Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số đặc điểm của biến chứng thần kinh ngoại biên trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 ở người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.92 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BIẾN CHỨNG THẦN KINH NGOẠI
BIÊN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2
Ở NGƯỜI CAO TUÔI
Nguyễn Văn Hướng¹, Cao Thị Vân²
¹Trường Đại học Y Hà Nội, ² Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 179 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên bị mắc đái tháo đường tuýp
2 có biểu hiện biến chứng thần kinh ngoại biên tại Bệnh viện Đại học Y Hà nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến
chứng thần kinh ngoại biên hay gặp nhất rối loạn cảm giác chủ quan (tê và đau) 95,6%, rối loạn cảm giác khách
quan 97,2%. Trong đó, rối loạn cảm giác rung chiếm tỷ lệ cao nhất 78,8%. Ít gặp nhất là biến chứng vận động
(39,7%).Tổn thương thần kinh sợi lớn chiếm 87,7%.Tổn thương sợi nhỏ 57,5%. Mức độ tổn thương trung bình
chiếm 56,4%, nhẹ 38%, tổn thương nặng 5,6% . Như vậy, tổn thương thần kinh ngoại biên do đái tháo đường tuýp
2 ở người cao tuổi có đặc điểm: rối loạn cảm giác chủ quan hay gặp, rối loạn cảm giác khách quan hay gặp là cảm
giác rung. Tổn thương sợi lớn hay gặp hơn tổn thương sợi nhỏ. Mức độ tổn thương chủ yếu gặp mức độ trung bình.
Từ khóa: Đái tháo đường tuýp 2, biến chứng thần kinh ngoại biên

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỉ 21 có sự bùng nổ các bệnh nội tiết
và rối loạn chuyển hóa trong đó bệnh đái tháo
đường (ĐTĐ) đang được nói đến nhiều hơn
cả [1; 2]. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO),
tỉ lệ mắc ĐTĐ trên thế giới năm 1985: 30 triệu
dân; năm 1995: 135 triệu dân (chiếm 4% dân
số); năm 2000: 157,3 triệu dân, dự đoán đến
năm 2025: 300 triệu dân (chiếm 5% dân số)
[2]. Trong đó 90% mắc ĐTĐ type 2 và hơn nửa
số người mắc trên 65 tuổi. Tính đến năm 2014
có khoảng 6,3% người cao tuổi bị ĐTĐ trên
thế giới [4]. Người cao tuổi (NCT) được quy
ước trên 65 (thế giới) hoặc trên 60 (Việt Nam)


đang có sự gia tăng nhanh chóng là nhóm tuổi
với những đặc điểm nhân khẩu học xã hội đặc

Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Hướng,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 10/03/2019
Ngày được chấp nhận: 03/04/3019

TCNCYH 119 (3) - 2019

trưng và chịu nhiều thách thức về vấn đề sức
khỏe [5; 6]. Bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi có sự gia
tăng tỷ lệ suy giảm chức năng hoạt động, tăng
huyết áp, bệnh động mạch vành và đột quỵ cao
hơn so với những bệnh nhân lớn tuổi không bị
ĐTĐ. Ngoài ra, ĐTĐ còn làm tăng nguy cơ của
cho một số bệnh lý trên người cao tuổi chẳng
hạn như trầm cảm, suy giảm nhận thức, tiểu
không tự chủ, té ngã, đau dai dẳng và bị đa biến
chứng [7; 8]. Sự tiến triển ĐTĐ type 2 luôn đi
kèm các biến chứng mạn tính gây tổn thương
nhiều cơ quan dẫn đến tình trạng tàn phế thậm
chí gây tử vong. Biến chứng thần kinh thường
gặp và xuất hiện sớm, đa dạng nhiều khi phối
hợp đan xen nhau. Nghiên cứu tại vương quốc
Anh năm 1996 ở 119 trung tâm điều trị ĐTĐ
cho thấy tỷ lệ hiện mắc của biến chứng nguy
hiểm này là 28,5% hay gặp nhất là các biến
chứng thần kinh ngoại biên (TKNB) [9]. Theo

Ellenberg M.(1983) qua nghiên cứu 4400 bệnh
nhân ĐTĐ thấy tần suất gặp của biến chứng
TKNB tăng theo thời gian mắc bệnh: Từ 7,5%
81


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
lúc khởi bệnh đến 40% sau 20 năm, 50% sau
25 năm [10]. Tỷ lệ biến chứng thần kinh ngoại
vi do ĐTĐ dao động 5 - 60% tùy theo phương
pháp và tiêu chuẩn chẩn đoán [4]. Các triệu
chứng có thể xuất hiện nghiêm trọng như tê
bì, liệt, dị cảm. Tuy nhiên có thể không có triệu
chứng ở 50% bệnh nhân ĐTĐ và với viêm đa
dây thần kinh tiến triển triệu chứng đau thường
biến mất mặc dù chúng có tác động đáng kể
đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh
nhân ĐTĐ [11]. Xuất phát từ thực tế trên, chúng
tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: "Mô
tả một số đặc điểm của biến chứng thần kinh
ngoại biên trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp
2 ở người cao tuổi".

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là 179 bệnh nhân
ĐTĐ tuổi từ 60 trở lên khám và điều trị tại Bệnh
viện Đại học Y Hà nội từ tháng 02 năm 2017
đến tháng 09 năm 2018.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân bệnh nhân

thỏa mãn các điều kiện:
- Chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn WHO
2006 [1]. Chẩn đoán ĐTĐ khi có một trong các
tiêu chuẩn sau: Glucose máu lúc đói (nhịn ăn
sau 8h) ≥ 7,0 mmol/l (126mg/ dl), ít nhất 2 lần.
Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1(200mg/ dl) mmol/l
kèm theo các triệu chứng của tăng glucose
máu (khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy sút).
Hoặc Glucose máu 2h sau khi nghiệm pháp
tăng đường huyết ≥ 11,1 mmol/l.
- Chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên do
ĐTĐ theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thần kinh
ngoại biên do ĐTĐ của Hiệp hội thần kinh Anh

82

năm 2001 và kết quả điện sinh lý [12].
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
Suy thận. Bệnh lý cấp tính: Sốt cao, các
nguyên nhân cấp tính khác như suy hô hấp,
suy tim, suy gan nặng…Dùng thuốc gây tổn
thương thần kinh ngoại biên: TNH, Vincristin,
Metronidazol. Các bệnh lý ác tính kèm theo:
Ung thư, bệnh máu, nhiễm khuẩn… Các bệnh
nhân có biểu hiện đau thần kinh tọa. Những
bệnh nhân không đồng ý phối hợp để tham gia
vào nghiên cứu.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

Phương pháp chọn mẫu:
Lấy mẫu thuận tiện: tất cả các bệnh nhân
đái tháo đường tuýp 2 ở người từ 60 tuổi trở
lên có biểu hiện biến chứng thần kinh ngoại
biên đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học
Y Hà nội từ tháng 02 năm 2017 đến tháng 09
năm 2018.
Các bước tiến hành nghiên cứu:
Chẩn đoán biến chứng thần kinh ngoại biên
ở bệnh nhân cao tuổi ĐTĐ type 2 dựa vào tiêu
chuẩn chấn đoán biến chứng thần kinh ngoại
biên theo Hội đồng Anh có độ tin cậy là 0,64,
độ nhạy 79% và độ đặc hiệu 78% [12].
- Bước 1: Bệnh nhân đã được chẩn đoán
đái tháo đường tuýp 2 theo tiêu chuẩn đã nêu
ở phần đối tượng nghiên cứu.
- Bước 2: Tiến hành khám chuyên khoa
thần kinh bởi bác sỹ chuyên khoa thần kinh,
sau đó đánh giá mức độ tổn thương cũng như
tính chất tổn thương thần kinh ngoại biên dựa
vào các tiêu chuẩn theo hai bảng dưới đây:

TCNCYH 119 (3) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán biến chứng thần kinh ngoại biên
theo Hội Đồng Vương Quốc Anh
Phần 1: Hỏi bệnh triệu chứng cơ năng
1. Cảm nhận, cảm giác thế

nào
2. Triệu chứng ở đâu
3. Triệu chứng có đánh thức
bệnh nhân về đêm không
4. Thời điểm có triệu chứng
đau

5. Triệu chứng giảm khi nào

A. Nóng rát, tê bì, kim châm

 2 điểm

B. Đau nhức, mỏi, co rút

 1 điểm

A. Ở bàn chân

 2 điểm

B. Bắp chân

 1 điểm

C. Các nơi khác

 0 điểm

A. Có


 1 điểm

B. Không

 0 điểm

A. Nặng hơn về đêm

 2 điểm

B. Cả ngày lẫn đêm

 1 điểm

C. Chỉ ban ngày

 0 điểm

A. Lúc đi lại

 2 điểm

B. Lúc đứng

 1 điểm

C. Lúc ngồi hay lúc nghỉ ngơi

 0 điểm


Tổng điểm: Bình thường(0-2) ;

Nhẹ(3-4) ;

Trung bình(5-6) ;

Nặng(7-9) 

Phần 2: Khám lâm sàng
Bên phải

Tổn thương

Bên trái

6. Phản xạ gân Achille


 1 điểm

Mất
 2điểm


 1 điểm

Mất
 2 điểm


7. Cảm giác rung

Bình thường
 0 điểm

Mất/giảm
 1 điểm

Bình thường
 0 điểm

Mất/giảm
 1 điểm

8. Cảm giác về nhiệt

Bình thường
 0 điểm

Mất/giảm
 1 điểm

Bình thường
 0 điểm

Mất/giảm
 1 điểm

9. Khám bằng Monofilament


Bình thường
 0 điểm

Mất/giảm
 1 điểm

Bình thường
 0 điểm

Mất/giảm
 1 điểm

Tổng điểm: Bình thường(0-2) ;

Nhẹ(3-5);

Trung bình(6-8) ;

Nặng(9-10) 

- Phân loại tổn thương thần kinh ngoại biên dựa trên triệu chứng cơ năng và thực thể:
Phân loại thành nhóm tổn thương sợi nhỏ, tổn thương sợi lớn và tổn thương sợi hỗn hợp khi có
cả tổn thương sợi nhỏ và sợi lớn [5].

TCNCYH 119 (3) - 2019

83


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Bảng 2. Phân loại biến chứng thần kinh ngoại biên
Đặc điểm
Triệu chứng cơ năng

Hội chứng sợi lớn
Tê, cóng, ngứa

Hội chứng sợi nhỏ
Đau rát bỏng, kim châm … kiểu găng
vớ, đối xứng, nặng về đêm.

Giảm/ mất cảm giác vị trí, ngón. Rối loạn cảm giác đau.
Giảm/ mất cảm giác rung.
Triệu chứng thực thể

Giảm/ mất phản xạ gân xương.

Giảm/ mất cảm giác nhiệt, phân biệt
nhọn tù.

Cảm giác rung âm thoa bình thường.
Teo cơ, Liệt vận động ngọn/ gốc
Phản xạ gân xương bình thường.
chi.
- Bước 3: Kết luận và đánh giá đặc điểm lâm sàng bởi bác sỹ chuyên khoa thần kinh.
3. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được nhập thông tin vào máy tính, sau đó được phân tích bằng phần mềm
SPSS 15.0
4. Đạo đức nghiên cứu
Đề tài đã được thông qua hội đồng Đạo đức tại Trường Đại học Y Hà nội số 01/HMUIRB ngày

09/01/2019. Tất cả các đối tượng nghiên cứu được giải thích cụ thể về mục tiêu nghiên cứu và
đồng ý tự nguyện tham gia. Đảm bảo tính bí mật thông tin nghiên cứu Nghiên cứu nhằm bảo vệ và
nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi, không nhằm mục đích nào khác.

III. KẾT QUẢ
Đặc điểm lâm sàng của biến chứng thần kinh ngoại biên trên bệnh nhân đái tháo đường
tuýp 2 người cao tuổi:

Biểu đồ 1. Đặc điểm lâm sàng các biến chứng thần kinh ngoại biên (n = 179)
Nhận xét: Rối loạn cảm giác chủ quan: Tê bì, kiến bò, kim châm hoặc đau nhức chiếm 95,6%.
Rối loạn cảm giác khách quan có 174 bệnh nhân chiếm 97,2%. Có 71 bệnh nhân biểu hiện rối loạn
vận động teo yếu cơ và liệt vận động ở mức độ nhẹ chiếm 39,7%. Mất phản xạ gân gót là 101 bệnh
84

TCNCYH 119 (3) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nhân, chiếm 54,2%.

Biểu đồ 2. Rối loạn cảm giác khách quan (n = 174)
Nhận xét: Trong nhóm rối loạn cảm giác khách quan có 78,8% rối loạn cảm giác rung, 23,5% rối
loạn cảm giác nhiệt, 44,1% rối loạn cảm nhận khác.
Bảng 3. Phân loại tổn thương thần kinh ngoại biên (n = 179)
Biến số



Không


Tổng

n

%

n

%

N

%

Sợi nhỏ

103

57,5

76

42,5

179

100

Sợi lớn


157

87,7

22

12,3

179

100

Sợi hỗn hợp

81

45,3

98

54,7

179

100

Nhận xét: Hội chứng sợi nhỏ có 103 bệnh nhân chiếm 57,5%. Hội chứng sợi lớn có 157 bệnh
nhân chiếm 87,7%. Hội chứng hỗn hợp có 81 bệnh nhân chiếm 45,3%.
Bảng 4. Phân loại mức độ nặng nhẹ biến chứng thần kinh ngoại biên (n = 179)
Số bệnh nhân


Tỷ lệ (%)

Nhẹ

68

38

Trung bình

101

56,4

Nặng

10

5,6

Tổng

179

100

Nhận xét: Trong 179 bệnh nhân: mức độ nặng chỉ có 10 bệnh nhân chiếm 5,6%. Mức độ trung
bình gặp nhiều nhất là 101 bệnh nhân chiếm 56,4%. Nhóm bệnh nhân nhẹ có 68 bệnh nhân chiếm
38%.


IV. BÀN LUẬN
Đa số bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi
có rối loạn cảm giác chủ quan chiếm 95,6%
với các triệu chứng cơ năng: tê bì, kiến bò,
kim châm hoặc đau nhức. Kết quả phù hợp
TCNCYH 119 (3) - 2019

với nghiên cứu Lương Thanh Điền thấy rối
loạn cảm giác chủ quan là 96,29% [7], cao
hơn kết quả Nguyễn Quốc Anh thấy rối loạn
cảm giác chủ quan gặp trong nhóm nghiên
cứu là 66,3%, trong đó tê bì hay gặp nhất và
85


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
chiếm ưu thế 62,5%, kim châm 27,5%, nóng
rát 10%, co rút 32,5%, mỏi 5%, đau nhức 5%
[8]. Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, chúng
tôi thấy 97,2% các bệnh nhân được thăm
khám thần kinh có bất thường bao gồm 78,8%
bệnh nhân giảm/mất cảm giác rung, 23,5% rối
loạn nhiệt. Kết quả này gần giống Ellenberg
M.(1983) nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ có
biến chứng thần kinh thấy rối loạn cảm giác
khách quan là 98,6% [9], Lương Thanh Điền:
85,18% [7]. Nguyễn Thanh Hương là 55,6% do
ở NCT cảm giác rung có xu hướng giảm [6]. Về
vấn đề này, Thosmon và cộng sự đã nghiên

cứu các lọai cảm giác trên 200 người cao tuổi
không bị ĐTĐ và nhận thấy trong khi các cảm
giác xúc giác và đau tương đối ổn định thì cảm
giác rung giảm rất rõ theo tuổi (p < 0,001) [4].
Từ đấy, tác giả cho rằng các cảm giác nông
là cơ sở thuận lợi để nghiên cứu tổn thương
thần kinh ngoại vi do ĐTĐ, còn cảm giác rung
khó xác định nếu bệnh nhân là NCT [4; 11].
Rối loạn cảm nhận nhiệt trong nhóm nghiên
cứu là 23,5% thấp hơn so với các nghiên cứ
Nguyễn Quốc Anh là 42,9%, Nguyễn Thanh
Hương rối loạn cảm nhận nhiệt là 66,7%. Các
triệu chứng khách quan có tính chất đối xứng
2 bên, ưu thế ngọn chi hơn gốc chi, gặp ở chi
dưới nhiều hơn chi trên, điều này phù hợp với
sinh bệnh học của bệnh lý thần kinh ngoại vi ở
bệnh nhân ĐTĐ đã được nhiều tác giả trong và
ngoài nước mô tả [3; 10]. Trong nhóm nghiên
cứu có 71 bệnh nhân biểu hiện teo yếu cơ và
liệt vận động nhẹ chiếm 39,7% thấp hơn các
nghiên cứu khác. Martin CL và cộng sự (2006)
thấy 22,6% teo yếu cơ và 26,61% liệt vận động
[3]. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh tỷ lệ
teo cơ chiếm 54,5% chủ yếu là khối cơ cẳngbàn chân [8]. Zhou L và cộng sự (2011) thấy
có 82,93% teo cơ ở các nhóm cẳng bàn chân
cân xứng 2 bên [11]. Theo Lương Thanh Điền
có tới 74,07% bệnh nhân có rối loạn vận động
86

trong nhóm biến chứng thần kinh [7].

Tổn thương sợi nhỏ biểu hiện bằng mất
cảm giác đau, cảm nhận nhiệt nên bệnh nhân
có thể bị bỏng mà không có cảm giác. Tổn
thương sợi nhỏ thường xuất hiện trước tổn
thương sợi lớn và xuất hiện sớm ngay từ giai
đoạn tiền ĐTĐ [9]. Tổn thương sợi lớn ảnh
hưởng chủ yếu vào cảm giác sâu và cảm giác
sờ tinh vi với các triệu chứng lâm sàng là giảm
cảm giác rung, cảm giác chạm và phản xạ gân
xương. Nghiên cứu chúng tôi thấy hội chứng
tổn thương thần kinh sợi nhỏ chiếm 57,5%,
hội chứng sợi lớn: 87,7%, sợi hỗn hợp chiếm
45,3% gần giống kết quả Trần Thị Nhật thu
được hội chứng sợi nhỏ là 61,68%, hội chứng
sợi lớn là 81,81%. Kết quả chúng tôi khác với
nghiên cứu Nguyễn Thanh Hương trên nhóm
biến chứng thần kinh ngoại vi ở bênh nhân
ĐTĐ mới phát hiện lần đầu: Sợi nhỏ chiếm
14,8%, Sợi lớn chiếm 11,1%, chủ yếu là sợi
hỗn hợp chiếm 71,9%. Có thể giải thích do
nhóm nghiên cứu chúng tôi là người cao tuổi
có thời gian mắc bệnh lâu năm nên tổn thương
sợi lớn chiếm ưu thế. Nhóm bệnh nhân nặng
gặp ít nhất có 5,6%, mức độ trung bình gặp
nhiều nhất 56,4%, mức độ nhẹ chiếm 38%.

IV. KẾT LUẬN
Tổn thương thần kinh ngoại biên do đái
tháo đường tuýp 2 ở người cao tuổi có đặc
điểm: rối loạn cảm giác chủ quan hay gặp nhất,

về rối loạn cảm giác khách quan hay gặp là
cảm giác rung. Tổn thương sợi lớn hay gặp
hơn tổn thương sợi nhỏ. Mức độ tổn thương
chủ yếu gặp mức độ trung bình.

Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến Bệnh
viện Đại học Y Hà nội, các đồng nghiệp và đặc
biệt 179 bệnh nhân đã tạo điều kiện cho chúng
tôi hoàn thành đề tài này.
TCNCYH 119 (3) - 2019


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Word Helth Organization (2006).
Definition and diagnosis of diabetes mellitus and
intermediate hyperglycaemia. Report of a WHO/
IDF consultation 2006;1-4.
2. Boulton AJM, Gries FA, Jervell JA (1998).
Guide-lines for the diagnosis and outpatient
management diabetic peripheral neuropathy.
Diabet Med. 15: 508 –514
3. Martin CL, Albers J, Herman WH (2006).
Neuropathy among the diabetes control and
complications trial cohort 8 years after trial
completion. Diabetes care. 29(2).p34
4. Thomson FJ, Masson E.A. Bouton
A.J (1993). The clinical diagnosis of sensory

neuropathy in elderly people. Diabet - Med
1/1993. 10(9), p.843-846.
5. Solomon Tesfaye MD, FRCP (2007).
Clinical management diabetic neuropathy Chapt
14: Clinical fearture of diabetic polyneuropathy.
Humana press.
6. Nguyễn Thanh Hương (2009). Bước đầu
đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ
đo lường chất lượng cuộc sống người cao tuổi

ở Việt Nam. Tạp chí y học thực hành (675) - số
9/2009.
7. Lương Thanh Điền (2011). Đặc điểm lâm
sàng bệnh lý thần kinh ngoại biên trên bệnh nhân
ĐTĐ type 2 tại bệnh viện đa khoa Cần Thơ. Tạp
chí y học thực hành (372) - số 3/2007
8. Nguyễn Quốc Anh (2012). Tỷ lệ biến
chứng thần kinh ngoại vi ở bệnh nhân ĐTĐ type
2 điều trị ngoại trú tại BVBM. Tạp chí y học Việt
nam (213) - số 2 /2011.
9. Simmons Z, Feldman E.L (2002). Update
on diabetic neuropathy. Current opinion in
neurology. 15: pp.595-603.
10. Ellenberg M.(1983). Diabetic Neuropathy.
Diabetes mellitus. pp.61-72, 777-800.
11. Zhou L, Li J, Ontaneda D, Sperling
J (2011). Metabolic syndrome in small fiber
sensory neuropathy. J Clin Neuromuscul Dis.
2011 Jun; 12(4): 235-43.
12. OC Oguejiofor, UC Odenigbo, CB

Oguejiofor (2008). Screening for peripheral
neuropathy in diabetic patiens the benefits of
the united kingdom. Tropical Journal of medical
research, vol2, no1, 2008, p.345

Summary
CHARACTERISTICS OF PERIPHERAL NEUROLOGICAL
COMPLICATIONS IN TYPE 2 DIABETES MELLITUS
IN THE ELDERLY
The cross-sectional descriptive study was performed on 179 patients aged 60 and older who had
type 2 diabetes mellitus that showed peripheral neurological complications at Hanoi Medical University
Hospital. The results showed that the most common peripheral neurological complications were
subjective sensory disorders (numbness and pain) 95.6% and objective sensory disorders 97.2%. In
particular, vibration sensory disorder accounted for the highest prevalence (78.8%). The least common
was motor complications (39.7%). The prevalence of big fiber nerve injury was 87.7%, while small
fiber injury was 57.5%. The average level of injury accounted for 56.4%, slightly 38%, and severe
injury 5.6%. Thus, peripheral neuropathy due to type 2 diabetes in the elderly is characterized by: the
most common subjective sensory disorder, the common sensory disorder is the feeling of vibration.
Big fiber damage is more common than small fiber injury. The level of vulnerability is mainly moderate.
Keywords: Type 2 diabetes mellitus, peripheral neurological complications.
TCNCYH 119 (3) - 2019

87



×