Tham luận
Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc
đẩy đổi mới phương pháp dạy học
lịch sử ở trường THCS
I. Vai trò của kiểm tra, đánh giá trong
quá trình dạy học
-
Kiểm tra được xem là phương tiện của đánh giá, việc kiểm tra
là cung cấp dữ liệu, thông tin cần thiết, làm cơ sở cho sự đánh
giá.
-
Đánh giá kết quả Học tập của HS nhằm mục đích làm cho HS
tự sáng tỏ mức đạt được của mình trong lĩnh hội kiến thức, rèn
luyện kĩ năng, bộc lộ thái độ từ đó các em nhận ra những gì
cần phát huy hay thay đổi trong cách học của mình.
-
Mặt khác kết quả của kiểm tra, đánh giá giúp GV có số liệu
cần thiết để điều chỉnh hoạt động chuyên môn cũng như các
hoạt động khác hổ trợ cho việc thực hiện tốt mục tiêu giảng
dạy của mình.
II. Yêu cầu của đổi mới kiểm tra
đánh giá
- Bám sát mục tiêu chương trình, loại bài để có các dạng kiểm tra
- Coi trọng đánh giá toàn diện và độ tin cậy, tính giá trị của kiểm
tra, đánh giá.
- Đa dạng hoá các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá
Qua bài tập về nhà, ngoại khoá
Kiểm tra thường xuyên, định kì, kiểm tra cơ bản.
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận-
- Phát huy tính tích cực của HS trong kiểm tra, đánh giá ( Kết
hợp chặt chẻ hoạt động kiểm tra, đánh giá của HS với việc HS
được tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá.
III. Quy trình thiết kế đề kiểm tra,
đánh giá.
- Xác định mục đích kiểm tra, đánh giá
- Xác định nội dung trọng tâm, phạm vi kiến thức cần
kiểm tra, đánh giá.
- Lập ma trận phân bố câu hỏi
- Lựa chọn câu hỏi, viết câu hỏi cho đề kiểm tra.
- Xây dựng đáp án và biểu điểm
- Duyệt lại các đề
IV.PhƯơng pháp kiểm tra, đánh giá
a. Các loại câu hỏi kiểm tra, đánh giá
-
Tự luận với câu hỏi mở
-
Trắc nghiệm khách quan
b. Các hình thức kiểm tra, đánh giá
-
Kiểm tra miệng
-
Kiểm tra viết (15 phút, 1 tiết, học kì)
-
GV kiểm tra, đánh giá HS
-
GV kiểm tra, HS đánh giá HS, GV kết luận
-
HS tự kiểm tra, đánh giá lẫn nhau, GV đóng vai trò
trọng tài đánh giá cả 2 bên.
* Kiểm tra miệng
-
Mục tiêu: Kiến thức kiểm tra trong phạm vi hẹp
Rèn luyện kĩ năng nói, giao tiếp cho HS
Theo dõi thường xuyên ý thức thái độ học tập bộ môn
lịch sử của HS từ đó GV kịp thời nhắc nhở HS, hay thay đổi cách
thức dạy học sao cho có hiệu quả.
-
Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Câu hỏi tự luận (câu hỏi mở)
Trắc nghiệm
-
Cách thức: Phối hợp mục tiêu, phương pháp, đối tượng, thời gian,
phương tiện để thực hiện kiểm tra miệng theo cách thức:
GV kiểm tra, đánh giá HS.
GV kiểm tra, HS đánh giá HS, GV kết luận
HS tự kiểm tra,đánh giá lẫn nhau, GV đóng vai trò là
trọng tài đánh giá cả 2 bên.
Dự kiến ( Lịch sử lớp 8)
-
Tiết 36:
Thực hiện vào giữa giờ
Câu hỏi: (Tự luận)
Vì sao thực dân Pháp xâm lược nước ta ?
Mục đích: đánh giá khả năng tư duy, đối chiếu kiến thức
lịch sử VN và lịch sử TG cùng thời của HS
HS thấy được vốn kiến thức mình đang có, cần xem
lại lịch sử TG hay tư duy về quan hệ lịch sử TG với lịch
sử VN. Giúp GV thấy được những điểm mạnh, yếu của
HS trong liên hệ, liên kết lịch sử để chú ý tăng cường
cung cấp và bồi dưỡng kĩ năng này.