Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Bài giảng Bệnh lý hệ sinh dục nam - ThS.BS Huỳnh Ngọc Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 47 trang )

Lý thuyết Giải Phẫu Bệnh - 2013

BỆNH LÝ HỆ SINH DỤC NAM
Ths Bs Huỳnh Ngọc Linh
BM MÔ – GPB KHOA Y ĐHQG
BM GPB – TRƯỜNG ĐH YK PNT


BỆNH LÝ TINH HOÀN VÀ MÀO TINH HOÀN
-TINH HOÀN ẨN (cryptorchidism)
-VIÊM TINH HOÀN (orchitis)
-TRÀN DỊCH TINH MẠC (hydrocele)
-TRÀN MÁU TINH MẠC (Hematocele)
-U TINH HOÀN (Testicular tumors)
U tế bào mầm ( chiếm 95% u tinh hoàn)
U mô đệm-dây sinh dục

BỆNH LÝ DƢƠNG VẬT
-DỊ TẬT BẨM SINH
-VIÊM
-U

BỆNH LÝ TUYẾN TIỀN LIỆT
-VIÊM
-TĂNG SẢN TUYẾN TIỀN LIỆT DẠNG CỤC
-CARCINÔM TUYẾN TUYẾN TIỀN LIỆT



tinh hoàn ẩn, sẽ đƣợc phẫu thuật khi
bé đƣợc 6 tháng - 1 tuổi, nếu tinh


hoàn không xuống đƣợc ổ bìu.


TEO TINH HOÀN TRONG TẬT TINH HOÀN ẨN

A- Tinh hoàn bình thường có hoạt động sinh tinh trùng

B- Tinh hoàn teo trong tật tinh hoàn ẩn. ống sinh tinh cho thấy có tế bào
Sertoli nhưng không có hoạt động sinh tinh trùng. Màng đáy ống sinh
tinh dày và có gia tăng số lương tế bào Leydig trong mô kẽ.



TỔN THƢƠNG ỐNG SINH TINH DO VIRUS QUAI BỊ



XOẮN
TINH
HOÀN
Torsion of
testis

Gặp ở trẻ em, ở tuổi dậy thì.
Do tinh hoàn tự xoay quanh trục của nó làm tắc nghẽn một phần hay toàn bộ mạch máu
đến nuôi tinh hoàn. Hậu quả là tinh hoàn bị hoại tử.


Bé trai 6 tuần tuổi, bị tràn dịch tinh hoàn bẩm sinh 2 bên. Bìu trái sƣng to,
đỏ, đau từ 2 ngày nay. Không có dấu hiệu thoát vị bẹn hoặc sốt. Khám soi

đèn pin cho thấy tràn dịch tinh mạc bên phải, và bìu trái mờ đục. Siêu âm
doppler thấy có dấu hiệu tắc nghẽn lƣu lƣợng máu đến tinh hoàn trái.
Phẫu thuật thấy tinh hoàn trái bị xoắn và hoại tử, nên cắt tinh hoàn này.
Hậu phẫu ổn.
Tràn dịch tinh mạc bẩm sinh khá phổ biến, có thể tự khỏi trong vòng 1
năm, tuy nhiên biến chứng xoắn tinh hoàn hiếm gặp và là biến chứng
nặng.





U TINH BÀO
thường gặp nhất (chiếm 30% u tế bào mầm),không gặp ở trẻ em, 30 – 50t.
giống với u nghịch mầm buồng trứng.
Đại thể: U xâm chiếm toàn bộ tinh hoàn, làm tinh hoàn sưng to ( kích thuớc có thể to
gấp 10 lần bình thường), mặt cắt mầu nâu nhạt, khá đồng nhất. U ít khi xâm nhập vào
bao tinh hoàn, nhưng đôi khi lan tràn vào mào tinh hoàn, thừng tinh và bìu.
Vi thể: 3 loại.
- U tinh bào điển hình: 85% u tinh bào. U cấu tạo bởi 1 loại tế bào xếp thành
từng dải hoặc đám, phân cách với nhau bằng các dải sợi collagen mỏng có thấm nhập
nhiều limphô bào. Tế bào u hình tròn hoặc đa giác; màng tế bào rõ, bào tương sáng;
nhân nằm chính giữa, đậm màu, chứa 1- 2 hạch nhân. Thường ít có phân bào.
- U tinh bào loạn sản: cấu tạo bởi các tế bào đa dạng và dị dạng, thường thấy có các
tế bào khổng lồ và có nhiều phân bào ( > 3 phân bào/ 1 vi trường lớn).
- U tinh bào sinh tinh: cấu tạo bởi 3 loại tế bào trộn lẫn vào nhau
* Tế bào kích thước trung bình (15- 18 microM), nhân tròn, bào tương ái toan. Đây là
loại tế bào chiếm đa số.
* Tế bào nhỏ (6 - 8 microM) có hình ảnh tương tự tinh bào, nhân tròn, bào tương ít.
* Tế bào khổng lồ (50- 100 microM), có 1 hay nhiều nhân, nằm rải rác trong u.




CARCINÔM PHÔI (embryonal carcinoma)
Carcinôm phôi dạng đơn thuần chiếm 3% u tế bào mầm,
thường gặp khoảng 20 - 30 tuổi.
Đại thể: U nhỏ hơn so với u tinh bào, không xâm chiếm toàn bộ tinh hoàn nhưng có
thể xâm nhập vào bao tinh hoàn và mào tinh hoàn. Mặt cắt không đồng nhất, lấm tấm
các đốm hoại tử và xuất huyết.
Vi thể: cấu tạo bởi các tế bào lớn dị dạng, nhân lớn đậm mầu, hạch nhân lớn. Các tế
bào xếp thành các các đám đặc hoặc các ống tuyến



U TÚI NOÃN HOÀNG (Yolk sac tumor)
# U xoang nội bì phôi (endodermal sinus tumor )
U tinh hoàn thường gặp ở trẻ em < 3 tuổi. U cũng có thể xảy ra ở người lớn nhưng
thường dưới dạng hỗn hợp với các loại u tế bào mầm khác.
Đại thể: u mềm, mặt cắt không đồng nhất, mầu xám nhạt, có những vùng xuất huyết
và thoái hóa bọc.
Vi thể: u cấu tạo bởi các tế bào hình vuông hoặc dẹt, kết hợp thành 1 mạng lưới các
cấu trúc dạng ống, hoặc phủ lên các nhú liên kết có mạch máu ở giữa; các nhú này thò
vào trong lòng các ống lót bởi tế bào u, tạo thành 1 cấu trúc rất đặc trưng của u túi
noãn hoàng gọi là thể Schiller- Duval.
Tế bào u có khả năng sản xuất ra alpha- fetoprotein (AFP)



CARCINÔM ĐỆM NUÔI ( choriocarcinoma)
Carcinôm đệm nuôi dạng đơn thuần chỉ chiếm không quá 1% u tế bào mầm, nhưng lại

là loại u có độ ác tính rất cao.
Đại thể: U nhỏ, không làm tinh hoàn to ra nhưng thường có xuất huyết và hoại tử.
Vi thể: U cấu tạo bởi 2 loại tế bào:
- Các đơn bào nuôi, kích thước đều đặn, màng tế bào rõ, bào tương sáng; nhân nằm
chính gữa . Các đơn bào nuôi xếp thành từng dải hoặc đám.
- Các hợp bào nuôi, kích thước lớn, nhiều nhân đậm mầu; bào tương ái toan và có chứa
nhiều HCG do tế bào sản xuất.



U QUÁI (Teratoma)
5- 10% u tế bào mầm. U có thể xảy ra ở trẻ em cũng như người lớn.
Đại thể: U thường có kích thước 5- 10 cm; mặt cắt không đồng nhất do cấu tạo u gồm
nhiều loại mô khác nhau, có những vùng hoá bọc.
Vi thể: tuz theo mức độ biệt hoá, phân biệt 3 loại.
- U quái trưởng thành lành tính: thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn. U cấu tạo bởi
nhiều loại mô trưởng thành xuất phát từ cả 3 lá phôi: mô thần kinh, mô cơ, sụn, xương, các loại
biểu mô phủ và biểu mô tuyến. Các loại mô khác nhau này sắp xếp lộn xộn trên nền 1 mô đệm
sợi hoặc mô niêm.
- U quái chưa trưởng thành: là u ác tính, cấu tạo bởi các loại mô và tế bào chưa trưởng
thành xuất phát từ 3 lá phôi như mô sụn non, các nguyên bào thần kinh...
- U quái trưởng thành hoá ác: là u quái trưởng thành nhưng trong thành phần cấu tạo
của nó lại có chứa 1 thành phần ác tính rõ rệt như carcinôm tế bào gai, cárcinôm tuyến hoặc
sarcôm.
* Ở trẻ em, u quái thường thuộc dạng đơn thuần và có thể lành tính nếu vi thể là u quái trưởng
thành; khác với người lớn, u quái thường là dạng hỗn hợp với nhiều u tế bào mầm khác, cho
nên dù vi thể là loại u quái trưởng thành thì vẫn được xem như ác tính




U TẾ BÀO MẦM TINH HOÀN
Giai đoạn I: u còn giới hạn trong tinh hoàn.
Giai đoạn II: u di căn và hạch sau phúc mạc dưới cơ hoành.
Giai đoạn III: u di căn vào hạch trên cơ hoành: hạch trung thất
hoặc hạch trên đòn.
Giai đoạn IV: u cho di căn đến các tạng như phổi, gan, xương.
* Đối với bác sĩ lâm sàng, chỉ cần phân biệt u tế bào mầm thành 2
loại, u tinh bào và u tế bào mầm không phải u tinh bào
(UTBMKPUTB)


u có kích thước nhỏ,
khoảng 3 cm đường
kính; mặt cắt đồng
nhất, mầu nâu


×