Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Lịch sử Phú Yên ( Câu 8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.89 KB, 5 trang )

Trả lời
*** Phương án hoạt động của Khu ủy khu 5:
Quân khu chia chiến trường thành bốn hướng tiến công quân sự và khởi nghĩa giành chính quyền:
1. Quảng Đà – Quàng Nam (gồn bắc Quảng Ngãi); Đay là hướng quan trọng nhất, tỉnh Quảng
Đà là chiến trường chính và thành phố Đà Nẵng là trọng điểm;
2. Bình Định (gồm An Khê(Gia Lai));
3. Phú Yên- Khánh Hòa
4. Tây Nguyên
*Về kế hoạch tiến công quân sự:
1. Hướng Quảng Đà – Quảng Nam: Các tiểu đoàn đặc công và bộ binh đánh chiếm hai khu vực
điểm cao là núi Phước Tường và Non Nước khống chế thành phố từ hướng tây và đông nam, thọc sâu
đánh thẳng vào Sở chỉ huy Quân đoàn 1 ngụy; các khẩu đội pháo pháo kích vào sân bay; Đội biệt động
Lê Độ và các cơ sở vũ trang trong thành phố đánh chiếm các mục tiêu như Đài phát thanh, Tòa Thị
chính….; hổ trợ cho quần chúng nhân dân trong thành phố kết hợp với quần chúng ở vùng ven tràn vào
thành phố khởi nghĩa giành chính quyền. Sư đoàn 2 đánh chiếm quận lỵ Duy Xuyên, chia cắt Đà Nẵng-
Chu Lai, sẵn sàng đánh quân Mỹ bung ra phản kích và tiến về Đà nẵng trong trường hợp cần thiết. Bộ
binh và công binh chốt giữ đèo Hải Vân chia cắt Đà Nẵng- Huế.
2. Hướng Bình Định: Tập trung phần lớn lực lượng vũ trang của Bình Định và 2 đaị đội của
Tiểu đoàn đặc công 407 đánh vào thị xã. Sư đoàn 3 (thiếu) đánh chiếm quận lỵ Phù Mỹ, thu hút, kiềm
chế, tiêu diệt một bộ phận Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 của Mỹ. Trung đoàn 12/Sư đoàn 3 tiến công
Tuy Phước tiêu diệt, kiềm chế quân Nam Triều Tiên, sẵn sàng tioến vào Quy Nhơn khi cần thiết. Lực
lượng còn lại của Tiểu đoàn đặc công 407 tiến công căn cứ Sư đoàn kỵ binh không vận của Mỹ ở An
Khê.
3. Hướng Phú Yên- Khánh Hòa: Tiến công quân sự kết hợp với khởi nghĩa giành chính quyền ở
Tuy Hòa và Nha Trang, đánh chiếm đèo Cù Mông, chia cắt giao thong đường số 1 ( Bình Định – Phú
Yên) và đờng số 21, làm tan rã quân ngụy, tiêu diệt và kiềm chế sinh lực quân Mỹ và quân Nam Triều
Tiên.
4. Hướng Tây Nguyên: Lấy tiến công quân sự là chủ yếu, Sư đoàn 1 tập trung trên hướng đường
18 – nơi ta dự kiến quân Mỹ sẽ nhảy ra phản kích lớn khi thị xã Pleiku bị uy hiếp. Nếu quân địch không
ra, ta sẽ chuyển sang đánh chiếm Đắc Tô – Tân cảnh. Các trung đoàn chủ lực tại chỗ phối hợp cùng lực
lượng vũ trang địa phương tiến công các thị xã: Kon Tum, Pleiku và Buôn Ma Thuộc.


* Về kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền:
1. Các thành phố và thị xã lớn ( Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang): Huy động lực lượng quần
chúng ở bên trong kết hợp với lực lượng quần chúng ở vùng ven kéo vào khởi nghĩa giành chính quyền.
Lấy khởi nghĩa của quần chúng giành chính quyền là chính, lực lượng vũ trang chỉ đánh chiếm các mục
tiêu quan trọng để quần chúng khởi nghĩa.
2. Các thị xã đồng bằng ven biển khác: Kết hợp tiến công quân sự của bộ đội địa phương song
song với nổi dậy của quần chúng tại chỗ và từ vùng ven vào tiêu diệt địch, giành chính quyền.
3. Trong khi các lực lượng vũ trang và nhân dân đồng loạt công kích và khởi nghĩa đánh địch ở
các thành thị, lực lượng vũ trang địa phương huyện và du kích kết hợp với nhân dân giành chính quyền
ở huyện, xã, giải phóng toàn bộ nông thôn.
Cùng với việc khẩn trương hoàn thành mọi công tác chuẩn bị cho tổng tiến công và nổi dậy vào
Tết mậu Thân, quân khu mở đợt tiến công ngắn nhằm mục đích: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực Mỹ -
ngụy, tiêu hao một phần vật chất và phương tiện chiến tranh của chúng, kéo lực lượng địch ra xa thành
phố, thị xã, tạo sơ hở bên trong; đưa lực lượng vũ trang đột nhập thành thị, áp sát mục tiêu, cổ động
quần chúng chuẩn bị nổi dậy; nghi binh lừa địch, khiến cho chúng bớt nghi ngờ trước những hiện tượng
chuẩn bị rầm rộ của ta. Kết quả: Ta đánh thiệt hại nặng Lữ đoàn kỵ binh không vận số 3 (ở Quế Sơn,
Quảng Nam), phá hủy hàng chục máy bay, đốt cháy 2 kho đạn và diệt hàng trăm quân Mỹ (ở sân bay Đà
Nẵng); riêng ở Tây Nguyên, tính chung từ ngày 3 đến ngày 15 tháng 01 năm 1968, quân và dân ta đã
tiêu diệt hàng ngàn quân địch, bắn rơi và phá hủy 60 máy bay, 136 xe quân sự, đánh sập 75 trại lính.
Tuy nhiên, ta cũng gặp không ít tổn thất.
Đến trước ngày tổng tiến công và nổi dậy, đội quân chính trị trên địa bàn quân khu lên khoảng 2
vạn người. Phần lớn trong số đó là nhân dân vùng căn cứ, vùng giải phóng và vùng ven thành phố, thị
xã, thị trấn. Đội quân này được tổ chức thành từng đại đội hoặc tiểu đoàn do các đồng chí trong cấp ủy
đảng ở các địa phương phụ trách. Theo kế hoạch chung, khi bắt đầu tiến công, lực lượng này sẽ từ ngoài
kéo vào các thành thị, phối hợp với quần chúng ở bên trong khởi nghĩa giành chính quyền.
Theo lệnh của Bộ Tổng tham mưu, giờ bắt đầu nổ súng đúng vào “giao thừa”. Chính phủ ta dùng
lịch theo múi giờ Hà Nội nên giao thừa ở miền Bắc (đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968) đến muộn
hơn giao thừa ở miền Nam (đêm 29 – rạng ngày 30 tháng 1 năm 1968) một ngày, dẫn đến việc có địa
phương nổ súng theo giao thừa miền Bắc, có địa phương nổ súng theo giao thừa miền Nam. Trước tình
hình đó, Bộ Tổng tham mưu lệnh thống nhất giờ nổ súng theo giao thừa miền Bắc. Trong lúc các lực

lượng vũ trang chỉ chờ đến giờ là hành động thì quân khu nhận được lệnh lui thời gian nổ súng lại một
ngày để thống nhất phối hợp với toàn miền, nhưng do thông tin liên lạc lúc này còn nhiều khó khăn nên
một số đơn vị (nhất là các đơn vị ở phía nam) đã không kịp nhận được lệnh, vẫn nổ súng theo thời gian
cũ.
Đối với chiến trường Phú Yên, kế hoạch tổng công kích của quân khu xác định rõ: “Ở Phú Yên,
Trung đoàn 10 đánh cắt đường số 1 ở đèo Cù Mông tạo thế chia cắt giữa Bình Định và Phú Yên, ngăn
không cho quân địch từ Phú Yên theo đường số1 ra phản kích vào lực lượng khởi nghĩa tại Qui Nhơn.
Nhiệm vụ giải phóng Tuy Hòa do lực lượng địa phương và nhân dân kết hợp công kích và khởi nghĩa để
giải quyết.” Quân khu chủ trương chiến trường ở Phú Yên thuộc hướng tiến công thứ 3: Phú Yên –
Khánh Hòa. Trên hướng tiến công này, mục tiêu đề ra là: làm tan rã quân ngụy tại chỗ; diệt một bộ phận
quân Nam Triều Tiên; thu hút và kiềm chế một phần quân Mỹ; đánh phá, cắt giao thông bắc – nam và
lên Tây Nguyên; không cho địch tiếp ứng ra Qui Nhơn. Trọng điểm là thị xã Tuy Hòa và thành phố Nha
Trang. Tại thị xã Tuy Hòa, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng tại chỗ và từ nông
thôn vào đêt tiêu diệt địch, giành chính quyền về tay nhân dân.
Cùng với củng cố lực lượng vũ trang, quân khu chỉ đạo tăng cường công tác vận động quần
chúng, xây dựng lực lượng chính trị mạnh, sẵn sàng cho tổng nổi dậy và giành chính quyền. Mọi cấp,
mọi ngành, mọi địa phương và nhân dân vùng căn cứ, vùng địa hậu khẩn trương chuẩn bị mọi mặt (vũ
khí, lương thực – thực phẩm, thuốc…) kịp cho ngày nổ súng.
***Kế hoạch của Tỉnh ủy Phú yên về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
1968 ở khu 5, ở Phú Yên:
Cuối tháng 11 – 1967, Tỉnh ủy tổ chức mở rộng hội nghị tại Suối Phẩn (Hòa Mỹ, Tuy Hòa 1) để
quán triệt Nghị quyết về chuẩn bị cho cuộc tổng công kích và nổi dậy của Khu 5. Sau hội nghị, Tỉnh ủy
quyết định chuyển về đứng chân ở xã Sơn Long (Sơn Hòa) để tiện việc chỉ đạo. Đó là một quyết định
sáng suốt, bởi nếu chần chừ do dự không cương quyết dời cơ quan chỉ đạo về Sơn Long mà bám khu
vực bến Đá, Suối Phẩn thì chẳng những gặp nhiều trở ngại cho việc nắm tình hình lãnh đạo chỉ huy
chung toàn tỉnh mà còn gặp khó khăn về lương thực; mặt khác hướng trọng điểm là thị xã Tuy Hòa.
Đến cuối tháng 12 – 1967, Tỉnh ủy tổ chức nghiên cứu quán triệt Nghị quyết của Bộ chính trị về
phương hướng chiến lược mới, tập trung lực lượng hướng trọng điểm vào thị xã, tiêu diệt bằng được
một số mục tiêu quan trọng, kết hợp quần chúng trong và ngoài thị xã thực hiện phương châm tiến công
và nổi dậy để giải phóng thị xã; Ở các huyện tiến hành phối hợp đánh sâu vào quận lị, chi khu căn cứ

hậu cần của địch, làm tan bộ máy ngụy quyền ở nông thôn, thực hiện công kích và khởi nghĩa giành
chính quyền, đưa dân về làng cũ.
Đầu tháng 01 – 1968, Nghị quyết Tỉnh ủy được phổ biến nhanh chóng đến cán bộ các cấp, các
ngành trong tỉnh. Nghị quyết Tỉnh ủy Phú Yên đề ra nhiệm vụ ,mục tiêu: “tập trung lực lượng vào
hướng trọng điểm thị xã Tuy Hòa, tiêu diệt bằng được một số mục tiêu quan trọng, kết hợp với quần
chúng bên trong và bên ngoài thị xã, thực hiện phương châm công kích và giải phóng thị xã Tuy Hòa.
Các huyện tập trung đánh vòa quận lý, chi khu, hậu cứ , hậu cần của địch, làm tan bộ máy ngụy quyền
xã, thôn, thực hiện công kích và khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”; “ lực lượng nổi dậy tại
chỗ bên trong, phối hợp với lực lượng bên ngoài thị xã, khi lực lượng vũ trang tấn công vào bộ máy
ngụy quân, ngụy quyền cấp tỉnh và cơ quan đầu não tê liệt thì lực lượng quần chúng nổi dậy xuống
đường cùng với lực lượng vũ trang, lực lượng quần chúng bên ngoài kéo vào khởi nghĩa giành chính
quyền, truy quét địch, vận động binh lính đào rã ngũ”.
Theo chủ trương chung của Đảng ủy Quân khu, căn cứ vào thực lực quân sự, chính trị của
ta trong tương quan lực lượng với địch, Đảng ủy A9 và Tỉnh ủy Phú Yên vạch kế hoạch Tổng tiến
công và nổi dậy trên chiến trường Phú Yên:
1. Tập trung lực lượng vào trọng điểm Thị xã Tuy Hòa, tiêu diệt bằng được một số mục tiêu
quan trọng, kết hợp với nổi dậy của quần chúng trong và ngoài thị xã, thực hiện công kích,
khởi nghĩa giải phóng thị xã, giành chính quyền về tay nhân dân;
2. Phối hợp với hướng thị xã, các huyện sử dụng lực lượng vũ trang huyện và du kích tập kích
vào các chi khu quận lỵ, các chốt, nhằm tiêu hao sinh lực địch, luồng sâu diệt ác, làm tan bộ máy
chính quyền cơ sở địch, hỗ trợ quần chúng khởi nghĩa, nhập thị, giành chính quyền. Riêng các
huyện phụ cận thị xã Tuy Hòa có thêm nhiệm vụ chia cắt giao thông, nhanh chóng xây dựng lực
lượng du kích và tự vệ mật.
Ngày 20 -1-1968, Tỉnh ủy và Đảng ủy A9 họp có sự tham dự của các cơ quan Bộ Tư lệnh Phân
khu Nam, Trung đoàn 10( Ngô Quyền), tỉnh đội để kiểm tra, duyệt phương án kế hoạch Tổng tiến công
và nổi dậy Xuân 1968 vào thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh. Tỉnh ủy hạ quyết tâm và phát động tinh thần
“quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”.
Để bảo đảm công tác chỉ huy, chỉ đạo thống nhất, hiệu quả, Ban chỉ huy chiến dịch tổ chức ba
khối: khối quân sự do đồng chí Lương Công Huề phụ trách, khối đấu tranh chính trị- binh vận và nổi
dậy (các đoàn thể quần chúng) do đồng chí Công Minh phụ trách, khối đảm bảo vật chất phục vụ chiến

trường do đồng chí Cao Xuân Thiêm phụ trách.
Thời điểm này công tác hậu cần đang gặp nhiều khó khăn do qua hai mùa khô 1966-1967 vùng
căn cứ, các hành lang, cửa khẩu bị địch càn quét, đánh phá liên tục. Cán bộ, chiến sĩ trụ bám ở chiến khu
thiếu gạo, thiếu muối gay gắt phải ăn sắn nhiễm chất độc hóa học, rau tự nhiên và khoai lang. Dự trử
lương thực của ta trong toàn tỉnh chỉ còn 23 tấn 300 kg, kho Tuy Hòa 1 còn 4 tấn gạo chỉ đủ giải quyết
cái ăn cho 500 cán bộ chiến sĩ trong mười ngày. Tại Tuy Hòa 2 còn 10 tấn gạo nhưng khoa có khả năng
huy động thêm. Huyện Miền Tây và huyện Sơn Hòa còn mỗi nơi một tấn gạo và dựa vào nguồn dự trử
là sắn, bắp và hạt mít. Huyện Tuy An còn 5 tấn gạo, nguồn dự trữ là chuối luộc và dựa vào cơ sở để
nuôi quân. Huyện Đồng Xuân còn 2 tấn gạo. Riêng huyện Sông Cầu còn 300 kg gạo và một ít sắn, phải
kiên trì bám làng để động viên thu mua trong vùng địch kiểm soát.
Khó khăn lớn nhất là giải quyết lương thực cho Trung đoàn Ngô Quyền(Trung đoàn 10) hành
quân ra phía Bác tỉnh phối hợp với tỉnh bạn Bình Định chặn địch ở đèo Cù Mông, chi viện cho chiến
trường Quy Nhơn. Hai Tiểu đoàn 11, 13 và Trung đoàn bộ phải bám trụ ở đó dài ngày, khi có lệnh của
quân khu mới được di chuyển. Lực lượng hai Tiểu đoàn 11 và 13 có khoảng 300 quân mà trong ruột
nghé gạo của mỗi cán bộ chiến sĩ chỉ có 4 kg gạo.
Trung đoàn Ngô Quyền hành quân ra đến Đa Lộc đúng ngay 27 Tết. Nhân dân thôn Đa Lộc và
thôn Trầm Tường từ sau đồng khởi đã bám trụ tại chân núi Hòn Đác đấu tranh với địch không chịu dồn
dân. Do vùng giải phóng thường xuyên bị địch đánh phá, người ít nên sản xuất có hạn, nhân dân vừa sản
xuất vừa chống địch, đời sống rất cơ cực. Lương thực dự trữ lúc này chỉ còn các rẫy sắn ở trong rừng.
Sắn trồng lâu năm ẩn chìm trong lòng đất, chất độc hóa học của Mỹ không thấm hết được. Đó là nguồn
lương thực dự trữ, bổ sung rất quý giá của lực lượng ta. Nhân dân Đa Lộc cực nghèo nhưng vẫn hết lòng
ủng hộ kháng chiến. Thấy bộ đội thiếu ăn, các mẹ góp gạo tặng thêm mỗi chiến sĩ 5 kg và lên núi cao
khiêng con heo “tản cư” trong rừng về khao bộ đội ăn Tết trước. Ngay cả bữa cơm của các đồng chí
trong Ban chỉ huy chiến dịch cũng chỉ có sắn cõng cơm và canh lá giang nêm mì chính. Các chiến sĩ
Trung đoàn 10 phải nhổ sắn non làm bánh tét mang theo ăn trên đường hành quân.
Ngoài kế hoạch cung cấp lương thực, Ban chỉ huy chiến dịch chỉ đạo sát sao việc xây dựng hệ
thống trạm đường dây liên lạc tiền phương, dân công hỏa tuyến chuyển thương binh về trạm xá dã chiến
và chuyển về tuyến sau, giải tù hàng binh. Khối dân vận tập hợp lực lượng quần chúng nông thôn nhập
thị, phối hợp với quần chúng tại chỗ nổi dậy đấu tranh trực diện với địch. Các đội quân đấu tranh chính
trị, đấu tranh binh vận hợp pháp, nửa hợp pháp và bất hợp pháp ém vào nội thị trước đó, chỉ chờ bộ đội

nổ súng sẽ phối hợp nhịp nhàng ba mũi giáp công. Các đoàn văn công, đội chiếu phim, tờ báo giải
phóng đều náo nức sôi động phục vụ chiến dịch.
Ngày 26 tháng 1, Thường vụ Phân khu ủy Nam cùng Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên và Đảng ủy
A9 soát xét tình hình, bổ sung nhiệm vụ, phân công cán bộ trực tiếp phụ trách các hướng tiến công và
nổi dậy.
Những ngày giáp Tết Mậu Thân, bộ đội được tổ chức ăn Tết trước để chuẩn bị cho hành quân
tiếp cận mục tiêu. Lực lượng được sử dụng trên các hướng như sau:
Trung đoàn 10(thiếu Tiểu đoàn 12) cơ động ra phía Bắc của tỉnh phục kích tại đèo Cù Mông,
chặn đánh địch từ Bình Định vào chi viện cho Phú Yên hoặc ngược lại từ Phú Yên chi viện cho Bình
Định.
Hướng trọnh điểm thị xã Tuy Hòa, Tiểu đoàn 12 của Trung đoàn 10 đánh vào sân bay Khu
Chiến, Nhà 18 gian, giải phóng nhà lao phát triển đánh chiếm nhà ga Tuy Hòa. Sau đó trụ lại đánh địch
phản kích, Tiểu đoàn 85, Đại đội Đặc công 202 đánh chiếm Trung đoàn bộ 47, khu cố vấn Mỹ phát triển
đánh chiếm Tỉnh đường ngụy quyền sau đó triển khai đánh địch phản kích. Đại đội Quyết Thắng đánh
vào Ty Cảnh sát ngụy, cho một tổ đánh chiếm Đài Phát Thanh.
Hướng Tuy Hòa 1, Tiểu đoàn 14-30 đặc công của Phân khu Nam, Đại đội đặc công 201 tập kích
vào sân bay Đông Tác, sân bay Thọ Lâm, Trung đoàn bộ 28 Bạch Mã, đặc công huyện tập kích vào
quận lỵ Hiếu Xương(Phú Lâm) dùng một phần hỏa lực của Tiểu đoàn tập kích trận địa pháo ở Hảo Sơn.
Các huyện Sơn Hòa, Tuy An, Sông Cầu, Đồng Xuân tập trung lực lượng và hỏa lực tập kích vào
quận lỵ và chi khu, tiêu hao, tiêu diệt địch tại chỗ, hổ trợ cho quần chúng vùng lên phá ấp, diệt kèm đưa
dân về lại làng cũ.
Lực lượng an ninh bố trí làm hai mũi để phối hợp với các lực lượng tiến công của tỉnh. Mũi
trọng điểm do đồng chí Nguyễn Ngọc Trác, Thường vụ Tỉnh ủy- Trưởng ban An ninh tỉnh, đồng chí
Nguyễn Thế Bảo- Phó ban An ninh tỉnh và đồng chí Nguyễn An- Ủy viên Ban An ninh tỉnh chỉ huy.
Lực lượng an ninh tham gia mũi này gồm an ninh vũ trang, điệp báo, bảo vệ chính trị và 12 đồng chí an
ninh.
Một số cán bộ điệp báo, bảo vệ chính trị, an ninh vũ trang, cùng an ninh các xã, thị trấn luồn sâu
lót sẵn trong nội thị chuẩn bị địa bàn cơ sở, sẵn sàng chờ lệnh nổ súng. Trong số này có đồng chí Dư
Bính và đồng chí Hải Nam khi vào thị xã bị địch bắt do cơ sở phản bội; các đồng chí đã dũng cảm chịu
đựng tra tấn, không khai báo nội tình, thông tin của ta cho địch.

Các đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy viên, Trưởng phó ban ngành đều được phân công trực
tiếp xuống bám các mục tiêu cùng với địa phương thực hiện kế hoạch đã bàn.
Hướng trọng điểm Thị xã Tuy Hòa, Tỉnh ủy phân công đồng chí Hà Phùng(Dư Huy)- Phó Bí thư
Tỉnh ủy xuống làm Bí thư thị xã Tuy Hòa cùng các đồng chí lãnh đạo Thị ủy Tuy Hòa và Ban chỉ huy
tiền phương đứng chân tại căn cứ Cẩm Tú thống nhất chỉ huy các lực lượng tham gia tiến công và nổi
dậy vào thị xã Tuy Hòa theo kế hoạch chung của tỉnh. Các mũi công tác Bình Phú A, Bình Phú B, Bình
Phú C( nay là phưởng 9 và xã Bình Kiến) hình thành Ban cán dự Đảng, Chi bộ Đảng bí mật hợp pháp,
tổ chức lực lượng du kích mật từng thôn. Các mũi công tác xây dựng lực lượng nòng cốt trên 300 người,
thời điểm quyết định có thể huy động hàng ngàn người ở vùng ven tham gia nổi dậy.
Các mũi công tác phát động lực lượng nòng cốt đào mấy chục hầm bí mật để che giấu lực lượng
ta về trụ bám hoạt động dài ngày, nuôi giấu lực lượng cán bộ, che giấu vũ khí tài liệu, dự trữ lương thực,
cứu chữa thương binh, tạo hành lang an toàn cho lực lượng ta tiến công vào thị xã.
Trong quá trình chuẩn bị của ta, địch đánh hơi biết ta có thể tiến công lớn trong dịp Tết nhưng
chúng chưa đoán được ta đánh vào đâu, qiu mô lực lượng thế nào. Do đó, chúng liên tục càn quét, đánh
phá, phục kích hành lang nhắm phát hiện lực lượng ta. Gần đến Tết chúng chủ động rút lực lượng về
đứng thành 2 vòng, vòng ngoài gồn quân Mỹ và Nam Triều Tiên, vòng trong là quân ngụy(cộng hòa,
bảo an) tạo thành thế bảo vệ, đề phòng ta tấn công thị xã và các căn cứ quân sự.
*Đề nghị bạn đọc tham khảo thêm nguồn:
Sách: Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 ở Phú Yên.- Phú Yên: Sở Khoa học
và Công Nghệ tỉnh phú Yên XB, 2008.- 127tr.: hình ảnh; 20cm -Số Ký hiệu xếp giá 1015130001841)
Mời bạn đọc đọc thêm tài liệu: Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.- H.: Sự thật, 1985.-
203tr.; 19cm- Số Ký hiệu xếp giá : 1015400006995

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×