Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết quả bước đầu sử dụng tế bào gốc trung mô và huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.64 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ VÀ
HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TRONG ĐIỀU TRỊ
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Đào Ngọc Bằng1; Đồng Khắc Hưng2; Nguyễn Huy Lực1
Đỗ Minh Trung2; Tạ Bá Thắng1; Lê Phương Hà3
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả bước đầu và tính an toàn của tế bào gốc trung mô và huyết
tương giàu tiểu cầu trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đối tượng và phương pháp:
nghiên cứu can thiệp trên 10 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (2 giai đoạn C và 8 giai
đoạn D theo GOLD 2018). Sử dụng tế bào gốc trung mô lấy từ mẫu mô dây rốn của sản phụ
tình nguyện hiến tặng, truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân với liều 1,5 triệu tế bào cho mỗi kg
cân nặng và 5 ml huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. Bệnh nhân được theo dõi trong 6 tháng.
Kết quả: các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng đều cải thiện sau 6 tháng điều trị: điểm số mMRC
giảm từ 3 còn 2, điểm số CAT giảm từ 22 còn 20 và nồng độ CRP giảm từ 5,2 xuống 2,6 mg/dl.
Không có biến chứng nặng. Kết luận: kết hợp tế bào gốc trung mô và huyết tương giàu tiểu cầu
là liệu pháp điều trị bước đầu có hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính giai đoạn nặng. Hy vọng kết quả bước đầu này sẽ thúc đẩy những nghiên cứu tiếp theo về
vai trò của liệu pháp sử dụng tế bào gốc trung mô và huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
* Từ khoá: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Tế bào gốc trung mô; Huyết tương giàu tiểu cầu.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT)
là một gánh nặng bệnh tật toàn cầu với
tỷ lệ tử vong cao. Nhiều giả thuyết về cơ
chế bệnh sinh của BPTNMT đã được đề
cập, trong đó cơ chế viêm được nhiều tác
giả công nhận [1, 3]. Cho đến nay, đã có
nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị tế bào


gốc trung mô (TBGTM) có tác dụng trong
quá trình chống viêm, tăng hoạt tính miễn
dịch và tái tạo mô. Vì vậy, TBGTM được
nghiên cứu trong điều trị BPTNMT nhằm
mục đích cải thiện tình trạng xơ phổi,

giảm áp lực động mạch phổi và chống
viêm. Bên cạnh đó, huyết tương giàu tiểu
cầu có nhiều yếu tố tăng trưởng giúp tái
tạo mô. Việc kết hợp với huyết tương
giàu tiểu cầu sẽ giúp TBGTM phát huy
hiệu quả tác dụng [4, 5, 6]. Tại Việt Nam,
phối hợp TBGTM và huyết tương giàu
tiểu cầu lần đầu tiên được áp dụng trong
điều trị BPTNMT. Do vậy, đề tài này được
thực hiện nhằm mục tiêu: Đánh giá kết
quả bước đầu và tính an toàn của tế bào
gốc và huyết tương giàu tiểu cầu trong
điều trị BPTNMT.

1. Bệnh viện Quân y 103
2. Học viện Quân y
3. Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Đào Ngọc Bằng ()
Ngày nhận bài: 29/07/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/10/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

49



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
10 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán
xác định BPTNMT, có chỉ định truyền tế
bào gốc và huyết tương giàu tiểu cầu,
điều trị tại Trung tâm Nội Hô hấp, Bệnh
viện Quân y 103 từ 07 - 2018 đến 04 - 2019.
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN: chẩn đoán
xác định BPTNMT ngoài đợt cấp, nhóm C
và D theo tiêu chuẩn GOLD (2018) [3].
BN tình nguyện tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có các bệnh
phổi khác, bệnh kết hợp nặng (suy tim,
suy thận…), có bệnh lý u, có chống chỉ
định đo chức năng hô hấp.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
không đối chứng có theo dõi dọc. BN
được khám lâm sàng và làm xét nghiệm
công thức máu, sinh hóa máu đánh giá
chức năng các cơ quan, làm marker ung
thư, điện tim, siêu âm tim, X quang phổi,
đo thông khí phổi và thể tích ký thân, đo
khí máu động mạch trước điều trị tế bào
gốc và huyết tương giàu tiểu cầu.
BN được truyền TBGTM đồng loài và
huyết tương giàu tiểu cầu tự thân theo

Quy trình đã được Hội đồng Y đức của
Bộ Y tế thông qua. BN được lấy máu tự
thân để tách huyết tương giàu tiểu cầu.
Sau đó, trộn 5 ml huyết tương giàu tiểu
cầu với tế bào gốc đồng loài nguồn gốc
từ dây rốn, với số lượng 1,5 triệu tế bào
gốc/kg cân nặng. Pha hỗn hợp tế bào gốc
và huyết tương giàu tiểu cầu vào 100 ml
NaCl 0,9% truyền tĩnh mạch cho BN với
tốc độ 3,5 ml/phút. Đánh giá kết quả trên
50

lâm sàng, công thức máu, CRP và thay
đổi chức năng hô hấp trên BN. BN tái
khám định kỳ sau 1, 3 và 6 tháng. Tại mỗi
thời điểm tái khám, đánh giá thay đổi lâm
sàng (mức độ khó thở theo thang điểm
mMRC, điểm CAT và quãng đường đi bộ
6 phút [SMWD]); số lượng bạch cầu, tỷ lệ
neutrophil, lympho và CRP; các thông số
thông khí phổi: dung tích sống thở mạnh
(FVC), thể tích thở ra tối đa trong giây
đầu tiên (FEV1), khí máu động mạch
(SMWD): phân áp O2 riêng phần máu
động mạch (PaO2), phân áp CO2 riêng
phần máu động mạch (PaCO 2). Đánh
giá biến chứng sớm (trong vòng 1 tuần)
và biến chứng muộn (trong vòng 6 tháng
sau điều trị). BN đều được điều trị nội
khoa duy trì kết hợp thường xuyên theo

hướng dẫn của Bộ Y tế (2018) [1].
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS 20.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
* Đặc điểm tuổi, giới:
100% BN nghiên cứu là nam giới, độ
tuổi trung bình 67,9 ± 6,47, 60% BN trong
độ tuổi 60 - 70, chỉ có 10% BN < 60 tuổi.
Đặc điểm về tuổi, giới tương tự với các
nghiên cứu về BPTNMT tại Việt Nam.
Hoàng Đình Hữu Hạnh và Lê Thị Tuyết
Lan (2008) nhận thấy độ tuổi trung bình
của BN BPTNMT là 63 ± 11,97 tuổi, nam
chiếm 87% [2]. Tuy nhiên, số lượng BN
nữ ít hơn so với các nghiên cứu trên thế
giới. Weiss D.J và CS (2013) điều trị
truyền tế bào gốc cho 30 BN BPTNMT có
độ tuổi trung bình 68,1 ± 7,54, nam chiếm
60% [8].


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng trước điều trị.
Giá trị

X ± SD

Thấp nhất


Cao nhất

Tuổi

67,9 ± 6,47

58

77

Chỉ số bao năm

12,2 ± 11,11

10

40

Thông số

Thời gian mắc bệnh (năm)

19 ± 9,66

3

40

2


BMI (kg/m )

19 ± 2,94

14,32

24,61

CAT (điểm)

21,5 ± 3,2

16

25

278,7 ± 78,37

128

350

3,2 ± 1,8

1

4

SMWD (mét)

Số đợt cấp trong 1 năm (lần)

BN nghiên cứu có số điểm CAT và mMRC trung bình cao, quãng đường đi bộ trong
6 phút ngắn (278,7 ± 78,37 mét) và số đợt cấp trong 1 năm cao (3,2 ± 1,8 lần). Đặc
điểm này tương tự với nghiên cứu truyền tế bào gốc cho BN BPTNMT của Weiss D.J
và CS (2013), Ribeiro-Paes J.T và CS (2011)... [8, 9]. Đây là nhóm BN nặng, có nhiều
triệu chứng lâm sàng, điều trị các biện pháp nội khoa đáp ứng kém. Tuy nhiên, BN
nghiên cứu có chỉ số BMI trung bình thấp hơn các nghiên cứu trước đây. Đặc điểm
này có thể ảnh hưởng đến kết quả truyền tế bào gốc.
Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng trước điều trị.
Giá trị

X ± SD

Thấp nhất

Cao nhất

Số lượng bạch cầu (G/l)

8,87 ± 2,19

6,2

12,56

CRP (mg/dl)

9,1 ± 10,14


0,9

32,9

FVC (%SLT)

65,51 ± 13,5

41,64

87

FEV1 (%SLT)

37,88 ± 13,14

16,46

64

PaO2 (mmHg)

76 ± 16,35

49

100

PaCO2 (mmHg)


47,1 ± 7,36

37

65

Thông số
Xét nghiệm máu:

Thông khí phổi:

Khí máu động mạch:

BN nghiên cứu có chỉ số FVC và FEV1 trung bình thấp, tương ứng 65,51 ± 13,5 %SLT
và 37,88 ± 13,14 %SLT. Về kết quả khí máu động mạch, giá trị trung bình PaO2 thấp
(76 ± 16,35 mmHg) và giá trị trung bình PaCO2 cao (47,1 ± 7,36 mmHg), phù hợp với
tiêu chuẩn lựa chọn BN truyền tế bào gốc. BN trong nghiên cứu của Weiss D.J và CS
(2013) đều có mức độ tắc nghẽn trung bình hoặc nặng [8]. Nghiên cứu của RibeiroPaes J.T và CS (2011) thực hiện truyền tế bào gốc cho BN BPTNMT mức độ nặng [9].
51


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
BN nghiên cứu có số lượng bạch cầu trung bình ở giới hạn bình thường. Tuy nhiên,
giá trị trung bình của CRP tăng (9,1 ± 10,14 mg/dl). Đặc điểm này tương tự nghiên
cứu của Weiss D.J và CS (2013): BN BPTNMT có giá trị CRP trung bình 7,55 mg/dl
[8]. CRP tăng trong BPTNMT thể hiện tình trạng viêm và nhiễm khuẩn. Truyền tế bào
gốc có thể làm giảm viêm và ức chế nhiễm khuẩn. Vì vậy, CRP là một chỉ số để đánh
giá hiệu quả của liệu pháp tế bào gốc cho BN BPTNMT.
2. Kết quả truyền tế bào gốc và huyết tương giàu tiểu cầu.
Bảng 3: Thay đổi CAT, khoảng cách đi bộ 6 phút và mMRC sau điều trị.

Thay đổi
Thông số
CAT (điểm)
Khoảng cách đi bộ 6
phút (mét)
mMRC (điểm)

Trước điều trị
(1)

Sau 3 tháng

Sau 6 tháng

p

(2)

(3)

22

21

20

p2,1 > 0,05

(16 - 25)


(14 - 24)

(12 - 24)

p3,1 < 0,05

297,5

302,5

317,5

p2,1 > 0,05

(128 - 350)

(155 - 360)

(160 - 365)

p3,1 > 0,05

3
(3 - 3)

2,5
(2 - 3)

2,5
(2 - 3)


p2,1 < 0,05
p3,1 < 0,05

Kết quả bảng 3 cho thấy khoảng cách đi bộ 6 phút thay đổi không có ý nghĩa thống
kê. Điểm CAT và mMRC cải thiện rõ rệt sau 6 tháng, với p < 0,05. Kết quả này tương
tự với nghiên cứu về tế bào gốc đã công bố. Nghiên cứu của Ribeiro-Paes J.T và CS
(2011) cho kết quả BN BPTNMT giai đoạn 4 có cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc
sống cũng như tình trạng ổn định hơn về lâm sàng [9]. BN trong nghiên cứu của Stolk
J và CS (2016) cũng có cải thiện các triệu chứng lâm sàng [10].
Bảng 4: Thay đổi FVC, FEV1 và PEF sau điều trị.
Thay đổi
Thông số
FVC (%SLT)

FEV1 (%SLT)

PEF (%SLT)

Trước điều trị
(1)

Sau 3 tháng
(2)

Sau 6 tháng
(3)

p


64,5

54,2

60,7

p2,1 > 0,05

(41,6 - 87)

(38,6 - 89,5)

(34,6 - 90,8)

p3,1 > 0,05

34,5

31,14

29,45

p2,1 > 0,05

(16,46 - 64)

(16,88 - 47,88)

(14,5 - 64,3)


p3,1 > 0,05

30,5

29,05

31,1

p2,1 > 0,05

(21 - 55)

(15,8 - 44,1)

(20,2 - 57,7)

p3,1 > 0,05

BN nghiên cứu cải thiện ít về các thông số thông khí phổi. FVC, FEV1 và PEF thay
đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chỉ có PaO2 tăng rõ sau 6 tháng (p < 0,05),
trong khi PaCO2 giảm nhẹ (p > 0,05). SaO2 thay đổi không rõ rệt sau truyền tế bào gốc
(p > 0,05). Đặc điểm thay đổi này tương tự kết quả nghiên cứu về tế bào gốc trước đây.
Sau khi truyền tế bào gốc, BN BPTNMT có cải thiện ít về thông số thông khí phổi.
52


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
Nghiên cứu của Weiss D.J và CS (2013) cho thấy không khác biệt có ý nghĩa thống kê
và lâm sàng trong xét nghiệm đánh giá chức năng phổi giữa nhóm điều trị tế bào gốc
và nhóm chứng. Kết quả chỉ ra điều trị tế bào gốc không thấy hiệu quả có lợi về cải

thiện chức năng phổi [8]. Trong nghiên cứu của Ribeiro-Paes J.T và CS (2011), các chỉ
số về chức năng phổi có xu hướng giảm sau 30 - 90 ngày [9].
Bảng 5: Thay đổi công thức bạch cầu và CRP sau điều trị.
Thay đổi

Trước điều trị
(1)

Sau 3 tháng
(2)

Sau 6 tháng
(3)

p

Số lượng bạch cầu (G/l)

8,21
(6,2 - 12,56)

7,35
(5,56 - 10,83)

9,38
(5,9 - 14)

p2,1 > 0,05
p3,1 > 0,05


Neutro (%)

66,59
(57,3 - 92,5)

56,74
(48,8 - 69,4)

63,8
(46,81 - 75,32)

p2,1 < 0,05
p3,1 < 0,05

Lympho (%)

16,21
(6,1 - 30,9)

27,85
(17,18 - 34,5)

22,66
(15,99 - 40,32)

p2,1 < 0,05
p3,1 < 0,05

CRP (mg/dl)


5,12
(0,9 - 32,9)

2,26
(0,6 - 18)

2,68
(0,92 - 17,21)

p2,1 < 0,05
p3,1 < 0,05

Thông số

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số CRP giảm rõ rệt ở cả hai thời điểm 3 và 6 tháng
sau truyền tế bào gốc (p < 0,05). Tỷ lệ neutro có xu hướng giảm và tỷ lệ lympho tăng
lên có ý nghĩa thống kê. Đặc điểm giảm chỉ số CRP cũng nhận thấy trong các nghiên
cứu về điều trị tế bào gốc trên động vật thực nghiệm cũng như trên BN BPTNMT. BN
BPTNMT điều trị tế bào gốc trong nghiên cứu của Weiss D.J và CS (2013) có giảm
CRP sau 1 tháng. Xu hướng giảm CRP tiếp tục thể hiện trong suốt quá trình nghiên
cứu [8].

Biểu đồ 1: Thay đổi khí máu động mạch sau điều trị.
PaO2 tăng rõ sau 6 tháng (p < 0,05), trong khi PaCO2 giảm nhẹ (p > 0,05). SaO2
thay đổi không rõ rệt sau điều trị (p > 0,05).
53


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2019
3. Biến chứng của truyền tế bào gốc

và huyết tương giàu tiểu cầu.
Sau truyền tế bào gốc, 20% BN có sốt
và 1 BN có đợt cấp mức độ trung bình.
Không BN nào có sốc phản vệ, tử vong
hay xuất hiện khối u mới trong quá trình
theo dõi. Kết quả này tương tự nghiên
cứu về tế bào gốc trước đây. BN trong
nghiên cứu của Ribeiro-Paes J.T và CS
(2011) được theo dõi trong vòng 1 năm,
không có biến cố bất lợi nào xảy ra sau
truyền tế bào gốc [9]. Nghiên cứu của
Weiss và CS (2013) cũng cho thấy không
có những biến cố bất lợi có ý nghĩa trên
lâm sàng trong quá trình theo dõi sau
truyền tế bào gốc [8]. Các biến cố ở mức
độ nhẹ và chưa thấy mối liên quan giữa
biến cố với truyền tế bào gốc, như vậy,
truyền tế bào gốc là một phương pháp
điều trị an toàn.
KẾT LUẬN
Bước đầu nghiên cứu kết quả truyền
TBGTM kết hợp huyết tương giàu tiểu
cầu trên 10 BN BPTNMT, chúng tôi rút ra
một số kết luận:
- Điểm CAT và mMRC cải thiện rõ rệt
sau 6 tháng. Các thông số thông khí phổi
không cải thiện. Chỉ số CRP giảm rõ rệt
(p < 0,05). PaO2 tăng rõ sau 6 tháng
(p < 0,05), PaCO2 giảm nhẹ (p > 0,05).
- Truyền tế bào gốc an toàn: 20% BN

có sốt và 1 BN có đợt cấp mức độ trung
bình. Không có sốc phản vệ, tử vong hay
xuất hiện khối u mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Quản lý và điều trị BPTNMT
giai đoạn ổn định. Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị BPTNMT. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.
2018, tr.22-28.

54

2. Hoàng Đình Hữu Hạnh, Lê Thị Tuyết Lan.
Mối liên quan giữa độ khó thở và các chỉ số
hô hấp ký ở BN BPTNMT. Tạp chí Y học
TP. Hồ Chí Minh. 2008, 12 (1), tr.96-99.
3. Global Intiative for Chronic Obstructive
Lung Disease. Global strategy for diagnosis,
management and prevention of chronic obstructive
pulmonary disease, />4. Gu W, Song L, Li X.M et al.
Mesenchymal stem cells alleviate airway
inflammation and emphysema in COPD
through down-regulation of cyclooxygenase-2
via p38 and ERK MAPK pathways. Scientific
Report. 2015, 5 (8733).
5. Isola L.M, Scigliano E, Skerrett D et al.
A pilot study of allogeneic bone marrow
transplantation using related donors stimulated
with G-CSF. Bone Marrow Transplant. 1997,
20 (12), pp.1033-1037.
6. Katsha A.M, Ohkouchi S, Xin H et al.

Paracrine factors of multipotent stromal cells
ameliorate lung injury in an elastase-induced
emphysema model. Molecular Therapy. 2011,
19 (1), pp.196-203.
7. Lee C, Mitsialis S.A, Aslam M et al.
Exosomes mediate the cytoprotective action
of mesenchymal stromal cells on hypoxiainduced pulmonary hypertension. Circulation.
2012, 126 (22), pp.2601-2611.
8. Weiss D.J, Casaburi R, Flannery R et al.
A placebo-controlled, randomized trial of
mesenchymal stem cells in COPD. Chest.
2013, 143 (6), pp.1590-1598.
9. Ribeiro-Paes J.T, Bilaqui A, Greco OT et al.
Unicentric study of cell therapy in chronic
obstructive pulmonary disease/pulmonary
emphysema. International Jounal Chronic
Obstructive Pulmonary Disease. 2011, 6, pp.63-71.
10. Stolk J, Broekman W, Mauad T et al.
A phase I study for intravenous autologous
mesenchymal stromal cell administration to
patients with severe emphysema. An International
Journal of Medicine. 2016, 109 (5), pp.331-333.



×