Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mức độ hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường típ 2 và mối liên quan với sự tự tin, hỗ trợ xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.35 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018

Nghiên cứu Y học

MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI SỰ TỰ TIN, HỖ TRỢ XÃ HỘI
Trần Thị Như Ngọc* (BCV), Võ Nguyên Trung **, Ann Henderson***

TÓM TẮT
Mở đầu: Hoạt động thể lực đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường, bên cạnh việc
dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn. Tuy nhiên, mức độ hoạt động thể lực của người bệnh đái tháo đường típ 2
cũng như các yếu tố liên quan chưa được đánh giá đầy đủ.
Mục tiêu: Xác định mức độ hoạt động thể lực của người bệnh đái tháo đường típ 2. Xác định mối liên quan
giữa hoạt động thể lực với sự tự tin, hỗ trợ xã hội ở người bệnh đái tháo đường típ 2.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 155 người bệnh đái tháo đường típ 2
đang điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ từ 12/2017 - 3/2018.
Kết quả: 54,2% người bệnh có hoạt động thể lực đủ theo khuyến cáo. Tỷ lệ hoạt động thể lựcmức độ thấp,
trung bình và tích cực lần lượt là 45,8%; 37,4% và 16,8%. Người bệnh với mức tự tin cao, hỗ trợ gia của gia
đình/bạn bè cao có tỷ lệ hoạt động thể lực trung bình và tích cực cao hơn các nhóm còn lại (p < 0,001).
Kết luận: Đa số người bệnh đái tháo đường típ 2 có hoạt động thể lực ở mức thấp và chưa đủ theo khuyến
cáo. Mức độ hoạt động thể lực có liên quan với sự tự tin, hỗ trợ của xã hội. Do đó, nhân viên y tế cần có những
can thiệp phù hợp nhằm tăng cường hoạt động thể lực cho người bệnh.
Từ khóa: Đái tháo đường típ 2, hoạt động thể lực, sự tự tin, hỗ trợ xã hội.

ABSTRACT
LEVEL OF PHYSICAL ACTIVITY IN TYPE 2 DIABETIC PATIENTS AND RELATIONSHIP WITH
SELF-EFFICACY, SOCIAL SUPPORT
Tran Thi Nhu Ngoc, Vo Nguyen Trung, Ann Henderson
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 141 – 145
Background: Physical activity plays as important role as medicine and diet in diabetes treatment. However,
level of physical activity among type 2 diabetic patients as well as its related factors is still not fully evaluated.


Objectives: Determine the level of physical activity of patients with type 2 diabetes mellitus at Can Tho
University of Medicine and Pharmacy Hospital. Determinethe relationship between level of physical activity and
self-efficacy, social support in type 2 diabetic patients.
Methods: Cross-sectional descriptive study 155 patients who treated outpatient at Can Tho University of
Medicine and Pharmacy Hospital during 12/2017 – 3/2018.
Results: 54.2% ofpatients had sufficient physical activity. The level of low, moderate and high level of
physical activity were 45.8%; 37.4% and 16.8% respectively. Patients with high level of self-efficacy, social
support had higher proportion of moderate and high physical activitylevel than other groups (p < 0.001).
Conclusions: Almost patients with type 2 diabetes have low level of physical activity and do not achieve the
WHO recommendations. Therefore, the medical workers should have suitable interventions in order to improve
physical activity in type 2 diabetes patients.
*Trường Đại học Y Dược Cần Thơ,
**Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
** Đại học Northern Colorado, Mỹ.
Tác giả liên lạc: CNĐD. Trần Thị Như Ngọc,
ĐT: 01689923005,
Email:

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

141


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018

Keywords: Type 2 diabetes mellitus, physical activity, self-efficacy, social support.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những
căn bệnh có tốc độ tăng nhanh nhất và là nguyên
nhân gây tử vong đứng đầu trên thế giới(13).
Đáng chú ý là tốc độ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ở
các nước phát triển chỉ là 42% thì ở các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam là 170%.
Hiện tại, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới,
cứ 20 người Việt Nam thì có 1 người bị bệnh đái
tháo đường(1). Điều trị ĐTĐ là quá trình lâu dài
và cần phối hợp giữa dùng thuốc, thay đổi chế
độ ăn và hoạt động thể lực (HĐTL)(7). Tuy
nhiên, HĐTL của người bệnh ĐTĐ típ 2 đang ở
mức thấp. Tại Hà Nội, nghiên cứu về tình hình
tuân thủ điều trị ở người bệnh ĐTĐ típ2 cho
thấy có đến 36,7% người bệnh không luyện tập
đủ 30 phút mỗi ngày(6). Tỷ lệ này tại Thái
Nguyên, Sơn La lần lượt 84,15% và 63,8%(8,9).
Điều đó cho thấy cần phải có những đề xuất
nhằm tăng cường HĐTL ở người bệnh ĐTĐ.
Mục tiêu nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ
Người bệnh bị giới hạn vận động.
Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Cỡ mẫu
Được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ.

n = Z2 1-α/2

p (1  p )

d 2

Trong đó:
n: là cỡ mẫu nghiên cứu cần có.
P: là tỷ lệ ước đoán. Theo kết quả nghiên cứu
của Đỗ Thị Kim Thu, tỷ lệ người bệnh ĐTĐ típ 2
HĐTL không đủ theo khuyến cáo là 11,4%, do
đó p = 0,114(3).
d: là mức chính xác của nghiên cứu, chọn d =
0,05. Z: là độ tin cậy lấy ở ngưỡng sác xuất  =
0,05. Z1-α/2 = 1,96.
Như vậy, n = 155.
Thu thập số liệu

Mô tả thực trạng HĐTL của người bệnh
ĐTĐ típ 2 tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ.

Kỹ thuật thu thập số liệu
Phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Công cụ thu thập số liệu

Thiết kế nghiên cứu

Bộ câu hỏi gồm 4 phần: Đặc điểm chung của
đối tượng nghiên cứu, Bộ câu hỏi toàn cầu về
HĐTL (GPAQ), Bảng ước lượng về mức độ tự
tin trong luyện tập thể dục, Bảng đánh giá sự hỗ

trợ của xã hội cho luyện tập thể dục.

Mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh được chẩn đoán là ĐTĐ típ 2
đang điều ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y
Dược Cần Thơ.
Kỹ thuật chọn mẫu

Quy trình thu thập số liệu
Tiếp xúc và mời người bệnh tham gia nghiên

Đối tượng nghiên cứu được chọn theo cách
chọn mẫu thuận tiện.

cứu theo tiêu chuẩn chọn và tiêu chuẩn loại trừ.

Tiêu chuẩn chọn
Được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ típ 2 theo
tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ của Hiệp hội Đái tháo
đường Hoa Kỳ năm 2016.
Khám và điều trị tại phòng khám Nội - Bệnh
viện Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thời gian mắc bệnh ít nhất 6 tháng.
Người bệnh có khả năng tham gia phỏng vấn.

nghĩa, quá trình nghiên cứu và tự nguyện tham

142


Người bệnh được giải thích rõ về mục đích, ý
gia vào nghiên cứu. Thời gian phỏng vấn
khoảng 15 - 20 phút.
Định nghĩa và đánh giá biến số

Hoạt động thể lực
HĐTL được đánh giá bằng năng lượng
chuyển hóa tương đương (metabolic equivalents

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
– MET)(12).
Cường độ HĐTL
Cường độ vừa phải: là những hoạt động đòi
hỏi gắng sức ở mức độ vừa phải và làm tăng nhẹ
nhịp tim và nhịp thở.

Nghiên cứu Y học

kèm theo (82,6%), trong đó chủ yếu là bệnh tăng
huyết áp (77,3%).
Mức độ hoạt động thể lực của người bệnh đái
tháo đường típ 2

Tình hình hoạt động thể lực theo khuyến cáo

Cường độ cao: là những hoạt động đòi hỏi
gắng sức đưa đến tăng nhịp thở và nhịp tim.

Hoạt động
chưa đủ

Thời gian HĐTL
Là biến định lượng liên tục, được tính theo
đơn vị MET-phút/tuần theo hướng dẫn của WHO.

54,2%

45,8%

Hoạt động
đủ

HĐTL theo khuyến cáo
HĐTL đủ: khi thời gian hoạt động ≥ 600
MET-phút/tuần.

Biều đồ 1. Tỷ lệ hoạt động thể lực theo khuyến cáo

HĐTL chưa đủ: khithời gian hoạt động < 600
MET-phút/tuần.

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh HĐTL đủ theo
khuyến cáo chiếm dưới 50%.

Mức độ HĐTL

Mức độ hoạt động thể lực của đối tượng tham
gia nghiên cứu


Tích cực: HĐTL từ 3.000 MET-phút/tuần trở lên.
Trung bình: HĐTL từ 600 - 3000 METphút/tuần.
Thấp: HĐTL < 600 MET-phút/tuần(12).

Biến số mức độ tự tin về luyện tập thể dục
Thấp (< 50% tổng số điểm) và Cao (>= 50%
tổng số điểm).
Biến số sự hỗ trợ của xã hội cho luyện tập thể dục
Thấp (< 50% tổng số điểm) và Cao (>= 50%
tổng số điểm).
Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phầnmềm SPSS 18.0 để tính ra các
đặc trưng về thống kêmô tả. Sư dụng kiểm định
Chi bình phương để kiểm định mối liên quan.

16,8%
45,8%

Thấp

37,4%

Biểu đồ 2. Mức độ hoạt động thể lực
Nhận xét: Người bệnh HĐTL ở mức độ thấp
chiếm ưu thế (45,8%). HĐTL ở mức độ tích cực
chiếm tỷ lệ thấp (16,8%).

KẾT QUẢ


Liên quan giữa mức độ hoạt động thể lựcvới sự
tự tin và hỗ trợ xã hội

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Liên quan giữa mức độ HĐTL với sự tự tin

Tuổi trung bình của đối tượng là 60,1 tuổi,
chủ yếu trên 60 tuổi (55,5%). Nữ chiếm đa số
(60,9%) và đang sống với gia đình (80,6%). Trình
độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất (47,1%). Phần
lớn người bệnh còn đi làm (68,4%) so với tỷ lệ
người bệnh đã nghỉ hưu là 31,6%.

Sự tự tin
Hoạt động thể
lực
Thấp n (%) Cao n (%)
Thấp
67
4
n (%)
(59,3)
(9,5)
Trung bình
36
22
n (%)
(31,9)
(52,4)

Tích cực
10
16
n (%)
(8,8%)
(38,1)
113
42
Tổng
(100)
(100)

Khoảng 2/3 người bệnh có thời gian mắc
bệnh ĐTĐ dưới 5 năm (69%), hầu hết có bệnh lý

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Tổng

p
2


71
(45,8)
54
(37,4)
p<0,01
2
 =35,616

26
(16,8)
155
(100)

143


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018

Nhận xét: Người bệnh có sự tự tin cao có
HĐTL ở mức trung bình và tích cực cao hơn
nhóm còn lại (p < 0,01).

Liên quan giữa mức độ HĐTL với sự hỗ trợ
của gia đình
Bảng 2. Liên quan giữa mức độ HĐTL với sự hỗ trợ
của gia đình
Hoạt động
thể lực
Thấp
n (%)
Trung bình
n (%)
Tích cực
n (%)
Tổng


Hỗ trợ của gia đình
Thấp n (%) Cao n (%)
68
3
(54,0)
(10,4)
45
13
(35,7)
(44,8)
13
13
(10,3)
(44,8)
126
29
(100)
(100)

Tổng
71
(45,8)
58
(37,4)
26
(16,8)
155
(100)

p

2


p<0,01
2
 =27,05
4

Nhận xét: Người bệnh có sự hỗ trợ của gia
đình cao có HĐTL ở mức trung bình và tích cực
cao hơn nhóm còn lại (p < 0,01).

Liên quan giữa mức độ hoạt động thể lực với
sự hỗ trợ của bạn bè
Bảng 3. Liên quan giữa mức độ HĐTL với sự hỗ trợ
của bạn bè
Hoạt động Hỗ trợ của bạn bè
thể lực Thấp n (%) Cao n (%)
Thấp n (%) 68 (52,3)
3 (12,0)
Trung bình 47 (36,2) 11 (44,0)
n (%)
Tích cực
15 (11,5) 11 (44,0)
n (%)
Tổng
130 (100) 25 (100)

Tổng


p
2


71 (45,8)
58 (37,4)
p < 0,01
2
26 (16,8)  =20,954
155 (100)

Nhận xét: Người bệnh có sự hỗ trợ của bạn bè
cao có HĐTL ở mức trung bình và tích cực cao
hơn nhóm còn lại (p < 0,01).

BÀN LUẬN
Mức độ hoạt động thể lực của người bệnh đái
tháo đường típ 2

Tình hình hoạt động thể lực theo khuyến cáo
Việc tập luyện thường xuyên ở người bệnh
ĐTĐ típ 2 làm tăng tính nhạy cảm với insulin
của các mô và giúp phòng ngừa sự tiến triển của
bệnh(5). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy tỷ lệ người bệnh HĐTL đủ theo khuyến cáo
là 54,2% (Biểu đồ 1). So với kết quả của Đỗ Thị

144

Kim Thu (88,6%), Ali Fattahi (74%) thì kết quả

của chúng tôi thấp hơn mặc dù cách đánh giá
tương tự nhau, sự khác biệt này có thể xuất phát
từ sự chênh lệch về độ tuổi cũng như nghề
nghiệp giữa các mẫu nghiên cứu(3,4). Tuổi trung
bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn và
tỷ lệ người bệnh còn làm việc trong nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn nên phần nào ảnh hưởng
đến mức độ HĐTL của người bệnh, đặc biệt là
những hoạt động liên quan đến công việc.
Kết quả điều tra quốc gia của Cục Y tế dự
phòng - Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế
giới thực hiện năm 2015 cho thấy 72,9% người
dân HĐTL đủ theo khuyến cáo của WHO(2). Kết
quả này cao hơn của chúng tôi là hợp lý vì cuộc
điều tra quốc gia tiến hành đánh giá HĐTL của
người trưởng thành khỏe mạnh từ 18 - 69
tuổi,trong khi đó, đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi là người bệnh ĐTĐ típ 2 và đa số trên
60 tuổi.

Mức độ hoạt động thể lực của đối tượng tham
gia nghiên cứu
Biểu đồ 2 cho thấy HĐTL mức độ trung bình
chỉ chiếm 37,4% và phần lớn người bệnh có
HĐTL ở mức độ thấp (45,8%). Trong khi đó,
theo Đỗ Thị Kim Thu, Ali Fattahi thì HĐTL của
người bệnh chủ yếu ở mức trung bình với tỷ lệ
trong 2 nghiên cứu lần lượt là 66,3% và
57,5%(3,4). Sự khác biệt này có thể xuất phát từ
sự chênh lệch về độ tuổi cũng như nghề nghiệp

giữa các mẫu nghiên cứu, dẫn đến khác nhau về
những hoạt động liên quan đến công việc.
Mức độ HĐTL tích cực trong nghiên cứu của
chúng tôi là 16,8%, tương đồng với kết quả của
Ali Fattahi (16,5%) và thấp hơn kết quả nghiên
cứu tại Nê-pan của Janaki Parajuli (21,3%)(10).
Theo nghiên cứu của Lê Thị Hương Giang và Hà
Văn Như thì tỷ lệ này là 11,9%(6).
Liên quan giữa hoạt động thể lực với sự tự tin
và hỗ trợ xã hội ở người bệnh đái tháo đường
típ 2
Chúng tôi nhận thấy những người bệnh có
sự tự tin cao, sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè cao

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
có HĐTL ở mức trung bình và tích cực cao hơn
các nhóm còn lại (p < 0,01) (Bảng 1, 2, 3).
Kết quả nghiên cứu tại Iran của Ali Fattahi
cũng cho thấy những người bệnh có điểm tự
tin trung bình càng cao thì có mức độ HĐTL
càng cao, cụ thể điểm tự tin ở nhóm hoạt động
thấp, trung bình và cao lần lượt là 47,7; 57 và
63(4). Mặc dù khác nhau về cách phân tích
nhưng có thể thấy mối liên quan giữa sự tự tin
và mức độ HĐTL là gần như tương đồng giữa
2 nghiên cứu.
Mối liên quan giữa sự hỗ trợ xã hội và mức

độ HĐTL của chúng tôi cũng tương đồng với kết
quả từ nghiên cứu gộp về mối liên quan giữa hỗ
trợ xã hội và HĐTL ở người cao tuổi được thực
hiện tại Úc khi kết quả phân tích cho thấy có
13/21 nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa hỗ
trợ xã hội với mức độ HĐTL(11).

KẾT LUẬN
Đa số người bệnh ĐTĐ típ 2 có HĐTL ở mức
thấp và chưa đủ theo khuyến cáo. Mức độ
HĐTL có liên quan với sự tự tin, hỗ trợ của xã
hội vàsự tự tin và hỗ trợ từ gia đình, bạn bè có
tác động tích cực đến HĐTL của người bệnh. Do
đó, để góp phần giúp người bệnh luyện tập thể
lực, nhân viên y tế cần động viên để tăng cường
sự tự tin nơi người bệnh, đồng thời khuyến
khích sự hỗ trợ, động viên, nhắc nhở của người
nhà, bạn bè người bệnh đối với việc luyện tập
của người bệnh ĐTĐ típ 2.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Y tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015 Tăng cường y tế cơ sở hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe
toàn dân.

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

2.


3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.
13.

Nghiên cứu Y học

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế (2016), Công bố kết quả điều tra quốc
gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015.
/>Do Thi Kim Thu, Leelukkanaveera Y, Lawang W (2015). "The
Factors Predicting Physical Activity Among Vietnamese with
Type 2 Diabetes Mellitus in Hanoi, Viet Nam. The Public Health
Journal of Burapha University, 11(2): 85-95.
Fattahi A, Barati M, Bashirian S et al (2015). Physical Activity

and Its Related Factors Among Type 2 Diabetic Patients in
Hamadan. Iranian journal of diabetes and obesity, 6(2): 85-92.
Henriksson J, Sundberg CJ, Jansson E et al (2012). Hoạt động thể
lực và bệnh đái tháo đường type 2. Hoạt động thể lực trong
phòng và điều trị bệnh, 410. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Lê Thị Hương Giang, Hà Văn Như (2013). Thực trạng và một số
yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường type
2 của người bệnh đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện 198 năm
2013. Y học thực hành, 11(893):93-97.
Nguyễn Huy Cường (2008). Đại cương về bệnh đái tháo đường.
Bệnh đái tháo đường - những quan điểm hiện đại. Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội.
Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Thị Hằng, Phan Thanh Nhung và
cộng sự (2016). Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt
động thể lực ở người bệnh đái tháo đường type 2. Y học Việt
Nam, 449: 3-9.
Nguyen Thi Mai Huong (2014). Factors predicting physical
activity among persons with type 2 diabetes in Thai Nguyen
hospital, Viet Nam. Luận văn thạc sĩ điều dưỡng. Đại học
Burapha, Thái Lan.
Parajuli J, Saleh F, Thapa N et al (2014). Factors associated with
nonadherence to diet and physical activity among nepalese type
2 diabetes patients; a cross sectional study. BMC Research Notes,
7:758.
Smith GL, Banting L, Eime R et al (2017). The association
between social support and physical activity in older adults: a
systematic review. The International Journal of Behavioral Nutrition
and Physical Activity, 14: 56.
World Health Organization (2002), Global physical activity
questionnaire analysis guide. />World Health Organization (2016), Top 10 causes of death.

/>h/top_10/en/.

Ngày nhận bài báo:

31/07/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

31/08/2018

Ngày bài báo được đăng:

20/10/2018

145



×