Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Một số giải pháp đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trong HTTT của công ty cổ phần phát triển nguồn mở và dịch vụ FDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập, rèn luyện tại trường Đại học Thương mại và thực tập tại
Công ty Cổ phần phát triển nguồn mở và dịch vụ FDS em đã học hỏi và tích luỹ được
nhiều kiến thức quý báu cho mình. Được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, học
hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Để có thể hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp là nhờ
sự chỉ bảo tận tình của quý thầy, cô trong khoa Hệ thống thông tin kinh tế và thương
mại điện tử, sự hướng dẫn tận tâm của Th.S Nguyễn Thị Hội cùng sự giúp đỡ của các
anh, các chị cán bộ viên chức trong Công ty Cổ phần phát triển nguồn mở và dịch vụ
FDS. Đồng thời, cũng thông qua khoá luận, em xin tri ân đến tất cả các thầy cô giáo đã
dày công dạy dỗ chúng em trong suốt 4 năm ở trường Đại Học Thương Mại. Những
giá trị mà các cô thầy tạo ra sẽ là nền tảng quan trọng cho việc cống hiến và phấn đấu
của chúng em sau này.
Với thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những
sai sót trong quá trình phân tích, đánh giá cũng như đưa ra các đề xuất để hoàn
thiện giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trong HTTT của công ty cổ phần phát
triển nguồn mở và dịch vụ FDS. Vì thế, em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của quý thầy cô, ban lãnh đạo công ty để bài khóa luận hoàn thiện hơn. Sau
cùng, em xin kính chúc quý thầy cô cùng các anh chị luôn dồi dào sức khỏe và
thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Nguyệt

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. i
MỤC LỤC..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.............................................................v


PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài ATTT trong HTTT...................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài..................................................................................2
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp...............................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ AN TOÀN BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG HỆ
THỐNG THÔNG TIN...................................................................................................4
1.1. Một số khái niệm cơ bản.........................................................................................4
1.1.1 Khái niệm về thông tin, hệ thống thông tin.......................................................4
1.1.2 Khái niệm về dữ liệu, an toàn dữ liệu, bảo mật dữ liệu và an toàn bảo mật
trong HTTT...................................................................................................................5
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu an toàn bảo mật HTTT.........................................6
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước.....................................................................6
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước......................................................................7
1.3. Các đặc trưng của một HTTT an toàn.....................................................................7
1.4. Các nguy cơ và một số giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trong HTTT...............9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN TOÀN BẢO MẬT CỦA
CÔNG TY FSD............................................................................................................ 13
2.1 TỔNG QUAN VÊ CÔNG TY FDS.......................................................................13
2.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp.............................................................................13
2.1.2 Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp..................................................................13
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty FDS.........................................14
2.2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN TOÀN BẢO MẬT HTTT CỦA
CÔNG TY FDS............................................................................................................ 16
2.2.1Thực trạng của công tác an toàn bảo mật hệ thống thông tin trong công ty FDS.16
2.2.2 Phần tích thực trạng về ATBM cho HTTT của công ty FDS qua phiếu điều tra...21
2.2.3 Đánh giá thực trạng an toàn bảo mật thông tin tại công ty FDS.....................28
CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO MẬT CHO HỆ THỐNG
THÔNG TIN CỦA CÔNG TY FDS............................................................................31


2


3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ATBM THÔNG TIN TRONG HTTT CỦA CÔNG
TY FDS........................................................................................................................ 31
3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO MẬT CHO HTTT CỦA CÔNG TY FDS
31
3.2.1 Giải pháp cho an ninh mạng Firewall
3.2.2 Phần mềm diệt virus Kaspersky® Small Office Security................................33
3.2.3 Hệ quản trị CSDL Oracle Database 12c..........................................................35
3.2.4 Đào tạo nhân lực.............................................................................................36
3.2.5 Đảm bảo an toàn website................................................................................37
3.2.3.1. Khắc phục lỗ hổng XSS...................................................................................37
3.2.3.2. Khắc phục lỗ hổng bảo mật SQL Injection......................................................38
3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP.................................................................40
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................42
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AI
ATBM
ATTT
AVG
CIA

CNTT
CSDL
DMZ
EAI
HTTT
IAM
IPS
IT
ITU
VNCERT
VPN
NXB
WPA2

Diễn giải
Artificial Intelligence

Nghĩa tiếng việt
Trí tuệ nhân tạo
An toàn bảo mật
An toàn thông tin
Một phần mềm diệt virus được
Anti- Virus Guard
phát hành bởi Avast Software
Central Intelligence Agency
Cơ quan tình báo Hoa Kỳ
Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu
Vùng mạng trung lập giữa
Demilitarized Zone

mạng nội bộ và mạng internet.
Tích hợp ứng dụng của doanh
Enterprise Application Intergration
nghiệp
Hệ thống thông tin
Phần mềm quản lý định danh
Identity and Access Management
và kiểm soát truy câp
Intrusion Prevention Systems
Hệ thống ngăn ngừa xâm nhập
Information Technology
Công nghệ thông tin
International
Telecomunication Hội Liên hiệp Viễn thông quốc
Union
tế
VietNam Computer Emergency Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp
Response Teams
máy tính Việt Nam
Virtual Private Network
Mạng riêng ảo
Nhà xuất bản
Truy cập được bảo vệ không
Wi-Fi protected access
dây phiên bản 2

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2016-2018
16
Bảng 2.2: Trang thiết bị phần cứng
18
Bảng 3.1: So sánh BKAV Pro và Kaspersky® Small Office Security 34
Bảng 3.2: So sánh hệ quản trị CSDL SQL Server 2008 và Oracle Database 12c
Bảng 3.3: Chi phí thực hiện các giải pháp
40
Biểu đồ 2.1: Tường lửa doanh nghiệp đang sử dụng
23
Biểu đồ 2.2: Tính hiệu quả của tường lửa đang sử dụng24
Biểu đồ 2.3: Đánh giá phần mềm Bkav Pro
25
Biểu đồ 2.4: Tần suất sao lưu dữ liệu
26
Biểu đồ 2.5: Nhân viên chuyên trách về CNTT 27
Biểu đồ 2.6: Thống kê số lần website bị khai thác lỗ hổng bảo mật
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty FDS

14

Hình 1.1: Các thành phần của hệ thống thông tin
4
Hình 2.1: Logo của công ty FDS 13
Hình 2.2: Giao diện đăng nhập của HTTT Mobilink Enterprise
Hình 2.3: Giao diện website của FDS
21
Hình 3.1: Tường lửa Safe@Office của Check Point
32

Hình 3.2: Phần mềm diệt virus Kaspersky® Small Office Security
Hình 3.3: Lỗi trong lỗ hổng bảo mật XSS37
Hình 3.4: Khắc phục lỗ hổng bảo mật XSS
38
Hình 3.5: Mô phỏng quá trình tấn công vào lỗ hổng SQL injection

5

28

17

33

39

35


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài ATTT trong HTTT
Ở Việt Nam nguy cơ mất an toàn thông tin đang tăng lên và đáng được báo động.
Dựa trên báo cáo tổng hợp về an ninh thông tin của hãng bảo mật hàng đầu thế giớiKaspersky cho biết, năm 2017 có trên 35% người dùng Internet Việt Nam có khả năng
bị tấn công mạng, xếp thứ 6 thế giới. Hay theo chỉ số an ninh mạng (Cyber security
Index) năm 2017 của Liên hiệp Viễn thông quốc tế (ITU) cho biết Việt Nam đứng thứ
101/193, thấp hơn cả Indonesia (vị trí thứ 70), Lào (vị trí thứ 77), Campuchia (vị trí
thứ 92) và Myanmar (vị trí thứ 100). Và hậu quả là trong năm 2017, Việt Nam bị đe
dọa bởi 10.000 vụ tấn công mạng, gây thiệt hại khoảng 12.300 tỷ đồng số liệu từ
Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam – VNCERT và Bkav cho biết.
Những con số thống kê đã chỉ ra sự mất an toàn trong việc khai thác thông tin

của người dùng tại Việt Nam hiện nay. Cùng với sự phát triển của không gian mạng
cũng làm nảy sinh nhiều nguy cơ, thách thức mới đối với an ninh quốc gia cũng như
an toàn, lợi ích của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân. Công ty cổ phần phát triển
nguồn mở và dịch vụ FDS theo tìm hiểu thì được biết công ty đã từng xảy ra vấn đề
mất an toàn thông tin dù đã khắc phục được nhưng không đảm bảo rằng trong tương
lai sẽ không xảy ra vấn đề này nữa.
Trong đề tài này với mong muốn giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn
trong vấn đề đảm bảo an toàn bảo mật thông tin. Em sẽ tập trung nghiên cứu cơ sở lý
luận về lý thuyết an toàn bảo mật thông tin, tìm hiểu thực trạng vấn đề, phân tích đánh
giá thực trạng vấn đề bảo mật của công ty. Để từ đó khóa luận đưa ra một số giải pháp
bảo mật thông tin phù hợp nhằm khắc phục thực trạng thiếu an toàn thông tin tại Công
ty cổ phần phát triển nguồn mở và dịch vụ FDS. Quá trình nghiên cứu cũng góp phần
nâng cao nhận thức của nhân viên trong công ty về vấn đề an toàn và bảo mật, trau dồi
thêm những thông tin cần thiết cho nhân viên phục vụ công việc vận hành và quản lý
HTTT doanh nghiệp.
Từ thực trạng và tình hình an ninh thông tin của công ty, chúng ta thấy tầm quan
trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài, với những kiến thức em được học trên
trường và tìm hiểu của bản thân em xin lựa chọn đề tài:
‘‘Một số giải pháp đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trong HTTT của
công ty Cổ phần phát triển nguồn mở và dịch vụ FDS”.

1


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Qua nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu, phân tích thực trạng đảm bảo an toàn và bảo
mật thông tin trong Công ty Cổ phần phát triển nguồn mở và dịch vụ FDS” thực hiện
được các nhiệm vụ sau: trình bày các khái niệm cơ bản về ATBM thông tin như khái
niệm về thông tin, HTTT, ATBM , thế nào là một HTTT được bảo mật,… để từ đó có
cái nhìn tổng quát về các đối tượng được tìm hiểu trong khóa luận. Mục tiêu thứ hai là

từ các số liệu và tìm hiểu thực tế có thể nghiên cứu và phân tích thực trạng của doanh
nghiệp. Từ đó, dựa trên các thực trạng và lý thuyết về an toàn và bảo mật thông tin
trong HTTT nói chung, khóa luận đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về
an toàn và bảo mật thông tin cho HTTT của công ty cổ phần phát triển nguồn mở và
dịch vụ FDS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Là một đề tài nghiên cứu khóa luận của sinh nên phạm vi nghiên cứu của đề tài
chỉ mang tầm vi mô, giới hạn chỉ trong một doanh nghiệp và trong giới hạn khoảng
thời gian ngắn hạn. Cụ thể:
Về không gian: là đưa ra các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống
thông tin của Công ty Cổ phần phát triển nguồn mở và dịch vụ FDS.
Về thời gian: Các số liệu được khảo sát trong 3 năm gần nhất, đồng thời trình bày
các nhóm giải pháp định hướng phát triển trong tương lai.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1 Khái niệm phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là cách thức, con đường, phương tiện thu thập, xử lý
thông tin khoa học (số liệu, sự kiện) nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu để giải quyết
nhiệm vụ nghiên cứu và cuối cùng đạt được mục đích nghiên cứu. Nói cách khác:
Phương pháp nghiên cứu khoa học là những phương thức thu thập và xử lý thông tin
khoa học nhằm mục đích thiết lập những mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc có tính quy
luật và xây dựng lý luận khoa học mới.
Có hai loại phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: quan sát, phỏng vấn các nhân viên, lãnh
đạo của công ty, nắm bắt một cách chủ quan tình hình an toàn, bảo mật thông tin trên
mọi mặt của doanh nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: lập phiếu điều tra, sau đó tổng hợp lạị, từ
đó đưa ra được cái nhìn chính xác hơn về tình hình của công ty.

2



4.2 Các phương pháp được sử dụng trong khóa luận
4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Xây dựng các phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ đối tượng là nhân viên công ty
về những nội dung phục vụ cho bài nghiên cứu.
- Tìm hiểu các thông tin về an toàn bảo mật thương mại điện tử qua Internet, qua
các tài liệu sách báo liên quan đến an toàn bảo mật HTTT.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn ban Giám đốc và bộ phận IT của công ty.
Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi: lập ra danh mục các câu hỏi và khảo sát
ý kiến của nhân viên cũng như ban Giám đốc công ty để phục vụ cho việc đánh giá
trình độ nguồn nhân lực trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu của
đề tài để tham khảo và đưa ra định hướng và giải quyết tốt mục tiêu đề ra.
- Trong các phương pháp nêu trên thì phương pháp nghiên cứu tài liệu và
phương pháp phỏng vấn là 2 phương pháp chủ đạo còn các phương pháp còn lại là các
phương pháp bổ trợ cho việc nghiên cứu thực hiện đề tài.
4.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu:
Từ những dữ liệu thu thập được sau khi tiến hành phỏng vấn và thu thập tài liệu
sẽ được chọn lọc, phân tích, đánh giá, tổng hợp để chọn ra thông tin phù hợp với mục
đích nghiên cứu của đề tài.
 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: quan sát, phỏng vấn các nhân viên, lãnh
đạo của công ty, nắm bắt một cách chủ quan tình hình an toàn, bảo mật thông tin trên
mọi mặt của doanh nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: lập phiếu điều tra, sau đó tổng hợp lạị, từ
đó đưa ra được cái nhìn chính xác hơn về tình hình của công ty.
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận chia thành ba phần chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận về an toàn bảo mật thông tin trong hệ thống thông tin
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực trạng an toàn bảo mật thông tin tại Công ty Cổ

phần phát triển nguồn mở và dịch vụ FDS.
Chương 3: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp an toàn bảo mật hệ thống
thông tin trong công ty FDS.

3


4


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ AN TOÀN BẢO MẬT THÔNG TIN
TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về thông tin, hệ thống thông tin.
Theo [2] Thông tin là một bộ dữ liệu được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng một
phương thức nhất định sao cho chúng mang lại một giá trị gia tăng so với giá trị vốn có
của dữ liệu. Thông tin chính là dữ liệu đã qua xử lý (phân tích, tổng hợp, thống kê) có
ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với mục đích cụ thể của người sử dụng. Thông tin có thể
gồm nhiều giá trị dữ liệu có liên quan nhằm mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho một sự vật
hiện tượng cụ thể trong ngữ cảnh.
Theo [2] Hệ thống thông tin là một tập hợp phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu,
mạng viễn thông, con người và các quy trình thủ tục khác nhằm thu thập, xử lý, lưu trữ
và truyền phát thông tin trong một tổ chức, doanh nghiệp. Hệ thống thông tin hỗ trợ
việc ra quyết định, phân tích tình hình, lập kế hoạch, điều phối và kiểm soát các hoạt
động trong một tổ chức, doanh nghiệp. Hệ thống thông tin có thể là thủ công nếu dựa
vào các công cụ thủ công như giấy, bút, thước, tủ hồ sơ,… còn hệ thống thông tin hiện
đại là hệ thống tự động hóa dựa vào mạng máy tính và các thiết bị công nghệ khác.
Hệ thống thông tin bao gồm 5 thành phần (còn gọi là năm nguồn lực hay năm
nguồn tài nguyên) chính như trình bày trong hình:


Hình 1.1: Các thành phần của hệ thống thông tin
5


Nguồn lực phần cứng: Trang thiết bị phần cứng của một hệ thống thông tin gồm
các thiết bị vật lý được sử dụng trong quá trình xử lý thông tin như nhập dữ liệu vào,
xử lý và truyền phát thông tin ra. Phần cứng là các thiết bị hữu hình có thể nhìn thấy,
cầm nắm được.
Nguồn lực phần mềm: Phần mềm là các chương trình được cài đặt trong hệ
thống, thực hiện công việc quản lý hoặc các quy trình xử lý trong hệ thống thông tin.
Phần mềm được sử dụng để kiểm soát và điều phối phần cứng, thực hiện xử lý và cung
cấp thông tin theo yêu cầu của người sử dụng.
Nguồn lực dữ liệu: Cơ sở dữ liệu là tập hợp dữ liệu có tổ chức và có liên quan
đến nhau được lưu trữ thứ cấp (như băng từ, đĩa từ) để phục vụ yêu cầu khai thác
thông tin đồng thời của nhiều người sử dụng hay nhiều chương trình ứng dụng với
mục đích tại nhiều thời điểm khác nhau.
Nguồn lực mạng: Mạng máy tính gồm tập hợp máy tính và các thiết bị được kết
nối với nhau nhờ đường truyền vật lý theo một kiến trúc nhất định dựa trên giao thức
nhằm chia sẻ các tài nguyên trong mạng của tổ chức, doanh nghiệp.
Nguồn lực con người: Trong hệ thống thông tin hiện đại, yếu tố con người bao
gồm tất cả những đối tượng tham gia quản lý, xây dựng, mô tả, lập trình, sử dụng,
nâng cấp và bảo trì hệ thống. Con người được coi là thành phần quan trọng nhất, đóng
vai trò chủ động để tích hợp các thành phần trong hệ thống để đạt được hiệu quả cao
nhất trong hoạt động.
Tham khảo tài liệu [2]
1.1.2 Khái niệm về dữ liệu, an toàn dữ liệu, bảo mật dữ liệu và an toàn bảo
mật trong HTTT
Theo [1] Dữ liệu là một khái niệm rất trừu tượng, là thông tin đã được đưa vào
máy tính. Dữ liệu sau khi tập hợp lại và xử lý sẽ cho ta thông tin. Hay nói theo cách
khác, dữ liệu là thông tin đã được mã hóa trên máy tính. Vì vậy ta có thể hiểu an toàn

dữ liệu là an toàn thông tin trên máy tính.
Theo [1] An toàn dữ liệu (Database Security) có thể hiểu là quá trình đảm bảo
cho hệ thống tránh khỏi những nguy cơ thay đổi hoặc sao chép dữ thông tin. Các nguy
cơ này có thể là ngẫu nhiên (do tai nạn) hoặc có chủ định (bị phá hoại từ bên ngoài).
Việc bảo vệ dữ liệu có thể được thực hiện bằng các thiết bị phần cứng (các hệ thống
Backup dữ liệu,…) hay các chương trình phần mềm (trình diệt Virus, các chương trình
mã hóa,…)
Theo [7] An toàn bảo mật trong HTTT là thông tin không bị hỏng hóc, không bị
sửa đổi, thay đổi, sao chép hoặc xóa bỏ bởi người không được phép. ATTT là quá trình
đảm bảo cho hệ thống dữ liệu tránh khỏi những nguy cơ hỏng hóc hoặc mất mát. Các
6


nguy cơ tiềm ẩn về khả năng mất an toàn thông tin ngẫu nhiên như thiên tai, hỏng vật
lí, mất điện… và các nguy cơ có chủ định như tin tặc, cá nhân bên ngoài, phá hỏng vật
lí, can thiệp có chủ ý…
Một HTTT an toàn thì các sự cố có thể xảy ra không thể làm cho hoạt động chủ
yếu của nó ngừng hẳn và chúng sẽ được khắc phục kịp thời mà không gây thiệt hại đến
cho chủ sở hữu. ATTT đó là việc đảm bảo được tính bảo mật qua việc đảm bảo dữ liệu
của người sử dụng luôn được bảo vệ, không bị mất mát. Dữ liệu không bị tạo ra, sửa
đổi hay xóa bởi những người không sở hữu và luôn trong trạng thái sẵn sàng. Đồng
thời có tính tin cậy đảm bảo thông tin mà người dùng nhận được là đúng.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu an toàn bảo mật HTTT
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
- Mark Rhodes-Ousley, Information Security The Complete Reference,
Second Edition.
Cuốn sách gồm 7 phần và 34 chương bao hàm tất cả các khía cạnh của an ninh
thông tin, từ lý thuyết đến các ví dụ thực tiễn giúp cho từng đối tượng người đọc có
các góc nhìn cũng như mong muốn hiểu biết khác nhau đều có thể hiểu và tìm đọc.
Phần 1 trình bày những khái niệm về an toàn thông tin giúp người đọc có cái nhìn cơ

bản về từng đối tượng được nghiên cứu, cùng với đó là những tiêu chuẩn, quy định và
luật an ninh mạng hiện hành, phần này cũng giới thiệu những tổ chức an ninh mạng
hàng đầu thế giới. Các chương tiếp theo đi vào tìm hiểu nghiên cứu việc ATTT cho
từng thành phần đối tượng như bảo mật dữ liệu, mạng, máy tính và ứng dụng. Tại mỗi
thành phần nghiên cứu sẽ tìm hiểu về khái niệm chung, những công cụ và phương
pháp bảo mật tiêu biểu như: giải pháp an ninh mạng Firewall, phương thức bảo vệ
mạng Wifi bằng WPA2, mạng riêng ảo VPNs, các giải pháp bảo mật cho hệ điều hành,
….Phần cuối sẽ tìm hiểu về bảo mật mức vật lý. Mục tiêu tổng thể của cuốn sách là
cung cấp kiến thức thực tiễn về ATTT trong thời kì số hóa ngày nay.
- Michael E. Whitman và Herbert J. Mattord, Principles of Information
Security, Fourth Edition.
Ấn bản thứ tư của Nguyên tắc an ninh thông tin, khám phá lĩnh vực bảo mật
thông tin và đảm bảo nội dung cập nhật bao gồm các cải tiến mới về công nghệ và
phương pháp luận. Người đọc sẽ tìm hiểu về bảo mật toàn diện bao gồm tổng quan
lịch sử về an ninh thông tin, các đánh giá, xác định rủi ro, công nghệ bảo mật và hơn
thế nữa. Nội dung trong cuốn sách cũng đề cập đến những tiêu chuẩn quốc tế, chính

7


sách bảo mật thông tin nhắm cung cấp kiến thức và kĩ năng mà một nhà quản lý thông
tin cần biết để đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn và hợp pháp.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Đàm Gia Mạnh (2009), Giáo trình an toàn dữ liệu trong thương mại điện tử,
NXB Thống kê .Giáo trình này đưa ra những vấn đề cơ bản liên quan đến an toàn dữ
liệu trong thương mại điện tử (TMĐT) như khái niệm, mục tiêu, yêu cầu an toàn dữ
liệu trong TMĐT, cũng như những nguy cơ mất an toàn dữ liệu trong TMĐT. Từ đó,
giúp các nhà kinh doanh tham gia thương mại điện tử TMĐT có cái nhìn tổng thể về
an toàn dữ liệu trong hoạt động của mình. Ngoài ra, trong giáo trình này cũng đề cập
một số biện pháp khắc phục hậu quả thông dụng, phổ biến ngày nay, giúp các nhà kinh

doanh có thể cận dụng thuận lợi hơn trong công việc hằng ngày của mình.
Đồ án: “Bảo vệ mạng bằng công nghệ Firewall” của sinh viên Nguyễn Bá Hiếu
– Khoa Điện tử viến thông – Đại học bách khoa. Đồ án đã mang lại cho người đọc một
cái nhìn toàn cảnh về bức tranh bảo mật nói chung và công nghệ bức tưởng lửa nói
riêng. Tuy nhiên đồ án chỉ đưa ra nững giải pháp mà chư áp dụng được trong một
doanh nghiệp cụ thẻ.
Đồ án: “Mạng WLAN và một số vấn đề bảo mật cho mạng không dây wifi” của
Nguyễn Thị Hiền, sinh viên trường ĐH Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong
công trình nghiên cứu về phương pháp bảo mật trên WLAN của sinh viên Nguyễn Thị
Hiền đã tập trung phân tích khá rõ ràng và có chiều sâu về vấn đề bảo mật trong mạng
không dây. Công trình nghiên cứu đã tập trung chỉ ra được những yếu điểm về bảo mật
trong mạng không dây và đã đưa ra được nhiều giải pháp khắc phục khá hay và tốt.
Mặc dù vậy thì công trình nghiên cứu này còn có một số hạn chế đó là mới chỉ đưa ra
được những giải pháp trước mắt chứ chưa đưa ra được giải pháp lâu dài trong bối cảnh
công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay.
Nhìn chung, các đề tài luận văn, chuyên đề tốt nghiệp và các tài liệu về an toàn
bảo mật thông tin trong doanh nghiệp khá nhiều nhưng vẫn chưa đi vào chi tiết. Đề tài:
“Một số giải pháp nâng cao tính an toàn bảo mật thông tin của công ty Cổ phầnphát
triển nguồn mở và dịch vụ FDS” sẽ tập trung vào việc đánh giá và đưa ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả các hoạt động đảm bảo an toàn và bảo mật HTTT tại một doanh
nghiệp cụ thể. Vì vậy đi sâu nghiên cứu về đề tài này là rất cần thiết.
1.3. Các đặc trưng của một HTTT an toàn
Một hệ thống thông tin được gọi là an toàn khi các yếu tố cơ bản sau được
giải quyết:
 Tính bảo mật

8


Trong an toàn dữ liệu, an toàn và bảo mật (Security) là yêu cầu đảm bảo cho dữ

liệu của người sử dụng phải được bảo vệ, không bị mất mát vào những người không
được phép. Nói khác đi là phải đảm bảo được ai là người được phép sử dụng (và sử
dụng được) các thông tin (theo sự phân loại mật của thông tin).
Thông tin đạt được tính bảo mật khi nó không bị truy nhập, sao chép hay sử dụng
trái phép bởi một người không sở hữu. Trên thực tế, thừa rất nhiều thông tin cá nhân
của người sử dụng đều cần phải đạt được độ bảo mật cao chẳng hạn như mã số thẻ tín
dụng, số thẻ bảo hiểm xã hội,… Vì vậy đây có thể nói là yếu tố quan trọng nhất đối
với tính an toàn của một hệ thống thông tin.
 Tính toàn vẹn
Trong an toàn dữ liệu, tính toàn vẹn (Integrity) có nghĩa là dữ liệu không bị tạo
ra, sửa đổi hay xóa bởi những người không sở hữu. Tính toàn vẹn đề cập đến khả năng
đảm bảo các thông tin không bị thay đổi nội dung bằng bất cứ cách nào bởi người
không được phép trong quá trình truyền thông.
Việc đảm bảo tính toàn vẹn trong dữ liệu bao gồm:
- Đảm bảo sự toàn ven dữ liệu với dữ liệu gốc.
- Bảo vệ dữ liệu khỏi sự sửa chữa và phá hoại của những người dùng không có
thẩm quyền.
- Bảo về dữ liệu tránh khỏi những thay đổi không đúng về mặt ngữ nghĩa hay
logic.
 Tính sẵn sàng
Tuy dữ liệu phải được đảm bảo tính bí mật và toàn vẹn nhưng đối với người sử
dụng, dữ liệu phải luôn trong trạng thái sẵn sàng (Availability). Các biện pháp bảo mật
làm cho người sử dụng gặp khó khăn hay không thể thao tác được với dữ liệu đều
không thể được chấp nhận. Nói khác đi, các biện pháp đảm bảo an toàn dữ liệu phải
đảm bảo được sự bảo mật và toàn vẹn của dữ liệu đồng thời cũng phải hạn chế tối đa
những khó khăn gây ra cho người sử dụng thực tế. Dữ liệu và tài nguyên của hệ thống
phải luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ bất cứ lúc nào đối với những người dùng
có thẩm quyền sử dụng một cách thuận lợi.
 Tính tin cậy
Yêu cầu về tính tin cậy (Confidentiality) liên quan đến khả năng đảm bảo rằng,

ngoài những người có quyền, không ai có thể xem các thông điệp và truy cập những
dữ liệu có giá trị. Mặt khác, nó phải đảm bảo thông tin người dùng nhận được là đúng
với mong muốn của họ, chưa hề bị mất mát hay bị lọt vào tay những người dùng đang
không được phép.

9


Việc đánh giá độ an toàn của một hệ thống thông tin phải xem xét đến tất cả các
yếu tố trên. Nếu thiếu một trong số đó thì độ bảo mật của hệ thống không hoàn thiện.
Tham khảo tài liệu [1]
1.4. Các nguy cơ và một số giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trong
HTTT
Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng ta sẽ tiếp cận theo năm thành phần của một hệ
thống thông tin để từ đó có những giải pháp phù hợp cho mỗi phần như sau:
 Phần cứng
Nguy cơ mất an toàn thông tin từ các cuộc tấn công vào các thiết bị phần cứng là
nguy cơ do mất điện, nhiệt độ, độ ẩm không đảm bảo, hỏa hoạn, thiên tai, thiết bị phần
cứng bị hư hỏng, tinh vi hơn các thiết bị phần cứng như như vi xử lý, ổ cứng,
mainboard, các thiết bị ngoại; cũng có khả năng bị cài sẵn mã độc để làm nội gián từ
bên trong.
Ngoài yêu cầu các thiết bị phần cứng cơ bản như máy tính, máy in, máy fax, thiết
bị và đường truyền mạng phải hoạt động tốt, ổn định thì doanh nghiệp nên sử dụng các
thiết bị bảo mật: thiết bị bảo mật đa chức năng Firebox X(WatchGuard), thiết bị tối ưu
mạng WAN Exinda, thiết bị bảo mật thư điện tử chuyên dụng của hãng O2Micro’s
SifoML,….. Để tránh khả năng các thiết bị phần cứng bị cài sẵn mã độc trước khi sử
dụng người dùng cần chọn những hang máy tính có uy tín và tin cậy, đối với tổ chức
doanh nghiệp cần tính bảo mật cao trước khi đưa các thiết bị vào sử dụng cần có
những cuộc kiểm tra toàn diện để đảm bảo các thiết bị phần cứng đó đảm bảo an toàn
trước khi đưa vào hệ thống.

 Phần mềm
Các nguy cơ tần công vào phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp là các
chương trình phần mềm độc hại hay còn gọi là phần mềm độc hại bao gồm virus máy
tính, sâu, trojan, adware và skyware được gắn vào các chương trình phần mềm nhằm
thực thi các mục đích nhất định khi được kích hoạt. Ngoài ra phải kể đến một số lỗ
hổng phần mềm, các tấn công bằng cách phá mật khẩu cũng là những nguy cơ đáng
báo động mà người dùng cần có những biện pháp phòng tránh chúng để có một môi
trường làm việc an toàn. .
Virus: là một chương trình máy tính có thể tự sao chép chính nó lên những đĩa,
file khác mà người sữ dụng không hay biết. Thông thừờng virus máy tính mang tính
chất phá hoại, nó sẽ gây ra lỗi thi hành, lệch lạc hay hủy dữ liệu. Chúng có các tính
chất: Kích thước nhỏ, có tính lây lan từ chương trình sang chương trình khác, từ đĩa
này sang đĩa khác và do đó lây từ máy này sang máy khác, tính phá hoại thông thường

10


chúng sẽ tiêu diệt và phá hủy các chương trình và dữ liệu (tuy nhiên cũng có một số
virus không gây hại như chương trình được tạo ra chỉ với mục đích trêu đùa).
Worm: là loại virus lây từ máy tính này sang máy tính khác qua mạng, khác với
loại virus truyền thống trước đây chỉ lây trong nội bộ một máy tính và nó chỉ lây sang
máy khác khi ai đó đem chương trình nhiễm virus sang máy này.
Trojan, Spyware, Adware: Là những phần mềm được gọi là phần mềm gián điệp,
chúng không lây lan như virus. Thường bằng cách nào đó (lừa đảo người sử dụng
thông qua một trang web, hoặc một người cố tình gửi nó cho người khác) cài đặt và
nằm vùng tại máy của nạn nhân, từ đó chúng gửi các thông tin lấy được ra bên ngoài
hoặc hiện lên các quảng cáo ngoài ý muốn của nạn nhân.
Các hacker cũng lợi dụng lỗ hổng bảo mật thường là do lỗi lập trình, lỗi hoặc sự
cố phần mềm, nằm trong một hoặc nhiều thành phần tạo nên hệ điều hành hoặc trong
chương trình cài đặt trên máy tính. Hiện nay các lỗ hổng bảo mật được phát hiện ngày

càng nhiều trong các hệ điều hành, các web server hay các phần mềm khác, ... Và các
hãng sản xuất luôn cập nhật các lỗ hổng và đưa ra các phiên bản mới sau khi đã vá lại
các lỗ hổng của các phiên bản trước.
Các phần mềm ứng dụng đóng vai trò rất quan trọng và đã trở thành một phần
không thể thiếu đối với hoạt động của doanh nghiệp. Để đảm bảo ATTT, các phần
mềm đó phải sạch, tức là không chứa virus, mã độc, spyware. Ngoài ra, đó phải là các
phần mềm có bản quyền, được nâng cấp, cập nhật thường xuyên bởi nhà sản xuất
nhằm giảm bót các nguy cơ từ lỗ hổng bảo mật.
Bên cạnh các phần mềm ứng dụng, doanh nghiệp phải luôn chủ động trong việc
cài đặt các phần mềm bảo mật như phần mềm chống virus, spyware và phishing; phần
mềm bảo mật dựa trên sinh trắc học (nhận dạng khuôn mặt, vân tay), phần mềm mã
hóa dữ liệu, phần mềm chống thư rác….
 Cơ sở dữ liệu
Theo [1] Tấn công CSDL là hình thức ăn cắp hoặc phá hoại dữ liệu một cách trái
phép. Cũng giống như các hình thức tấn công khác, chỉ khác là đối tượng tấn công ở
đây là các loại dữ liệu có giá trị. Từ khi có sự phổ biến của Internet, các hình thức tấn
công ngày càng tăng cả về số lượng lẫn mức độ nguy hiểm.
Các hình thức tấn công ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. Nghe trộm, phần tích
dữ liệu, giả mạo người gửi, thay đổi thông điệp, tấn công lặp lại và tấn công từ chối
dịch vụ, tấn công SQL injection,…Các cuộc tấn công dữ liệu có thể nhằm vào 2 mục
đích: phá hoại hoặc lấy cắp.

11


Để đối phó với sự gia tăng của các hình thức tấn công, các biện pháp phòng tránh
các nguy cơ gây mất ATTT cũng được cải thiện hơn. Một số biện pháp phải kể đến
như: Phân quyền người dùng, bảo mật kênh truyền dữ liệu với một số giao thực SSL
(Secure Socket Layer), SET (Secure Electronic Transaction), WEP (Wired Equivalent
Privacy), tường lửa,… Cùng với đó là các khắc phục sự cố như các việc khôi phục dữ

liệu bị xóa, đảm bảo an toàn dữ liệu nhờ sao lưu,… giúp việc lưu trữ thông tin dữ liệu
được đảm bảo và tránh mất mát. Mã hóa dữ liệu và sử dụng chứ ký điện tử có thể đảm
bảo tính bí mất và không thể chối cãi của dữ liệu.
Thiết lập và cấu hình cơ sở dữ liệu an toàn, luôn cập nhật bản vá lỗi mới nhất cho
hệ quản trị cơ sở dữ liệu; sử dụng công cụ để đánh giá, tìm kiếm lỗ hổng trên máy chủ
cơ sở dữ liệu.
Gỡ bỏ các cơ sở dữ liệu không sử dụng, có các cơ chế sao lưu dữ liệu, tài liệu
hóa quá trình thay đổi cấu trúc bằng cách xây dựng nhật ký CSDL với các nội dung
như: nội dung thay đổi, lý do thay đổi, thời gian, vị trí thay đổi,...
Thường xuyên kiểm tra, giám sát chức năng chia sẻ thông tin. Tổ chức cấp phát tài
nguyên trên máy chủ theo danh mục, thư mục cho từng phòng/đơn vị trực thuộc.
 Mạng
Điển hình trong hình thức tấn công vào hệ thống mạng và đường truyền là tấn
công từ chối dịch vụ (DoS- Denial of Service) là kiểu tấn công làm cho hệ thống quá
tải không thể cung cấp dữ liệu hoặc phải ngưng hoạt động. Tấn công DoS và các biến
thể của nó như DDoS, DRDoS,… là hình thức tấn công được sử dụng nhiều nhất hiện
nay và rất khó phòng chống vì tính bất ngờ của nó.
Ngoài ra trong quá trình lưu thông và giao dịch thông tin trên mạng Internet nguy
cơ mất an toàn thông tin trong quá trình truyền tin là rất cao do kẻ xấu chặn đường
truyền, thay đổi hoặc phá hỏng nội dung thông tin rồi gửi tiếp tục đến người nhận.
Cùng với đó là những lỗ hổng từ mạng không dây tin tặc có thể khai thác chúng để đạt
được quyền truy cập vào mạng Internet hoặc mạng nội bộ của doanh nghiệp tổ chức
thực hiện những hành vi sai trái.
Cùng với các thiết bị bảo mật được trang bị thì doanh nghiệp cũng cần xây dựng
các mô hình, giao thức mạng an toàn như giao thức bảo mật SSL, SET, TLS hay
Kerberos.
Cài đặt, cấu hình, tổ chức hệ thống mạng theo mô hình Clients/Server, hạn chế sử
dụng mô hình mạng ngang hàng. Khi thiết lập các dịch vụ trên môi trường mạng
Internet, chỉ cung cấp những chức năng thiết yếu nhất bảo đảm duy trì hoạt động của
hệ thống thông tin; hạn chế sử dụng chức năng, cổng giao tiếp mạng, giao thức và các

12


dịch vụ không cần thiếtĐối với hệ thống mạng không dây: định kỳ 3 tháng thay đổi
mật khẩu nhằm tăng cường công tác bảo mật.

 Con người
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng những mối đe dọa an ninh cho một tổ chức,
doanh nghiệp có nguồn gốc từ bên ngoài tổ chức. Trên thực tế trong nội bộ tổ chức,
doanh nghiệp có thể gặp các vấn đề an ninh nghiêm trọng. Người lao động có quyền
truy cập vào thông tin đặc quyền và việc xuất hiện các thủ tục an ninh nội bộ cẩu thả,
mọi nhân viên có thể xem hết hệ thống con của tổ chức mà không để lại một dấu vết
nào.Người dùng thiếu hiểu biết là nguyên nhân của hành vi vi phạm an ninh mạng.
Nhân viên của công ty có thể là đối tượng của những vụ lừa đảo để tiết lộ hoặc lấy cắp
thông tin của tổ chức doanh nghiệp. Hay sự thiếu hiểu của người dùng cuối khi nhập
các dữ liệu bị lỗi hoặc không theo sự hướng dẫn thích hợp của quy trình xử lý dữ liệu
khi sử dụng các thiết bị máy tính cũng là một nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống
thông tin.
Để tránh những nguy cơ trên, những người sử dụng, làm việc trực tiếp với
thông tin cần phải có kiến thức về ATTT. Cần bố trí cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật
phù hợp chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho hệ thống dữ liệu và thông tin, có kế
hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ATTT, đào tạo, phổ biến
kiến thức, kỹ năng cho người dùng máy tính về phòng, chống các nguy cơ mất
ATTT khi sử dụng mạng Internet.
Tham khảo tài liệu [2]

13


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN TOÀN BẢO MẬT

CỦA CÔNG TY FSD
2.1 TỔNG QUAN VÊ CÔNG TY FDS
2.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp
Công ty cổ phần phát triển nguồn mở và dịch vụ FDS được thành lập vào tháng
2/2016 với các Cổ đông sáng lập là những người đã làm việc lâu năm trong lĩnh vực
Công nghệ thông tin và Truyền thông. Hiện FDS có 12 cổ đông sang lập trong đó có 3
nhà đầu tư chiến lược.
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần phát triển nguồn mở và dịch vụ FDS
Tên giao dịch quốc tế: FOSS Development and Services Joint Stock Company

Hình 2.1: Logo của công ty FDS
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Điện thoại: (024) 6262 7617
Tổng đài hỗ trợ: 1900 0311
Mã số thuế: 0107349611
Địa điểm giao dịch: Tầng 5 và 8 tòa nhà VAPA, Số 4, Ngõ 3, Đường Tôn Thất
Thuyết, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
2.1.2 Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.
FDS được tổ chức theo đúng mô hình công ty cổ phần với Đại hội đồng cổ đông,
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành. Trong đó, Ban điều hành bao gồm
Giám đốc và Phó giám đốc phụ trách kinh doanh và điều hành nội bộ, Phó giám đốc
phụ trách công nghệ.
FDS được tổ chức với 03 phòng ban: Bộ phận Nội bộ, Phòng Giải pháp và dịch
vụ, Phòng Phát triển phần mềm với các chức năng, nhiệm vụ như sau:
Bộ phận Nội bộ: hành chính, nhân sự, kế toán, kiểm soát nội bộ.
Phòng Giải pháp và dịch vụ: tư vấn dự án, quản lý dự án, phân tích thiết kế hệ
thống, kiểm thử phần mềm, chăm sóc khách hàng, thiết kế đồ hoạ.
Phòng Phát triển phần mềm: lập trình, quản trị CSDL, quản lý hạ tầng.

14



Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty FDS
FDS hiện tại có hơn 30 nhân viên chính thức và hầu hết tốt nghiệp chuyên ngành
CNTT ở các Trường Đại học uy tín tại Việt Nam như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại
học Quốc gia Hà Nội và các Đại học khác. FDS có đội ngũ nhân viên chủ chốt là
những người có nhiều năm kinh nghiệm và đảm nhiệm những vị trí then chốt (kiến
trúc sư trưởng, quản lý dự án, trưởng nhóm phân tích thiết kế, trưởng nhóm lập trình)
của nhiều dự án Chính phủ điện tử quan trọng tại Việt Nam.
FDS thông qua mô hình kinh doanh nguồn mở đã có hơn 20 đối tác trong và
ngoài nước phối hợp với FDS triển khai sản phẩm dịch vụ phần mềm nguồn mở và
viễn thông tới khách hàng.
FDS tự hào là thành viên sáng lập các cộng đồng nguồn mở và liên minh thương
mại như OpenCPS, Mobilink và IOCV. Từ các cộng đồng và liên minh thương mại,
hiện FDS đang có khoảng 50 cộng tác viên làm việc thường xuyên với FDS.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty FDS
2.1.3.1 Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
 Cổng thông tin điện tử
Nền tảng Cổng thông tin điện tử (Portal) do FDS triển khai là một nền tảng phát
triển và tích hợp ứng dụng với nhiều thành phần hỗ trợ phát triển Chính quyền điện tử
và doanh nghiệp.
 Dịch vụ công trực tuyến
Việc ứng dịch vụ công trực tuyến được xem là khâu quan trọng, then chốt trong
tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử. FDS cũng là một trong
những doanh nghiệp được tin cậy và giao phó nhiệm vụ xây dựng, triển khai một số
dịch vụ công trực tuyến lớn và quan trọng của Bộ Giao thông vận tải, Cục Quản lý

15



Cạnh tranh- Bộ Công thương,…
 Nền tảng tích hợp dữ liệu
Khung kiến trúc Chính quyền điện tử (phiên bản 1.0) của Bộ Thông tin và
Truyền thông ban hành kèm theo Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 yêu
cầu các Bộ ngành, Tỉnh/Thành phố khi xây dựng kiến trúc và hệ thống chính quyền
điện tử cần đảm bảo có Nền tảng tích hợp và chia sẻ dùng chung (Local Government
Service Platform - LGSP).
 Dịch vụ
Công ty Cổ phần Phát triển nguồn mở và Dịch vụ FDS cung cấp các dịch vụ:
- Hỗ trợ chính hãng của các phần mềm dịch vụ.
- Tư vấn giải pháp công nghệ.
- Cải tiến quy trình nghiệp vụ.
- Phát triển phần mềm theo yêu cầu.
- Thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng.
- Tối ưu hệ thống.
- Đảm bảo quy trình vận hành hệ thống.
- Tư vấn hỗ trợ người dùng.
2.1.3.2 Các đối tác triển khai
Công ty Cổ phần Phát triển nguồn mở và dịch vụ FDS chuyên tâm tập trung phát
triển năng lực kỹ thuật. FDS theo đuổi mô hình phát triển cộng tác; hỗ trợ và cung cấp
giải pháp, sản phẩm cho các đơn vị khác triển khai. Thông qua việc xây dựng Cộng
đồng Dịch vụ công nguồn mở OpenCPS mà FDS là đơn vị sáng lập và đầu tư chính
đến nay FDS đã có hơn 20 đối tác triển khai, bao gồm:
- Công ty Cổ phần Netnam
- Công ty CP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Tâm Việt
- Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC (CMCSoft)
- Công ty Cổ phần Bitsco
- Công ty TNHH Tiền Phong TF

16



- Công ty Cổ phần iWay,…
2.1.3.3 Báo cáo tài chính về thu chi, lợi nhuận 3 năm gần đây.
Công ty đã được thành lập mới được khoảng gần 3 năm và Công ty cũng bắt đầu
có được những thành quả nhất định. Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần phát
triển nguồn mở và dịch vụ FDS được phản ánh qua bảng sau đây:

17


Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2016-2018
(Đơn vị: triệu đồng)
Tiêu chí
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận trước thuế
Thuế phải nộp
Lợi nhuận sau thuế

2016

2017

Nửa
đầu 2018

8105
5810
2295

573,
7
1721
,3

9980
7032
2948

6317
3952
2366

2017/20
16
(%)
123,1
120,9
128,4

737

591

128.4

2211

1774


128,4

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán FDS)
So với năm 2016 thì năm 2017 công ty đã có những bước tiến đáng kể về nhiều
mặt, doanh thu tăng lên các khoản chi phí đều ở mức hợp lý nên lợi nhuận tăng. Năm
2017 doanh thu tăng 23,1 % tương ứng số tiền là 1875 triệu đồng, do đó lợi nhuận
cũng tăng theo 28,4% tương ứng với 489,7 triệu đồng so với năm 2016. Đến năm
2018,dù mới hoạt động được một nửa đầu năm 2018, kết quả kinh doanh đã có phần
vượt trội hơn hẳn so với năm 2017. Qua đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty
đã đạt được hiệu quả, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân viên
trong công ty.
2.2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN TOÀN BẢO MẬT
HTTT CỦA CÔNG TY FDS
2.2.1 Thực trạng của công tác an toàn bảo mật hệ thống thông tin trong công
ty FDS
2.2.1.1 Giới thiệu HTTT của doanh nghiệp
Hiện nay, Công ty cổ phần phát triển nguồn mở và dịch vụ FDS đang sử dụng
Mobilink Enterprise để quản lý toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Mobilink Enterprise là phần mềm do chính FDS xây dựng giúp hỗ trợ quản lý tổng thể
và cung cấp môi trường làm việc cộng tác trong các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp.
Toàn bộ thông tin về các hoạt động, kế hoạch, quy trình công việc, hồ sơ tài liệu, biểu
mẫu được lưu trữ điện tử và thống nhất theo quy trình ISO của doanh nghiệp. Hệ
thống sẽ giúp giảm thời gian, công sức, tiết kiệm được chi phí vận hành, và nâng cao
hiệu lực quản lý, điều hành cho doanh nghiệp sử dụng. Năng suất và chất lượng công
việc của các nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được cải thiện triệt để nhờ môi trường

18


làm việc cộng tác có trên hệ thống, giúp tránh được các hiện tượng bị quên hay bỏ lỡ

thông tin cần xử lý kịp thời.

Hình 2.2: Giao diện đăng nhập của HTTT Mobilink Enterprise
Phần mềm Làm việc cộng tác Mobilink Enterprise là phần mềm quản lý các hoạt
động/quy trình trong cơ quan tổ chức và doanh nghiệp với các lợi ích:
⁃ Làm việc hoàn toàn không giấy
⁃ Mọi lúc, mọi nơi
⁃ Đảm bảo tính đầy đủ, sẵn sàng và toàn vẹn của các hồ sơ, tài liệu (dạng điện tử)
⁃ Cảnh báo và nhắc việc tự động
⁃ Theo dõi toàn cảnh tiến độ và trạng thái các công việc
⁃ Đo lường hiệu suất công việc
⁃ Quy trình xử lý công việc linh hoạt
⁃ Bộ mẫu các hoạt động, hồ sơ, tài liệu sẵn có (dựa trên ISO 9001:2015).
Từ đó giúp cho các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp:
⁃ Tăng hiệu suất làm việc lên trên 50%
⁃ Tiết kiệm chi phí văn phòng phẩm
⁃ Giảm thiểu thời gian trong quá trình xử lý các công việc
⁃ Quản lý hoàn toàn trên các file điện tử (.xls, .xlsx,...)
⁃ Dễ dàng tích hợp với các phần mềm nghiệp vụ có sẵn của doanh nghiệp
⁃ Phù hợp tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 và các bộ tiêu chuẩn quản lý khác (ISO
27001, ISO 20000,...)
Phần mềm Làm việc cộng tác Mobilink Enterprise bao gồm các module chính:
- Quản lý hoạt động

19


- Quản lý cán bộ
- Quản lý khách hàng
- Quản lý hồ sơ văn bản

2.2.1.2 Cơ sở hạ tầng HTTT trong doanh nghiệp
 Trang thiết bị phần cứng
Sau thời gian thực tập tại doanh nghiệp và phiếu khảo sát, thống kê được:
Bảng 2.2: Trang thiết bị phần cứng
Máy chủ
Máy tính để bàn
Máy tính xách tay
Máy in Laser A4-2 mặt
Điện thoại cố định
Máy in
Máy chiếu

2 chiếc
4 chiếc
31 chiếc
1 chiếc
4 chiếc
2 chiếc
2 chiếc
(Nguồn: Theo điều tra của cá nhân)

- Hệ thống máy chủ: Số lượng máy chủ 2 chiếc cài đặt hệ điều hành Windows.
Máy chủ PowerEdge của Dell, dòng máy này rất phù hợp để làm máy chủ chứa file
cho các máy trạm, chia sẻ Internet trên LAN. Dòng máy này có gắn bộ vi xử lý Intel
Xeon 3400 series và hệ điều hành Microsoft Windows Server 2008 R2, cung cấp
những tính năng cần thiết cho hoạt động của Công ty.
- Hệ thống máy tính để bàn: gồm 4 máy tính DELL VOSTRO 3670MT
(MTG5400), CPU- Intel Pentium G5400, RAM 4GB, ổ cứng HDD 1TB, ổ đĩa quang:
DVDRW.
- Máy tính cá nhân: Mỗi thành viên trong công ty có ít nhất 1 máy tính cá nhân

đảm bảo những điều kiện cơ bản có thể thực hiện các công việc tại doanh nghiệp.
Theo tìm hiểu thực tế máy tính cá nhân được đa số nhân viên trong công ty dùng
thuộc dòng Dell, RAM 4 GB trở lên, tốc độ xử lý tối đa 2,6 GHz, hệ điều hành
Window 2010 hoăc 2013.
- Công ty cũng trang bị 1 máy in laser màu Canon LBP 5050 là loại máy in laser
màu A4 đơn năng với tốc độ in đen trắng 12ppm với màu có tốc độ là 8ppm. có độ
phân giải 9600 x 600dpi và bô nhớ lên tới 16MB, kết nối USB 2.0, khả năng in mạng
làm việc và quản lý in, hiệu suất làm việc: 7.000 trang /tháng. Và 2 máy in thường
Canon IMAGECLASS LBP6230DN là loại máy in trắng đen, tốc độ 25 trang/phút, độ
phân giải 600 x 600 dpi, có thể kết nối trực tiếp với mạng LAN hoặc kết nối USB để
thực hiện in.

20


×