sử ở Tuy Hòa năm 1968

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.33 KB, 2 trang )

Những trận đánh lịch sử ở Tuy Hòa năm 1968 08:39, 6/8/2009 (GMT+7)
Kể về những trận đánh lịch sử vào thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên trong năm 1968, Đại
tá Lê Văn Tá (SN 1932), nguyên Phó Chủ nhiệm Hậu cần Trường Quân chính Quân
khu 5, hiện trú tại thôn Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang vẫn không quên
được sự dũng cảm, mưu trí của những người lính “Cụ Hồ”.
Ông Tá vào bộ đội từ thời kháng chiến chống Pháp. Đến thời chiến tranh chống Mỹ, đầu
năm 1962, ông được cử về Tiểu đoàn 85, đóng tại suối cạn thuộc xã An Xuân, huyện Tuy
An, tỉnh Phú Yên, làm Tiểu đoàn phó, Chính trị viên Tiểu đoàn 85. Trong cuộc tổng tiến
công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, tiểu đoàn ông nhận nhiệm vụ đánh chiếm thị xã
Tuy Hòa. Ông kể, vào rạng sáng ngày 30-1-1968, ông cùng Tiểu đoàn trưởng và Tham
mưu trưởng đi nhận nhiệm vụ ở Tỉnh đội Phú Yên. Khi quay về thì bị kẹt bởi địch phục
kích trên đường.
Rất may, bằng sự mưu trí
của anh em nên đoàn không
sa vào vòng vây của địch, đi
vòng sau núi về đơn vị để
kịp với lệnh nổ súng toàn
miền Nam. Sau khi Tiểu
đoàn trưởng phổ biến nhiệm
vụ xong, đơn vị tổ chức đón
Tết để động viên tinh thần
anh em chiến sĩ rồi hành
quân lên đường, tiến về
đánh chiếm thị xã Tuy Hòa.
Đang hành quân qua núi
Hòa Trị (cách Tuy Hòa hơn
15km), đơn vị gặp quân
địch. Hai bên quần nhau dữ
dội nên không thể tiến sát
vào thị xã được, đành cố thủ
ở triền núi suốt gần 3 ngày.


Khi đến địa điểm triển khai
trận đánh, một tiểu đoàn
khác đã đánh chiếm thị xã,
nhưng anh em hy sinh gần
hết ngay trong đêm nổ súng
đầu tiên.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy (lúc này đi theo Tiểu đoàn 85) ra lệnh cho tiểu đoàn phải bám và
đánh chiếm cho được thị xã Tuy Hòa. Theo nhận định, địch lúc này có cả sư đoàn ngụy
cùng với 2 trung đội lính Mỹ đang cố thủ, số lượng rất đông. Hơn 5 tiếng đồng hồ hai bên
nổ súng, ta và địch giành giật nhau từng ngôi nhà, tấc đất.
Cuộc chiến rất ác liệt, ta tiêu diệt được nhiều địch nhưng cũng thương vong không ít. Sau
Đại tá Lê Văn Tá không bao giờ quên những trận đánh lịch sử Tết Mậu Thân 1968 ở Tuy Hòa.
hơn 1 ngày đánh địch ở Tuy Hòa, cấp trên ra lệnh rút lui để bảo toàn lực lượng. Sau khi bộ
đội rút quân, số anh em bị thương và hy sinh được đưa ra khỏi trận địa an toàn thì ông Lê
Văn Tá bị kẹt lại trong thị xã. Địch ráo riết truy lùng bằng máy bay trực thăng và bộ binh.
Ngày hôm sau, ông thoát khỏi vòng vây của địch trở về đơn vị…
Đánh sập tuyến phòng thủ Tuy Hòa trong vòng 1 giờ
Sau những ngày đêm chiến đấu ác liệt với quân thù trong Tết Mậu Thân 1968, Tiểu đoàn
85 bị tổn thất, đơn vị nhanh chóng củng cố lực lượng, ổn định tổ chức, phối hợp với một
đại đội đặc công tiếp tục đánh địch ở mặt trận Phú Yên. Tại Tuy Hòa, tuyến phòng thủ của
địch rất kiên cố, sau nhiều lần quân ta nã pháo vào và đánh bộc phá nhưng vẫn không thể
chọc thủng, tiểu đoàn phải rút về để tìm phương án khác.

Khoảng đầu tháng 7-1968, lãnh đạo Thường vụ Khu ủy Khu 5 vào tận Tuy Hòa để nắm
tình hình trận địa. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, Thường vụ Khu ủy nhấn mạnh: Chúng ta
phải tập trung lực lượng đánh chiếm thị xã Tuy Hòa. Nhìn bề ngoài thì hệ thống phòng thủ
của chúng rất vững chắc, nhưng bên trong còn nhiều sơ hở, yếu kém.

Vì vậy, nếu ta tập trung chọc thủng vòng ngoài thì có thể dễ dàng và nhanh chóng chiếm

được thị xã. Sau khi phân tích, lãnh đạo Thường vụ Khu ủy đã giao cho Tiểu đoàn 85 đánh
vào Tuy Hòa với 3 mục tiêu chính: một là Ty Cảnh sát ngụy, hai là Ty Chiêu hồi và ba là
nhà máy đèn… Sau khi được giao nhiệm vụ, ông Tá cùng Tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho
chiến sĩ đi mượn thêm súng ở các đơn vị khác. 23 giờ đêm, Tiểu đoàn 85 phối hợp với Đại
đội đặc công triển khai lực lượng chiếm lĩnh trận địa, những vị trí được giao. Sau 1 giờ tấn
công, quân địch bị tan rã hoàn toàn, ta bảo toàn được lực lượng, sau đó rút về hậu cứ.
Trong những trận đánh ác liệt này, đơn vị ông đã được cấp trên đánh giá rất cao. Trong
cuộc đời binh nghiệp của mình, ông được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng
nhất, nhì và ba.
“Ngày ấy chúng tôi không nghĩ gì đến việc sống chết mà chỉ muốn ra trận để đánh giặc,
sớm giải phóng đất nước. Trong lần tấn công thứ 2, tôi bị đau chân, đi cà nhắc và cấp trên
không cho ra trận nhưng tôi kiên quyết: “Thà chết ở chiến trường còn hơn nằm ở nhà”. Vì
vậy, tôi phải chống gậy đi đánh giặc” - ông Tá tự hào nói.
Bài và ảnh: NGỌC PHÚ
Bài gốc:

×