Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Lịch sử Phú Yên (Câu 4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.44 KB, 11 trang )

Trả lời
Xuất phát: Sau khi học tập và quán triệt Nghị quyết 15, phong trào cách
mạng ở huyện Tuy Hòa có những chuyển biến tích cực. Ngày 23-10-1960, ta diệt
tên ác ôn Y Chi ở xã Hòa Mỹ; đêm 15-12-1960, diệt tên Nguyễn Ân ở thôn Phú
Giang, xã Hòa Xuân, cùng lúc đó Nguyễn Chánh Thi làm cuộc đảo chính Ngô Đình
Diệm. Tỉnh ủy chớp thời cơ này phát động quần chúng ở đồng bằng nổi dậy giành
chính quyền. Vào lúc 19 giờ đêm, ngày 22-12-1960, nhân dân xã Hòa Thịnh đã nổi
dậy đồng khởi, xóa bỏ chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng. Thắng
lợi của phong trào Đồng khởi Hòa Thịnh được Khu ủy khu V đánh giá “là điểm mở
đầu cho phong trào giải phóng các tỉnh đồng bằng khu V”.
-Đầu năm 1959. Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 15 đã xác định
đường lối và phương hướng cách mạng cho miền Nam Việt Nam trong giai đoạn
mới: -Đầu năm 1959. Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 15 đã xác định
đường lối và phương hướng cách mạng cho miền Nam Việt Nam trong giai đoạn
mới:
"Nhiệm vụ cơ bản cuả Cách Mạng miền Nam là Giải phóng miền Nam thoát
khỏi thống trị của Đế Quốc và Phong Kiến, thực hiện Độc Lập Dân Tộc và người
cày có ruộng. Hoàn thành Cách mạng Dân Tộc,và người cày có ruộng, hoàn thành
Cách Mạng dân chủ ở miền Nam, góp phần xây dựng một nước Việt Nam Hoà
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh " Nghị quyết nhấn mạnh con đường
phát triển cơ bản của Cách Mạng Việt nam ở miền Nam là con đường bạo lực Cách
Mạng. Trong những năm 1959 - 1960 con đường đó là " Lấy sức mạnh của quần
chúng dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết họp với luực
lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của Đế quốc và Phong Kiến dựng lên
chính quyền Cách Mạng của Nhân dân
Về phương châm đấu tranh Nghị quyết Khu uỷ V nêu rõ : "Nắm vững hình
thức đấu tranh chính trị là chủ yếu, đồng thời kết họp với hình thức đấu tranh vũ
trang để hổ trợ cho quần chúng đấu tranh chính trị "
Vận dụng Nghị quyết 15. Tỉnh uỷ Phú Yên chủ trương "Diệt một số tên ác
ôn đầu sỏ có nợ máu với nhân dân để trấn áp địch và xây dựng căn cứ miền núi, rút
thanh niên tổ chức lực lượng vũ trang phát triển phong trào đồng bằng, kiện toàn tổ


chức, phát triển Đảng lập thêm một số chi bộ xã."
DIỄN BIẾN:
Thực hiện Nghị Quyết 15 của Ban Chấp Hành trung ương Đảng, phương
châm đấu tranh của Khu uỷ V và chủ trương của tỉnh uỷ Phú Yên, có nghiên cứu
kinh nghiệm " đồng khởi " tỉnh Bên Tre. Huyện uỷ Tuy Hoà chủ trương bước đầu.
Đêm 23 / 10 / 1960 diệt tên ác ôn có nợ máu Nguyễn Y Chi cảnh sát quận
Hiếu Xương, kiêm cảnh sát xã trưởng xã Hoà Mỹ đã từng đàn áp, khủng bố nhân
dân phá hoại phong trào Cách Mạng ở Hoà Mỹ.
Đêm 15 / 12 / 1960 diệt tên Nguyễn Ân thôn trưởng thôn Phước Giang ở
Hoà Xuân tuy chức vụ không lớn nhưng là một tên lợi hại nằm trên trục hành lang
và cửa ngõ căn cứ miền Đông tên Ân thường xuyên kiểm soát chặt chẽ việc đi lại
tiếp tế của nhân dân, cản trở phong trào Cách Mạng ở vùng ven biển.
Sau 2 lần diệt Tề - Nguỵ đúng vào bọn gian ác, có nợ máu với nhân dân,
nhân dân trong huyện rất vui mừng phấn khởi, ảnh hưởng chính trị trong toàn tỉnh
lang rộng rất nhanh, ta tiếp tục gửi thư, rải truyền đơn cảnh cáo một số tên tay sai
khác trong toàn huyện... Qua đó bọn Tề - Nguỵ ở cơ sở phân hoá rõ rệt, số ngoan cố
bám chân bọn bên trên và quân đội đi vào quận, tỉnh ngủ, số cầu an lưng chừng ra
sức thanh minh, không làm hại cho nhân dân, số có quan hệ tốt với gia đình Cách
Mạng làm đơn xin đầu thú và hứa đi học cải tạo không làm tay sai cho địch.
Tranh thủ thời cơ và khí thé Cách Mạng của quần chúng trong huyện đang
bừng, bừng dâng lên, tỉnh uỷ giao nhiệm vụ cho huyện Tuy Hoà chọn một xã làm
điểm phát động quần chúng nổi dậy đánh đổ chính quyền địch. Giành chính quyền
về tay nhân dân ( nay gọi đồng khởi )
Bước 2 : Huyện uỷ mở hội nghị toàn huyện ngày 17 / 12 / 1960 tại căn cứ
"Sát đầu Tử " để nghiên cứu chấp hành chỉ thị của tỉnh uỷ chọn xã nào làm "đồng
khởi " đầu tiên.
Sau khi nghe báo cáo toàn bộ tình hình địch - ta trong toàn huyện ( có quan
tâm yêu cầu bảo vệ căn cứ an toàn trong bất kỳ tình huấn nào ) huyện uỷ quyết định
chọn xã Hoà Thịnh làm điểm !
Vì Hoà Thịnh là xã giáp núi có thể tiến công và phòng thủ tốt nên huyện uỷ

đã chọn làm căn cứ của huyện, cho nên khi phát động cuộc đấu tranh mạnh mẽ địch
sẽ khủng bố, sẽ đàn áp nhưng bất cứ tình huóng nào Hoà thịnh phải giữ vững được
phong trào Cách Mạng, duy trì được tổ chức cơ sở Đảng, giữ được cơ sở tiếp tế,
liên lạc.v.v. đây là sự tính toán cân nhắc nhiều thì giờ của huyện uỷ.
Địch lúc này ở Hoà Thịnh có một đại đội Bảo an có lúc đóng tại xã, có lúc đi
lưu động đến xã khác, nhưng chủ yếu là Hoà Thịnh có đủ mâm Tề, có trung đội dân
vệ trang bị đầy đủ vũ khí do tên Đào Công Văn cảnh sát trưởng kiêm trung đội
trưởng dân vệ ( Đào Công Văn là bộ đội Nam tiến năm 1946 khi đi tập kết Văn xin
ở lại làm ăn vơí vợ )
Nhân dân Hoà Thịnh có 3000 người, sống tập trung vào 4 thôn Mỹ Xuân,
Mỹ Phú, Mỹ Trung, Mỹ Hoà, nhân dân có truyền thống đấu tranh Cách mạng, trong
kháng chiến chống Thực dân Pháp Nông dân đã nổi dậy đòi giảm tô, giảm tức mạnh
mẽ, đã từng nuôi dưỡng cán bộ, bộ đội ở các chiến trường Bắc Khánh, Tây Nguyên,
đã từng đấu tranh chống trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại ngáy 23 / 10 / 1954 và
chống cuộc bầu cử quốc hội của Mỹ - Diệm, đấu tranh tập thể đòi dân sinh, dân
chủ, đòi đắp đập, đòi đi lại làm ăn, chóng bắt ngủ tập trung. v.v. Trong kháng chiến
chống Thực Dân Pháp địch đã từng bắn phá huỷ diệt xóm làng, sau hoà bình lập lại
Mỹ - Diệm đã bắt và thủ tiêu hầu hết số cán bộ chủ chốt của xã, số còn lại đày đi
Côn Đảo, số bỏ tù, số quản thúc tập trung, tất cả Đảng viên và các gia đình có người
tập kết ra Bắc. Càng khủng bố, đàn áp nhân dân càng căm thù không chịu khuất
phục.
Tổ chức cơ sở Đảng ở đây vẫn tồn tại và phát triển, cha bị bắt bỏ tù, con tiếp
tục hoạt động, chồng bị bắt vợ ở nhà tiếp tục tiếp tế, nuôi dấu cán bộ hoạt động,
Đảng viên bị quản thúc tập trung, thanh niên và gia đình tập kết tiếp tục hoạt động,
người này ngã xuống, người khác đứng lên. Chi bộ Đảng ở 4 thôn : Mỹ Xuân, Mỹ
Trung, Mỹ Hoà, Mỹ Điền vẫn tồn tại, các thôn còn lại có Ban Cán Sự hoạt động, có
chi đoàn Thanh Niên Nhân Dân Cách Mạng, có tổ chức đoàn thể Phụ Nữ, Nông
Dân. có cơ sở cốt cán nắm quần chúng trung kiên và gia đình binh lính tốt, đã từng
tham gia đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
Lực lượng thanh niên tham gia trong các cuộc đấu tranh của quần chúng tích

cực sẵn sàng thoát ly tham gia công tác Cách Mạng nếu Đảng có chủ trương và tiếp
nhận
Đặc biệt có cơ sở nội tuyến nằm trong lực lượng vũ trang của địch, " đó là
Đào Công Văn " cảnh sát trưởng kiêm trung đội trưởng dân vệ sẵn sàng thực hiện
theo yêu cầu của Cách Mạng.
Về ta :
- Lực lượng vũ trang của huyện có 3 đội vũ trang mới thành lập ở : Miền
Đông, Miền Trung, Miền Tây ( 21 người ) đã từmg vũ trang tuyên truyền, diệt ác,
phá kèm, có tinh thần chiến đấu cao, cán bộ cơ quan có 15 người đã qua rèn luyện
thử thách chiến đấu, công tác rất hăng hái, một số được trang bị súng ngắn.
- Tỉnh hỗ trợ một tổ vũ trang chiến đấu, được huấn luyện và trang bị vũ khí
để tham gia diệt ác, phá kèm ( 4 đồng chí)
Sau khi soát xét và cân nhắc các mặt. Huyện uỷ hạ quyết tâm định ngày"
đồng khơỉ " và gấp rút chuẩn bị nội dung yêu cầu của " đồng khởi " là phát động
quần chính trị chúng nổi dậy đánh đổ Nguỵ quyền của địch, giành chính quyền về
tay nhân dân, cho nên chuẩn bị lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, có
lực lượng vũ trang hổ trợ, có thanh niên thoát ly để xây dựng lực lượng vũ trang, có
động viên được tài vật lực để phục vụ cho việc phát triển lực lượng mới.
Để đảm bảo cuộc " đồng khởi " đầu tiên chắc chắn thắng lợi thường vụ
huyện uỷ phân công đồng chí Nguyễn Duy Luân uỷ viên thường vụ cũng là người
phụ trách địa bàn xuống kiểm tra toàn bộ tình hình và trực tiếp gặp cơ sở nội tuyến,
bố trí kế hoạch chặt chẽ, chu đáo, bí mật, đánh giă khả năng quần chúng nổi dậy,
lực lượng thanh niên thoát ly, lương thực, thực phẩm huy động được.v.v. Trong thời
gian ngắn nhất để quyết định cuối cùng.
Các bộ phận cơ quan tổ chức hợp đồng với các xã lân cận hoạt động cùng
tham gia với trọng điểm để căn kéo địch.
-Hoà Mỹ làm một bè chuối có hình nộm Diệm và cờ ba que đổ nhào, có cờ
đỏ, sao vàng của ta, có pháo hẹn giờ đến sáng phải nổ, có truyền đơn, biểu ngữ, có
danh sách bọn ác ôn từng xã và tội ác từng tên nêu trong bản cáo trạng để cảnh cáo
chúng, bè được thả trên sông Bến Trâu Hoà Mỹ vừa đến sáng phải tới Bến Củi Hoà

Thịnh - Hoà Mỹ để nhân dân xem.
- Hoà Tân, Hoà Đồng cũng làm một bè chuối tương tự như Hoà Mỹ bè được
thả tù sông Bến Sách Hoà Tân trôi xuống cầu Bàn Thạch đúng sáng cho pháo nổ để
nhân dân xem.
- Hoà Hiệp thì rải truyền đơn, dán áp phích, phát loa tuyên truyền, kêu gọi
nhân dân hưởng ứng phong trào Cách Mạng của huyện.
- Chuẩn bị phục vụ tại chỗ. Hoà Thịnh phải mua : 2 đèn Măng sông để thắp
sáng, có cờ đỏ, sao vàng, có truyền đơn, khẩu hiệu, biểu ngữ, có danh sách bọn ác
ôn, có cáo trạng từng tên để cảnh cáo chúng, phải mua thật nhiều pháo dây, pháo
tống, để pháo dây nổ giống tiếng súng tiểu liên, pháo tống nổ thay cho tiếng lựu
đạn, đèn pin bao giấy bóng màu đỏ để phân biệt đèn pin ta, và đèn địch đồng thời
cũng là tín hiệu để liên lạc với nhau, làm loa cuốn giấy để tuyên truyền, có chuối
cây bao ni lon để giả súng cối 60 - 81, xưng hô với nhau lấy tên đơn vị 377 và 375
của đơn vị bộ đội địa phương cũ trong chống Pháp để nghi binh.
Ngày 20 / 12 / 1960 văn phòng cơ quan huyện uỷ dời xuống gộp đá trên hóc
" Cây Quăng " để vừa tổ chức quan sát vừa theo dõi động tĩnh trong ngày, tổ chức
cuộc họp cuối cùng để hợp đồng chiến đấu, dự kiến tình huấn chiến đấu, tín hiệu
liên lạc với nhau.
Tổ chức 3 cánh và nhiệm vụ của mỗi cánh như sau ;

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×