Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Phát tri n thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh của công ty TNHH thương mại dũng sơn tr n thị trường tỉnh ắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.8 KB, 46 trang )

-

-

TÓM LƯỢC
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, đang
từng bước hội nhập quốc tế và đã đạt được sự tăng trưởng mạnh trong năm 2017 vừa
qua. Theo đà phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập lên
ngày càng nhiều và hoạt động kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực và ngành hàng. Để
có thể thúc đẩy thương mại trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiên
nay, các doanh nghiệp phải tự xây dựng chiến lược kinh doanh cho riêng mình. Xác
định được mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp và tập trung phát triển thương mại mặt
hàng đó để tăng doanh thu, lợi nhuận và mở rộng sản xuất.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thương mại mặt hàng. Với
những kiến thức đã được học trên trường đại học và thông qua quá trình thực tập tại
Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn, em đã tìm hiểu và chọn đề tài : “Phát triển
thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh của Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn
trên thị trường tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài khóa luận của mình.
Trong bài khóa luận em trình bày những nội dung cơ bản như sau:
Những khái niệm cơ bản và một số lý thuyết về PTTM mặt hàng trong doanh nghiệp.
Khóa luận đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động thương mại mặt hàng điện tử điện
lạnh của Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn giai đoạn 2015-2017. Trên cơ sở đó
đưa ra những quan điểm, định hướng, đề xuất giải pháp cho hoạt động phát triển
thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh trên thị trường tỉnh Bắc Ninh của công ty.
Sau khi nghiên cứu thực trạng hoạt động thương mại của Công ty TNHH Thương mại
Dũng Sơn em nhận thấy đây là mặt hàng có thế mạnh và có khả năng mang lại nhiều
lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên những hoạt động nhằm phát triển thương mại mặt
hàng này vẫn còn chưa được chú trọng. Do đó thông qua những chỉ tiêu đánh giá cụ
thể sẽ đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển thương mại mặt hàng
điện tử điện lạnh tại Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn.


1

1
1


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập vừa qua tại Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn, dưới
sự giúp đỡ của nhà trường, sự chỉ bảo tận tình của ThS. Vũ Thị Hồng Phượng cùng sự
giúp đỡ và hướng dẫn của ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên trong công ty cùng
với sự nỗ lực, cô gắng của bản thân. Em đã có cơ hội quan sát, học hỏi được nhiều
kinh nghiệm quý báu và được cung cấp một số số liệu của công ty để hoàn thành bài
khóa luận “Phát triển thương mại mặt hàng điện tử-điện lạnh của Công ty TNHH
Thương mại Dũng Sơn” của mình.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Thương mại nói
chung và quý thầy cô khoa Kinh tế - Luật nói riêng đã trong bốn năm học qua đã
truyền đạt cho em những tri thức quý báu, nhà trường đã tạo cho em và các bạn sinh
viên khác một môi trường học tập năng động và hiệu quả, giúp chúng em tiếp thu được
những kiến thức hữu ích trong học tập cũng như để làm việc trong tương lai.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Hồng
Phượng đã tận tình giúp đỡ, góp ý kiến cho em trong suốt thời gian thực hiện luận văn
tốt nghiệp. Cô đã dành thời gian để chỉnh sửa, hướng dẫn cho em rất nhiều để em hoàn
thành bài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn cô.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên của Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện

2


2
2


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
DN
GS.TS
MTV
PTTM
TNHH

3

Nghĩa của từ
Doanh nghiệp
Giáo sư – Tiến sĩ
Một thành viên
Phát triển thương mại
Trách nhiệm hữu hạn

3
3


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


4

4
4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, tốc độ đô thị
hóa tăng nhanh. Các sản phẩm tiện lợi phục vụ đời sống nhân dân đã tăng cao đáng kể
trong vòng mười năm trở lại đây. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã
mang đến nhiều sản phẩm chất lượng phục vụ đời sống trong đó có các mặt hàng điện
tử - điện lạnh. Nhờ những sản phẩm này mà người dân có một cuộc sống văn minh,
tiện lợi hơn ngoài các yêu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở. Do đó việc kinh doanh các mặt
hàng điện tử điện lạnh cũng ngày một phát triển và là xu hướng mới của nhiều doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, do sức ép cạnh tranh về mặt hàng điện tử điện lạnh giữa các doanh
nghiệp ngày càng diễn ra gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này cần
phải có chiến lược phát triển thương mại ổn định, chiến lược cạnh tranh rõ ràng mới có
thể tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Không chỉ nâng cao chất lượng,
mở rộng quy mô mà còn chú trọng tới thông tin trên thị trường, tìm hiểu đối thủ và
quan tâm đến dịch vụ marketing trên internet.
Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh
các mặt hàng điện tử điện lạnh trên thị trường tỉnh Bắc Ninh. Qua quá trình thực tập
tại công ty, em nhận thấy mặt hàng điện tử điện lạnh là mặt hàng chủ lực mang lại
doanh thu cao và có xu hướng phát triển nhanh nhưng chưa thực sự được chú trọng.
Thị trường điện tử điện lạnh của công ty còn nhỏ hẹp với tốc độ PTTM chưa ổn định
và hiệu quả sử dụng nguồn lực chưa cao. Trong thời gian tới, công ty nên quan tâm
khắc phục hạn chế để tăng tốc độ PTTM mặt hàng này sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn.
Những lý do trên đã khiến em nhận thấy nghiên cứu giải pháp PTTM mặt hàng

điện tử điện lạnh của Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn là vô cùng cấp thiết.
2. Các công trình nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu luận văn : “Phát triển thương mại mặt hàng điện tử điện
lạnh của Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn trên thị trường tỉnh Bắc Ninh”. Thì
trong thời gian nghiên cứu, em đã tiếp cận một số sách, báo, đề tài, công trình nghiên
cứu đến vấn đề ảnh hưởng của các nhân tố thị trường đến hoạt động thương mại mặt
hàng như sau:
- Hoàng Thị Minh (2011), “Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt
hàng điện tử - điện lạnh trên thị trường Hà Nội của Công ty Cổ phần đầu tư và xuất
nhập khẩu thiết bị An Phát”, khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh tế, Đại học Thương mại.
Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển mặt hàng điện tử điện lạnh của Công ty Cố
phần đầu tư và xuất nhập khẩu thiết bị An Phát và phát hiện ra những vấn đề về tình
5


hình phát triển thương mại hàng điện tử điện lạnh của công ty, đưa ra được những
thành tựu và hạn chế trong hoạt động phát triển thương mại mặt hàng này. Làm cơ sở
đưa ra được những dự báo, định hướng, giải pháp và đề xuất mới cho công ty trong
giai đoạn tiếp theo.
- Nguyễn Thị Bích (2010), “Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự biến động
về giá đễn phát triển thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh của Công ty Cổ phần
thương mại điện máy Việt Long trên thị trường Hà Nội”, luận văn tốt nghiệp khoa
Kinh tế, Đại học Thương mại. Luận văn nghiên cứu tình hình hoạt động thương mại
mặt hàng điện tử điện lạnh của công ty, tìm hiểu kỹ về sự ảnh hưởng của giá cả đối với
mặt hàng này, từ đó đưa ra những định hướng giải pháp cụ thể trong việc điều chỉnh
giá cả và nghiên cứu thị trường. Đây là nguồn tham khảo rất bổ ích cho em trong quá
trình nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề phát triển thương mại sản phẩm.
- Nguyễn Duy Khánh (2012), “ Phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị
trường miền Bắc của Công ty Cổ phần may Đông Mỹ - Hanosimex”, luận văn tốt
nghiệp Khoa Kinh tế, Đại học Thương Mại. Đề tài đề cập đến phát triển thương mại

hàng dệt may, đưa ra những chỉ tiêu cụ thể và đánh giá sát sao hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp nghiên cứu.
- Đoàn Thanh Hoa (2011), “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thiết bị
phòng cháy chữa cháy trên thị trường nội địa của Công ty TNHH thiết bị phòng cháy
và chữa cháy Hà Nội”, luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế, Đại học Thương Mại. Đề tài
nghiên cứu và đề cập đến những vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn. Cụ thể là đề cập
đến nhu cầu của sản phẩm thiết bị phòng cháy chữa cháy, có kiến nghị nhà nước để
quản lý nhằm phát triển thương mại mặt hàng này. Bài luận văn có đưa ra những giải
pháp cụ thể để phù hợp với tình hình thương mại mặt hàng này và có tính ứng dụng
cao cho doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững.
- Lê thị Trang (2010), “Giải pháp thị trường đối với phát triển thương mại nhóm
hàng thực phẩm chế biến của Công ty TNHH Nhà nước MTV thực phẩm Hà Nội”,
luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế, Đại học Thương Mại. Với nội dung nghiên cứu tình
hình tiêu thụ hàng hóa ở Công ty TNHH Nhà nước MTV thực phẩm Hà Nội nhằm đưa
ra giải pháp giúp nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hóa và cải thiện
chất lượng sản phẩm để tiến tới mở rộng thị phần.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giải quyết càng sớm càng tốt những khó
khăn về PTTM mặt hàng điện tử điện lạnh của công ty và thấy được tính cần thiết của
việc đưa ra những giải pháp cho công ty ngày một hoạt động hiệu quả hơn. Vì thế nên

6


em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Phát triển thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh
của Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn trên thị trường tỉnh Bắc Ninh.
Với đề tài khóa luận này thì em tập trung trả lời cho các câu hỏi sau:
- Những lý luận về phát triển thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh và lý luận
về mặt hàng điện tử điện lạnh là gì?
- Thực trạng phát triển mặt hàng điện tử điện lạnh ra thị trường tỉnh Bắc Ninh

của công ty hiện nay như thế nào?
- Phát triển thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh đạt được những thành công,
còn tồn tại những hạn chế gì và đâu là nguyên nhân của những hạn chế đó?
- Những giải pháp, định hướng nào nhằm phát triển thương mại mặt hàng điện tử
điện lạnh của công ty?
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh
của Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn trên thị trường tỉnh Bắc Ninh.
- Mục tiêu nghiên cứu
+ Tập hợp, hệ thống lý thuyết để làm rõ những vấn đề liên quan đến phát triển
thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh. Tổng hợp, hệ thống hóa những lí thuyết liên
quan đến phát triển thương mại hàng hóa (Cụ thể là mô tả sản phẩm, làm rõ về bản
chất của sự phát triển thương mại sản phẩm, các vấn đề lý thuyết liên quan đến phát
triển thương mại như xây dựng hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá kết quả phát
triển thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển thương mại sản phẩm này).
+ Đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng điện tử điện
lạnh của công ty. Chỉ ra thành công, tồn tại và những nguyên nhân tồn tại.
+ Đề xuất các giải pháp thực tế cho phát triển thương mại mặt hàng điện tử điện
lạnh của công ty trên thị trường tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Khóa luận tập trunng vào nghiên cứu về hoạt
động thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh trên thị trường tỉnh Bắc Ninh. Vấn đề mà
khóa luận nghiên cứu là những vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển sản phẩm điện
tử điện lạnh, thực trạng phát triển thương mại mặt hàng điển tử điện lạnh của Công ty
TNHH Thương mại Dũng Sơn trên thị trường tỉnh Bắc Ninh trên khía cạnh tập trung
vào một số nhóm chỉ tiêu về quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty.


7


+ Phạm vi về không gian: Tập trung vào khu vực tiêu thụ là thành phố Bắc Ninh,
thị xã Từ Sơn và các huyện lân cận thuộc tỉnh Bắc Ninh.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu về thực trạng hoạt
động thương mại của công ty trong vòng 3 năm từ 2015-2017. Các giải pháp đưa ra
nhằm phát triển thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh được áp dụng từ năm 20182022.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Đó là những tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải
thích, thảo luận, diễn giải…Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua nguồn thông tin có sẵn.
+ Mục đích thu thập: Dùng để thu thập, hệ thống lại những thông tin từ nguồn có
sẵn như sách báo, internet, các báo cáo tài chính một cách đầy đủ và chính xác nhất.
+ Cách thức thu thập: Tìm kiếm tài liệu trên các tạp chí kinh tế, thu thập các tài
liệu, luận văn, chuyên đề có tại thư viện, internet và số liệu do phòng kế toán-tài chính
của công ty cung cấp.
- Phương pháp xử lý số liệu
+ Phương pháp so sánh: Phương pháp được dùng để so sánh dữ liệu giữa các thời
kỳ khác nhau hoặc so sánh các hoạt động thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh của
công ty với các đối thủ cạnh tranh để đánh giá sự phát triển thương mại mặt hàng này
trong giai đoạn hiện nay.
+ Phương pháp chỉ số: Các chỉ số đánh giá được sự tăng lên hoặc giảm xuống, tỷ
trọng, thị phần tiêu thụ mặt hàng điện tử điện lạnh của công ty trên các thị trường khác
nhau từ đó đánh giá các vấn đề phát triển thương mại mặt hàng này.
+ Phương pháp diễn giải: Phương pháp được sử dụng xuyên suốt chuyên đề giúp
cho người đọc có thể hiểu rõ hơn các vấn đề trong chuyên đề.
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ
hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục thì khóa luận được kết

cấu với phần mở đầu và 3 chương.
Phần mở đầu
Chương 1: Một số lí luận cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng điện tử điện
lạnh.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh của
Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn trên thị trường tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Các định hướng nhằm phát triển thương mại mặt hàng điện tử điện
lạnh của Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn trên thị trường tỉnh Bắc Ninh.
8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
MẶT HÀNG ĐIỆN TỬ ĐIỆN LẠNH
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Mặt hàng điện tử điện lạnh
- Khái niệm hàng điện tử
Là các sản phẩm máy móc có hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện và
kiểm soát các thông số điện đến máy móc một cách tự động. Mặt hàng này rất đa dạng
bao gồm các loại máy công nghiệp, đồ điện dân dụng và các loại máy trong y tế, văn
phòng, linh kiện điện tử…
Ví dụ như các mặt hàng sau: Máy in, đầu thu kỹ thuật số, máy phát điện công
nghiệp, máy xét nghiệm máu, điện thoại cố định ,điện thoại IP, loa và các linh kiện
khác (máy tính), màn hình LCD, máy rửa bát, projector (máy chiếu), phụ kiện kết nối
máy tính….

(Nguồn: internet)
-

Khái niệm điện lạnh
Các công việc các thiết bị điện liên quan đến nhu cầu làm nóng, lạnh, tăng, hạ

nhiệt độ của môi trường chúng ta đang sống bằng các loại máy dùng điện năng hoặc
nguồn năng lượng khác như: gió, ánh nắng mặt trời….đó gọi là điện lạnh
Ví dụ các mặt hàng thuộc danh mục hàng điện lạnh sau: máy giặt, bình nước
nóng, tủ đông, tủ lạnh, tủ mát, điều hòa không khí, giàn lạnh, vật tư điện lạnh ô tô, vật
tư điện lạnh điều hòa…

(Nguồn: internet)
9


Khác nhau giữa điện lạnh và điện dân dụng: Điện lạnh khác điện dân dụng vè kỹ
thuật lạnh, điện lạnh gòm các thiệt bị áp dụng cho lạnh công nghiệp, dân dụng và điều
hòa không khí. Điện dân dụng nói chung là các thiết bị điện được sử dụng trong gia
đình như bàn là,bóng đèn, âm li….
1.1.2 Khái niệm thương mại
Dưới góc độ cơ bản: thương mại là hoạt động kinh tế, một khâu của quá trình tái
sản xuất xã hội, chúng ta đều nhận thấy đặc trưng chung nhất của thương mại là buôn
bán, trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ gắn với tiền tệ và nhằm mục đích lợi
nhuận. Theo khái niệm thương mại trong Giáo trình Kinh tế Thương mại đại cương,
Chương mở đầu phần 1.1.2 Bản chất kinh tế của thương mại như sau:
Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế
gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi
nhuận. Thương mại hàng hóa là một bộ phận của thương mại nói chung, ra đời từ rất
lâu trong lịch sử.
Thương mại hàng hóa là lĩnh vực trao đổi hàng hóa hữu hình, bao gồm tổng thể
các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động hỗ trợ các chủ thể kinh tế nhằm
thúc đẩy quá trình trao đổi đó diễn ra theo đúng mục tiêu đã xác định.
1.1.3 Khái niệm phát triển thương mại
Phát triển thương mại là sự gia tăng về quy mô, tốc độ tăng trưởng của thương
mại, chuyển dịch cơ cấu thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại theo

hướng phát triển bền vững.Phát triển thương mại được hiểu là sự phát triển cả về chất,
lượng, tính hiệu quả bền vững nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp và
tối đa hóa lợi ích xã hội.
Phát triển thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh được hiểu là sự gia tăng về quy
mô, tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu thương mại, tăng hiệu quả sử dụng các
nguồn lực thương mại để nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại theo hướng phát
triển bền vững trong việc phát triển thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh.
1.1.4 Nội dung phát triển thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh
Các hoạt động nhằm phát triển thương mại mặt hàng này thì phải đảm bảo cho
lĩnh vực này có sự mở rộng về quy mô, sự thay đổi về chất lượng, nâng cao tính hiệu
quả kinh tế và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Sự phát triển về quy mô thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh có sự gia tăng về
sản lượng tiêu thụ, tăng số lượng khách hàng, tăng doanh thu qua đó tăng giá trị
thương mại và có sự mở rộng về thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng hoạt động thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh nghĩa là
nâng cao chất lượng về dịch vụ trước, trong và sau bán để tạo ra sự hấp dẫn đối với
10


khách hàng. Ngoài ra còn sự chuyển dịch về cơ cấu thị trường, cơ cấu thành phần kinh
tế tham gia phân phối mặt hàng điện tử điện lạnh. Nâng cao chất lượng hoạt động mặt
hàng điện tử điện lạnh phải đảm bảo các yếu tố: chất lượng mặt hàng này ngày càng đa
dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang các
tỉnh lân cận.
Phát triển thương mại gắn liền với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của thương
mại: sử dụng các biện pháp tác động tới kết quả hoặc chi phí hoặc cả hai đại lượng trên
nhằm làm cho hoạt động thương mại sản phẩm điện tử điện lạnh có kết quả tăng, chi
phí giảm, kết quả tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của chi phí, kết quả không tăng
nhưng chi phí giảm hoặc kết quả giảm nhưng chậm hơn so với chi phí thì đó là tăng
tính hiệu quả của hoạt động thương mại.

Phát triển thương mại là hướng đến mục tiêu phát triển bền vững: Phát triển
thương mại hướng tới phát triển bền vững với mục tiêu tạo công ăn việc làm, nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân đồng thời bảo vệ môi trường.
1.1.5 Lý thuyết liên quan đến hoạt động thương mại
- Đặc điểm của hoạt động thương mại
Là một trong những hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại có những đặc
điểm sau đây:
+ Chủ thể: Hoạt động thương mại là quan hệ giữa các thương nhân hoặc ít nhất
một bên là thương nhân, người thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại có tính
chất nghề nghiệp
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Điều 6
Luật thương mại).
Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động thương mại còn có các cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
(Không phải là thương nhân theo Luật thương mại)
+ Mục đích của người thực hiện hoạt động thương mại: Lợi nhuận
+ Nội dung của hoạt động thương mại: 2 nhóm hoạt động cơ bản là mua bán
hàng hoá và cung ứng dịch vụ (thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ). Ngoài
ra, các hình thức đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng là những hoạt động thương
mại.
- Phân loại hoạt động thương mại
Hoạt động thương mại được định nghĩa theo Luật thương mại chỉ tập trung vào
các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, không bao hàm khâu đầu
tư cho sản xuất.
11


Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là: thương mại hàng hóa và
thương mại dịch vụ

+ Mua bán hàng hoá (Thương mại hàng hóa): là hoạt động thương mại, theo đó
bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận
thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu
hàng hoá theo thỏa thuận (Khoản 8 - Điều 3 Luật thương mại)
+ Cung ứng dịch vụ (Thương mại dịch vụ): là hoạt động thương mại, theo đó một
bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và
nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho
bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (Khoản 9 - Điều 3 Luật
thương mại)
Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, có những thương nhân chuyên kinh
doanh mua bán hàng hóa và có những thương nhân đồng thời là nhà sản xuất, cung
ứng dịch vụ. Vì vậy, pháp luật thương mại cũng có một số nội dung liên quan đến quá
trình đầu tư sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ như tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm,
hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ.
1.2 Vai trò của phát triển thương mại
*Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân
- Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất vì trong một nền sản xuất
hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường. Ngành thương mại phát
triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng; vì vậy, nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất
hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng vì nó có thể tạo ra
tập quán tiêu dùng mới.
- Góp phần vào sự ổn định và phát triển lành mạnh của thị trường nội địa.
Phát triển thương mại mặt hàng không chỉ là sự tăng trưởng về quy mô mà còn
cải thiện về cơ cấu, chất lượng tạo sự phát triển ổn định. Sự phát triển lành mạnh của
mặt hàng sẽ góp phẩn thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của khu vực tỉnh Bắc Ninh
cũng như khu vực nội địa. Ngoài ra sự phát triển các sản phẩm còn cho thấy được
mức sống của người dân, qua đó có thể đánh giá được chất lượng đời sống nhân dân
trong khảo sát kinh tế-xã hội.
- Góp phần giải quyết tốt thông qua thị trường các mối quan hệ liên quan đến các
cân đối lớn của nền kinh tế như cung -cầu, tiền – hàng, tích lũy – tiêu dùng…Bởi khi

phát triển thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh thì các quan hệ kinh tế cũng đồng
thời xảy ra. Khi một người mua một chiếc điều hòa thì họ đã đồng thời thiết lập các
quan hệ kinh tế như mua – bán, tiền – hàng và hình thành nên quan hệ cung cầu. Từ
đó các quan hệ được giải quyết thông suốt và góp phần cho sự phát triền nói chung.
12


*Đối với doanh nghiệp
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh, phát triển thương mại mặt hàng ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp vì đây. Sản phẩm dễ tiêu thụ và càng được tiêu
thụ nhiều có nghĩa là uy tín của doanh nghiệp được nâng cao, từ đó làm tăng lợi
nhuận, tăng vốn, cải thiện được tình hình tài chính, kết cấu tài chính theo hướng an
toàn. Qua đó tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng vững mạnh, nâng cao khả
năng cạnh tranh với các đối thủ trên cùng một thị trường.
*Đối với người tiêu dùng
- Đối với người tiêu dùng, phát triển thương mại mặt hàng có thể giúp người tiêu
dùng mua được hàng với mức giá cạnh tranh, có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đa
dạng hơn và được hưởng nhiều chương trình khuyến mãi. Qua đó thấy được phát triển
thương mại mặt hàng này giúp người tiêu dùng tăng lợi ích, tiết kiệm chi tiêu.
1.3 Nguyên tắc, tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại mặt
hàng hóa của doanh nghiệp
1.3.1 Những nguyên tắc phát triển thương mại hàng hóa của doanh nghiệp
- Dựa vào các chính sách, pháp luật của nhà nước
Đây là yếu tố tác động tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu
tố thể chế, luật pháp có ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành
nào. Đối với việc kinh doanh các mặt hàng điện tử điện lạnh tác động đến sản xuất,
phân phối và nhập khẩu sản phẩm ngành điện tử và ngành điện lạnh. Các hoạt động
của ngành chịu sự điều chỉnh của luật pháp và chính sách kinh tế vĩ mô. Cụ thể các thể
chế luật pháp như: Luật thương mại 2005, Luật doanh nghiệp 2005, Luật lao động,
Luật đầu tư, Luật cạnh tranh…

Nguyên tắc phát triển thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh luôn dựa trên cơ sở
pháp luật của nhà nước. Đảm bảo hoạt động kinh doanh theo đúng chính sách ban
hành, không buôn bán, gian lận thương mại. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với nhà
nước cũng như các chế độ chính sách lương, lao động với công nhân viên trong doanh
nghiệp. Với chính sách xuất nhập khẩu, chính phủ ban hành nhằm quản lý việc nhập
khẩu sản phẩm điện tử điện lạnh. Theo Điều 3 Thông tư 04/2014/TT-BCT quy định về
Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thì
“1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo công bố của các Bộ,
cơ quan ngang Bộ hướng dẫn Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy
định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và các văn bản
quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Bộ Công Thương ban hành Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng cấm nhập
khẩu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này”.
13


Theo đó, Phụ lục 1 danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (Ban hành
kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)
quy định cấm nhập khẩu đổi với một số hàng tiêu dùng đã qua sử dụng trong đó có
hàng điện tử, hàng điện lạnh.
Như vậy, pháp luật cấm nhập khẩu hàng điện tử, hàng điện lạnh đã qua sử dụng
trừ khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc chứng minh được Nhập khẩu
hàng hóa để nghiên cứu khoa học hoặc viện trợ nhân đạo và là hàng hóa không gây ô
nhiễm môi trường, không lây lan dịch bệnh, không ảnh hưởng sức khỏe con người, an
toàn giao thông, an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội và không ảnh hưởng xấu đến đạo
đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và căn cứ phân công tại Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan, các Bộ, cơ quan
ngang Bộ ban hành văn bản quy định và danh mục hàng hóa cụ thể theo đúng mã số
HS trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Do đó,việc nhập khẩu hàng điện tử,
điện lạnh đã qua sử dụng với mục đích để buôn bán không thuộc trường hợp loại trừ

nêu trên nên doanh nghiệp không được phép buôn bán mặt hàng trên tại Việt Nam.
- Dựa trên các nguyên tắc thị trường
Cung cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trên thị
trường. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hóa, hàng hóa nào có cầu
thì mới được cung ứng sản xuất, hàng hóa tiêu thụ được nhiều thì sẽ được cung ứng
nhiều và ngược lại. Đối với cung thì cũng tác động kích thích cầu, những hàng hóa
được sản xuất phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ được yêu thích,
bán chạy hơn, làm cho cầu của chúng tăng lên. Cung lớn hơn cầu sẽ làm cho giá giảm
và ngược lại. Cung cầu cân bằng sẽ làm giá cả ổn định. Do vậy nếu nắm bắt được quan
hệ cung cầu về sản phẩm sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp ổn định hơn, việc này cần khảo sát thị trường thường xuyên và theo dõi thông
tin, như vậy sẽ có chiến lược phù hợp để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
- Nguồn lực của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực cũng là một phần ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh
doanh tốt hay xấu của công ty. Nguồn nhân lực mà có trình độ chuyên môn cao thì sẽ
giúp doanh nghiệp dễ dàng hình thành những ý tưởng kinh doanh mới sau đó sẽ thực
thi những kế hoạch của công ty một cách nhanh chóng, và cuối cùng là hoàn thành chỉ
tiêu một cách xuất sắc nhất. Như vậy công ty đã có ưu thế hơn những công ty khác mà
nguồn nhân lực không được có chuyên môn như vậy. Điều này chứng tỏ là việc chú
trọng vào công tác tuyển nhân lực và công tác đào tạo nhân viên trong công ty là rất
quan trọng.

14


- Phát triển thương mại hàng hóa đảm bảo tăng hiệu quả kinh doanh của công ty:
công ty có những dự báo về thị trường chính xác để có những phương hướng, đề án
đưa ra nhằm tăng lượng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty lên cao nhất có thể
để tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.
1.3.2 Những chỉ tiêu, tiêu chí phản ánh phát triển thương mại hàng hóa của

doanh nghiệp
- Chỉ tiêu đánh giá về mặt quy mô
Quy mô phát triển thương mại của một doanh nghiệp liên quan đến sản lượng,
doanh thu, lợi nhuận, chi phí. Xét trên góc độ vĩ mô, chỉ tiêu về quy mô được thể hiện
bởi tổng giá trị thương mại. Tổng giá trị thương mại là giá trị của hàng hóa do quá
trình lưu thông đem lại trong khoảng thời gian xác định.
Mở rộng về quy mô thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh là sự gia tăng sản
lượng tiêu thụ mặt hàng điện tử điện lạnh, qua đó gia tăng giá trị thương mại, thị phần
của doanh nghiệp trên thị trường được mở rộng. Mặt khác, mặt hàng điện tử điện lạnh
không bị giới hạn ở thị trường cũ với những khách hàng trung thành mà được đưa đến
thị trường mới với những khách hàng mới, hay nói cách khác là khai thác được nhiều
khách hàng mới tiềm năng hơn. Sự gia tăng về doanh thu, lợi nhuận, sản lượng tiêu thụ
càng lớn chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp càng lớn, tầm ảnh hưởng của thị trường
tới doanh nghiệp càng lớn.
Tổng giá trị thương mại = tổng mức lưu chuyển trong nước + kim ngạch xuất
nhập khẩu.
Xét tới góc độ vi mô, chỉ tiêu về quy mô được thể hiện bởi doanh thu tiêu thụ và
sản lượng tiêu thụ.
Sản lượng tiêu thụ: là chỉ tiêu phản ánh số lượng hàng hóa doanh nghiệp tiêu
thụ được trong một thời kỳ nhất định. Sản lượng tiêu thụ càng lớn chứng tỏ quy mô
doanh nghiệp càng lớn, tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp tới thị trường càng lớn.
Doanh thu tiêu thụ: doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản
phẩm, ung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Doanh thu tăng là dấu hiệu cho sự phát triển của thương mại. Tuy nhiên, việc đánh giá
phát triển thương mại phải dựa trên tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng chi phí. Nếu
tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí thì chưa đạt hiệu quả và ngược lại.
Công thức: DT = P*Q
Trong đó : DT: là doanh thu
P: giá một đơn vị sản phẩm
Q: sản lượng tiêu thụ

Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí, bao gồm cả chi
phí cơ hội. Công thức tính lợi nhuận: π = TR-TC
15


Trong đó: π: lợi nhuận ròng
TR: là tổng doanh thu
TC: Là tổng chi phí
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp, lợi nhuận càng tăng càng có
dấu hiệu phát triển thương mại. Lợi nhuận tăng doanh nghiệp có thêm cơ hội mở rộng
quy mô kinh doanh.
Về thị phần: doanh nghiệp nào càng thâm nhập và chiếm giữ được nhiều thị phần
thì càng thể hiện được sức mạnh chi phối thị trường tiêu thụ. Thị phần doanh nghiệp
được xác định theo công thức:
Thị phần = Doanh thu của DN/Tổng doanh thu của thị trường.
Hoặc:
Thị phần = Số lượng hàng bán của DN/Tổng khối lượng hàng bán của thị trường.
- Chỉ tiêu đánh giá về mặt chất lượng
Tốc độ tăng trưởng của năm (n+1) so với năm n tính theo doanh thu là:
x=
Trong đó:
Qn: khối lượng hàng hóa trong năm n
Pn: giá của hàng hóa trong năm n
Q(n+1): khối lượng hàng hóa trong năm (n+1)
P(n+1): giá của hàng hóa trong năm (n+1)
Tốc độ tăng trưởng bình quân được xác định như sau:
Tốc độ tăng trưởng bình quân: Chỉ tiêu này dùng để tính tốc độ tăng trưởng
trung bình trong một giai đoạn.
Tốc độ tăng trưởng bình quân được xác định như sau:
Công thức:

: tốc độ tăng trưởng bình quân
t2 .t3 .tn : tốc độ tăng trưởng hàng năm
Tính ổn định, đều đặn của tăng trưởng: Được đánh giá dựa vào tốc độ tăng
trưởng hàng năm và tốc độ tăng trưởng bình quân. Độ lệch này càng nhỏ thì tăng
trưởng càng ổn định.
Công thức:
δ : Tính ổn định của tăng trưởng
ti : Tốc độ tăng trưởng hàng năm (i= 1,n)
: Tốc độ tăng trưởng bình quân
n : Số năm
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thương mại
16


Hiệu quả kinh tế là môt bộ phận quan trọng, cơ bản nhất của hiệu quả thương
mại. Trên tầm vĩ mô, nó phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được
với chi phí về các nguồn lực tài chính, lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật khác trong
quá trình tổ chức trao đổi hàng hóa và cung cấp dịch vụ trên thị trường.
Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế của thương mại bao gồm: Lưu chuyển
hàng hóa lẻ/vốn lưu thông, kim ngạch xuất khẩu/chi phí xuất khẩu, giá trị gia tăng/vốn
đầu tư thương mại, thu nhập quốc dân sản xuất/thu nhập quốc dân tiêu dùng…Trên
tầm doanh nghiệp các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh doanh đã được xác định dựa vào
các kết quả như mức lưu chuyển, giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ, lợi nhuận so
với các chi phí vốn cố định, vốn lưu thông và vốn sức lao động…
Hiệu quả chung là hiệu quả tổng quát về kinh tế, xã hội theo mục tiêu xác định
của thương mại theo từng thời kỳ hay chu kỳ kinh doanh cụ thể. Hiệu quả chung sẽ
bao gồm hiệu quả kinh tế về xã hội.
Hiệu quả kinh tế từng phần phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố nguồn lực cụ
thể thương mại. Đánh giá hiệu quả thương mại sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng tài
chính, hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động, hiệu quả sử dụng tài sản cố định và lưu

động, hiệu quả vốn đầu tư trong thương mại.
Hiệu quả thương mại phán ánh trình độ sử dụng các nguồn lực phục vụ cho hoạt
động trao đổi, mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Nó được thể hiện ở doanh thu,
lợi nhuận, hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực như vốn, lao động,..
Công thức tính hiệu quả thương mại:
H=K–C
Trong đó: H: hiệu quả thương mại
K: kết quả đạt được
C: chi phí sử dụng nguồn lực
Một số chỉ tiêu hiệu quả bộ phận:
Hiệu quả sử dụng vốn: đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên lợi
nhuận sau thuế (LNST) đạt được trên tổng nguồn vốn. Hiệu quả sử dụng vốn càng cao
thì doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Lợi nhuận sau thuế: LNST = LNTT × 20%
Hiệu quả sử dụng vốn =
Hiệu quả sử dụng lao động: Đánh giá việc sử dụng lao động của doanh nghiệp,
phản ánh năng suất lao động của nhân viên.
Hiệu quả sử dụng lao đông : W=
Trong đó:
W: Là năng suất lao động của một nhân viên
M: Là doanh thu thuần đạt được trong kỳ
17


: Là số nhân viên kinh doanh bình quân trong kỳ
Số nhân viên kinh doanh bình quân trong kỳ được xác định bằng công thức sau:
= NV1/2 + NV2 + NV3 + NV4 + NV5/2
NV1: Số nhân viên trong quý I
NV2: Số nhân viên trong quý II
NV3: Số nhân viên trong quý III

NV4: Số nhân viên trong quý IV
NV5: Số nhân viên cuối quý IV
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận: Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định
doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng
thuần, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
Công thức tính: π = π/TR hoặc π = π/TC
Trong đó: π: lợi nhuận ròng
TR: là tổng doanh thu
TC: Là tổng chi phí
- Chỉ tiêu chuyển dịch về cơ cấu
Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng: Cơ cấu mặt hàng là tập hợp có chọn lọc và
phân phối các nhóm, loại, nhãn hiệu mặt hàng và được ghi vào danh mục hàng hóa.
Sự dịch chuyển về cơ cấu mặt hàng trong lĩnh vực thương mại là sự thay đổi về
tỷ trọng của các loại sản phẩm trên thị trường. Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng trong
thương mại đảm bảo tăng trưởng hợp lý, đảm bảo tính ổn định, tính bền vững trong
tăng trưởng.
Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường: sự chuyển dịch cơ cấu thị trường trong thương
mại được thể hiện ở tỷ trọng thị trường kinh doanh, tỷ trọng của từng thị trường trong
tổng các thị trường của doanh nghiệp. Cơ cấu thị trường hợp lý sẽ làm cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Tăng dần tỷ trọng sản phầm sang các thị
trường mục tiêu, từ những thị trường cũ sang những thị trường mới và ngày càng thâm
nhập sâu vào thị trường mới.
Sự chuyển dịch kênh phân phối, mạng lưới: Đây là sự thay đổi về tỷ trọng các
loại sản phẩm bán qua kênh phân phối. Trước đây doanh nghiệp thường phân phối trực
tiếp, ngày nay các kênh phân phối chủ yếu là phân phối qua các đại lý, các chi nhánh.

18


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG ĐIỆN

TỬ ĐIỆN LẠNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DŨNG SƠN TRÊN
THỊ TRƯỜNG TỈNH BẮC NINH
2.1 Tổng quan tình hình kinh doanh và nhân tố ảnh hưởng đến PTTM mặt
hàng điện tử điện lạnh trên thị trường Bắc Ninh của Công ty TNHH Thương mại
Dũng Sơn
2.1.1 Khái quát về Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn
Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn là đơn vị được thành lập theo quyết định
của Ban giám đốc với mã số thuế trên giấy phép đang ký kinh doanh là 2300602471
do Phòng kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp và bắt đầu đi vào
hoạt động từ ngày 25/11/2010.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn bao gồm:
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Cung cấp các mặt hàng điện tử
điện lạnh đồng thời cung ứng các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng các loại mặt hàng trên.
Thực tế mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty gồm các máy móc, thiết bị phụ tùng
trong công nghiệp, văn phòng, y tế. Mặt hàng điện tử điện lạnh chỉ là mặt hàng bán lẻ
của công ty, do công ty nhập về để phục vụ nhu cầu trên thị trường. Tuy nhiên hiện
nay các mặt hàng này đang có triển vọng mang lại lợi nhuận kinh tế cao nên công ty đã
tăng cường cung cấp và phân phối các mặt hàng điện tử điện lạnh của rất nhiều hãng
nổi tiếng với những mẫu mã đa dạng thuộc nhiều chủng loại và đảm bảo chất lượng.
Hiện nay công ty đang cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cung cấp và
phân phối các mặt hàng này. Đi kèm với nhiều dịch vụ hấp dẫn khác như gia tăng thời
hạn bảo hành, lắp đặt, giao hàng và sửa chữa miễn phí tại nhà. Công ty đang tiếp tục
đẩy mạnh kế hoạch phát triển mặt hàng điện tử điện lạnh trong thời gian tới.
Hiện nay thị trường của công ty trên địa bàn TP. Bắc Ninh đã được khai thác khá
tốt. Trong khi đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp các sản phẩm máy
móc điện tử điện lạnh trên TP Bắc Ninh. Là một trong những doanh nghiệp tham gia
trên thị trường này được hơn 7 năm, công ty cần tìm cho mình hướng đi mới trên các
huyện, thị xã khác của tỉnh hoặc mở rộng ra các tỉnh lân cận. Nhu cầu về các mặt hàng
này sẽ càng gia tăng trong khi chỉ khai thác trên một thị trường truyền thống sẽ gây bất
lợi cho công ty rất nhiều.

Hoạt động tiêu thụ hàng hóa của công ty: Sản phẩm của công ty thuộc nhóm sản
phẩm về máy móc, điện tử điện lạnh. Trong nhóm này có rất nhiều mặt hàng phụ thuộc
vào thời tiết. Vào mùa hè các sản phẩm làm mát, điều hòa, tủ lạnh… được tiêu thụ rất
nhiều. Trong mùa đông thì các sản phẩm này phải nhường chỗ cho các mặt hàng máy

19


sưởi, bình nước nóng. Như vậy yếu tố thời tiết cũng tác động khá nhiều đến hoạt động
kinh doanh của công ty.
Hoạt động cung ứng dịch vụ: Công ty thực hiện các hoạt động tư vấn cho khách
hàng sử dụng các sản phẩm cao cấp sao cho có hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất. Bên
cạnh đó công ty áp dụng chính sách bảo hành của mình, Trung tâm dịch vụ bảo hành của
công ty sẽ kiểm tra các lỗi kỹ thuật về máy móc sơ bộ trước khi chuyển đến các trung
tâm bảo hành các hãng. Với các lỗi nhỏ, nhân viên kỹ thuật sẽ trực tiếp sửa chữa miễn
phí cho khách hàng trong thời gian bảo hành. Với hoạt động cung ứng dịch vụ của công
ty, doanh thu mang lại không đáng kể từ 3-5% trong tổng doanh thu của công ty do đây
là hoạt động trong khâu bán hàng hóa. Nhưng hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty
đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến uy tín và vị thế của công ty trên thị trường.
2.1.2 Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn
Trong thời gian đầu khi mới thành lập và đi vào hoạt động, công ty gặp khá nhiều
khó khăn, cụ thể là khó khăn về vốn đầu tư và nguồn hàng. Vì mặt hàng kinh doanh
của công ty là máy móc, thiết bị phụ tùng nên giá vốn đầu vào cho việc mua máy móc,
nguyên liệu, xây dựng nhà xưởng rất cao. Tuy nhiên qua từng năm với sự cố gắng
phấn đấu không ngừng, công ty đã từng bước tháo gỡ những khó khăn ban đầu, dần đi
vào guồng hoạt động ổn định và tình hình kinh doanh đã được cải thiện từ năm hoạt
động thứ ba.
Các sản phẩm chủ lực của công ty là máy móc, thiết bị phụ tùng trong công
nghiệp, văn phòng và các sản phẩm điện tử điện lạnh. Thị trường trọng tâm của công
ty hiện nay là tỉnh Bắc Ninh, quy mô còn khá nhỏ mới tập trung chủ yếu trên một số

địa bàn như TP. Bắc Ninh, thị trấn Lim, thị xã Từ Sơn. Sắp tới công ty sẽ mở rộng thị
trường sang các huyện, thị xã khác trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận gần nhất như là
Bắc Giang, Hà Nội.

20


Kết quả kinh doanh cụ thể của công ty trong ba năm gần nhất như sau:
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn giai
đoạn 2015-2017
(Đơn vị: Triệu đổng)
Chỉ tiêu
1. Doanh thu
thuần
2. Giá vốn
hàng bán
3. DT hoạt
động tài
chính
4. Chi phí
5. Lợi nhuận
trước thuế
(LNTT)
6. Thuế
TNDN
7. Lợi nhuận
sau thuế
(LNST)

So sánh 2016/2015

Tuyệt
%
đối

So sánh 2017/2016
Tuyệt
%
đối

2015

2016

2017

648.392

826.471

953.897

178.073

27,46

109.426

13,24

471.920


665.382

767.518

193.462

40,99

102.136

13,35

56.578

87.873

94.626

31.295

55,31

6.753

7,68

532.756

694.834


705.814

166.078

31,17

10.98

1,58

15.636

23.873

37.892

8.237

52,68

14.019

58,72

3.127

4.774

7.578


1.644

52,57

2.804

58,73

11.924

19.099

30.314

7.175

60,17

11.215

58,72

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
-

-

Qua bảng 2.1 ta thấy tổng doanh thu
Về doanh thu: Có thể thấy doanh thu của công ty 3 năm gần nhất có xu hướng tăng

dần lên. Công ty đang hoạt động kinh doanh rất tốt khi mức doanh thu năm 2015 là
648.392 triệu đồng đến năm 2017 đạt 953.897 triệu đồng. Mặc dù trong năm 2015
công ty có gặp nhiều khó khăn và doanh thu đạt được thấp hơn năm 2014 trước đó
nhưng đến năm 2016 công ty đã phục hồi trở lại và đạt mức doanh thu là 826.471 triệu
đồng, chênh lệch 27,46% so với năm 2015. Thể hiện một sự tiến lên vượt bậc và sự nỗ
lực của toàn bộ ban giám đốc cũng như của nhân viên trong công ty. Nhìn chung về tất
cả doanh thu của công ty đang có chiều hướng phát triển tốt.
Về chi phí: Vì doanh thu hàng năm tăng lên nên tất yếu chi phí hoạt động kinh doanh
của công ty cũng tăng theo. Chi phí của năm 2015 vào khoảng 532.756 triệu đồng.
Trong năm này do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nên mức chi phí này đã khiến
cho lợi nhuận của công ty bị sụt giảm. Đến năm 2016 chi phí tiếp tụ tăng thêm
166.078 triệu đồng tương ứng tăng 31,17% so với năm 2015. Đến năm 2017 là năm
phát triển vượt bậc của công ty với doanh thu gần 1000 triệu đồng và chi phí là
767.518 triệu đồng. Tuy doanh thu tăng là dấu hiệu tốt nhưng công ty cũng cần xem
21


-

xét vì mức chi phí vẫn cao và không đảm bảo phương châm giảm thiểu chi phí kinh
doanh của doanh nghiệp đã đề ra.
Về lợi nhuận: Trong năm 2015 là năm hoạt động khó khăn nên công ty thu về lợi
nhuận không được cao, lợi nhuận sau thuế năm này là 11.924 triệu đồng. Lợi nhuận
năm 2016 khá hơn với 19.099 triệu đồng, năm 2016 chi phí khá cao mà doanh thu tăng
không nhiều. Tuy nhiên điều đáng mừng là mức tăng doanh thu nhanh hơn so với mức
tăng chi phí, do đó lợi nhuận thu về trong năm 2016 vẫn tăng. Năm 2017 lợi nhuận đã
đạt mức 30.314 triệu đồng chênh lệch khoảng 60,17% so với năm 2016. Đây là một
dấu hiệu đáng mừng của công ty, cho thấy công ty đang hoạt động rất tốt và ngày càng
phát triển mạnh.
Tóm lại tình hình kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng qua các năm. Tuy

nhiên tình hình tiêu thụ máy móc, thiết bị phụ tùng và hàng điện tử điện lạnh của công
ty trên thị trường tỉnh Bắc Ninh hiện nay vẫn còn khá nhiều hạn chế, chưa tương xứng
với tiềm năng. Hiện nay nhu cầu trên thị trường tỉnh Bắc Ninh là rất lớn. Ngày càng
nhiều những công ty, khu công nghiệp, các tòa nhà chung cư hay các nhà máy được
xây dựng tại Bắc Ninh vì thế nhu cầu tại thị trường này là rất lớn. Mặt hàng máy móc,
thiết bị mà công ty cung cấp mặc dù chất lượng tốt nhưng gặp phải nhiều sự cạnh tranh
trên thị trường từ các doanh nghiệp nhỏ mới bước chân vào thị trường, tạo sự cạnh
tranh càng gay gắt hơn, gây khó khăn hơn rất nhiều cho công ty.
- Điểm qua về thị trường:
Thị trường tỉnh Bắc Ninh tuy là một thị trường nhỏ rất tiềm năng nhưng công ty
chưa khai thác được hết. Cụ thể năm 2015 trong khi thị phần của công ty trên địa bàn
TP. Bắc Ninh đạt 78% thì khu vực khác chỉ đạt 22%, thấp hơn nhiều lần. Số lượng
khách hàng tại các khu vực khác cũng chủ yếu tập trung tại các vùng lân cận, gần TP
hoặc các cơ quan, xí nghiệp có nhu cầu. Tuy nhiên trong 2 năm tiếp theo thì thị phần
tại các khu vực ngoài TP. Bắc Ninh tăng lên đáng kể và chiếm mức 38% vào năm
2017. Điều này cho thấy công ty đã nhận thấy việc mở rộng thị trường là rất quan
trọng, thêm vào đó do tích cực tìm hiểu thị trường các khu vực lân cận những năm gần
đây nên công ty đã nắm được thời cơ để cung cấp các sản phẩm chất lượng phù hợp
Mới đây TP Bắc Ninh vừa chính thức được công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc
tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định 2088/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào ngày
26/03/2018 vừa qua. Điều này cho thấy trong tương lai gần Bắc Ninh sẽ không chỉ
phát triển về kinh tế mà còn phát triển về dân số. Cụ thể hơn là các khu công nghiệp sẽ
tiếp tục mở rộng, nhiều doanh nghiệp mới sẽ thành lập cũng như đặt chi nhánh tại đây
nên cầu về mặt hàng máy móc, thiết bị phụ tùng và điện tử sẽ tăng cao. Thu nhập của
người dân tại thành phố và các huyện, thị trấn sẽ tăng lên đáng kể khiến cầu điện tử
22


điện lạnh chắc chắn sẽ tăng lên. Đây là tín hiệu để công ty tăng cường khai thác thị
trường và đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm của công ty mình.

Khó khăn lớn nhất của công ty là phải cạnh tranh với nhiều đơn vị khác trên thị
trường tỉnh vì phân phối những sản phẩm giống nhau. Công ty cũng đang tìm kiếm
những đối tác mới, các nhà cung cấp trong và ngoài nước để cải thiện chất lượng
nguồn hàng nhập khẩu. Đó là những khó khăn chính của công ty thời điểm hiện tại.
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng điện tử
điện lạnh của Công ty TNHH Thương mại Dũng Sơn trên thị trường tỉnh Bắc Ninh
*Nhóm nhân tố bên trong công ty:
- Nguồn hàng kinh doanh: Công ty hiện nay có quan hệ rất tốt vời nhiều đối tác,
ngoài các đối tác lâu năm như: Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Thiết Kế Và Xây Dựng
Việt Nam, Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Và Kỹ Thuật IBF Việt Nam, Công Ty TNHH
Canon Việt Nam….Công ty hiện nay còn mở rộng hợp tác với những đối tác mới và
đối tác nước ngoài. Hiện nay công ty đang đàm phán với các nhà cung cấp nước ngoài
như: công ty Supreme (Thái Lan), Panasonic, Samsung…Do đó nguồn hàng cung cấp
liên tục được cải thiện về chất lượng, nguồn hàng có chất lượng tốt và hàm lượng công
nghệ cao đã giúp công ty tạo dựng được uy tín với khách hàng. Nguồn cung ảnh
hưởng đến khả năng cung ứng hàng điện tử điện lạnh của công ty trên thị trường và
khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vấn đề nguồn hàng là một vấn đề quan
trọng mà công ty luôn chú trọng vì nó ảnh hướng không nhỏ đến hoạt động phát triển
thương mại sản phẩm của công ty cả trong ngắn hạn và dài hạn vì nó phản ánh mức độ
phù hợp của mặt hàng đối với thị trường.
- Chất lượng hàng hóa: Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút được khách
hàng làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho công ty nâng
cao uy tín, đồng thời có thể nâng cao giá bán hàng hóa một cách hợp lí mà vẫn thu hút
được khách hàng. Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì việc tiêu thụ sẽ gặp khó
khăn, nếu chất lượng sản phẩm quá thấp thì ngay cả khi bán rẻ vẫn không được người
tiêu dùng chấp nhận. Đây là nhân tố quan trọng quyết định tới khả năng tiêu thụ của
hàng hóa. Do đó ở khau nhập hàng công ty luôn tiến hành kiểm tra rất kỹ lưỡng để
đảm bảo hàng hóa có chất lượng tốt nhất.
- Giá cả mặt hàng điện tử điện lạnh: Xu hướng của người tiêu dùng trước tiên là
chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng. Nhân tố giá cả ảnh hưởng rất lớn đến việc

tiêu thụ sản phẩm. Giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá xoay quanh
giá trị hàng hóa, theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả được hình thành tự phát trên thị
trường theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Do đó, công ty hoàn toàn có
thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đấy mạnh phát triển thương mại mặt
23


hàng vật liệu xây dựng. Nếu công ty đưa ra một mức giá phù hợp với chất lượng sản
phẩm được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận, công ty sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm
của mình và ngược lại. Nếu công ty quản lý hoạt động kinh doanh tốt thì làm cho giá
thành sản phẩm thấp công ty có thể bán hàng với giá thấp hơn mặt bằng của các sản
phẩm cùng loại trên thị trường. Đây là một trong những chiến lược cạnh tranh giúp
công ty loại bỏ được những đối thủ kinh doanh khác trên cùng một thị trường.
*Nhóm nhân tố bên ngoài công ty:
- Khách hàng: là đối tượng mà công ty phục vụ và là yếu tố định đến sự thành
công hay thất bại của công ty. Bời vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô khách
hàng tạo nên quy mô thị trường. Một nhân tố đặc biệt quan trọng là mức thu nhập và
khả năng thanh toán của khách hàng có tính quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ
của doanh nghiệp. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu cũng tăng và khi thu nhập giảm thì
nhu cầu cũng giảm, do vậy doanh nghiệp cần có những chính sách giá, chính sách sản
phẩm hợp lí. Ngoài ra còn phụ thuộc vào thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng
trên địa bàn. Công ty cần phải nghiên cứu những yếu tố thuộc về văn hóa – xã hội ở
từng khu vực để có chiến lược phát triển thương mại sản phẩm phù hợp.
- Đối thủ cạnh tranh: Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp. Việc mở rộng thị phần là mục tiêu của mọi doanh nghiệp, chỉ
khi nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, hiểu rõ điểm mạnh điểm yếu
của đối thủ cạnh tranh mới có thể xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm tối ưu và mở
rộng thị phần. Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ ngang sức tác
động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô
lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ khác trong ngành.

Vậy nên cốt lõi là phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để có chiến lược phù hợp
nhằm chiếm lĩnh thị trường, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Các chính sách của Nhà nước: Các chính sách vĩ mô tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến hoạt động thương mại của công ty. Khi mà nền kinh tế lạm phát cao, các
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì các chính
sách kinh tế của nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đầy kinh tế. Nhà
nước thường dùng các công cụ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, điều chỉnh thuế
và lãi suất ngân hàng.
Đối với các công ty lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn là chi phí đầu vào
của hoạt động kinh doanh. Những năm gần đây, lãi suất cho vay có xu hướng ổn định
cùng với chủ trương tăng trưởng tín dụng của nhà nước giúp các doanh nghiệp nhỏ và
vừa nói chung hay công ty tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Theo ngân hàng nhà
nước, lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%
24


đối với ngắn hạn, 9,3-11% đối với trung và dài hạn (2016). Lãi suất tăng cao sẽ gây
khó khăn cho doanh nghiệp, do đó mọi sự biến động về lãi suất cho vay cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2 Thực trạng hoạt động thương mại mặt hàng điện tử điện lạnh của công
ty TNHH Thương mại Dũng Sơn trên thị trường tỉnh Bắc Ninh
2.2.1 Thực trạng về quy mô thương mại
Trải qua giai đoạn 2015-2017, doanh thu và lợi nhuận của công ty có xu hướng
tăng lên thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2 Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận mặt hàng điện tử điện lạnh của
công ty giai đoạn 2015-2017
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
1. Doanh
thu hàng

bán
2. Gía vốn
hàng bán
3. Lợi
nhuận trước
thuế
(LNTT)
4. Chi phí
thuế TNDN
5. Lợi
nhuận sau
thuế
(LNST)

Chêch lệch
2016/2015
Tuyệt
%
đối

Chênh lệch
2017/2016
Tuyệt
%
đối

2015

2016


2017

147.652

186.395

232.648

38.743

26,24

64.253

24,81

120.514

146.784

177.362

26.27

27,79

30.578

20,83


1.584

1.862

2.096

0.278

17,55

0.234

12,57

0.348

0.41

0.461

0.026

6,77

0.051

12,44

1.236


1.452

1.635

0.216

17,48

0.183

12,6

(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)
Qua bảng số liệu trên thấy được nhìn chung hoạt động kinh doanh mặt hàng điện
tử điện lạnh của công ty có hiệu quả trong mấy năm gần đây. Lợi nhuận đều đạt giá trị
lớn hơn năm sau so với năm trước, thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là
có lãi. Số lượng sản phẩm bán tăng lên đáng kể và dần tạo được chỗ đứng trên thị
trường tỉnh Bắc Ninh.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có biến động lớn và lợi nhuận thu được
tăng lên đáng kể. Cụ thể LNST năm 2015 đạt 1.236 triệu đồng, năm 2016 đạt 1.452
triệu đồng và 1.635 triệu đồng vào năm 2017. Công ty đã nỗ lực không ngừng trong
quá trình tạo lập thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường. Bên cạnh đó việc áp dụng
25


×