Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp nội khoa kết hợp với tiêm hydrocortison ngoài màng cứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.62 KB, 7 trang )

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT
LƢNG BẰNG PHƢƠNG PHÁP NỘI KHOA KẾT HỢP VỚI TIÊM
HYDROCORTISON NGOÀI MÀNG CỨNG
Lưu Thị Bình, Trần Ngọc Thụy
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt
lƣng bằng phƣơng pháp nội khoa kết hợp tiêm Hydrocortison ngoài màng cứng.
Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: mô tả kết hợp thử nghiệm lâm sàng có
đối chứng, theo dõi phân tích 62 bệnh nhân trƣớc điều trị sau điều trị 15 và 30
ngày (tại bệnh viện Đa khoa TƢ Thái Nguyên từ tháng 11/2015 đến tháng 6/2016)
chia làm 2 nhóm: 31 bệnh nhân đƣợc điều trị nội khoa cơ bản. Nhóm II (nhóm
nghiên cứu): 31 bệnh nhân đƣợc điều trị nội khoa cơ bản kết hợp với tiêm ngoài
màng cứng cột sống thắt lƣng. Kết quả: Sau 30 ngày điều trị. Có 48,4% bệnh
nhân sau điều trị không đau so với nhóm chứng 32,3%. 67,7% bệnh nhân có độ
giãn cột sống thắt lƣng cải thiện rất tốt sau điều trị so với nhóm chứng chỉ đạt
38,7%. 64,5% bệnh nhân có cải thiện Lassègue rất tốt sau điều trị so với nhóm
chứng 38,7%. Cải thiện rõ rệt các động tác cúi ngửa nghiêng xoay sau điều trị so
với nhóm chứng. 58,1%. Bệnh nhân có chức năng sinh hoạt hàng ngày cải thiện
sau điều trị ở mức độ rất tốt so với nhóm chứng 19,4%. Kết quả điều trị chung:
80,7% bênh nhân đạt kết rất tốt sau điều trị so với nhóm chứng là 67,7%. Kết
luân: Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu là cao hơn một cách có ý nghĩa so với
nhóm chứng.
Từ khóa: thoát vị đĩa đệm, cột sống thắt lƣng, tiêm ngoài màng cứng
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị
trí bình thƣờng trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự


đứt rách vòng sợi .Trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lƣng chiếm 63-73% các
trƣờng hợp đau thắt lƣng và là nguyên nhân 72% trƣờng hợp đau thần kinh tọa. Do vậy,
bệnh đã ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng sản xuất, đời sống, kinh tế, xã hội[3][4] .Đau
thần kinh tọa có hoặc không kèm theo đau cột sống thắt lƣng chiếm khoảng 11,5% tổng
số bệnh nhân điều trị tại khoa Cơ xƣơng khớp Bệnh viện Bạch Mai (theo thống kê 19912000) [2].
Từ năm 1952, trong y văn thế giới đã đề cập đến phƣơng pháp tiêm ngoài màng cứng
bằng hydrocortisone nhằm mục đích giảm đau cho bệnh nhân đau thần kinh toạ do TVĐĐ
cột sống thắt lƣng. Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên thƣờng áp dụng phác
đồ điều trị đau cột sống thắt lƣng do thoát vị đĩa đệm bằng phƣơng pháp nội khoa (dùng
thuốc) kết hợp với tiêm steroid ngoài màng cứng song chƣa có những nghiên cứu chi tiết
để đánh giá kết quả điều trị. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:
Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân TVĐĐ cột sống thắt lƣng bằng phƣơng pháp nội
khoa kết hợp tiêm hydrocortison ngoài màng cứng.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Gồm 62 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lƣng tại tại khoa
Cơ Xƣơng Khớp, Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên.
21


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016

Dựa vào tiêu chuẩn lựa chọn:
- Bệnh nhân có hội chứng chèn ép thần kinh hông to điển hình trên lâm sàng.
-Cận lâm sàng:Bệnh nhân có kết quả hình ảnh thoát vị đĩa đệm trên phim cộng
hƣởng từ(MRI) cột sống thắt lƣng.
Tiêu chuẩn loại trừ
-Bệnh nhân bị TVĐĐ đã điều trị bằng phẫu thuật.

-Bệnh nhân bị vẹo cột sống cấu trúc.
-Bệnh nhân dị ứng với các thuốc giảm đau chống viêm.
-Bệnh nhân có TVĐĐ di trú.
-Bệnh nhân có hội chứng đuôi ngựa
-Bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu, không tuân thủ nguyên tắc điều trị
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
-Phƣơng pháp nghiên cứu mô tả kết hợp thử nghiệm lâm sàng có đối chứng
-Phƣơng pháp thu thập số liệu: Tiến cứu phân tích từng trƣờng hợp
-Phƣơng pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên đơn giản.
-Nhóm bệnh nhân vào viện đƣợc chẩn đoán xác định TVĐĐ cột sống thắt lƣng chọn
2 nhóm tƣơng đồng tuổi ,giới ,nghề nghiệp,địa dƣ.
-Nhóm I (nhóm chứng): 31 BN đƣợc điều trị nội khoa cơ bản (Nivalin 2,5mg x 2
ống/ngày tiêm bắp.Nucleoforte1 lọ/ngày tiêm bắp. Methycobal x 1 ống / 2ngày. Mobic
7,5mg x2 viên /ngày uống. Myonal 50mg x3 viên/ngày uống. Paracetamol 0,5g x 2
viên/ngày uống).
-Nhóm II (nhóm nghiên cứu): 31 bệnh nhân đƣợc điều trị nội khoa cơ bản kết hợp với
tiêm NMC CSTL (Hydrocortison 125mg x 1 lọ/lần x 3 lần, mỗi lần tiêm cách 5 ngày).
2.3.Nội dung nghiên cứu:
Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu khi nhập viện đều đƣợc khai thác tiền sử,
bệnh sử, khám lâm sàng theo dõi diễn biến bệnh trƣớc điều trị sau điều trị 15 và 30 ngày
các dữ liệu thu đƣợc thống nhất theo mẫu và đƣợc ghi chép vào bệnh án nghiên cứu.
Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
- Tuổi: Đƣợc chia thành 4 nhóm tuổi ( <30, từ 30-49, từ 50-69,và từ 70 tuổi trở lên)
- Giới: Gồm 2 nhóm: Nam và nữ
- Nghề nghiệp: Gồm 2 nhóm lao động nặng (Công nhân, nông dân…)và lao động nhẹ
(Hành chính sự nghiệp,hƣu trí…)
- Thời gian mắc bệnh: Đƣợc chia làm 3 nhóm( <1 tháng, từ 2-5 tháng, và trên 6
tháng)
- Hoàn cảnh khởi phát bệnh: Gồm có 3 nhóm: Tự nhiên, sau chấn thƣơng,vận động
quá mức sai tƣ thế

Kết quả điều trị:
- Đánh giá kết quả điều trị theo cách đánh giá của Amor.B, đƣợc lƣợng hóa và áp
dụng cụ thể theo tiêu chuẩn phân loại mức độ TVĐĐ của Nguyễn Văn Thông [5] gồm:
- Tình trạng đau thắt lƣng và thần kinh tọa:đánh giá chủ quan của bệnh nhân qua
thang nhìn VAS (Không đau: 0 điểm. Đau nhẹ: 1-2,5 điểm. Đau vừa: 2,5- 5 điểm. Đau
nặng: > 5 điểm.)
- Đo độ giãn của CSTL( theo nghiệm pháp Schober: Rất tốt 4 điểm ≥ 14/10cm, Tốt 3
điểm ≥ 13/10-14/10cm, Trung bình 2 điểm ≥ 12/10-13/10cm, Kém 1 điểm < 12/10cm ).
- Đánh giá mức độ chèn ép rễ thần kinh toạ (nghiệm pháp Lassègue: Rất tốt 4 điểm >
0
80 , Tốt 3 điểm ≥ 60-800, Trung bình 2 điểm ≥ 30-600, Kém 1 điểm < 300).
22


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016

- Tầm vận động của CSTL (động tác gấp, động tác duỗi, nghiêng sang bên chân đau,
nghiêng sang bên chân không đau, xoay sang bên chân đau, xoay sang bên chân không đau).
-Các hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày: sử dụng bộ câu hỏi ―Oswestry low
back pain disability questionaire‖. Đánh giá 4 hoạt động: Chăm sóc cá nhân, Nhấc vật
nặng, Đi bộ, Đứng.( Rất tốt: 4 điểm. Tốt: 3 điểm. Trung bình: 2 điểm. Kém: 1 điểm)
Tiêu chuẩn xếp loại dựa vào tổng số điểm của các chỉ tiêu trên: Rất tốt: 36- 40 điểm.
Tốt: 30-35 điểm. Trung bình: 20-29 điểm. Kém: <20 điểm
2.4. Xử lí phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 16.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu:
- Tuổi trung bình của nhóm chứng là 57,26 và của nhóm nghiên cứu là 58. Ở lứa tuổi
từ 50-69 tuổi có 36 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 58 %, trong đó tập trung nhiều nhất ở nhóm

tuổi 60-69 tuổi (35,5%), tiếp đến là nhóm tuổi 50-59 tuổi (22,5%).
- Trong 62 bệnh nhân, tỷ lệ nữ giới chiếm 80,65% cao gấp 4 lần số nam giới
(19.35%).
- Trong 62 bệnh nhân số bệnh nhân thuộc nhóm lao động nhẹ (khác) chiếm tỷ lệ
65,5%, , bằng 1,8 lần. số bệnh nhân thuộc nhóm lao động nặng (công nhân và nông dân)
chiếm tỷ lệ 35,5%
- Số bệnh nhân đến điều trị sớm trong vòng tháng đầu chiếm tỷ lệ cao nhất(33,8%),25 tháng (41,9%), và số bệnh nhân đến điều trị trong vòng 6-12 tháng chiếm tỷ lệ thấp
nhất (24,3%).
-Số bệnh nhân khởi phát tự nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là sau lao động quá
sức, vận động sai tƣ thế và không có trƣờng hợp nào chấn thƣơng .
- TVĐĐ mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất là 88,7%, nhẹ 11,3% .
- Vị trí thoát vị hay gặp nhất là ở đĩa đệm L4-L5 L5-S1, tiếp đến là thoát vị đĩa đệm
đa tầng(từ 2 tầng trở lên)
3.2. Kết quả điều trị:
Bảng 1: Cải thiện về mức độ đau sau điều trị (Theo thang điểm VAS)
Nhóm chứng (n=31)
Nhóm NC (n=31)
Nhóm
TĐT
SĐT15
SĐT30
TĐT
SĐT 15
SĐT 30
n
20

%
64,5


n
0

%
0

n
0

%
0

n
18

%
58,1

n
0

%
0

n
0

%
0


Đau
nặng
Đau
10 32,3 18 58,1
6
19,4 11 35,5 10 32,3
3
9,7
vừa
Đau
1
3,2
10 32,3 15 48,4
2
6,5
14 45,2 13 41,9
nhẹ
Khôn
0
0
3
9,7
10 32,3
0
0
7
22,6 15 48,4
g đau
Nhận xét: Mức độ đau của hai nhóm giảm rất rõ rệt qua các thời điểm 1 tháng, 3
tháng điều trị.So sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm, chúng tôi nhận thấy mức độ không

đau và đau nhẹ ở nhóm nghiên cứu cao hơn hẳn so với nhóm chứng (p < 0,05).

23


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016

Bảng 2: Cải thiện độ Lassègue sau điều trị
Nhóm chứng (n=31)
Nhóm NC (n=31)
Mức
Độ

TĐT

SĐT15

SĐT30

TĐT

SĐT15

SĐT30

n
0


%
0

n
11

%
35,5

n
12

%
38,7

n
0

%
0

n
18

%
58,1

n
20


%
64,5

9

29

11

35,5

13

41,9

11

35,5

8

25,8

8

25,8

TB

5


16,1

9

29

6

19,4

4

12,9

5

16,1

3

9,7

Kém

17

54,8

0


0

0

0

16

51,6

0

0

0

0

Rất
tốt
Tốt

Nhận xét: sự cải thiện độ Lassègue của cả hai nhóm là rất rõ rệt (p < 0,05). Độ Lassègue
ở nhóm nghiên cứu cải thiện tốt hơn ở nhóm chứng là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3: Cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng (nghiệm pháp Schober) sau điều trị
Nhóm chứng (n=31)
Nhóm NC (n=31)
Mức
TĐT1

SĐT15
SĐT30
TĐT
SĐT15
SĐT30
Độ
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
Rất 1
3,2
11 35,5 12 38,7 1
3,2
20 64,5 20
67,7
tốt
Tốt 9
29
8
25,8 11 35,5 8
25,8 5

16,1 5
16,1
TB
7
22,6 10 32,3 8
25,8 8
25,8 6
19,4 6
19,4
Kém 14 45,2 2
6,5
0
0
14 45,2 0
0
0
0
Nhận xét: Sau điều trị, độ giãn CSTL của cả hai nhóm đều cải thiện rõ rệt so với trƣớc
điều trị (p < 0,05). Sự cải thiện độ giãn CSTL của nhóm nghiên cứu là cao hơn nhóm
chứng một cách có ý nghĩa với p < 0,05.
Bảng 4: Cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày sau điều trị
Mức
Nhóm chứng (n=31)
Nhóm NC (n=31)
Độ
TĐT
SĐT15
SĐT30
TĐT
SĐT15

SĐT30
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
Rất
0
0
2
6,5
6
19,4
0
0
7
22,6 18
58,1
tốt
Tốt
2
6,5
17 54,8 18 58,1

1
3,2
19 61,3
9
29
TB

7

22,6

10

32,3

6

19,4

8

25,8

5

16,1

4

12,9


Kém

22

7,1

2

6,5

1

3,2

22

71

0

0

0

0

Nhận xét:các chức năng SHHN ở cả hai nhóm đều tăng lên rõ rệt so với trƣớc điều trị
(p < 0,05). Sự cải thiện về chức năng SHHN của nhóm nghiên cứu cao hơn rõ rệt so với
nhóm chứng là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05


24


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016

Bảng 5+6: Kết quả điều trị chung (theo tiêu chuẩn của Nguyễn Văn Thông )sau 15 ngày
và sau 30 ngày
KẾT
Nhóm
Nhóm NC
P
KẾT
Nhóm
Nhóm NC
p
QUẢ
chứng
QUẢ
chứng
(sau
(sau
30
n
%
n
%
n

%
n
%
15
ngày)
ngày)
Rất
0
0
5
16,1 <0,05
Rất tốt
8
25,8 15 48,4 <0,0
tốt
5
Tốt

10

32,3

16

31,6

Tốt

13


41,9

10

32,3

Trung
bình

21

67,7

10

32,3

Trung
bình

10

32,3

6

19,3

Kém


0

0

0

0

Kém

0

0

0

0

Tổng

31

100

31

100

Tổng


31

100

31

100

Biểu đồ 1: Kết quả điều trị theo thời gian của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Sau 15 ngày điều trị, cả hai nhóm đều đạt đƣợc kết quả cao và không có
bệnh nhân nào có kết quả kém. Kết quả điều trị ở nhóm nghiên cứu cao hơn rõ rệt so với
nhóm chứng là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.Sau 30 ngày điều trị, kết
quả điều trị ở nhóm nghiên cứu cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
4. BÀN LUẬN:
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 58,16 ± 13.7. So sánh với
kết quả của tác giả Đỗ Vũ Anh năm 2013 là 55 ± 10,04 thì kết quả nghiên cứu của của
chúng tôi là tƣơng đối phù hợp[1]. So sánh với các tác giả khác nhƣ Davis RA [6] là 42
thì tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi là lớn hơn.
25


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016

Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao là do nữ cũng phải làm việc nặng, đa số là tuổi mãn kinh và
tiền mãn kinh có nhiều thay đổi về nội tiết gây thoái hoá đĩa đệm, loãng xƣơng dễ gây
thoát vị đĩa đệm

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh lao động nhẹ chiếm tỉ lệ cao. Kết quả này
có khác biệt với tỷ lệ bệnh nhân thuộc nghiên cứu khác trong đó lao động nặng chiếm tỷ
lệ cao hơn nhƣ Đỗ Vũ Anh (2013) 62,1%[1].Nghiên cứu của chúng tôi đa số là các bệnh
nhân nội trú điều trị tại khoa Cơ Xƣơng Khớp Bệnh viện Trung ƣơng Thái Nguyên, đa
phần bệnh nhân nghiên cứu là các đối tƣợng là cán bộ hƣu trí .
Theo nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân đến viện sớm trong vòng tháng mắc
bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là 33,9%, tiếp đó là từ 2-6 tháng chiếm 41,9% và bệnh nhân
đến viện muộn hơn từ >6 tháng là 13,3% và ít nhất là > 6 tháng chiếm 24,2%.Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng tƣơng đồng với kết quả của một số các tác giả khác
Trong nghiên cứu, nhóm bệnh nhân có hoàn cảnh khởi phát bệnh tự nhiên chiếm tỷ lệ
cao nhất 47 bệnh nhân chiếm 75,8%. Điều này cho thấy rằng, những bệnh nhân phải làm
việc liên tục ở những tƣ thế nhất định và chịu đựng những vi chấn thƣơng kéo dài trên cơ
địa thoái hoá,loãng xƣơng làm bệnh khởi phát tự nhiên.
Đặc điểm hình ảnh MRI TVĐĐ:Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tƣơng đồng
với kết quả của một số các tác giả khác
Kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu
Năm 1997, Phan Chúc Lâm và Nguyễn Văn Thông đã điều trị 1390 trƣờng hợp đau
thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm CSTL thể ra sau-sau bên giai đoạn bán cấp-mạn tính
bằng phƣơng pháp nắn chỉnh cột sống, thuốc chống viêm-giảm đau, tiêm ngoài màng
cứng có kết quả: Tốt và khá 80%, trung bình 13%, ít kết quả 4% và không kết quả 3%.
Năm 2000, Riew và Cộng sự báo cáo kết quả từ một nghiên cứu tiến cứu trên bệnh
nhân đau thần kinh toạ nặng do hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm CSTL đƣợc điều trị
bằng tiêm steroid NMC thắt lƣng thu đƣợc kết quả thành công là 77 % [7].
Năm 2005, Runu R. và CS tiến hành nghiên cứu tiến cứu cho bệnh nhân bị đau thần
kinh toạ do TVĐĐ bằng tiêm steroid NMC, tác giả nhận thấy có 72,54% bệnh nhân cải
thiện [8].
Chúng tôi nhận thấy rằng kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tƣơng đƣơng với
các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
5. KẾT LUẬN:
- Cải thiện về mức độ đau, tầm vận động cột sống và chức năng sinh hoạt hàng ngày:

+ 48,4% bệnh nhân sau điều trị không đau so với nhóm chứng 32,3%.
+ 67.7% bệnh nhân có độ giãn cột sống thắt lƣng cải thiện rất tốt sau điều trị so với
nhóm chứng 38,7%.
+ 64,5% bệnh nhân có độ Lassègue rất tốt sau điều trị so với nhóm chứng 38,7%.
+ Cải thiện rõ rệt các động tác cúi ngửa nghiêng xoay sau điều trị so với nhóm chứng.
+ 58,1% bệnh nhân có chức năng sinh hoạt hàng ngày cải thiện sau điều trị ở mức độ
rất tốt so với nhóm chứng 19,4%.
- Đánh giá kết quả điều trị chung sau 30 ngày điều trị:
80,7% bênh nhân đạt kết rất tốt sau điều trị có kết hợp tiêm ngoài màng cứng so với
nhóm chứng là 67,7%.

26


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đỗ Vũ Anh (2013), "Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh toạ do thoát vị đĩa
đệm bằng phương pháp tiêm corticosteroid ngoài màng cứng", Khoá luận tốt
nghiệp bác sỹ đa khoa
2. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004), Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa
đệm cột sống thắt lưng, Bệnh học Nội khoa Tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr 456-460.
3. Lê Thị Kiều Hoa (2001), Nghiên cứu hiệu quả phục hồi vận động ở bệnh nhân thoát
vị đĩa đệm thắt lưng-cùng bằng máy ELTRAC471, Luận văn Thạc sỹ Y học.
4. Nguyễn Mai Hƣơng (2001), Đối chiếu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh Cộng
hưởng từ của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, Luận văn Thạc sỹ Yhọc.
5. Nguyễn Văn Thông (1993), Góp phần nghiên cứu và đánh giá xoa bóp nắn chỉnh
cột sống điều trị thoát vị cột sống thắt lưng, Luận văn Tiến sỹ khoa học Y học.

6.Davis RA (1994). A long term outcome analysis of 984, Surgically treated
herniated disc, Orthopedic clinics of north America-Vol2. No2, pp 415-421.
7. Riew KD, Park JB, Cho YS, et al (2006) Nerve root blocks in the treatment of lumbar
radicular pain. A minimum five-year follow-up. J Bone Joint Surg Am; 88(8), pp 1722-5.
8. Runu R, Sinha NK, Pai R, Shankar PR, Vijayabhaskar P. (2005). Our experience
with epidural steroid injections in management of low back pain and sciatica.
Kathmandu University Medical Journal, Vol.3, No.4, Issue12, pp 349-354.
TREATMENT OUTCOMES OF LUMBAR HERNIATED DISC IN THE SPINE
EPIDURAL STEROID INJECTION COMBINING MEDICAL METHODS
Luu Thi Binh, Tran Ngoc Thuy
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY
Objectives: To evaluate the results of treatment of lumbar herniated disc in the
spine epidural steroid injection, combining medical methods. Method:
Descriptive study combining clinical trials, controlled, monitored on 62 patients
assessment before treatment and after treatment for 15 and 30 days (at the central
hospital of Taiyuan from month to month 6/2016 11/2015) divided into 2 groups:
31 patients treated with basic medical. Group II (team): 31 patients underwent
basic medical treatment combined with epidural injection of the lumbar spine.
Results: After 30 days of treatment. There are 48.4% of patients with no pain
after treatment compared with the control group 32.3%. 67.7% of patients with
lumbar spinal elongation very good improvement after treatment compared with
the control group was only 38.7%. 64.5% of patients improved after treatment
Lassegue very good compared with the control group 38.7%. Markedly improved
the tilt swivel movement bent back after treatment compared with the control
group. 58.1%. Patients with daily functioning improved after treatment at very
good level of 19.4% compared with the control group. Overall treatment outcome:
80.7% patients achieved very good after the treatment compared to the control
group (67.7%). Conclusion: The results of the research team treated are higher
than a meaningful way compared to the control group.

Key words: herniated disc, lower lumbar, epidural injections
Tên tác giả: Trần Ngọc Thụy-Lớp: BSNT K7
ĐT: 0986 052 379
27



×