Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.34 KB, 2 trang )
Diệp Minh Châu
Diệp Minh Châu
Sinh năm 1919 tại làng Nhơn Thạnh, huyện Châu Thành, nay thuộc thị xã Bến Tre, trong một gia
đình nông dân. Ngay ở bậc tiểu học, cậu học sinh Châu đã nổi tiếng vẽ giỏi. Ngồi trong lớp, nhiều
lúc Châu mải mê vẽ, thậm chí bài giảng của thầy cũng được thể hiện thành những trang vẽ sinh
động. Biệt danh “Châu vẽ” ra đời từ đấy. Năm 15 tuổi, thôi học, về nhà giúp cha làm ruộng, chăn vịt,
nhưng niềm khao khát nghệ thuật vẫn luôn đốt cháy lòng anh. Anh gặp Hoàng Tuyển, tác giả của
bức tranh Tứ thời mà anh đã có lần ngắm nhìn say mê từng nét vẽ, từng mảng màu, sau đó Hoàng
Tuyển đã trở thành người anh, người thầy truyền cho anh lòng say mê nghệ thuật.
Năm 1940, ra Hà Nội, thi vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và điều bất ngờ là anh đã
đỗ đầu kỳ thi tuyển năm ấy. Để có tiền ăn học, anh phải tiếp tục làm thêm nghề vẽ phông màn cho
các gánh hát ở Hà Nội. Năm 1942, một số tranh chân dung của Diệp Minh Châu như Trăng thu,
Nhớ mong, Hương sắc đã bắt đầu gây được sự chú ý của giới mỹ thuật thủ đô. Lúc bấy giờ, phong
trào sinh viên yêu nước phát triển mạnh. Vừa sáng tác, vừa tham gia vào phong trào Truyền bá
quốc ngữ, vẽ bìa cho các bản nhạc yêu nước của Lưu Hữu Phước, thiết kế mỹ thuật cho các đêm
diễn của ban kịch Tổng hội sinh viên Hà Nội. Đầu năm 1945, học xong năm cuối Trường Cao đẳng
Mỹ thuật, Diệp Minh Châu về lại quê nhà, tiếp tục vẽ chân dung, tổ chức triển lãm tranh tại Bến Tre
và Mỹ Tho, lấy tiền giúp nạn đói ở Bắc Kỳ. Năm 1945, gia nhập vào phong trào Thanh niên tiền
phong và tham gia cướp chính quyền tại thị xã Bến Tre.
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông làm trưởng ban trừ gian huyện Châu Thành, Bến Tre.
Cuối năm 1946, về công tác ở khu 8. Là phóng viên mặt trận, Diệp Minh Châu có dịp đi theo những
đơn vị Vệ quốc đoàn, đến nhiều nơi như Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre, Sa Đéc và vùng Đồng Tháp
Mười. Cây cọ vẽ của ông lại có dịp ghi lại những cảnh lao động, sản xuất, bố phòng, hành quân:
Phong cảnh Đồng Tháp Mười, Lớp học bình dân trong lán ven rừng, Qua rừng Lá, Du kích qua làng,
Chiến sĩ rẽ lau v.v..
Trong những ký họa vẽ ngay trên trận địa còn vương khói súng, đáng chú nhất là bức Chiến sĩ Lê
Hồng Sơn hy sinh lúc xung phong (1947) được ông vẽ ngay tại Vàm Nước Trong (Mỏ Cày) bằng
chính máu của người chiến sĩ ấy. (Bức tranh hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Quân đội nhân dân Việt
Nam).
Năm 1949, Diệp Minh Châu được chuyển về công tác Viện Văn hóa kháng chiến Nam Bộ do giáo
sư Hoàng Xuân Nhị làm Giám đốc, đóng tại khu 9. Vào giữa năm 1950, có điện từ Trung ương gọi