Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kết quả bước đầu điều trị ung thư thanh quản tầng thanh môn giai đoạn sớm bằng vi phẫu laser

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.37 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THANH QUẢN
TẦNG THANH MÔN GIAI ĐOẠN SỚM BẰNG VI PHẪU LASER
Nguyễn Thành Tuấn*, Trần Phan Chung Thủy**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phương pháp vi phẫu bằng Laser qua đường miệng là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, có
hiệu quả cao trong điều trị ung thư, cũng như bảo tồn chức năng.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi vi phẫu qua đường miệng bằng Laser CO2
trong điều trị ung thư thanh quản tầng thanh môn T1, T2 tại bệnh viện Tai Mũi Họng Tp. Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả, có can thiệp. 30 bệnh nhân ung
thư thanh quản giai đoạn sớm (T1/T2N0M0) thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được phẫu thuật cắt dây thanh bằng
laser qua đường miệng bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng
01/2016 đến tháng 06/2017.
Kết quả: Đa số bệnh nhân là nam giới (96,7%), độ tuổi mắc bệnh chủ yếu là từ 51 đến 60 tuổi (43,3%).
Phần lớn bệnh nhân nghiên cứu là T1a (76,6%), chỉ có 1 trường hợp ở T2N0M0. Đa số bệnh nhân trong nghiên
cứu được phẫu thuật theo type IV chiếm 76,7%. Biến chứng sau phẫu thuật chúng tôi gặp 3 trường hợp: 1 bệnh
nhân nào bị chảy máu sau mổ tại diện cắt, 1 trường hợp mô hạt viêm và một trường hợp dính mép trước phải
phẫu thuật lần 2. Chức năng hô hấp và chức năng nuốt được bảo tồn, không có trường hợp nào phải mở khí quản
hay đặt ống nuôi ăn. Chức năng phát âm được bảo tồn đáng kể so với cắt thanh quản bán phần và cắt thanh quản
toàn phần. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 4,4 ± 1,2 ngày. Có 1/30 trường hợp tái phát được cắt thanh
quản toàn phần.
Kết luận: Phương pháp vi phẫu ung thư thanh quản bằng Laser qua đường miệng là một phương pháp an
toàn, ít xâm lấn, có hiệu quả cao trong điều trị ung thư thanh quản tầng thanh môn giai đoạn sớm.
Từ khóa: laser CO2, vi phẫu bằng Laser qua đường miệng, ung thư thanh quản tầng thanh môn giai
đoạn sớm.

ABSTRACT


FUNCTIONAL OUTCOMES AFTER ENDOSCOPIC CO2 LASER SURGERY OF EARLY GLOTTIC
CARCINOMA
Nguyen Thanh Tuan, Tran Phan Chung Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 174 - 177
Background: Transoral laser microsurgery (TLM) is a minimally invasive, highly effective surgery for
cancer, especially functional conservation.
Objective: To study the application of transoral laser CO2 microsurgery for glottis cancer at T1, T2
Materials and Methods: Descriptive study of 30 early stages (T1/T2N0M0) glottis cancer patients scheduled
to undergo transoral laser microsurgery from January 2016 until June 2017.
Results: Most of the patients were male (96.7%), the age was mainly from 51 to 60 years (43.3%). The
majority of patients were at T1a (76.6%), with only one case at T2N0M0. The majority of surgeries were type IV
* Khoa Y – Đại Học Quốc Gia TP.HCM, ** BV Tai Mũi Họng TP.HCM
Tác giả liên lạc: PGS TS Trần Phan Chung Thủy, ĐT: 097 9917777. Email:

174

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

(76.7%). Regarding to complications after surgery we have 3 cases: 1 case of bleeding at the surgical field, 1 case of
granuloma and 1 case revision surgery for detaching the adhesion of anterior commissure. Respiration and
swallowing capacity were highly preserved, no case of tracheotomy or feeding tube. Pronunciation is preserved
significantly compared to partial and total laryngectomy. Average postoperative hospitalization was 4.4 ± 1.2
days. One out of 30 cases of recurrence was performed total laryngectomy.
Conclusion: TLM is a safe, minimally invasive and effective method in the treatment for early glottis cancer.
Keywords: early glottis carcinoma, transoral laser microsurgery, carbon dioxide laser


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thanh quản có vai trò quan trọng trong việc
phát âm và hô hấp, do đó các phương pháp điều
trị ung thư thanh quản luôn gắn với việc bảo tồn
chức năng(4). Phương pháp vi phẫu bằng Laser
qua đường miệng là phương pháp phẫu thuật ít
xâm lấn, có hiệu quả cao trong điều trị ung thư
thanh quản giai đoạn sớm, cũng như giúp bảo
tồn chức năng thanh quản(1,2,5).
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
của ung thư thanh quản tầng thanh môn giai
đoạn sớm.
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi vi phẫu
qua đường miệng bằng Laser CO2.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
30 bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn
sớm (T1/T2N0M0) thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được
phẫu thuật cắt dây thanh bằng laser qua đường
miệng bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí
Minh trong khoảng thời gian từ tháng 01/2016
đến tháng 06/2017.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả, có can thiệp.
Phương pháp thực hiện
Tất cả đối tượng thuộc mẫu nghiên cứu được

tiến hành hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng
để chọn ra các đối tượng có đủ điều kiện nghiên
cứu. Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu bằng
cách lập phiếu thu thập số liệu ghi nhận lại các
chỉ số nghiên cứu.

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng

Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật
- Cận lâm sàng:
- Nội soi bằng ống soi mềm nhằm xác định.
- Siêu âm vùng cổ tìm hạch.
- Soi thanh quản trực tiếp: cho phép đánh
giá tổn thương đại thể, đánh giá chính xác được
buồng Morgagni, mép trước và hạ thanh môn,
đồng thời tiến hành sinh thiết khối u để làm giải
phẫu bệnh.
- Sinh thiết khối u: chẩn đoán và phân loại
mô học của khối u.
- Tư vấn cho bệnh nhân trước mổ: giải
thích cho bệnh nhân các tình huống có thể xảy ra
về thay đổi phương pháp phẫu, các biến chứng,
tai biến.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa đi kèm
nếu có.

Phẫu thuật phẫu cắt dây thanh bằng laser CO2
qua đường miệng
- Phương pháp vô cảm: gây mê đặt ống nội
khí quản.

- Các bước tiến hành phẫu thuật:
+ Đặt soi treo thanh quản, đánh giá tổn
thương dưới nội soi trực tiếp bằng các ống nội
soi cứng 0o, 30o.
+ Lắp bộ gá vi chỉnh với kính hiển vi và kết
nối với cánh tay khớp của hệ thống Laser.
+ Chuẩn bị các bước đảm bảo an toàn laser
như đeo kính bảo vệ mắt cho BN và nhân viên,
đặt bông thấm ướt vùng mặt, vùng quanh ống
nội khí quản, hạ thấp FiO2 < 27%. Bật hệ thống
Laser, chỉnh các thông số trên hệ thống. Soi treo
bộc lộ đủ rộng vùng tổn thương, chỉnh kính hiển
vi quang học, chỉnh hội tụ điểm tia laser, đặt

175


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018

bông ướt ở dưới thanh môn để bảo vệ ống nội
khí quản và niêm mạc vùng kế cận.

qua đường miệng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng
chúng tôi ghi nhận những kết quả sau:

+ Tiến hành cắt dây thanh theo phân loại
các type phẫu thuật cắt dây thanh nội soi của
Hội thanh quản Châu Âu(6), dùng laser đánh dấu

giới hạn trước, sau và phía ngoài của phần u sẽ
cắt bỏ, sau đó tiến hành cắt từ phía trước đến
phía sau.

Về đặc điểm ch6ung của mẫu nghiên cứu:
Đa số bệnh nhân là nam giới (96,7%), trong 30
bệnh nhân chỉ có 1 bệnh nhân là nữ. Tuổi trung
bình bị mắc bệnh là 61,1 ± 9 tuổi, bệnh nhân ít
tuổi nhất là 42 tuổi, nhiều tuổi nhất là 81 tuổi; độ
tuổi mắc bệnh chủ yếu là từ 51 đến 60 tuổi
(43,3%).

+ Cắt vùng rìa để làm sinh thiết, kiểm soát
chảy máu, đánh giá lại diện cắt (trong trường
hợp diện cắt rộng có thể cân nhắc mở khí quản
dự phòng tình huống chảy máu sau mổ).

Hậu phẫu
- Thuốc: Kháng sinh, kháng viêm, giảm đau

Về các yếu tố nguy cơ của ung thư thanh
quản: Tiền căn hút thuốc lá chiềm đa số (93,3%),
chỉ có 2/30 bệnh nhân không có tiền căn hút
thuốc.
Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu.
Đặc điểm

- Theo dõi, xử lý biến chứng.
- Khám sau mổ đánh giá:
+ Nội soi thanh quản bằng ống mềm đánh

giá diện cắt.
+ Theo dõi và xử trí bến chứng (nếu có): khó
thở, chảy máu, tràn khí

Số lượng bệnh
N (tổng)
nhân
Nam
29
30
Nữ
1
Trung bình 61 tuổi (42–81)

28
30
Không
2
IA
23
30
IB
6
II
1

Giới
Tuổi
Hút thuốc
Giai đoạn

T

- Theo dõi kết quả mô học sau phẫu thuật
của lát cắt rìa xem có phù hợp với kết quả sinh
thiết tức thì: nếu khẳng định âm tính sẽ không
phải can thiệp gì thêm, còn nếu kết quả là dương
tính sẽ đánh giá để phẫu thuật cắt bỏ lại tổn
thương hoặc xạ trị (7).
- Thời gian hậu phẫu: trung bình 3-4 ngày.

Tái khám theo dõi sau phẫu thuật
Sẹo hẹp thanh quản.
Tái phát tại chỗ.
Di căn xa.
Tỷ lệ sống còn.
Trong 3 tháng đầu tiên: theo dõi định kỳ 1
tháng/lần.
Trong các tháng tiếp theo: theo dõi định kỳ 3
tháng/lần.

KẾT QUẢ
Qua 30 bệnh nhân ung thư thanh quản tầng
thanh môn giai đoạn sớm được phẫu thuật laser

176

BÀN LUẬN
Về đặc điểm lâm sàng nhóm nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều
đi khám vì lý do khàn tiếng và đây cũng là triệu

chứng cơ năng duy nhất. Phần lớn bệnh nhân đi
khám bệnh kể từ khi bị khàn tiếng trong khoảng
thời gian dưới 6 tháng (80%).
Về giai đoạn ung thư thanh quản theo AJCC(3)
Phần lớn bệnh nhân được phẫu thuật trong
nhóm nghiên cứu này đều ở giai đoạn T1N0M0,
trong đó chủ yếu là giai đoạn T1a (76,6%), chỉ có
1 trường hợp ở giai đoạn T2N0M0.
Về mô bệnh học
Kết quả đánh giá mô bệnh học của 30 bệnh
nhân UTTQ cho thấy, toàn bộ số bệnh nhân này
đều có tổn thương ác tính dạng carcinoma tế bào
gai (100%). Trong đó, grad 2 chiếm đa số (56,7%).
Về phương pháp phẫu thuật laser
Trong nghiên cứu chúng tôi tiến hành phẫu

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
thuật cắt bỏ tổn thương ung thư theo phân loại
các type phẫu thuật cắt dây thanh nội soi của
Hội thanh quản Châu Âu.
Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu được
phẫu thuật theo type IV chiếm 76,7%.
6 bệnh nhân được phẫu thuật theo type Va,
chiếm 20%.

Nghiên cứu Y học


Thời gian nằm viện sau mổ
Số ngày nằm viện điều trị hậu phẫu trung
bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 4,4 ± 1,2
ngày. Bệnh nhân được ra viện sau khi đã nội soi
kiểm tra vết mổ lành tốt, không có nguy cơ chảy
máu, không khó thở.

Về biến chứng

Tỉ lệ tái phát
Tính đến thời điểm báo cáo có 1/30 trường
hợp vi phẫu laser thanh quản tái phát được cắt
thanh quản toàn phần.

Bảng 2. Biến chứng phẫu thuật Laser CO2.

KẾT LUẬN

1 bệnh nhân được phẫu thuật theo type Vb
chiếm 3,3%

Biến chứng
Trong phẫu thuật
Chảy máu
Hậu phẫu
Chảy máu
Lâu dài
Mô hạt viêm
Dính mép trước


N
2
1
1
1

Biến chứng trong phẫu thuật chúng tôi gặp 2
trường hợp chảy máu vết mổ (6,7%). Trong đó 1
bệnh nhân bị chảy máu khi cắt bỏ tổn thương ở
1/3 sau dây thanh và 1 bệnh nhân chảy máu sau
cắt băng thanh thất. Cả 2 bệnh nhân đều được
cầm máu bằng đốt điện bề mặt diện cắt.
Biến chứng sau mổ
Theo dõi sau phẫu thuật thì có 1 bệnh nhân
nào bị chảy máu sau mổ tại diện cắt băng thanh
thất được cầm máu bằng đốt điện, 1 trường hợp
mô hạt viêm và một trường hợp dính mép trước
phải phẫu thuật lần 2, không có bệnh nhân nào
bị khó thở hay phải mở khí quản.
Về kết quả điều trị

Chức năng hô hấp và chức năng nuốt
Được bảo tồn tối đa, không có trường hợp
nào phải mở khí quản hay đặt ống nuôi ăn.
Chức năng phát âm
Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường khó
khăn khi phát âm to, phải gắng sức để phát
âm, phần lớn hồi phục sau 1-3 tháng. 26/30
(86,7%) bệnh nhân hài lòng với chất giọng sau
phẫu thuật laser thanh quản, chức năng phát

âm được bảo tồn đáng kể so với cắt thanh
quản bán phần và cắt thanh quản toàn phần.
và cắt thanh quản bán phần.

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng

Phương pháp vi phẫu ung thư thanh quản
bằng Laser qua đường miệng là phương pháp có
hiệu quả cao, lấy u triệt để đảm bảo lát cắt rìa âm
tính, cũng như giúp bảo tồn các chức năng quan
trọng hô hấp, phát âm, nuốt. Bên cạnh, phẫu
thuật qua đường miệng còn có lợi thế về chi phí
cũng như thời gian điều trị nhờ thời gian nằm
viện ngắn hơn và bệnh nhân hồi phục sau mổ
nhanh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.


Blakely BW et al. (2009). Response to: The role of tonsillectomy
in reducing pharyngitis: a systematic review. Otolaryngol Head
Neck Surg. 141:155-6.
Caicedo-Granados E et al (2013). Oncologic and Functional
Outcomes of Partial Laryngeal Surgery for Intermediate-Stage
Laryngeal Cancer. Otolaryngol Head Neck Surg, 148(2): 235-42.
Edge SB and Compton CC (2010). The American Joint
Committee on Cancer: the 7th edition of the AJCC cancer
staging manual and the future of TNM. Ann Surg Oncol, 17(6):
1471-4.
Flint PW, Haughey BH et al. (2014). Cummings
Otolaryngology-Head and Neck Surgery: Head and Neck
Surgery. Elsevier Health Sciences.
Hartl DM et al (2011). Evidence-based review of treatment
options for patients with glottic cancer. Head Neck. 33(11):
1638-48.
Remacle M, Van Haverbeke C, Eckel H et al (2007). Proposal
for revision of the European Laryngological Society
classification of endoscopic cordectomies. Eur Arch
Otolaryngol, 264(5):499-504.
Sigston E, de Mones E, Babin E et al (2006). Early-stage glottic
cancer: oncological results and margins in laser cordectomy.
Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 132(2):147-52.

Ngày nhận bài báo:

11/09/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:


02/11/2017

Ngày bài báo được đăng:

28/02/2018

177



×