Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty TNHH công nghiệp broad bright sakura việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.01 KB, 69 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BTC
CMKT
TNHH
CN
DN
DT
TK
TN
TNCT
TNDN
TSCĐ
VAS 17
TNCN
BHXH
BHYT

2

Tiếng Việt
Bộ Tài chính
Chuẩn mực kế toán
Trách nhiệm hữu hạn
Công nghiệp
Doanh nghiệp


Doanh thu
Tài khoản
Thu nhập
Thu nhập chịu thuế
Thu nhập doanh nghiệp
Tài sản cố định
Chuẩn mực kế toán "Thuế thu nhập doanh nghiệp"
Thu nhập cá nhân
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Thông tin kế toán là nguồn thông tin quan trọng, cần thiết và hữu ích cho nhiều đối
tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Để thông tin kế toán có được chất lượng phù hợp với
mục tiêu và yêu cầu quản lý thì quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin cần
phải được nghiên cứu và cải thiện thường xuyên cả về nội dung, phương pháp lẫn công cụ hỗ
trợ. Việc định khoản kế toán và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên, kịp thời và
khoa học sẽ góp phần nâng cao năng lực cung cấp thông tin kế toán của công tác kế toán.
Trong thực tế nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở nhiều tình huống khác nhau kế
toán chưa tìm ra cách hạch toán phù hợp với chế độ quy định nên khi lập báo cáo tài chính
và báo cáo thuế gặp rất nhiều khó khăn.
Cụ thể việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay vẫn chịu sự chi

phối trực tiếp của Luật thuế TNDN, các doanh nghiệp vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa
việc xác định lợi nhuận theo mục tiêu tài chính và việc xác định lợi nhuận theo mục tiêu
tính thuế hay lợi nhuận chịu thuế mới chính là lợi nhuận được các đối tượng sử dụng thông
tin kế toán bên ngoài doanh nghiệp chấp nhận, còn lợi nhuận kế toán là thông tin chỉ sử
dụng trong nội bộ doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định hướng dẫn cho việc lập và trình bày
BCTC liên quan đến việc phân biệt kết quả kinh doanh theo mục tiêu tài chính và mục tiêu
tính thuế thực sự là một trong những nhu cầu cấp thiết nhằm hoàn thiện hơn hệ thống kế
toán Việt Nam hiện nay cũng như trong thời gian tới. Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp là góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam, để hướng tới một thị
trường tài chính toàn cầu và là cơ sở để các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhất
đối, với các chênh lệch phát sinh giữa số liệu ghi lợi nhuận theo chính sách kế toán do
doanh nghiệp lựa chọn và số - liệu theo quy định của các chính sách thuế hiện hành.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải là làm
thế nào để có thể tuân thủ và vận dụng có hiệu quả các chuẩn mực kế toán, với việc bổ
sung một số tài khoản mới phản ánh nội dung nghiệp vụ kinh tế mới và nhiều thuật ngữ
mới khó hiểu, đặc biệt là chuẩn mực kế toán "Thuế thu nhập doanh nghiệp", đây cũng là
một rào cản lớn đối với đội ngũ kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Thuật ngữ "Thuế thu nhập doanh nghiệp" đã có từ lâu và việc hiểu, áp dụng các quy
định về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập hoãn
lại phải trả, Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp. “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp...”

4


có thể nói là tương đối lạ và gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc hiểu
và vận dụng theo quy định của chuẩn mực kế toán - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Công nghiệp Broad Bright Sakura Việt Nam”
để nghiên cứu thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý
luận cơ bản cũng như những quy định của Việt Nam về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận
cơ bản cũng như những quy định của Việt Nam về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Qua khảo sát thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH CN
Broad Bright Sakura Việt Nam trong thời gian qua, khoá luận sẽ phân tích, đánh giá thực
trạng và rút ra những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân hạn chế, từ đó làm cơ sở đề
xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH CN
Broad Bright Sakura Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
+ Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán thuế
thu nhập doanh nghiệp.
+ Kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán quốc tế từ đó đưa ra nhận định về xu
hướng kế toán thuế TNDN trong giai đoạn hiện nay trên thế giới rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
+ Kế toán thuế TNDN tại công ty TNHH CN Broad Bright Sakura Việt Nam bao gồm
kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH Công nghiệp Broad Bright Sakura Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng để
nghiên cứu các vấn đề một cách toàn diện, hệ thống và cụ thể bằng việc sử dụng các
phương pháp logic, tổng hợp, phân tích so sánh, diễn giải thông qua việc thực hiện phương
pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Hệ thống luật thuế nói chung, luật thuế TNDN
cũng như hệ thống khuôm khổ pháp lý về kế toán thuế TNDN của Việt Nam qua các thời


5


kỳ, hệ thống tài liệu sách tham khảo, giáo trình, luận án, luận văn liên quan vấn đề nghiên
cứu được thu thập và nghiên cứu trực tiếp.
- Phương pháp trục tiếp thu thập thông tin.
Đây là phương pháp quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài, được thực hiện trực
tiếp thông qua các dữ liệu được phép tiếp cận như các dữ liệu lưu trữ tại phòng kế toán của
Công ty TNHH CN Broad Bright Sakura Việt Nam; điều tra trực tiếp đối với các cán bộ
quản lý, cán bộ và nhân viên kế toán tại Công ty.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đã hệ thống hóa và phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thuế thu nhập
doanh nghiệp; kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nghiên cứu những đặc điểm đặc thù của hoạt động kinh doanh tại đối tượng nghiên
cứu từ đó phân tích và chỉ rõ ảnh hưởng của những điểm đặc thù này tới kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp tại đối tượng nghiên cứu.
Thông qua kết quả khảo sát thực trạng đối tượng nghiên cứu, bài khóa luận đã đánh
giá khách quan về thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH CN
Broad Bright Sakura Việt Nam.
Trên cơ sở đó bài làm đã đề xuất giải pháp hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn về
các quy định liên quan đến các Luật thuế, quản lý thuế và kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Công ty TNHH CN Broad Bright Sakura Việt Nam.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và các phụ lục liên quan, nội dung kết cấu của đề
tài gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp và kế
toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH
CN Broad Bright Sakura Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp tại Công ty TNHH CN Broad Bright Sakura Việt Nam.

6


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ
KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1.1. Bản chất của thuế thu nhập doanh nghiệp
Nền kinh tế của nước ta hiện nay hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết
của Nhà nước. Vì thế các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh và phát triển trên cơ sở tuân
thủ pháp luật. Nhưng cũng chính vì tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tình trạng phân hóa giàu
nghèo trong xã hội càng cao vì thế nhà nước sử dụng thuế TNDN như một công cụ để điều
tiết thu nhập của chủ thể kinh tế, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh tế vào
ngân sách Nhà nước được công bằng hợp lý để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân
phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
1.1.1.1. Khái niệm
Thuế thu nhập là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các cá nhân
hoặc các pháp nhân nhưng không phải toàn bộ thu nhập của các thể nhân và pháp nhân đều
là đối tượng đánh thuế thu nhập, mà thuế thu nhập điều chỉnh hay thu trên phần thu nhập
chịu thuế tức là khoản thu nhập sau khi đã được miễn trừ chi phí hợp lý.
1.1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
Bản chất của thuế TNDN được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có của nó.
Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua các giai đoạn phát triển. Nghiên cứu về
thuế TNDN người ta nhận thấy ngoài những đặc điểm chung của thuế là có tính cưỡng chế
và tính pháp lý cao, là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp; thuế TNDN còn
có một số đặc điểm riêng, cụ thể là:
- Thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các DN, các nhà đầu tư

thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu thuế.
- Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các DN hoặc các nhà
đầu tư. Thuế GTGT, thuế TTĐB là một số tiền cộng thêm vào giá bán của hàng hoá, dịch
vụ, ngưòi bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ là người tập hợp thuế và nộp vào kho bạc,
bởi vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ hàng hoá. Thuế TNDN được xác định
trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các DN, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận
mới phải nộp thuế TNDN.
- Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập mà cá nhân
nhận được từ hoạt động đầu tư như: Lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi ngân hàng, lợi nhuận do

7


góp vốn liên doanh, liên kết.. .là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy,
thuế TNDN cũng có thể coi là một biện pháp quản lý thu nhập cá nhân.
- Tuy là thuế trực thu song thuế thu nhập DN không gây phản ứng mạnh mẽ bằng
thuế thu nhập cá nhân.
1.1.2. Các vấn đề có tính chất pháp lý có liên quan đến thuế thu nhập doanh
nghiệp.
1.1.2.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi có chuẩn mực kế toán
số 17 “ Thuế thu nhập doanh nghiệp”
Trước khi có chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” kế toán thuế
TNDN được thực hiện theo Thông tư số 100/1998/TT-BTC ngày 15/7/1998 của Bộ Tài
chính hướng dẫn kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN
Các chứng từ được sử dụng là các chứng từ kế toán liên quan đến việc xác định
TNCT.
Để hạch toán kế toán thuế TNDN, kế toán sử dụng các tài khoản sau: tài khoản
doanh thu, tài khoản thu nhập, tài khoản chi phí, tài khoản thuế, tài khoản xác định kết quả
kinh doanh.
Hệ thống sổ kế toán thuế TNDN bao gồm các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết các tài

khoản liên quan.
Báo cáo kế toán thuế TNDN bao gồm tờ khai tự quyết toán thuế TNDN năm, biên
bản Quyết toán thuế với cơ quan thuế, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, Bảng cân đối
kế toán, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.1.2.2. Kế toán thuế TNDN sau khi có chuẩn mực kế toán số 17 “ Thuế thu
nhập doanh nghiệp”
Sau khi có chuẩn mực kế toán số 17 “kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp” thì kế toán
thuế TNDN được ban hành thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính
về hướng dẫn kế toán thuế TNDN.
Tại thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006, Bộ Tài Chính đã ban hành tài khoản 243
và tài khoản 347 để hạch toán Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả tương ứng.Trong thông tư
bổ sung thêm TK 821- chi phí thuế TNDN, với 02 tài khoản cấp hai:
Tài khoản 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành.
Tài khoản 8212 – chi phí thuế TNDN hoãn lại.
Theo thông tư này, các chứng từ kế toán được sử dụng là các chứng từ có liên quan
đến việc xác định thu nhập chịu thuế, các chứng từ kế toán làm cơ sở để xác định các
khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ hoạt động tài chính, thu

8


nhập khác và các khoản chi phí hợp lý hợp lệ để xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể như
sau:
- Đối với các khoản thu nhập thì chứng từ có thể là hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn bán
hàng) hoặc là biên bản giao nhận hàng hóa xác nhận đã chuyển quyền sở hữu.
- Đối với các khoản chi phí thì chứng từ gốc là các hóa đơn GTGT (hóa đơn mua
hàng) và các bảng định mức do các doanh nghiệp tự quy định, đăng ký từ đầu năm với các
cơ quan chức năng và các chứng từ liên quan khác.
- Tờ khai thuế TNDN theo mẫu số 02A/TNDN và tờ khai điều chỉnh thuế TNDN theo
mẫu số 02B/TNDN làm căn cứ để tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý.

Để hạch toán thuế TNDN kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- TK 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp (đổi tên từ tài khoản 3334 “Thuế lợi tức”).
tài khoản này dùng để phản ánh số thuế TNDN phải nộp và tình hình nộp thuế TNDN vào
ngân sách nhà nước. TK 3334 được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi ngành
nghề, mọi thành phần kinh tế.
- TK 421 Lợi nhuận chưa phân phối (đổi tên từ tài khoản 421 “Lãi chưa phân
phối”).
Hệ thống sổ sách kế toán thuế TNDN gồm các sổ kế toán chi tiết và các sổ kế toán
tổng hợp các tài khoản có liên quan. Các báo cáo liên quan đến kế toán thuế TNDN bao
gồm:
- Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý; Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN năm. Doanh
nghiệp có tránh nhiệm nộp tờ khai thuế TNDN cho cơ quan thuế. Hàng quý doanh nghiệp tạm
nộp số thuế của quý đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách Nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ
quan thuế.
- Tờ khai quyết toán thuế với cơ quan thuế.
- Các báo cáo tài chính gồm; báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế
toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Hiện nay, kế toán thuế TNDN được được hiện theo Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế
thu nhập doanh nghiệp”, Thông tư hướng dẫn thực hiện VAS 17, sau đó hạch toán theo
Chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 (Đến nay
đó được thay thế bằng thông tư 200 ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính) hoặc theo
Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính ( Đến năm
2017 được thay thế theo thông tư 133/2016) Theo quy định mới này, kế toán sử dụng các
tài khoản doanh thu, thu nhập, tài khoản chi phí, tài khoản thanh toán thuế như trên, ngoài
ra còn sửa đổi bổ sung một số tài khoản mới.

9


1.1.3. Một số nội dung cơ bản của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Luật thuế TNDN số 14 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 3 tháng 6 năm 2008.
Trong quá trình thực hiện luật thuế TNDN đã được bổ sung điều chỉnh Luật số
32/2013/QH13 ban hành ngày 19/6/2013 cho phù hợp với tình hình thực tế của Nước ta.
Luật thuế TNDN hiện nay có những nội dung cơ bản sau:
1.1.3.1 Đối tượng nộp thuế TNDN
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh
nghiệp), bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây
gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú
tại Việt Nam;
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
1.1.3.2. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế TNDN phải nộp là thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất
(kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính).
Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp: số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức:
Thuế TNDN
phải nộp

=

(

Thu

nhập


tính thuế

-

Phần trích lập quỹ
KH&CN (nếu có)

)

x

Thuế suất
thuế TNDN

Trong đó:
* Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ
đi các khoản lỗ (nếu có) của năm trước chuyển sang.

khoản
được kết chuyển theo quy đinh
nhậpCác
được
miễnlỗthuế
Thu nhập tính thuế
Thu nhâp chiuThu
thuế

=


10






Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế thu nhập được xác định như sau:
Thu nhập
chịu thuế

=

Doanh
thu

-

Chi phí
được trừ

+

Các khoản
thu nhập khác

Thu nhập từ hoạt động SX Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ = doanh thu của hoạt
động sản xuất Kinh doanh hàng hóa dịch vụ – chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hóa dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng

nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập nhập của từng
hoạt động X thuế suất tương ứng.
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư,
chuyển quyền, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò,
khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật phải hạch toán riêng để kê khai nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 22% (từ ngày 1/1/2016 áp dụng mức thuế suất
20%), không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ phần thu nhập của doanh
nghiệp thực hiện dự án đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua, được
áp dựng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% theo quy định).
Doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản,
chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ
dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt
động SXKD.
Đối với số lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án
đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng
sản) của các năm 2013 trở về trước còn trong thời hạn chuyển lỗ thì doanh nghiệp phải
chuyển vào thu nhập của hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
Cơ sở kinh doanh sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ trừ vào thu
nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ năm tiếp
sau năm phát sinh lỗ. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính
thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang. Quá thời
hạn 5 năm kể từ năm tiếp năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa kết chuyển hết thì sẽ
không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.
Đối với số lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án
đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng
sản ) của các năm 2013 trở về trước còn trong thời hạn chuyển lỗ thì doanh nghiệp phải

11



chuyển vào thu nhập của hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án
đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, nếu chuyển không hết thì được
chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác) từ
năm 2014 trở đi.
Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục giải thể doanh nghiệp, sau khi có quyết định
giải thể nếu có chuyển nhượng bất động sản là tài sản cố định của doanh nghiệp thì thu
nhập (lãi) từ chuyển nhượng bất động sản (nếu có) được bù trừ với lỗ từ hoạt động SXKD
(bao gồm cả số lỗ của các năm trước được chuyển sang theo Quy định) vào kỳ tính thuế
phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
Thứ nhất, Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất –
kinh doanh bán ra bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ giảm
giá hàng bán, trị giá hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, thuế GTGT (đối với doanh
nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…bao
gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng (nếu có) không phân biệt đã
thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Thứ hai, các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế.
Theo Luật thuế TNDN 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì trừ những khoản
chi không được khấu trừ, doanh nghiệp được khấu trừ tính thuế TNDN mọi khoản chi nếu
đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, các khoản thu nhập chịu thuế khác.
Thu nhập chịu thuế khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản
thu nhập này không thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh có trong đăng ký kinh doanh
của doanh nghiệp.
* Thu nhập miễn thuế.
Thu nhập được miễn thuế bao gồm:
- Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác

xã; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bán kinh
tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
- Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
- Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

12


Thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ
doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có
số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma tuý, người nhiễm HIV bình quân
trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh
nghiệp.
- Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết
tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
-Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế
với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định
của Luật này.
- Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn
hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) đảm bảo khi bán hoặc
chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải phải được cơ quan có thẩm quyền về môi trường xác
nhận theo quy định.
- Thu nhập liên quan đến nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng phát triển Việt Nam từ
hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tính dụng xuất khẩu; thu nhập từ hoạt động tín dụng cho
người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng chính sách xã hội; thu nhập của
công ty TNHH 1 thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; thu nhập từ hoạt
động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của các quỹ tài chính nhà nước: Quỹ BHXH
Việt Nam, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, quỹ BHYT, quỹ hỗ trợ học nghề, quỹ hỗ trợ việc làm

ngoài nước thuộc Bộ Lao động – thương binh và Xã hội, quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, quỹ
viễn thông công ích…. Và quỹ khác của nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo
quy định của Pháp luật, các quỹ này được thành lập và có cơ chế chính sách hoạt động theo quy
định của Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ.
Phần thu nhập không được chia của các cơ sở xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào
tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác không bao gồm trường hợp đơn vị để lại để đầu tư mở
rộng các ngành nghề hoạt động kinh doanh khác không thuộc lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế
và lĩnh vực xã hội hóa khác.
-

Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở
địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
* Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được qui định như sau:

13


Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động
sản là 20% (từ ngày 01/01/2016 là 20%).
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm , thăm dò, khai
thác dầu khí tại Việt Nam từ 32-50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ
lượng mỏ, doanh nghiệp có dự án đầu tư, tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ
dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng chính phủ quyết định mức thuế suất cụ
thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
- Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác các mỏ tài
nguyên quý hiếm (bao gồm bạch kim, vàng, bạc, thiếc, uônphram, đá quý, đất hiếm trừ dầu
khí) áp dụng thuế suất 50%; trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích
được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn áp dụng mức thuế
suất thuế TNDN 40%.

1.2. KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.2.1 Nội dung chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.1.1 Nguyên tắc kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế
toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”
Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” ban hành theo quyết định
số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 2 năm 2005 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc,
phương pháp kế toán thuế TNDN. Kế toán thuế TNDN là kế toán các nghiệp vụ do ảnh
hưởng của thuế TNDN trong năm hiện hành và tương lai của Kế toán thuế TNDN trước
khi có chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Sau khi có chuẩn mực kế toán số 17 “kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp” thì kế toán
thuế TNDN được ban hành thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính
về hướng dẫn kế toán thuế TNDN.
Tại thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006, Bộ Tài Chính đã ban hành tài khoản
243 và tài khoản 347 để hạch toán Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả tương ứng.Trong
thông tư bổ sung thêm TK 821- chi phí thuế TNDN, với 02 tài khoản cấp hai:
Tài khoản 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành.
Tài khoản 8212 – chi phí thuế TNDN hoãn lại.
Theo thông tư này, các chứng từ kế toán được sử dụng là các chứng từ có liên quan
đến việc xác định thu nhập chịu thuế, các chứng từ kế toán làm cơ sở để xác định các
khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ hoạt động tài chính, thu
nhập khác và các khoản chi phí hợp lý hợp lệ để xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể như
sau:

14


- Đối với các khoản thu nhập thì chứng từ có thể là hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn
bán hàng) hoặc là biên bản giao nhận hàng hóa xác nhận đã chuyển quyền sở hữu.
- Đối với các khoản chi phí thì chứng từ gốc là các hóa đơn GTGT (hóa đơn mua
hàng) và các bảng định mức do các doanh nghiệp tự quy định, đăng ký từ đầu năm với các

cơ quan chức năng và các chứng từ liên quan khác.
- Tờ khai thuế TNDN theo mẫu số 02A/TNDN và tờ khai điều chỉnh thuế TNDN theo
mẫu số 02B/TNDN làm căn cứ để tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý.
Để hạch toán thuế TNDN kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- TK 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp (đổi tên từ tài khoản 3334 “Thuế lợi tức”).
tài khoản này dùng để phản ánh số thuế TNDN phải nộp và tình hình nộp thuế TNDN vào
ngân sách nhà nước. TK 3334 được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi ngành
nghề, mọi thành phần kinh tế.
- TK 421 Lợi nhuận chưa phân phối (đổi tên từ tài khoản 421 “Lãi chưa phân
phối”).
Hệ thống sổ sách kế toán thuế TNDN gồm các sổ kế toán chi tiết và các sổ kế toán
tổng hợp các tài khoản có liên quan. Các báo cáo liên quan đến kế toán thuế TNDN bao
gồm:
- Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý; Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN năm. Doanh
nghiệp có tránh nhiệm nộp tờ khai thuế TNDN cho cơ quan thuế. Hàng quý doanh nghiệp tạm
nộp số thuế của quý đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách Nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ
quan thuế.
- Tờ khai quyết toán thuế với cơ quan thuế.
- Các báo cáo tài chính gồm; báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế
toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Hiện nay, kế toán thuế TNDN được được hiện theo Chuẩn mực kế toán số 17
“Thuế thu nhập doanh nghiệp”, Thông tư hướng dẫn thực hiện VAS 17, sau đó hạch toán
theo Chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 (Đến
nay đó được thay thế bằng thông tư 200 ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính) hoặc
theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính ( Đến
năm 2017 được thay thế theo thông tư 133/2016) Theo quy định mới này, kế toán sử dụng
các tài khoản doanh thu, thu nhập, tài khoản chi phí, tài khoản thanh toán thuế như trên,
ngoài ra còn sửa đổi bổ sung một số tài khoản mới.
Chuẩn mực kế toán số 17 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế
toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguyên tắc cơ bản là kế toán những nghiệp vụ do ảnh


15


hưởng của thuế TNDN trong năm hiện hành và trong tương lai của việc thu hồi hay thanh
toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả đã được ghi
nhận trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp và các sự kiện khác trong năm đã được
ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh.
Khi ghi nhận một tài sản hay nợ phải trả trong báo cáo tài chính thì doanh nghiệp
phải dự tính khoản thu hồi hay thanh toán giá trị ghi sổ của tài sản hay khoản nợ phải trả
đó. Khoản thu hồi hay thanh toán dự tính thường làm cho số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải trả trong tương lai lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số thuế TNDN phải nộp trong năm
hiện hành, mặc dù khoản thu hồi hoặc thanh toán này không ảnh hưởng đến tổng số thuế
TNDN. Vì thế chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải ghi nhận khoản thuế TNDN
hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế TNDN hoãn lại.
1.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN theo chuẩn mực số 17 có thể được hiểu theo sơ đồ thuế TNDN theo
chuẩn mực 17 (Phụ lục 1.1).
Trong đó:
* Thuế TNDN hiện hành: là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế và
thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành
Thuế TNDN hiện hành = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất thuế TNDN
Thuế TNDN hiện hành của kỳ hiện tại và các kỳ trước, nếu chưa nộp phải được ghi
nhận là nợ phải trả. Nếu giá trị đã nộp trong kỳ hiện tại và các kỳ trước vượt quá số phải
nộp cho các kỳ đó thì phần giá trị nộp thừa sẽ được ghi nhận là tài sản.
- Cơ sở tính thuế của Tài sản
Cơ sở tính thuế của một tài sản là giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế TNDN,
được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp sẽ nhận được và phải chịu thuế thu nhập
khi giá trị ghi sổ của tài sản đó được thu hồi.
Để nhận biết cơ sở tính thuế của một tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh

nghiệp cần phải xem xét các yếu tố như: giá trị khoản thu nhập chịu thuế khi thu hồi tài sản
đó tạo ra; giá trị khoản thu nhập được loại trừ khỏi thu nhập chịu thuế, hoặc giá trị còn lại
được tính vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế trong các năm tương lai.
Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch tạo ra thu nhập chịu thuế trong
năm của doanh nghiệp được căn cứ vào giá trị khoản thu nhập chịu thuế khi thu hồi tài sản
đó tạo ra. Hầu hết các tài sản thuộc loại này là các khoản phải thu của khách hàng.
Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch mà thu nhập từ giao dịch này
không chịu thuế, về bản chất được căn cứ vào giá trị khoản thu nhập được khấu trừ khỏi

16


thu nhập chịu thuế, được xác định bằng đúng giá trị ghi sổ của tài sản đó. Đa số các tài sản
này là các khoản phải thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia hoặc các khoản thu nhập đã được
nộp thuế khấu trừ tại nguồn.
Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập
hoặc chi phí tại thời điểm phát sinh giao dịch nhưng khi thu hồi tài sản có phát sinh thu
nhập chịu thuế, được căn cứ vào giá trị còn lại được tính vào chi phí trong các năm tương
lai khi bán hoặc khấu hao. Hầu hết các tài sản thuộc loại này là hàng tồn kho, tài sản cố
định và các khoản đầu tư tài chính.
- Cơ sở tính thuế của một khoản nợ phải trả
Cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp của một khoản nợ phải trả: Là giá trị ghi sổ
của nó trừ đi giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó
trong các kỳ tương lai. Trường hợp doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế của khoản nợ
phải trả phát sinh là giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu đó sẽ được ghi
nhận nhưng không phải chịu thuế thu nhập trong tương lai.
Để nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp, căn cứ và các yếu tố như: giá trị khoản chi phí được khấu trừ vào thu nhập chịu
thuế trong các năm tương lai do khoản nợ phải trả đó tạo ra, hoặc giá trị ghi sổ của khoản
nợ phải trả đó.

Cơ sở tính thuế của nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch có ảnh hưởng đến thu nhập
hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm hiện tại, thời điểm phát sinh giao
dịch được xác định là số chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả đó và giá trị
khoản chi phí được khấu trừ và thu nhập chịu thuế trong các năm tương lai do khoản nợ
phải trả đó tạo ra.
Cơ sở tính thuế của nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch không có ảnh hưởng đến
thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại điểm phát sinh giao
dịch được xác định bằng giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả đó. Các khoản nợ phải trả phát
sinh từ các giao dịch loại này không làm phát sinh chênh lệch tạm thời.
* Thuế TNDN hoãn lại
Thuế TNDN hoãn lại là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản
chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành.
- Chênh lệch tạm thời: là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh
nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm luật thuế quy định tính thu nhập chịu
thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế. Chênh lệch tạm thời bao gồm hai
loại là chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ.

17


- Chênh lệch tạm thời chịu thuế: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh
thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi giá trị ghi sổ
của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi : giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính
thuế của tài sản đó, giá trị ghi sổ của nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nợ phải trả.
- Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát
sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi
giá trị ghi sổ của các tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
Chênh lệch tạm thời phát sinh khi: giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài
sản đó, giá trị ghi sổ của nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của nó.

1.2.2. Nội dung kế toán thuế TNDN trong doanh nghiệp.
1.2.2.1 Chứng từ kế toán
Chứng từ sử dụng TNDN












Tờ khai thuế TNDN tạm tính.
Tờ khai điều chỉnh thuế TNDN.
Tờ khai quyết toán thuế TNDN.(Phụ lục 2.4)
Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước.
Các chứng từ liên quan khác.
Sổ sách kế toán sử dụng.
Chứng từ ghi sổ.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Sổ cái tài khoản 3334 (Phụ lục 2.6), Tâì khoản 8211 (Phụ lục 2.5), ...
Bảng cân đối kế toán .(Phụ lục 2.7)
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.(Phụ lục 2.8)
1.2.2.2 Tài khoản kế toán.
Hiện nay, kế toán thuế TNDN được thực hiện theo Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế
thu nhập doanh nghiệp”, Thông tư hướng dẫn thực hiện VAS 17, sau đó hạch toán theo
Chế độ kế toán thông tư 200 ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính hoặc theo theo

thông tư 133/2016. Theo quy định mới này thì phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp bao gồm:
Kế toán "Thuế thu nhập doanh nghiệp" và "Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành".
* Tài khoản:
- TK 3334: "Thuế thu nhập doanh nghiệp" phản ánh số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN.
Kết cấu Tài khoản 3334:
Bên Nợ: Số thuế TNDN đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;

18


Bên Có: Số thuế TNDN phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư bên Có: Số thuế TNDN còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- TK 8211: "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành" Kết cấu Tài khoản
8211:
Bên Nợ:
- Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm;
- Thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót
không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm
hiện tại.
Bên Có:
- Số TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hiện
hànhtạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập hiện hành đã ghi nhận trong
năm;
- Số TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm
trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại;
- Kết chuyển chi phí TNDN hiện hành vào bên Nợ Tài khoản 911 - "Xác định kết quả
kinh doanh".

Tài khoản 821 1 - "Chi phí TNDN hiện hành" không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành được thực hiện theo sơ đồ kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành (Phụ lục 1.2).
* Tài khoản 8212- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
- Kết cấu Tài khoản 8212:
Bên Nợ:
+ Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập
hoãn lại phải trả (Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong
nămlớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm);
+ Số hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trước (Là số
chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản
thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm);
+ Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 - "Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại" lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 - "Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại" phát sinh trong kỳ vào bên Có tài khoản 911 - "Xác định kết
quảkinh doanh".

19


Bên Có:
Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn
lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm);
+ Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại
phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong
năm);
+ Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 - "Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại" nhỏ hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 - "Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại" phát sinh trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 - "Xác định kết quả

kinh doanh".
Tài khoản 8212 - "Chi phí thuế TNDN hoãn lại" không có số dư cuối kỳ.
* Kê toán một số nghiệp vụ chủ yếu :
- Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
– Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành tạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành, ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 111, 112,…
– Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp
theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp:
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu
nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành còn phải nộp, ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu
nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

20


– Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế

thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng
(hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế
thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.
+ Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ
sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện
sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành trong năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
- Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
+ Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập
hoãn lại phải trả (Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm
lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm), ghi:
Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
+ Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc hoàn nhập tài sản thuế
TNDN hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trước (Là số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập
hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh
trongnăm), ghi:

Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

21


+ Ghi giảm chi phí TNDN hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại
phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm),
ghi:
Nợ TK 243 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
+ Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (Số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại
phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong
năm), ghi:
Nợ TK 347 - Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả
Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
+ Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh
bên Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
=> Nếu TK 8212 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK-8212- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
=>Nếu TK 8212 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 8212- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
1.2.2.3 Sổ kế toán




22


Sổ cái các tài khoản 821, tài khoản 3334.
Chứng từ ghi sổ.
Sổ đăng ký chưngs từ ghi sổ.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP BROAD BRIGHT SAKURA VIỆT NAM
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP BROAD BRIGHT
SAKURA VIỆT NAM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Công nghiệp
Broad Bright Sakura Việt Nam.
2.1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty.
Công ty TNHH Công nghiệp Broad Bright Sakura Việt Nam là Công ty trách nhiệm
hữu hạn được thành lập tại Việt Nam theo Giấy phép Đầu tư số 56/GP-KCN-HN ngày 15
tháng 1 năm 2004 do Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cấp và các
Giấy phép Đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh sau đó. Công ty TNHH Công
nghiệp Broad Bright Sakura Việt Nam được thành lập bởi hai nhà đầu tư: Công ty TNHH








Sakura Kogyo (Nhật Bản) và Công ty TNHH Công nghiệp Broad Bright (Đài Loan).
Tên doanh nghiệp:
Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Công nghiệp Broad Bright Sakura Việt Nam

Tên tiếng Anh: Broad Bright Sakura Industry Vietnam Co., Ltd
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên
Mã số thuế: 0101447330
Người địa diện: Ishizuka Yuji
Tổng giám đốc: Ishizuka Yuji
Địa chỉ trụ sở chính: Khu công nghiệp Nội Bài, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, thành phố
Hà Nội
Quy mô của công ty:
Sản xuất, gia công, lắp ráp các hệ thống ống xả, ống giảm thanh, khuôn, đồ gá và các
loại linh kiện, phụ tùng kim loại khác được sản xuất thông qua quá trình dập, gia công,
hàn, mạ, sơn và các quá trình sản xuất khác có liên quan cho xe máy, ô tô và các phương



tiện vận tải và các máy móc, thiết bị khác.
Thời gian hoạt động: 40 năm kể từ ngày 15/01/2004
2.1.1.2.Ngành nghề kinh doanh.

-

Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe
Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại; các dịch vụ xử lý, gia công kim loại.
2.1.1.3.Quá trình hình thành và phát triển:


-

Vốn điều lệ: 59.200.000.000 đồng tương đương 3.700.000 USD trong đó:
Công ty TNHH Sakura Kogyo góp 29.600.000.000 đồng tương đương 1.850.000 USD


-

chiếm 50% vốn điều lệ bằng tiền mặt.
Công ty TNHH Công nghiệp Broad Bright góp 29.600.000.000 đồng tương đương

23




1.850.000 USD chiếm 50% vốn điều lệ bằng tiền mặt
Các ưu đãi thuế của công ty:
Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với vốn đầu tư ban đầu, hoạt động sản xuất,
gia công, lắp ráp các hệ thống ống xả, ống giảm thanh, khuôn, đồ gá và các loại linh kiện,
phụ tùng kim loại khác được sản xuất thông qua quá trình dập, gia công, hàn, mạ, sơn và
các quá trình sản xuất khác có liên quan cho xe máy, ô tô và các phương tiện vận tải khác
theo Giấy chứng nhận đầu tư số 012023000086 do Ban quản lý khu công nghiệp và chế

-

xuất Hà Nội cấp ngày 21/12/2007 như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 15% lợi nhuận thu được trong 12 năm và

-

bằng 28% trong những năm tiếp theo.
Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và
giảm 50% trong 8 năm tiếp theo.

24



2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh
của Công ty TNHH Công nghiệp Broad Bright Sakura Việt Nam

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH
CN Broad Bright Sakura Việt Nam

-

Công ty thực hiện tổ chức quản lý theo chế độ 1 thủ trưởng:
Đứng đầu là Tổng giám đốc, người có quyền lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm chung về
toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp phòng bán

-

hàng, phòng công nghệ thông tin và phòng ISO
Khối văn phòng gồm các phòng ban với chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Phòng Tổng hợp gồm 3 bộ phận chính:
Bộ phận Hành chính – nhân sự: chịu trách nhiệm giải quyết các công việc văn phòng
và hành chính chung. Tuyển dụng, lên chính sách nhân sự, tính lương hàng tháng và chịu
trách nhiệm về toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Bộ phận Kế toán: Chịu trách nhiệm ghi chép sổ sách, đảm bảo các công cụ và quy trình

-

cần thiết được áp dụng theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Lập dự toán ngân sách năm.
Bộ phận mua hàng: Chịu trách nhiệm mua các hàng tiêu hao trong công ty.
Khối sản xuất do Giám đốc nhà máy chịu trách nhiệm trực tiếp gổm các phòng ban với
chức năng và nhiệm vụ sau:

+ Phòng Quản lý sản xuất gồm 2 bộ phận chính:
Bộ phận quản lý sản xuất: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất của công ty.
Bộ phận mua hàng: Chịu trách nhiệm đặt hàng nguyên vật liệu chính để sản xuất.
+ Chế tạo I,II: Cắt, uốn, dập và hàn điểm

25


×