Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn điều trị thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.49 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT VẾT MỔ
QUA RỐN ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN Ở TRẺ NHỎ
Trần Ngọc Sơn*, Hoàng Văn Bảo*, Trần Văn Quyết*, Nguyễn Thị Hồng Vân*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Báo cáo kết quả phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn (PTNSMVMQR) điều trị thoát vị bẹn
(TVB) ở trẻ nhỏ có cân nặng ≤ 5 kg.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu trên loạt bệnh nhi (BN) thoát vị bẹn có cân nặng ≤ 5 kg được phẫu
thuật theo phương pháp phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn dùng kim xuyên qua da khâu đóng lỗ bẹn sâu.
Kết quả: Có 99 bệnh nhi, 84,8% nam, 15,2% nữ. Tuổi trung vị 56 ngày (20 ngày đến 120 ngày). Cân nặng
trung bình 4,2 kg (từ 2,3 – 5 kg), có 37,4% bệnh nhi có tiền sử đẻ non (< 36 tuần). Thoát vị bẹn bên phải 39,4%,
bên trái 48,5%, và 2 bên 12,1%. Trong 87 bệnh nhi thoát vị bẹn 1 bên, trong mổ phát hiện 73,6% có OPTM bên
đối diện. Không có tai biến trong mổ, không có bệnh nhi nào phải chuyển mổ mở. Thời gian mổ trung vị 18 phút
cho OPTM 1 bên và 26 phút cho OPTM 2 bên. Theo dõi sau mổ 3 - 24 tháng, không có bệnh nhi tái phát, có 5,1%
bệnh nhi nhiễm khuẩn vết mổ rốn và 2% phản ứng viêm chỉ dưới da. Kết quả thẩm mỹ rất tốt, các bệnh nhi coi
như không thấy sẹo mổ.
Kết luận: phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn trong điều trị thoát vị bẹn ở trẻ có cân nặng ≤ 5 kg có tính
khả thi, an toàn, với khả năng phát hiện và xử lý được sự tồn tại OPTM bên đối diện và tính thẩm mỹ cao.
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi một vết mổ, thoát vị bẹn, trẻ nhỏ.

ABSTRACT
RESULTS OF TRANSUMBILICAL LAPARO-ENDOSCOPIC SINGLE SITE SURGERY FOR INGUINAL
HERNIA IN SMALL INFANTS

Tran Ngoc Son, Hoang Van Bao, Tran Van Quyet, Nguyen Thi Hong Van
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 117 – 121
Objectives: To present the results of transumbilical laparoendoscopic single site surgery (TULESS) for


inguinal hernia in small infants with bodyweight ≤ 5 kg.
Methods: Prospective study of a series of infants with bodyweight ≤ 5 kg, which underwent TULESS for
inguinal hernia with extraperitoneal closure of internal inguinal orifice by percutaneous needle.
Results: 99 infants were enrolled: 84.8% boys, 15.2% girls, with a median age of 56 days (range 20 days to
120 days). Mean bodyweight was 4.2 kg (2.3-5.0 kg). 37.4% of patients were born preterm (< 36 weeks). Inguinal
hernia was in the right side in 19.4%, in the left side 48.5% and bilateral 12.1%. Intraoperative, patent
contralateral processes vaginalis (PCPV) was noted in 73.6% of 87 patients with unilateral inguinal hernia. There
was no intraoperative complication, no conversion to open surgery. Median operative time was 18 minutes and 26
minutes for unilateral and bilateral procedure, respectively. At follow up 3 - 24 months after discharge, there was
no recurrence. 5.1% of patients had umbilical wound infection and 2% - stitch inflammatory reaction. The
postoperative cosmesis was excellent as all the patients were virtually scarless.
Conclusions: Tuless for repair of inguinal hernia in small infants with bodyweight ≤ 5 kg is feasible, safe
with the ability of detection and management of PCPV and excellent postoperative cosmesis.
* Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.
Tác giả liên lạc: TS. BS Trần Ngọc Sơn,

Chuyên Đề Ngoại Nhi

ĐT 0904138502,

Email:

117


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

Keywords: Laparo-endoscopic single site surgery, inguinal hernia, small infants.


ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Thoát vị bẹn (TVB) là một trong những bệnh
lý ngoại khoa phổ biến nhất ở trẻ em(10). Tỷ lệ
TVB ở trẻ em gặp ở 3% đến 5% trẻ sinh đủ tháng,
9% - 11% trẻ sinh non tháng và 30% đến 60% trẻ
sinh non tháng nhẹ cân(3). Thoát vị bẹn hay gặp
nhất ở trẻ dưới một tuổi và khoảng một phần ba
số trường hợp được mổ trước 6 tháng(4), tỷ lệ các
biến chứng của TVB cũng xảy ra nhiều nhất ở trẻ
sơ sinh và trẻ nhỏ(17). Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ cần được phẫu thuật sửa chữa ngay khi
chẩn đoán để tránh biến chứng nghẹt(17). Phẫu
thuật mổ mở đường bẹn vẫn là phương pháp
kinh điển và phổ biến trong điều trị TVB ở trẻ
em. Tuy nhiên mổ mở điều trị TVB ở trẻ sơ sinh
và trẻ nhỏ được coi là một phẫu thuật khó, kèm
theo nhiều nguy cơ tái phát, xuất hiện TVB bên
đối diện và teo tinh hoàn cao so vơi trẻ em nói
chung(17,9). Sau mổ mở TVB một bên có một tỷ lệ
không nhỏ sẽ bị TVB bên đối diện và phải mổ
lần 2 khâu đóng OPTM bên đối diện, tỷ lệ này ở
trẻ sơ sinh là 25% - 50 %(13,7) và ở trẻ dưới 2 tháng
là 13,6%(5). Trong những năm gần đây việc áp
dụng PTNS trong điều trị TVB ở sơ sinh và trẻ
nhỏ đã trở lên phổ biến với kết quả tốt(5).


Thiết kế nghiên cứu

Tại Việt Nam, PTNSMVMQR đã được ứng
dụng trong điều trị TVB ở trẻ em bởi Trần Ngọc
Sơn từ 2016(16), tuy nhiên chưa có báo cáo nào
đánh giá việc ứng dụng kỹ thuật này trong điều
trị TVB ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh viện Đa
khoa Xanh Pôn đã ứng dụng PTNSMVMQR
trong điều trị TVB ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ
năm 2016. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm đánh giá kết quả của PTNSMVMQR
điều trị TVB ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có cân nặng
từ 5 kg trở xuống.
Mục tiêu nghiên cứu
Báo cáo kết quả phẫu thuật nội soi một vết
mổ qua rốn (PTNSMVMQR) điều trị thoát vị bẹn
(TVB) ở trẻ nhỏ có cân nặng ≤ 5 kg.

118

Nghiên cứu tiến cứu trên loạt bệnh nhi (BN)
bị TVB có cân nặng từ 5kg trở xuống, được mổ
theo phương pháp PTNSMVMQR kết hợp với
kim xuyên từ ngoài da khâu đóng OPTM ngoài
phúc mạc tại bệnh viện Xanh Pôn từ 6/2016 đến
3/ 2018.
Kỹ thuật mổ
Kỹ thuật mổ theo phương pháp
PTNSMDRQR của Trần Ngọc Sơn(16). Trẻ tư thế
nằm ngửa, gây mê nội khí quản kết hợp gây tê

cùng cụt. Phẫu thuật viên (PTV) đứng bên phải
BN, phụ mổ giữ camera đứng bên trái PTV hoặc
có thể đứng bên trái BN nếu là TVB phải. Màn
hình đặt ở phía dưới bên trái BN. Rạch da dọc tại
rốn 10mm, tách da rốn ra khỏi tổ chức dưới da.
Đặt 1 trocar 5,5 mm ở giữa rốn, bơm hơi áp lực ổ
bụng được duy trì 8 mmHg. Đặt tiếp 1 trocar 3
mm trong đường rạch da rốn cách trocar 5
khoảng 5- 6 mm (hình 1A). Dùng kim chọc tủy
sống 17 G đưa qua cân cơ tới phúc mạc, dưới
quan sát nội soi kết hợp với pank 3mm trợ giúp
luồn kim đi ngoài phúc mạc tách phúc mạc ra
khỏi bó mạch tinh và ống dẫn tinh rồi đưa 1 sợi
chỉ 2/0 (không tiêu hoặc tiêu chậm: prolene hoặc
PDS) đi hết 1 vòng chu vi OPTM tại lỗ bẹn sâu,
sau đó buộc chỉ đóng kín OPTM (hình D). Nếu
còn OPTM bên đối diện, ống bên đấy cũng được
khâu kín lại tương tự.
Các dữ liệu được tập hợp và phân tích bao
gồm đặc điểm bệnh nhân (tuổi, giới), biều hiện
lâm sàng, giải phẫu lỗ bẹn sâu 2 bên trong mổ,
diễn biến trong và sau mổ, tai biến, biến chứng,
thời gian nằm viện sau mổ, kết quả theo dõi sau
ra viện. Các dữ liệu được thu thập tiến cứu theo
mẫu bệnh án thống nhất.

Chuyên Đề Ngoại Nhi


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018


Nghiên cứu Y học

BÀN LUẬN

Hình 1: (A) đặt 2 trocar qua 1 đường rạch da tại rốn.
(B) quan sát sự tồn tại OPTM (C) một sợi chỉ 2/0
được luồn 1 vòng quanh OPTM. (D) OPTM đóng
kín sau khi thắt chỉ.

KẾT QUẢ
Có 99 BN thuộc diện nghiên cứu, trong đó có
84,8% nam và 15,2% nữ. Tuổi trung vị 2 tháng
(20 ngày đến 4 tháng). Cân nặng trung bình 4,2
kg (từ 2,3 kg – 5 kg), có 37,4% BN có tiền sử đẻ
non (< 36 tuần). TVB bên phải 39,4%, bên trái
48,5% và 2 bên 12,1% (bảng 1). Trong số 87 BN bị
TVB 1 bên, trong mổ phát hiện thấy còn OPTM
bên đối diện ở 73,6%. Không có tai biến trong
mổ, không có BN nào phải chuyển mổ mở. Thời
gian mổ trung vị là 18 phút cho OPTM 1 bên và
26 phút cho OPTM 2 bên. Thời gian nằm viện
sau mổ trung vị là 1 ngày. Theo dõi sau mổ 3 - 24
tháng, không có BN bị TVB tái phát, có 5,1 % BN
bị nhiễm trùng vết mổ rốn và 2% bị phản ứng
viêm chỉ dưới da tại chỗ khâu đóng OPTM.
Không có BN nào bị teo tinh hoàn hay tràn dịch
màng tinh hoàn (bảng 2). Kết quả thẩm mỹ là rất
tốt, không BN nào còn thấy sẹo mổ.
Bảng 1: Đặc điểm bệnh lý

Đặc điểm bệnh lý
TVB bên phải
TVB bên trái
TVB 2 bên

n
39
48
12

%
39,4%
48,5%
12,1%

n
0
5
2
0
0

%
0%
5,1%
2%
0%
0%

Bảng 2: Biến chứng sau mổ

Biến chứng sau mổ
Tái phát
Nhiễm trùng vết mổ
Phản ứng viêm chỉ
Hydrocele
Teo tinh hoàn

Chuyên Đề Ngoại Nhi

Phẫu thuật mổ mở điều trị TVB ở trẻ sơ sinh
và trẻ nhỏ được coi là một phẫu thuật khó, kèm
theo nhiều nguy cơ tái phát, xuất hiện TVB bên
đối diện và teo tinh hoàn cao so vơi trẻ em nói
chung(17,9). Một tỷ lệ không nhỏ trẻ sau mổ mở
TVB một bên sẽ bị TVB bên đối diện và phải mổ
lần 2 khâu đóng OPTM bên đối diện, tỷ lệ này ở
trẻ sơ sinh là 25% - 50%(13,7), và ở trẻ dưới 2 tháng
là 13,6%(5). PTNS điều trị TVB ở trẻ em giải quyết
được vấn đề này. PTNS không những giúp phát
hiện sự tồn tại của OPTM bên đối diện mà còn
cho phép đóng lại OPTM này mà không cần
thêm bất kỳ đường rạch nào khác.
Phẫu thuật nội soi dựa trên nguyên tắc giống
với mổ mở truyền thống là thắt lại OPTM tạo vị
trí lỗ bẹn sâu. Năm 1999 Montupet và Esposito
đã báo ứng dụng thành công bằng PTNS 3 trocar
khâu trong ổ bụng để điều trị TVB ở trẻ em(8).
Năm 2000 Takehara đã giới thiệu một kỹ thuật
nội soi mới trong điều trị TVB ở trẻ em: PTNS
đóng OPTM ngoài phúc mạc với kim chuyên

dụng(14). Với ứu điểm có khả năng phát hiện và
xử lý sự tồn tại OPTM bên đối diện, ít sang chấn,
kỹ thuật đơn giản, thời gian mổ ngắn, tính thẩm
mý cao nên kỹ thuật này đã nhanh chóng phát
nhiển với nhiều các kỹ thuật cải tiến khác nhau
và được áp dụng ở nhiều trung tâm nhi khoa
trên thế giới(1).
Tỷ lệ TVB 2 bên chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ, trong báo cáo của Ho IG trên 399 trẻ
dưới 1 tuổi bị TVB, có tới 16,5% trẻ bị TVB cả 2
bên. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là
12,1%. Tỉ lệ này giảm dần theo tuổi, ở trẻ lớn là
5,4%(16).
Tỉ lệ phát hiện sự tồn tại ống phúc tinh mạc
bên đối diện được báo cáo giảm dần theo tuổi,
Rowe và cộng sự báo cáo có 64% trẻ dưới 2
tháng tuổi phát hiện thấy sự tồn tại OPTM bên
đối diện trong mổ. Tỷ lệ này giảm dần, ở trẻ trên
một tuổi là từ 33% đến 50% và chỉ còn 15% ở trẻ
trên 5 tuổi(11,12). Tỷ lệ này trong loạt ca bệnh của
chúng tôi tỷ lệ này là 73,6%. Ho IG báo cáo trên

119


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018

113 trẻ dưới 1 tuổi được mổ nội soi TVB thấy tỉ lệ

tồn tại OPTM bên đối diện là 73,5%(5).
Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy thực
hiện TULESS ở trẻ nhỏ có nhứng khó khăn hơn
so với các trẻ lớn hơn: (1) trẻ nhỏ phẫu trường
hẹp, thao tác thường khó khăn hơn. (2) phúc mạc
ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mỏng, dễ bị rách nên
thao tác cần hết sức nhẹ nhàng.
Thời gian phẫu thuật trung vị trong nghiên
cứu của chúng tôi là 18 phút cho đóng OPTM 1
bên và 26 phút cho đóng OPTM 2 bên kết quả
này tương tự với các nghiên cứu gần đây cho
thấy thời gian mổ đóng OPTM 1 bên từ 15 - 25
phút và 2 bên từ 20 - 30 phút(15). Trong một
nghiên cứu phân tích gộp so sánh giữa mổ nội
soi và mổ mở trên 53 nghiên cứu thấy rằng thời
gian mổ trung vị cho đóng OPTM 1 bên của nội
soi là 23,7 phút, còn mổ mở là 30,1 phút, không
có sự khác biệt đáng kể giữa 2 phương pháp
(p=0,33). Tuy nhiên thời gian mổ đóng OPTM 2
bên của kỹ thuật nội soi (30,9 phút) ngắn hơn
đáng kể so với mổ mở (46,1 phút) (P=0,01)(1).
Tỉ lệ tái phát sau mổ mở TVB ở trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ được ghi nhận là cao hơn so với trẻ lớn.
Tỉ lệ tái phát của mổ mở trên những trẻ dưới 5kg
được báo cáo là 2,3%, ở trẻ sơ sinh từ 4 - 9%(9).
Tuy nhiên tỉ lệ này lại rất thấp trong mổ nội soi,
Kozlov Y báo cáo PTNS cho trẻ TVB trên trẻ
dưới 3 tháng tuổi cũng không có trường hợp nào
tái phát(6). Trong nghiên cứu này của chúng tôi
cũng không ghi nhận trường hợp nào tái phát. Tỉ

lệ tái phát của PTNS ở trẻ em từ 0,2 – 5,5%(16,1).
Trong nghiên cứu này không có trường hợn
nào bị teo tinh hoàn. Phẫu thuật nội soi cho phép
quan sát một cách rõ ràng bó mạch tinh và ống
dẫn tinh, nên khả năng làm tổn thương những
thành phần này là rất thấp. Tuy nhiên trong mổ
mở, việc quan sát và phẫu tích tách OPTM ra
khỏi bó mạch tinh và ống dẫn tinh khó hơn,
nguy cơ tổn thương các thành phần này cao hơn
trong nội soi, đặt biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tỉ lệ biến chứng teo tinh hoàn sau mổ mở TVB ở
trẻ nhỏ được báo cáo là 0,6 - 2,7%(9). Tỉ lệ teo tinh

120

hoàn cao hơn ở nhóm TVB nghẹt, có những báo
cáo tỷ lệ này lên tới 10%(2), trong nghiên cứu của
chúng tôi có 2 trường hợp bị nghẹt nhưng không
có trường hợp nào bị teo tinh hoàn.
Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại rốn trong
nghiên cứa này của chúng tôi là 5,1%, tỉ lệ tương
đối cao so với các tác giả khác là 1,5% của mổ nội
soi(9). Lý giải về tỉ lệ nhiễm khuẩn rốn trong
nghiên cứu của chúng tôi có thể là do vị trí vết
rạch da tại chính giữa rốn, đây là vị trí khó có thể
vệ sinh sạch, mặc dù trước khi rạch da, rốn đã
được bộc lộ và vệ sinh sạch bằng povidone
iodine và thời gian đầu chúng tôi không dùng
kháng sinh dự phòng. Từ khi chúng tôi quyết
định sử dụng 1 liều kháng sinh dự phòng trước

mổ 30 phút, không thấy có trường hợp nào bị
nhiễm khuẩn vết mổ được ghi nhận.
Tỉ lệ phản ứng viêm chỉ dưới da tại chỗ khâu
chỉ trong nghiên cứu của chúng tôi là 2%. Phản
ứng viêm chỉ được nghi nhận xuất hiện từ 1
tháng cho tối 18 tháng với những mức độ khác
nhau. Tỉ lệ này được nghi nhận trung vị 0,33% (0
- 4,9%)(9,1). Đáng chú ý là phản ứng viêm chỉ xuất
hiện ở các bệnh nhân được dùng chỉ không tiêu
đa sợi, tuy sự khác biệt này chưa đạt ý nghĩa
thống kê.

KẾT LUẬN
Phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn điều
trị TVB ở trẻ nhỏ có cân nặng từ 5kg trở xuống
có tính khả thi, an toàn, có khả năng kiểm tra xử
lý được OPTM bên đối diện, tỉ lệ tái phát thấp và
tính thẩm mỹ cao. Kỹ thuật này có thể là một lựa
chọn mới trong điều trị TVB ở trẻ nhỏ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

Chen Y, Wang F, Zhong H, Zhao J, Li Y, Shi Z (2017). A
systematic review and meta-analysis concerning single-site
laparoscopic percutaneous extraperitoneal closure for pediatric

inguinal hernia and hydrocele. Surg Endosc, 31(12): pp.48884901.
Fung A, Barsoum G, Bentley TM, Wild K, Klidjian AM (1992).
Inguinal herniotomy in young infants. Br J Surg, 79: pp.1071–
1072.
Gauderer MWL and Cina RA (2014) Hernias of the inguinal
region. Operative Pediatric Surgery, pp. 489- 509.

Chuyên Đề Ngoại Nhi


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
4.

Har RG, Garcia A, Sia C (1975). Inguinal hernia: a common
problem of premature infatns weighing 1,000 gams or less at
birth. Pediatrics, 56: pp.112 – 114.
5. Ho IG, Ihn K, Koo EJ, Chang EY, Oh JT (2018).Laparoscopic
repair of inguinal hernia in infants: Comparison with open
hernia repair. J Pediatr Surg, S0022-3468(18)30053-8.
6. Kozlov Y, Novozhilov V (2015). Technology of Single-Incision
Laparoscopic Surgery in Treatment of Inguinal Hernia in Small
Babies. Journal of laparoendoscopic & advanced surgical techniques,
25: pp.526 – 530.
7. McGregor DB, Halverson K, McVay CB (1980). The unilateral
pediatric inguinal hernia: Should the contralateral side by
explored? J Pediatr Surg. 15(3): pp.313–317.
8. Montupet P, Esposito C (1999). Laparoscopic treatment of
congenital inguinal hernia in children. J Pediatr Surg, 34: pp.420423.
9. Nagraj S, Sinha S, Grant H, Lakhoo K, Hitchcock K, Johnson P
(2006). The incidence of complications following primary

inguinal herniotomy in babies weighing 5 kg or less. Pediatr Surg
Int, 22: 500–502.
10. Potts WJ, Riker WL, Lewis JE (1950). The treatment of inguinal
hernia in infants and children. Ann Surg,132: pp.566–576.
11. Rowe MI, Copelson LW, Clatworthy HW (1969). The patent
processus vaginalis and the inguinal hernia. J Pediatr
Surg;4(1):pp.102–107.
12. Saad S, Mansson J, Saad A, Goldfarb MA (2011). Tenyear review
of groin laparoscopy in 1001 pediatric patients with clinical

Chuyên Đề Ngoại Nhi

13.
14.

15.

16.

17.

Nghiên cứu Y học

unilateral inguinal hernia: an improved technique with
transhernia multiple-channel scope. J Pediatr Surg. 46(5):
pp.1011–1014.
Snyder WH (1969) Pediatric Surgery. Vol 1. Chicago, IL: Year
Book Medical Publishers; Volume 103, Issue 7, Pages 1034–1057.
Takehara H, Ishibashi H, Sato HL (2000). Aparoscopic surgery
for inguinal lesions of pediatric patients. Proceedings of 7th World

Congress of Endoscopic Surgery, Singapore; pp. 537- 41.
Takehara H, Yakabe S, Kameoka K (2006). Laparoscopic percutaneous extraperitoneal closure for inguinal hernia in children:
clinical outcome of 972 repairs done in 3 pediatric surgical
institutions. J Pediatr Surg, 41: pp.1999–2003.
Trần Ngọc Sơn, Hoàng Văn Bảo, Trần Văn Quyết, Nguyễn Thị
Hồng Vân (2017). Phẫu thuật nội soi một vết mổ qua rốn điều trị
thoát vị bẹn ở trẻ em. Tạp chí y học Việt Nam, Tập 460, tr. 196 –
199.
Wang KS (2012). Assessment and management of inguinal
hernia in infants. Pediatrics. 130(4):pp.768-73.

Ngày nhận bài báo:

20/06/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

25/06/2018

Ngày bài báo được đăng:

15/08/2018

121



×