Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xác định hiệu quả thể châm cải tiến kết hợp tái học hỏi vận động trong phục hồi vận động sau đột quỵ theo thang điểm mFIM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.99 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ THỂ CHÂM CẢI TIẾN KẾT HỢP TÁI HỌC HỎI
VẬN ĐỘNG TRONG PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG SAU ĐỘT QUỴ
THEO THANG ĐIỂM mFIM
Bùi Phạm Minh Mẫn*, Lê Ngọc Tuấn Anh*, Trịnh Thị Diệu Thường*

TÓM TẮT
Mở đầu: Đột quỵ và những di chứng sau đột quỵ đặc biệt là di chứng vận động là một vấn đề y tế cần được
quan tâm. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phục hồi vận động sau đột quỵ, trong đó việc kết hợp giữa vật lý
trị liệu và châm cứu đã được chứng minh có hiệu quả tốt. Trong vật lý trị liệu, phương pháp tái học hỏi vận động
đã được chứng minh có hiệu quả hơn phương pháp Bobath truyền thống; trong châm cứu, phương pháp thể châm
cải tiến cũng đã được chứng minh rằng có hiệu quả hơn thể châm cổ điển.
Mục tiêu: Đánh giá phác đồ kết hợp thể châm cải tiến và tái học hỏi vận động có hiệu quả phục hồi vận động
cho bệnh nhân sau đột quỵ hay không?
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có nhóm chứng, đa trung tâm
(BV Y học cổ truyển Thành phố Hồ Chí Minh, BV Đa khoa tỉnh Sóc Trăng) từ tháng 9/2014 đến tháng 8/2015
trên 62 bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ, được điều trị trong 3 liệu trình (10 ngày/ liệu trình). Nhóm chứng
được được điều trị bằng thể châm cải tiến kết hợp phương pháp Bobath; nhóm can thiệp được điều trị bằng được
điều trị bằng thể châm cải tiến kết hợp tái học hỏi vận động. Đánh giá mức độ phục hồi vận động dựa vào thang
điểm mFIM.
Kết quả: Thể châm cải tiến kết hợp tái học hỏi vận động giúp phục hồi vận động tốt hơn thể châm cải tiến kết
hợp với Bobath, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) từ liệu trình 2. Sau điều trị, tỉ lệ bệnh nhân đủ tiêu
chuẩn xuất viện theo CMGs 105 của nhóm can thiệp cũng cao hơn nhóm chứng.
Kết luận: Thể châm cải tiến kết hợp Tái học hỏi vận động giúp phục hồi vận động tốt hơn Thể châm cải tiến
kết hợp với Bobath trong phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột qụy.
Từ khóa: Thể châm cải tiến, Tái học hỏi vận động, thang điểm mFIM, CMGs 105.

ABSTRACT


EVALUATION OF THE EFFECTIVENESS OF MODIFIED ACUPUNCTURE CONBINED WITH
MOTOR RELEARNING PROGRAM IN REHABILITATING POST STROKE PATIENTS WITH MOTOR
DEFICITS BY THE mFIM INSTRUMENT
Bui Pham Minh Man, Le Ngoc Tuan Anh, Trinh Thi Dieu Thuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 88 - 93
Background and Objectives: Integrating modern and traditional medicine is highly promising in
rehabilitating motor deficits in post-stroke patients, subsequently increasing patients’ confidence in medicine,
specifically in traditional medicine. Efforts to integrate modern and traditional medicine in the form of modified
acupuncture have proven to be effective. Many studies have also examined the effectiveness of using the motor
relearning program method to treat paralysed post-stroke patients. Therefore, this study evaluates the feasibility of
integrating the modified acupuncture and motor relearning program method to improve treatment outcome.
Method: A multi-centered randomized controlled trial was performed from September 2014 to August 2015.
* Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Bùi Phạm Minh Mẫn
ĐT: 0916080803

88

Email:

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

Sixty two post-stroke patients were then divided into two groups: the control group received treatment of the
modified acupuncture combined with Bobath method, while the trial group underwent treatment of the modified
acupuncture combined with motor relearning program method. After 6 weeks, patients were evaluated based on

the mFIM instrument.
Results: The trial group displayed better results than the control group does. There were statiscally
significant differences between two groups in the total mFIM score and the rate of patient who could be discharged,
according to CMGs 105 (P < 0.05).
Conclusion: Integrating the modified acupuncture and motor relearning program method is more effective
than integrating the modified acupuncture and Bobath method in rehabilitating motor-deficits post-stroke patients.
Keywords: Modified acupuncture, Motor Relearning Program, mFIM instrument, CMGs 105.

ĐẶT VẤN ĐỀ

PHƯƠNGPHÁPPHƯƠNGTIỆNNGHIÊNCỨU

Đột quỵ và những di chứng sau đột quỵ, đặc
biệt là di chứng về vận động đang là một trong
những vấn đề y tế được xã hội ngày càng quan
tâm(10,11). Hiện nay, có rất nhiều phương pháp
giúp phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột
quỵ, trong đó việc kết hợp giữa vật lý trị liệu của
Y học hiện đại và châm cứu của Y học cổ truyền
đã được chứng minh có hiệu quả phục hồi tốt(2,7).
Trong vật lý trị liệu, phương pháp tái học hỏi
vận động đã được chứng minh có hiệu quả hơn
phương pháp Bobath truyền thống(3,4,5). Trong
châm cứu, phương pháp thể châm cải tiến cũng
đã được chứng minh có hiệu quả hơn thể châm
cổ điển(13,14,15). Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là nếu
kết hợp giữa thể châm cải tiến và tái học hỏi vận
động có tạo ra 1 phác đồ kết hợp Y học cổ truyền
và Y học hiện đại có hiệu quả cao phục hồi vận
động cho bệnh nhân sau đột quỵ hay không?


Thiết kế nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả phục hồi vận động sau
đột quỵ bằng thể châm cải tiến phối hợp tái học
hỏi vận động theo thang mFIM (Motor
Functional Independence Measuarements).

Mục tiêu cụ thể
1. So sánh về hiệu quả phục hồi vận động
theo thang điểm mFIM giữa 2 nhóm nghiên cứu.
2. So sánh tỉ lệ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn xuất
viện theo CMGs 105 giữa hai nhóm nghiên cứu.

Thần kinh

Thử nghiệm lâm sàng, phân bổ ngẫu nhiên,
có nhóm chứng.

Mẫu ghiên cứu

P1 = Tỉ lệ phục hồi mong muốn ở nhóm can thiệp 75%.
P2 = Tỉ lệ phục hồi ở nhóm chứng 48,15%(15).
P*= (P1 + P2) / 2.
Z(1 -  /2) = 1,96 ( = 0,05).
Z(1- ) = 1,28 (1 -  = 0,9).

Ta được cỡ mẫu n = 33 đối tượng cho mỗi
nhóm.


Kỹ thuật chọn mẫu
Chia nhóm ngẫu nhiên, dùng phần mềm
GraphPad.
- Chọn tất cả bệnh nhân liệt nửa người do
đột quỵ, sau khi đã điều trị ổn định.
- Bệnh nhân tỉnh táo, hợp tác với thầy thuốc
điều trị.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân có điểm mFIM < 68 điểm. (16).

Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân liệt nửa người nhưng quá suy
kiệt hoặc bị lở loét, viêm nhiễm nhiều.
- Bệnh trong quá trình nghiên cứu có diễn
biến phức tạp được chuyển sang phương pháp

89


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

điều trị khác và số liệu này sẽ được phân tích
trong nhóm thất bại điều trị.

Tái học hỏi vận động

Liệt kê và định nghĩa biến số


cơ bản:

- Biến số độc lập: là biến số nhị giá bao gồm
phương pháp thể châm cải tiến kết hợp phương
pháp Bobath và phương pháp thể châm cải tiến
kết hợp tái học hỏi vận động.
- Biến số phụ thuộc: là kết quả sau khi tiến
hành can thiệp gồm 4 biến số.
+ Phục hồi vận động theo thang mFIM.
+ Đủ tiêu chuẩn xuất viện theo CMGs 105.

Phương pháp can thiệp
Nhóm chứng: điều trị bằng thể châm cải tiến
kết hợp phương pháp Bobath.
Nhóm can thiệp: điều trị bằng thể châm cải
tiến kết hợp tái học hỏi vận động.

Mỗi ngày, bệnh nhân được tập tất cả 4 tác vụ
- Thăng bằng.
- Đi bộ.
- Đứng lên - ngồi xuống.
- Vươn tay và thao tác bằng tay.
Trong từng tác vụ, tùy khả năng của bệnh
nhân mà có các bài tập khác nhau. Trước khi tập,
bệnh nhân được đo sinh hiệu, nếu huyết áp >
140/90 mmHg thì nghỉ tập ngày hôm đó.

Tiêu chuẩn theo dõi và đánh giá
- Theo dõi và đánh giá được ghi nhận sau 1

liệu trình, 2 liệu trình, 3 liệu trình.
- Chỉ tiêu theo dõi:

Thể châm cải tiến

+ Sinh hiệu: mạch, nhiệt độ, huyết áp.

Điều trị thể châm cải tiến với phương pháp
chọn huyệt dựa theo bảng khám cơ lực chọn lọc.
Các huyệt được chọn có đặc điểm: đây là huyệt
trên tất cả các đường kinh ở vùng bị bệnh,
nhưng lại nằm ở hai đầu nguyên ủy bám tận của
cơ (để có thể kích thích co cơ tốt hơn).

+ Sự phục hồi vận động chung: theo điểm

- Số lượng huyệt: 3 cặp huyệt ở tay + 3 cặp
huyệt ở chân.

thang điểm mFIM và tiêu chuẩn CMGs 105.

Phương pháp thống kê
Nhập, quản lý số liệu bằng Microsoft Office
Excel 2010.
Xử lý số liệu bằng chương trình Stata 11.0.
So sánh biến số nền của hai nhóm bằng:

- Điện châm: cường độ từ 2– 10mA. Thời gian
lưu kim là 20 phút, trong đó 10 phút đầu với tần
số thấp, cường độ cao (gây co cơ); 10 phút sau với

tần số cao, cường độ nhẹ (xoa bóp cơ).

phép kiểm chi bình phương hoặc phép kiểm

- Mỗi ngày châm một lần (ngoại trừ ngày thứ
bảy và chủ nhật), liệu trình điều trị là 10 ngày,
sau đó tiếp tục liệu trình tiếp theo cho đến đủ 3
liệu trình.

So sánh đỉểm phục hồi vận động cùa hai

Tập vận động theo phương pháp Bobath
- Tập vận động ở tư thế nằm.
- Tập vận động ở tư thế ngồi.
- Tập vận động ở tư thế đứng.
- Tập đi.

90

Fisher.
So sánh điểm phục hồi vận động từng nhóm
bằng phép kiểm t bắt cặp.
nhóm bằng: phép kiểm t.
So sánh tỉ lệ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn xuất
viện theo CMGs 105: phép kiểm 2.

KẾT QUẢ
Số liệu thống kê
Tổng số 62 bệnh nhân: nhóm chứng 32;
Nhóm nghiên cứu 30.


Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Đặc điểm chung của đối tượng tại thời
điểm trước nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên
cứu
Thông tin nền và tiền sử
bệnh Đột quỵ

Nhóm chứng
(n=32)
n
%
Tuổi: ≤ 50 tuổi
4
12,5
>50 tuổi
28
87,5
Giới: Nữ
19 59,38
Nam
13 40,62
≤ 1 tháng 22 68,75
Thời gian đột
quỵ đến điều trị > 1 tháng 10 31,25
Không 29 90,63

Hôn mê lúc khởi bệnh:

3
9,37
Số lần bị đột quỵ 1 lần
26 81,25
≥ 2 lần
6
18,75

Nhóm can
thiệp (n=30)
n
%
6
20
24
80
17 43,33
13 56,67
20 66,57
10 33,33
28 93,33
2
6,67
24
80
6
20


Nhận xét: Không tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P>0,05).
Bảng 2: Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên
cứu (tt)
Nhóm chứng Nhóm can
Các bệnh lý kèm theo
(n=32)
thiệp (n=30)
n
%
n
%
Tăng huyết áp: Không
4
12,5
3
10

28
87,5
27
90
Bệnh lý tại tim: Không
26
81,25 21
70

6
18,75
9

30
Đái tháo đường: Không
25
78,12 23
76,67

7
21,88
7
23,33
Béo phì: Không
25
78,12 23
76,67

7
21,88
7
23,33
Rối loạn lipid máu: Không
16
50
17
56,67

16
50
13
43,33


Nhận xét: Không tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P>0,05).

Kết quả điều trị
Hiệu quả phục hồi chức năng vận động (dựa
theo điểm mFIM)
Bảng 3: Hiệu quả phục hồi chức năng vận động dựa
theo điểm mFIM
Thời
gian
T0
T1
T2
T3
T0-T3

Nhóm chứng
Nhóm can thiệp
Trung Độ lệch Trung Độ lệch
P value
bình
chuẩn
bình
chuẩn
32,81
10,48
35,47
10,28
0,319
41,22

11,83
44,53
12,14
0,33
48,66
15,83
58,57
12,21 0,0079
59,23
16,52
71,14
13,74 0,0043
P<0,0001
P<0,0001

Thần kinh

Nghiên cứu Y học

Nhận xét: Điểm số mFIM thay đổi (tăng lên)
có ý nghĩa thống kê ở cả 2 nhóm trước và sau
điều trị với P<0,0001 (kiểm định t bắt cặp).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
điểm mFIM giữa 2 nhóm nghiên cứu ở thời điểm
T0 và T1, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở thời
điểm T2 và T3 tức là sau 20 ngày và 30 ngày điều
trị với P>0,05 (phép kiểm t).

Tỉ lệ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn xuất viện theo
CMGs 105

Bảng 4: Tỉ lệ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn xuất viện theo
CMGs 105
Thời gian

T0
T1
T2
T3

Đủ tiêu chuẩn
Không
Đủ tiêu chuẩn
Không
Đủ tiêu chuẩn
Không
Đủ tiêu chuẩn
Không
T0 – T3

Nhóm chứng
Số BN Tỉ lệ %
0
0
32
100
1
3,13
31
92,87
5

15,63
27
84,37
11
36,67
19
63,33
P<0,0001

Nhóm can
P value
thiệp
Số BN Tỉ lệ %
0
0
1
30
100
1
3,33
1
29 96,67
8
26,67
0,357
22 73,33
21
75
0,003
7

25
P<0,0001

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn xuất
viện CMGs 105 ở nhóm chứng trước và sau điều
trị khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,0001.
Tỉ lệ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn xuất viện
CMGs 105 ở nhóm can thiệp trước và sau điều trị
khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,0001.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
tỉ lệ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn xuất viện ở hai
nhóm nghiên cứu tại thời điểm T0, T1 và T2 với
P>0,05 (phép kiểm Fisher).
Tỉ lệ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn xuất viện ở 2
nhóm nghiên cứu chỉ khác biệt có ý nghĩa thống
kê ở thời điểm T3 tức sau 3 liệu trình điều trị với
P<0,05 (phép kiểm chi bình phương).

BÀN LUẬN
Nhận xét về sự đồng nhất của 2 nhóm tại
thời điểm trước nghiên cứu
- 2 nhóm đồng nhất về thông tin nền (tuổi,
giới) trước nghiên cứu (P>0,05).

91


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016


- 2 nhóm đồng nhất về tiền sử bệnh (thời
gian đột quỵ, hôn mê, số lần tai biến) trước
nghiên cứu (P>0,05).
- 2 nhóm đồng nhất về các bệnh lý kèm theo
(Tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, rối loạn
lipid máu, bệnh lý tại tim) (P>0,05).

Hiệu quả phục hồi vận động dựa theo
thang mFIM
Thể châm cải tiến kết hợp với tái học hỏi vận
động cho hiệu quả phục hồi vận động sau đột
quỵ cao hơn thể châm cải tiến kết hợp với
phương pháp Bobath về cả điểm số mFIM và cả
tỉ lệ BN đủ tiêu chuẩn xuất viện theo CMGs 105.
Điều này có thể giải thích do:
- Phương pháp tái học hỏi vận động đơn
thuần đã được chứng minh là có hiệu quả hơn
phương pháp Bobath đơn thuần. Vì thế, ở nhóm
can thiệp cho hiệu quả phục hồi vận động tốt
hơn nhóm chứng có thể do hiệu quả khác nhau
của 2 phương pháp vật lý trị liệu.
- Phương pháp tái học hỏi vận động và
phương pháp thể châm cải tiến cả hai đều có cơ
chế tác động lên thần kinh. Nếu như phương
pháp thể châm cải tiến giúp phục hồi thần kinh
qua cơ chế: kích thích cảm giác để tác động vỏ
não cảm giác, từ đó kích hoạt vỏ não vận
động(8,9,15) còn tái học hỏi vận động thông qua cơ
chế: tập những tác vụ có mục đích sẽ giúp thay

đổi diện não vận động, tạo các liên kết thần kinh
mới(1,10,11). Vậy phải chăng hai cơ chế tác động lên
thần kinh này không cạnh tranh nhau mà cùng
hỗ trợ cho việc phục hồi.
- Việc phục hồi tốt còn do một phần phương
pháp tái học hỏi vận động đã đưa những hoạt
động, những thói quen hằng ngày vào giai đoạn
sớm của quá trình luyện tập. Điều này còn giúp
bệnh nhân dễ dàng “học lại” những hoạt động
trước đây, tham gia tích cực hơn vào quá trình
luyện tập, điều này thúc đẩy quá trình phục hồi
diễn ra tốt hơn, nhanh hơn(1).

92

Sự khác biệt của 2 phương pháp điều trị
Cả 2 phương pháp đều được thể châm cải
tiến như nhau trên cơ sở vận dụng được các yếu
tố sau trong cách chọn huyệt (9):
- Tuân thủ lý luận của Y học cổ truyền: chọn
huyệt trên đường kinh đi qua vùng bị bệnh.
- Vận dụng tính chất trở da và trở kháng
thấp tại các huyệt: như vậy chỉ cần đưa 1 lượng
kích thích nhỏ vẫn có thể gây ra một tác dụng
kích thích mạnh.
- Vận dụng tính chất điện trị liệu: kích thích
cơ bằng các thiết bị tần số thấp có khả năng phục
hồi tốt cơ yếu liệt.
- Lý luận về thần kinh sinh học: các cảm giác
truyền từ cơ, gân cơ, khớp đến vỏ não cảm giác

góp phần kích hoạt vỏ não vận động và tiền vận
động.
- Lý luận về sinh lý co cơ: để có được công
thức huyệt, phải xác định chính xác nhóm cơ nào
đang yếu liệt nhiều nhất và tác động trên cơ yếu
liệt đó thông qua kích thích ở hai đầu cơ.

Về phương pháp vật lý trị liệu
- Phương pháp Bobath sử dụng các kỹ thuật:
kỹ thu t tạo thuận, kỹ thuật ức chế co cứng, kỹ
thuật kích thích. Phương pháp này chủ yếu là sử
dụng các mẫu ức chế phản xạ, các bài tập mạnh
cơ và các vị thế đúng trong lúc tập luyện. Trong
đó mẫu ức chế phản xạ là một trong những
nguyên tắc cơ bản của phương pháp Bobath, đây
là các mẫu vận động bất thường để tập thuận
cho các vận động bình thường(12).
- Phương pháp tái học hỏi vận động ngoài
việc bệnh nhân phải học lại các trình tự của các
tác vụ trước đây bệnh nhân đã từng sử dụng còn
phải tạo ra môi trường phục hồi chức năng trong
đó có sự cạnh tranh giữa các bệnh nhân. Phương
pháp này chú trọng vào các tác vụ cơ bản trong
cuộc sống hằng ngày: thăng bằng, đi bộ, đứng
lên - ngồi xuống, thao tác bằng tay. Với mỗi tác
vụ bệnh nhân được tập theo trình tự các bước
với mức độ khó và độ phức tạp tăng dần nhằm
giúp mở rộng khả năng của bệnh nhân, các bài

Chuyên Đề Nội Khoa II



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
tập tối đa hoá kĩ năng là các bài tập gần giống
như trong cuộc sống thật của bệnh nhân được
lồng vào chương trình rất sớm(1,5,6). Chính việc
tạo môi trườ g luyện tập có tính cạnh tranh, các
bài tập từ đa dạng đến phức tập và các tác vụ có
mục đích mà phương pháp tái học hỏi vận động
giúp quá trình tái tổ chức thần kinh tốt hơn(1).

7.

8.
9.

10.

KẾT LUẬN
Thể châm cải tiến kết hợp Tái học hỏi vận
động giúp phục hồi vận động tốt hơn Thể châm
cải tiến kết hợp với Bobath trong phục hồi vận
động cho bệnh nhân sau đột qụy.

11.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

13.


1.
2.

3.

4.

5.

6.

Carr J, Shepherd R (2000), Stroke Rehabilitation, pp. 1-36.
Elsevier science, London.
Hà Thị Hồng Linh (2005), “Hiệu quả của Thể châm trong
phục hồi vận động bệnh nhân Tai biến mạch máu não”, Y học
TP.HCM, tập 8, phụ bản số 1, trang 64-72
Krutulyte G, Kimtys A, Krisciūnas A (2003), The effectiveness
of physical therapy methods (Bobath and motor relearning
program) in rehabilititation of stroke patients, PubMed, 39(9):
899-895.
Langhammer B, Stanghelle JK (2000), “Bobath or motor
relearing programme? A comparison of two different
approaches of physiotherapy in stroke rehabilitation: a
randomized controlled study”, PubMed, 14(4): 361-369.
Nguyễn Đăng Khoa, Phạm Thị Ngọc Ái, Cao Thanh Ngọc,
Nguyễn Văn Trí, (2012), “Hiệu quả của phương pháp vật lý
trị liệu “Tái học hỏi vận động” với phương pháp truyền thống
trên bệnh nhân đột quỵ”, Y học TP.HCM, tập 16, số 4, trang
76-82
Nguyễn Đăng Khoa, (2013), Phục hồi chức năng tai biến mạch

máu não và chấn thương sọ não, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa
cấp 2, Đại học Y dược TP.HCM, trang 3-20.

Thần kinh

12.

14.

15.

16.

Nghiên cứu Y học

Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Thị Lina, (2004), “Đánh giá hiệu
quả Thể châm trong phục hồi di chứng vận động bệnh nhân
Tai biến mạch máu não”, Luận án tốt nghiệp chuyên khoa cấp
1 YHCT, Đại học Y dược TP.HCM, tr. 85-86.
Phan Quan Chí Hiếu, (2007), Châm cứu học Tập 1, trang 260265. Nhà xuất bản Y học TP.HCM.
Phan Quan Chí Hiếu, (2013), Phục hồi vận động sau đột quỵ,
Phương pháp châm cứu cải tiến, Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y
dược TP.HCM, trang 24-32.
Teasell R (2013), Background Concepts in Stroke Rehabilitation,
pp.1-37. Evidence-Based Review of Stroke Rehabilitation,
Ontario, Canada.
Teasell R (2014), Stroke Rehabilitation Clinician Handbook,
chapter 2,4, pp.1-37. Canadian Stroke Network, Ontario,
Canada.
Trần Văn Chương, (2010), Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa

người do Tai biến mạch máu não, trang 15-40. Nhà xuất bản Y
học Hà Nội.
Trịnh Thị Diệu Thường, Hà Thị Hồng Linh, Nguyễn Thị Lina,
Phan Quan Chí Hiếu, (2007), “Hiệu quả phục hồi liệt sau đột
quỵ của phương pháp châm cứu cải tiến”, Tạp chí Y học
Thành phố Hồ Chí Minh, Số đặc biệt chuyên ngành Y học cổ
truyền, Phụ bản của tập 11, số 2, tr 26-34.
Trịnh Thị Diệu Thường, Phan Quan Chí Hiếu, (2008), “Hiệu
quả phục hồi vận động sau đột quỵ của châm cứu cải tiến
phối hợp tập vận động chủ động”, Y học TP.HCM, Số đặc biệt
chuyên ngành Y học cổ truyền, Phụ bản của tập 12, số 4, tr 18.
Trịnh Thị Diệu Thường, Phan Quan Chí Hiếu, (2013), “Hiệu
quả phục hồi vận động của phương pháp châm cải tiến kết
hợp vận động trị liệu trên bệnh nhân nhồi máu não trên lều”,
Y học TP.HCM, tập 17, số 1, tr 25-33.
Uniform Data System for Medical Rehabilitation, (2014), “The
FIM® Instrument: Its Background, Structure, and Usefulness”,
pp.19.

Ngày nhận bài báo:

02/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

14/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

15/02/2016


93



×