Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Kiến thức, thực hành phòng bệnh đái tháo đường type 2 và một số yếu tố liên quan của người dân từ 30 69 tuổi tại phường 4, thành phố cao lãnh, đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VÕ NGỌC BÍCH

TẠI PHƢỜNG 4, THÀNH PHỐ CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP
NĂM 2016

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYPE 2 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Y tế công cộng

LIÊN QUAN CỦA NGƢỜI DÂN TỪ 30-69 TUỔI
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

TẠI PHƢỜNG 4, THÀNH PHỐ CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP
NĂM 2016
Giáo viên hƣớng dẫn: TS.BS. Nguyễn Ngọc Ấn
Giáo viên hỗ trợ: Ths. Trần Thị Đức Hạnh
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN
NGÀNH:
Đồng Tháp,
201660.72.03.01

Đồng Tháp, 2016

Đồng Tháp, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ


TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

VÕ NGỌC BÍCH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYPE 2 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA NGƢỜI DÂN TỪ 30-69 TUỔI
TẠI PHƢỜNG 4, THÀNH PHỐ CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP
NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

TS.BS.NGUYỄN NGỌC ẤN

Đồng Tháp, 2016


i

Lời cảm ơn
Với tấm lòng thành kính, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học
Y tế công cộng Hà Nội, Phòng Đào tạo Sau Đại học và các thầy, cô của Trường, đã
cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn. Trong
quá trình học tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp
lãnh đạo và nhiều cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả tập thể và cá nhân đã
tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc Ấn và ThS. Trần Thị
Đức Hạnh, là những người thầy đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi hoàn thành
luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, Trường Cao
đẳng Y tế Đồng Tháp, Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp, Trung tâm Y tế Thành
phố Cao Lãnh, Trạm Y tế Phường 4, tập thể cán bộ viên chức khoa Kiểm soát bệnh
không lây nhiễm và Dinh dưỡng-Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp, các anh, chị
lớp Cao học Y tế công cộng Đồng Tháp khóa 17 và các bạn cùng lớp, đã hỗ trợ tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như việc thu thập số liệu, điều tra thực hiện đề
tài, hoàn thành luận văn.
Một phần không nhỏ của thành công khóa học này là nhờ sự giúp đỡ, động
viên của những người thân trong gia đình. Đặc biệt là chồng và con tôi.
Tôi xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn sâu sắc.

Học viên Võ Ngọc Bích


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường.......................................................................4
1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ...........................................................4
1.3. Phân loại bệnh đái tháo đường .........................................................................5
1.4. Các yếu tố nguy cơ (YTNC) của bệnh đái tháo đường type 2 .........................6
1.4.1. Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được ...................................................6
1.4.2. Các yếu tố nguy cơ có thể dự phòng, thay đổi được ..................................8

1.5. Biến chứng của bệnh ĐTĐ .............................................................................10
1.5.1. Biến chứng cấp tính ..................................................................................10
1.5.2. Biến chứng mãn tính ................................................................................11
1.6. Phòng bệnh ĐTĐ ............................................................................................12
1.6.1.Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý ........................................................12
1.6.2. Tăng cường hoạt động thể lực ..................................................................13
1.6.3. Phòng thừa cân, béo phì ...........................................................................13
1.7. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam .............................................13
1.7.1. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới ............................................................13
1.7.2. Tình hình bệnh ĐTĐ tại Việt Nam...........................................................14
1.8. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng bệnh ĐTĐ.......................16
1.9. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu........................................................................18
1.10. Khung lý thuyết ............................................................................................19
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................20
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................20


iii

2.1.2. Thời gian và địa điểm ...............................................................................20
2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích. .............................20
2.3. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .....................................................................20
2.3.1. Cỡ mẫu .....................................................................................................20
2.3.2. Chọn mẫu .................................................................................................21
2.4. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu .......................................................22
2.5. Xử lý số liệu ....................................................................................................23
2.6. Các biến số nghiên cứu chính .........................................................................24
2.7. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá ................................................................24
2.7.1. Phân loại kiến thức ...................................................................................24

2.7.2. Phân loại thực hành ..................................................................................25
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ..............................................................................25
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ................................26
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................27
3.1.Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .....................................................27
3.2. Kiến thức chung về phòng bệnh đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu ..30
3.2.1. Kiến thức về bệnh đái tháo đường ...........................................................30
3.2.2. Kiến thức về yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường .....................34
3.2.3. Kiến thức về phòng bệnh đái tháo đường. ...............................................35
3.2.4. Phân loại mức độ kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu .................38
3.3. Thực hành về phòng bệnh đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu. ..........38
3.3.1. Thực hành chế độ ăn phòng bệnh đái tháo đường....................................38
3.3.2. Hành vi uống rượu, bia .............................................................................41
3.3.3. Hành vi hút thuốc lá .................................................................................42
3.3.4. Thực hành hoạt động thể lực ....................................................................43
3.3.5. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về kiểm soát thừa cân, béo phì .....45
3.3.6. Thực hành của ĐTNC về kiểm tra phát hiện sớm bệnh đái tháo đường ..46
3.3.7. Phân loại mức độ thực hành phòng bệnh đái tháo đường của ĐTNC......48
3.4. Yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh đái tháo đường ........49
3.4.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng bệnh ĐTĐ của ĐTNC ......49


iv

3.4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh ĐTĐ của ĐTNC .....51
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................54
4.1. Kiến thức chung về phòng bệnh ĐTĐ của đối tượng nghiên cứu ..................54
4.1.1. Kiến thức về bệnh ĐTĐ ............................................................................54
4.1.2. Kiến thức về YTNC dẫn đến bệnh ĐTĐ ...................................................56
4.1.3. Kiến thức về phòng bệnh ĐTĐ .................................................................57

4.2. Thực hành phòng bệnh đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu ................60
4.2.1.Thực hành chế độ ăn phòng bệnh ĐTĐ ....................................................60
4.2.2. Thực hành hạn chế uống rượu/bia, hút thuốc ..........................................61
4.2.3. Thực hành hoạt động thể lực ....................................................................62
4.2.4. Thực hành kiểm soát thừa cân và kiểm tra phát hiện sớm bệnh ĐTĐ .....62
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh đái tháo đường
của đối tượng nghiên cứu. .....................................................................................63
4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng bệnh ĐTĐ của đối ĐTNC 63
4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh ĐTĐ của ĐTNC .....65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................67
5.1. Kiến thức, thực hành phòng bệnh đái tháo đường type 2 của ĐTNC ............67
5.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh ĐTĐ .............67
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70
PHỤ LỤC 1: CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ......................................................76
PHỤ LỤC 2:.............................................................................................................87
PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH ĐTĐ .........87
PHỤ LỤC 3: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH ...........96


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ

BMI

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Inde)


BKLN

Bệnh không lây nhiễm

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

HDL

High Density lipoprotein

HDL-c

High Density lipoprotein- cholesterol

IDF

Liên đoàn đái tháo đường thế giới (International Diabetes
Federation)

KSTC, BP

Kiểm soát thừa cân, béo phì


RLDNG

Rối loạn dung nạp glucose

THA

Tăng huyết áp

THCN

Trung học chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TPCL

Thành phố Cao Lãnh

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

YTNC


Yếu tố nguy cơ


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung của ĐTNC (n=274) ............................................27
Bảng 3.2. Kênh truyền thông đối tượng nghiên cứu mong muốn được tiếp cận ......30
Bảng 3.3. Kiến thức về khái niệm, chẩn đoán, theo dõi phát hiện và điều trị ĐTĐ.30
Bảng 3.4. Kiến thức về sự nguy hiểm của bệnh đái tháo đường...............................32
Bảng 3.5. Kiến thức về biến chứng của bệnh đái tháo đường. .................................33
Bảng 3.6. Kiến thức về yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường......................34
Bảng 3.7. Kiến thức về phòng bệnh đái tháo đường. ................................................35
Bảng 3.8. Một số thói quen về ăn uống của đối tượng nghiên cứu. .........................38
Bảng 3.9. Thói quen và mức độ uống nước ngọt của đối tượng ngiên cứu……...…40
Bảng 3.10. Hành vi hạn chế uống rượu, bia của ĐTNC. ..........................................41
Bảng 3.11. Hành vi hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu. ....................................42
Bảng 3.12. Đi bộ hoặc sử dụng xe đạp để đi lại .......................................................44
Bảng 3.13. Hoạt động thể lực lúc nhàn rỗi của đối tượng nghiên cứu ....................44
Bảng 3.14. Thực hành kiểm soát thừa cân, béo phì ..................................................45
Bảng 3.15. Thực hành về kiểm tra phát hiện sớm bệnh đái tháo đường ..................46
Bảng 3.16. Liên quan giữa kiến thức chung với đặc điểm chung của ĐTNC...........49
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa kiến thức chung với tiền sử mắc ĐTĐ của người thân
ĐTNC (n=274) ..........................................................................................................50
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kiến thức chung của ĐTNC với việc tiếp cận thông
tin truyền thông phòng bệnh ĐTĐ (n=274) ..............................................................50
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thực hành phòng bệnh ĐTĐ với một số đặc điểm
chung của ĐTNC (n=274) ........................................................................................51
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thực hành phòng bệnh với tiền sử mắc bệnh ĐTĐ
của người thân ĐTNC (n=274).................................................................................52

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thực hành phòng bệnh với việc tiếp cận thông tin
truyền thông phòng bệnh ĐTĐ của ĐTNC (n=274). ................................................52
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa kiến thức chung với thực hành phòng bệnh ĐTĐ của
ĐTNC (n=274). .........................................................................................................53


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tiền sử bệnh đái tháo đường của người thân trong gia đình ĐTNC ...28
Biểu đồ 3.2. Tiếp cận thông tin truyền thông về bệnh ĐTĐ (n=274) .......................29
Biểu đồ 3.3. Kênh truyền thông mà đối tượng nghiên cứu tiếp cận được (n=127) ..29
Biểu đồ 3.4.Kiến thức của ĐTNC về triệu chứng của bệnh ĐTĐ (n=274) ..............31
Biểu đồ 3.5. Kiến thức một số triệu chứng của bệnh đái tháo đường(n=143) .........32
Biểu đồ 3.6. Phân loại mức độ kiến thức về bệnh đái tháo đường (n=274) .............33
Biểu đồ 3.7. Phân loại kiến thức về yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ĐTĐ (n=274) ....35
Biểu đồ 3.8. Phân loại mức độ kiến thức về phòng bệnh đái tháo đường (n=274) ..37
Biểu đồ 3.9. Phân loại mức độ kiến thức chung của ĐTNC (n=274)(gồm kiến thức
về bệnh, yếu tố nguy cơ gây bệnh, phòng bệnh) .......................................................38
Biểu đồ 3.10. Phân loại mức độ thực hành chế độ ăn phòng bệnh ĐTĐ (n=274) ...40
Biểu đồ 3.11. Phân loại mức độ hạn chế uống rượu, bia của ĐTNC (n=274).........42
Biểu đồ 3.12. Hoạt động thể lực nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n=274). .43
Biểu đồ 3.13. Mức độ hoạt động thể lực của đối tượng nghiên cứu (n=274) ..........45
Biểu đồ 3.14. Mức độ thực hành kiểm soát thừa cân, béo phì của ĐTNC (n=274).46
Biểu đồ 3.15. Mức độ thực hành kiểm tra phát hiện sớm bệnh ĐTĐ (n=274) .........47
Biểu đồ 3.16. Phân loại mức độ thực hành phòng bệnh đái tháo đường (n=274) ...48


viii


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh không lây phổ biến nhất hiện nay ở tất cả
các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bệnh do nhiều nguyên nhân: sự thay
đổi lối sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý… là những nguy cơ tiềm
tàng làm bệnh ĐTĐ type 2 ngày càng tăng nhanh.
Để có thông tin chính xác, làm cơ sở xây dựng chương trình truyền thông về
phòng bệnh ĐTĐ phù hợp với địa phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với
mục tiêu: (1) Mô tả kiến thức, thực hành phòng bệnh đái tháo đường type 2 của
người dân từ 30-69 tuổi tại Phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, năm
2016. (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng bệnh
đái tháo đường type 2 của người dân. Nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời
gian từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016, với thiết kế nghên cứu mô tả cắt
ngang có phân tích. Tổng số 274 đối tượng tham gia nghiên cứu (ĐTNC) là người
dân từ 30-69 tuổi chưa từng được chẩn đoán ĐTĐ. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn
trực tiếp đối tượng tại cộng đồng thông qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.
Kết quả chính của nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ ĐTNC có kiến thức chung về
bệnh ĐTĐ “không đạt” là 63,9%. Trong đó, tỷ lệ ĐTNC “không đạt” kiến thức: Về
bệnh là 63,1%; Về YTNC dẫn đến bệnh là 68,2%; Về phòng bệnh là 52,9%. Tỷ lệ
ĐTNC có thực hành chung phòng bệnh ĐTĐ “không đạt” là 56,9%. Trong đó, tỷ lệ
ĐTNC “không đạt” thực hành về: Chế độ ăn phòng bệnh là 45,6%; Hoạt động thể
lực là 81,8%; Kiểm soát thừa cân/béo phì là 60,9% và về kiểm tra phát hiện sớm
bệnh ĐTĐ là 64,2%.
Nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan: giữa trình độ học vấn, nghề
nghiệp, tiền sử ĐTĐ của gia đình với kiến thức chung và với thực hành phòng bệnh
ĐTĐ của ĐTNC.
Từ kết quả trên, chúng tôi có một số khuyến nghị: Đối với những người làm
công tác truyền thông: Xây dựng chương trình truyền thông phù hợp với từng nhóm
đối tượng, tổ chức tư vấn về bệnh và phòng bệnh ĐTĐ cho các đối tượng đến khám
và điều trị tại trạm Y tế. Đối với người dân: Nên kiểm tra đường huyết định kỳ 6
tháng/lần để phát hiện sớm bệnh ĐTĐ. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường type 2 là một vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu, ảnh
hưởng đến sức khoẻ của nhiều người, nhất là nhóm người trong độ tuổi lao động.
Tốc độ phát triển của bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng ở tất cả các
quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Năm 2008, ước tính tỷ lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường trên toàn cầu là 10%
ở người trưởng thành trên 25 tuổi. Tỷ lệ này cao nhất ở khu vực Đông Địa Trung
Hải và châu Mỹ (11%) và thấp nhất ở khu vực châu Âu và Tây Thái Bình Dương
(9%) [42], [54]. Đến năm 2011, số người mắc đái tháo đường trên toàn thế giới là
366 triệu người [18]. Quy mô vấn đề còn lớn hơn nữa nếu tính cả các trường hợp
tiền đái tháo đường, là nhóm có nguy cơ cao của đái tháo đường type 2 và cũng có
thể gây nên các biến chứng vi mạch như bệnh võng mạc, bệnh thận. Dự tính tới năm
2030, số người mắc đái tháo đường trên toàn thế giới sẽ là 552 triệu người [44].
Đái tháo đường cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây tử vong và tàn
tật cao ở hầu hết các nước (khoảng 6% tổng số tử vong toàn cầu) [55]. Ước tính
trong năm 2010, trên thế giới có 3,96 triệu người từ 20-70 tuổi chết vì đái tháo
đường và đã lấy đi của hệ thống y tế ít nhất là 465 tỷ USD hay 11% tổng chi tiêu
chăm sóc sức khỏe toàn cầu [50]. Tới năm 2030, con số này ước tính là hơn 595 tỷ
USD [46].
Tại Việt Nam, kết quả điều tra về đái tháo đường cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh
đái tháo đường lứa tuổi 30-69 tuổi toàn quốc là 2,7% vào năm 2002 [29], đã tăng
gấp 3 lần, lên 9,2% năm 2014 [3]. Đây là điều đáng báo động khi tỷ lệ đái tháo
đường gia tăng nhanh hơn dự báo. Tỷ lệ tiền đái tháo đường tăng từ 13,5% năm
2012 lên 24,9% năm 2014 [5]. Dự báo đến năm 2030, số người mắc đái tháo đường
sẽ là 3,42 triệu người, tăng 88.000 người một năm [52].
Tại Đồng Tháp, năm 2012, tác giả Nguyễn Ngọc Ấn và cộng sự đã điều tra

3.600 đối tượng từ 45-69 tuổi, kết quả: tỷ lệ mắc đái tháo đường là 9,9% [15], cao
hơn tỷ lệ đái tháo đường toàn quốc năm 2014 (9,2%).
Thành phố Cao Lãnh nằm ngay trung tâm tỉnh Đồng Tháp, kinh tế phát triển
nhanh, đời sống người dân ngày càng cải thiện, tình hình đô thị hóa nhanh chóng,


2

dẫn đến sự thay đổi lối sống, thói quen ăn uống. Tất cả sự thay đổi đó đã hình thành
những hành vi nguy cơ làm gia tăng bệnh đái tháo đường. Theo báo cáo của Trung
tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp, Thành phố Cao Lãnh có tỷ lệ mắc đái tháo đường
tăng nhanh từ 4,84% (năm 2012) lên 12,1% (năm 2014); tỷ lệ mắc tiền đái tháo
đường tăng từ 11% (năm 2012) lên 32,7% (năm 2014) [35], [32].
Điều đáng quan tâm là trong khi bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng thì
kiến thức và thực hành phòng bệnh của người dân còn rất hạn chế. Nghiên cứu của
Nguyễn Vinh Quang, Lê Phong năm 2011 cho thấy: Về kiến thức phòng bệnh: tỷ lệ
đối tượng có kiến thức chung rất kém là 57% và tốt là 1,4%; tỷ lệ đối tượng có kiến
thức về yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường kém là 91,9% và tốt là 0,3%; Về
thực hành phòng bệnh: tỷ lệ đối tượng có thói quen không tốt (ăn mỡ động vật, đồ
rán) là 27,4%; tỷ lệ đối tượng có thói quen ăn ít rau là 25,1% [19].
Tại Đồng Tháp, đến nay trên địa bàn Tỉnh chưa có số liệu thống kê về kiến
thức, thực hành phòng bệnh đái tháo đường của người dân. Để có số liệu chính xác,
làm nền tảng cho việc đề ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả, góp phần nâng cao
hiểu biết của người dân Đồng Tháp về phòng bệnh đái tháo đường, có một nghiên
cứu mô tả kiến thức, thực hành phòng bệnh đái tháo đường và một số yếu tố liên
quan của người dân nơi đây là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu “Kiến thức, thực hành phòng bệnh đái tháo đường type 2 và một số
yếu tố liên quan của người dân từ 30-69 tuổi, tại Phường 4, Thành phố Cao
Lãnh, Đồng Tháp năm 2016.”



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thực hành phòng bệnh đái tháo đường type 2 của người
dân từ 30-69 tuổi, tại Phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, năm 2016;
2. Xác định một số yếu tố liên quan như: trình độ học vấn; nghề nghiệp; tiền
sử mắc đái tháo đường của người thân đối tượng nghiên cứu;... với kiến thức, thực
hành về phòng bệnh đái tháo đường type 2 của người dân từ 30 - 69 tuổi, tại
Phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, năm 2016.


4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đƣờng
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2004: “Đái tháo đường là một nhóm
các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết
insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính
trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan,
đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [41].
1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đƣờng (ĐTĐ)
Dựa theo khuyến cáo chẩn đoán ĐTĐ của Hiệp hội ĐTĐ Hoa kỳ (ADA) năm
1997 và những báo cáo của WHO về nguy cơ bệnh lý võng mạc ở nhiều mức đường
huyết khác nhau; năm 1999, WHO đã công bố tiêu chuẩn chẩn đoán mới ĐTĐ dựa
vào chỉ số xét nghiệm glucose máu lúc đói và glucose máu 2 giờ sau làm nghiệm
pháp tăng đường huyết (uống 75g đường glucose không ngậm nước). Đến nay, Dự
án phòng chống ĐTĐ quốc gia vẫn hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ
theo ADA và WHO [4].
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTD và tiền ĐTĐ dựa vào nồng độ glucose huyết

tương tĩnh mạch theo ADA và WHO:
* Chẩn đoán ĐTĐ
- Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (126mg/dl)
- Hoặc: Glucose huyết tương 2 giờ sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≥
11,1 mmol/l (200 mg/dl).
- Hoặc: HbA1C ≥ 6,5%
- Hoặc: Glucose huyết tương thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) và
bệnh nhân có các triệu chứng cấp tính của tăng glucose máu như: gầy sút cân, khát
nước, tiểu nhiều.
* Chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose
- Glucose huyết tương lúc đói < 7,0 mmol/l (126mg/dl)
- Và: Glucose huyết tương 2 giờ sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≥
7,8 mmol/l và ≤ 11,1 mmol/l (140-200mg/dl)


5

* Chẩn đoán rối loạn glucose máu lúc đói
- Glucose huyết tương lúc đói: 5,6 - 6,9 mmol/l (100-125 mg/dl)
- Và: Glucose huyết tương 2 giờ sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết <
7,8 mmol/l (140 mg/dl)
* Bình thƣờng: Glucose huyết tương lúc đói < 5,6 mmol/l.
Hiện nay rối loạn dung nạp glucose và rối loạn đường huyết lúc đói được coi
là tiền ĐTĐ. Người tiền ĐTĐ có nguy cơ bị ĐTĐ type 2 cao gấp 3-10 lần so với
người bình thường. Khoảng 30-40% người tiền ĐTĐ sẽ tiến triển thành bệnh ĐTĐ
trong vòng 5 năm (nếu không được can thiệp để khống chế) [4].
1.3. Phân loại bệnh đái tháo đƣờng
* Phân loại đầu tiên về bệnh đái tháo đường
Phân loại đái tháo đường được nhóm nghiên cứu dữ liệu ĐTĐ quốc gia của
Mỹ xây dựng và công bố vào năm 1979, được Hội đồng chuyên gia về ĐTĐ của

Tổ chức Y tế Thế giới và Nhóm nghiên cứu của WHO chấp thuận vào năm 1980.
Chia ĐTĐ thành 5 thể riêng biệt: ĐTĐ phụ thuộc insulin (ĐTĐ type 1); ĐTĐ
không phụ thuộc insulin (ĐTĐ type 2); ĐTĐ thai kỳ; ĐTĐ liên quan đến dinh
dưỡng; Các thể ĐTĐ khác.
* Phân loại năm 1999
Đến năm 1999, có những thay đổi về thuật ngữ, theo đó ĐTĐ phụ thuộc
Insulin và ĐTĐ không phụ thuộc Insulin không còn được sử dụng vì những thuật
ngữ này có thể dẫn đến một số nhầm lẫn và bệnh nhân thường được phân loại dựa
vào biện pháp điều trị hơn là dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Từ đó Tổ chức Y tế
Thế giới phân bệnh ĐTĐ thành 4 loại [24]:
- Đái tháo đường type 1: Do quá trình tự miễn dịch phá hủy tế bào bê ta của
tụy dẫn đến sự thiếu hụt insulin tuyệt đối. Bệnh ĐTĐ type 1 ước tính chiếm khoảng
5-10% bệnh ĐTĐ.
- Đái tháo đường type 2: Hậu quả kháng insulin hoặc/ và suy giảm tăng dần
bài tiết insulin của tuyến tụy. Bệnh ĐTĐ type 2 ước tính chiếm khoảng 80-90%
bệnh ĐTĐ. Bệnh ĐTĐ type 2 là sự tác động giữa yếu tố gen và môi trường sống.
Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh. Phần lớn bệnh


6

nhân ĐTĐ type 2 là bệnh nhân béo phì. Những bệnh nhân không bị béo phì có thể
có sự tăng lên tỷ lệ phân bố mỡ nội tạng tập trung ở vùng bụng.
- Đái tháo đường thai kỳ: ĐTĐ được phát hiện khi mang thai. Mặc dù đa số
các trường hợp, khả năng dung nạp glucose có cải thiện sau thời gian mang thai,
nhưng vẫn có sự tăng đáng kể nguy cơ phát triển thành bệnh ĐTĐ type 2 về sau
này.
- Đái tháo đường khác do nhiều nguyên nhân khác nhau: Khiếm khuyết
gen của tế bào bê ta hoặc rối loạn quá trình chuyển hóa glucose (thể MODY), đột
biến gen ảnh hưởng đến hoạt động của insulin, bệnh lý tụy, thuốc, hóa chất…

1.4. Các yếu tố nguy cơ (YTNC) của bệnh đái tháo đƣờng type 2
ĐTĐ type 2 là hậu quả của sự kết hợp, tác động qua lại phức tạp giữa yếu tố
gen và lối sống. Mặc dù gen là yếu tố cơ bản để phát triển bệnh ĐTĐ, nhưng bệnh
chỉ xuất hiện khi có sự kết hợp với lối sống.
Sự gia tăng nhanh chóng của bệnh ĐTĐ type 2 đã chứng minh vai trò quan
trọng của yếu tố lối sống. Những nơi có sự tăng lên nhanh chóng của bệnh ĐTĐ
type 2 là những cộng đồng dân cư có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống. Những
thay đổi bao gồm thay đổi trong chế độ dinh dưỡng (gia tăng tiêu thụ thực phẩm
giàu năng lượng) và giảm vận động. Đây là các yếu tố thuận lợi làm gia tăng tình
trạng quá cân và béo phì - những yếu tố nguy cơ cao của bệnh ĐTĐ type 2.
Các yếu tố nguy cơ cao của bệnh ĐTĐ type 2 bao gồm các yếu tố không thay
đổi được và các yếu tố có thể thay đổi được:
1.4.1. Các yếu tố nguy cơ không thay đổi đƣợc
- Dân tộc/chủng tộc: ĐTĐ type 2 kết hợp mạnh với yếu tố gen. Hiện tại,
chúng ta chưa xác định được rõ ràng những gen có quan hệ với sự liên kết này. Tuy
nhiên, tỷ lệ bệnh của những chủng tộc khác nhau khi tiếp xúc với cùng điều kiện
môi trường đã cho thấy mối liên quan này. Người thổ dân Bắc Mỹ và Australia có
tỷ lệ bệnh ĐTĐ cao từ 20 - 30%, trong khi đó người Châu Âu có tỷ lệ bệnh ĐTĐ
thấp hơn từ 5 - 10%. Người Ấn Độ và Trung Đông có tỷ lệ mắc ĐTĐ từ 10 - 20%
[1].
- Tiền sử gia đình bị ĐTĐ: Theo Tổ chức Y tế thế giới, ĐTĐ type 2 thường


7

có liên quan đến tiền sử gia đình bị mắc ĐTĐ. Những người có liên quan huyết
thống với người bị bệnh ĐTĐ như bố, mẹ, anh, chị em ruột bị bệnh ĐTĐ sẽ có nguy
cơ bị ĐTĐ cao gấp 4 - 6 lần người bình thường (gia đình không có người mắc bệnh
ĐTĐ).
Nghiên cứu trên 573 người Bahrain từ 20 tuổi trở lên, F.I. Zurba nhận thấy

có đến 41,7% trường hợp ĐTĐ có tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ, trong khi đó,
tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nhóm người trong những gia đình không có người mắc ĐTĐ chỉ
chiếm 16% [43].
- Di truyền: ĐTĐ type 2 xảy ra trên anh em sinh đôi đồng hợp tử nhiều hơn
anh em sinh đôi dị hợp tử, điều này chứng tỏ yếu tố di truyền có vai trò quan trọng
trong việc quyết định tính nhạy cảm đối với bệnh ĐTĐ type 2. Nhiều nghiên cứu
trên các cặp sinh đôi đồng hợp tử người ta nhận thấy tỷ lệ tương đồng cùng mắc
ĐTĐ type 2 lên đến hơn 90%, ngay cả khi trọng lượng cơ thể khác nhau. Tuy vậy
không phải tất cả hai thành viên sinh đôi đồng hợp tử đều mắc ĐTĐ type 2 nếu một
người bị mắc ĐTĐ [53].
- Tuổi và giới: Tỷ lệ ĐTĐ type 2 tăng lên đáng kể theo lứa tuổi. Tuy nhiên,
trong một vài thập kỷ gần đây, lứa tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa, thậm chí
bệnh ĐTĐ type 2 xuất hiện ở cả lứa tuổi thiếu niên, đặc biệt tại các nước đang phát
triển do sự mất cân bằng lớn giữa mức năng lượng ăn vào và mức năng lượng tiêu
thụ [4].
Sự phân bố tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo giới rất khác nhau, nhưng đa số nghiên
cứu cho rằng tỷ lệ mắc ĐTĐ gặp ở nữ nhiều hơn nam. Năm 2007, Hoàng Kim Ước
và cộng sự công bố nghiên cứu trên 2.700 người tại Kiên Giang cho thấy: tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ ở nữ là 5,3%; ở nam giới là 3,5% [9]. Một nghiên cứu khác thực hiện tại
một số vùng sinh thái của việt Nam vào năm 2010 của Tạ Văn Bình và cộng sự cho
thấy: tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở nữ giới là 5,8% và ở nam giới là 5,6% [23].
- ĐTĐ thai nghén: ĐTĐ thai nghén là người phụ nữ mắc bệnh ĐTĐ khi
mang thai. Thể ĐTĐ này liên quan đến vai trò của kháng thể kháng insulin và sự
biến đổi các hormone hoặc các rối loạn chuyển hóa khi có thai, là nguyên nhân của
các biến chứng lúc sinh.


8

Theo ADA, năm 2007, trên thế giới có khoảng 3% - 14% phụ nữ có thai bị

ảnh hưởng bởi bệnh ĐTĐ, trong số đó ĐTĐ thai kỳ là 90%, còn 10% là phụ nữ bị
bệnh ĐTĐ mang thai [30] .
Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức trên toàn quốc. Tuy nhiên,
nghiên cứu năm 2007, của Vũ Bích Nga, Nguyễn Thị Phương Thảo, thực hiện tại
khoa Sản - Bệnh viện Bạch Mai cho thấy: tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ ở nhóm đối tượng
nghiên cứu là 7,9% [40]. Nghiên cứu của Nguyễn Lê Hương được thực hiện tại
bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2012, kết quả: tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ là 11,4% [14].
- Tiền sử sinh con to (> 3,6 kg): Ngoài các yếu tố nguy cơ như trên, nhiều tài
liệu cho thấy tiền sử sinh con to cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh
ĐTĐ sau này [3], [24].
1.4.2. Các yếu tố nguy cơ có thể dự phòng, thay đổi đƣợc
- Béo phì: Thừa cân, béo phì là một đặc điểm thường đi kèm trong ĐTĐ type
2 và là một yếu tố nguy cơ của ĐTĐ type 2. Hơn nữa, béo phì là yếu tố thuận lợi
góp phần làm tăng huyết áp (THA), tăng cholesterol máu, hạ thấp nồng độ HDL.c
và làm tăng glucose máu [17]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân đối với người
châu Âu là những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 25 kg/m²; đối với người
châu Á, thừa cân khi BMI  23 kg/m².
Hiện nay, béo phì đã trở thành nạn dịch trên toàn thế giới, không chỉ ở các
nước phát triển, các nước đang phát triển mà thậm chí còn ở các nước chậm phát
triển. Béo trung tâm (béo bụng được đánh giá bằng số đo vòng bụng  90 cm đối
với nam và  80 cm đối với nữ) là yếu tố nguy cơ mạnh phát triển bệnh ĐTĐ.
Những người có hội chứng chuyển hóa bao gồm béo trung tâm và rối loạn các
chuyển hóa khác: rối loạn chuyển hóa lipid, THA…làm tăng gấp 2-5 lần nguy cơ bị
ĐTĐ type 2 so với người không có những hội chứng chuyển hóa [4].
Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy người có BMI ≥ 23, có nguy cơ mắc ĐTĐ
type 2 cao gấp 2 lần người có BMI bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ bị ĐTĐ của
người béo phì còn phụ thuộc vào sự phân bố mỡ của cơ thể. Những nghiên cứu cho
thấy béo bụng là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh ĐTĐ type 2. Vì vậy, Vòng eo
trở thành yếu tố nguy cơ ĐTĐ thậm chí ở cả người có BMI bình thường. Người có



9

vòng eo lớn có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 2,6 lần so với người có vòng eo bình
thường [4].
- Lối sống ít vận động: là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh ĐTĐ type 2. Tại
nước ta hiện nay, mức độ vận động thể lực đang giảm đi do quá trình phát triển kinh
tế, quá trình đô thị hóa. Đây là nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tỷ lệ quá cân,
béo phì hiện nay. Người ít vận động thể lực có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 2,3 lần so
với những người hoạt động thể lực ở mức độ bình thường trở lên [4].
- Chế độ ăn: Chế độ tiết thực với tiêu thụ nhiều rau, trái cây, cá, thịt gia cầm
và ngũ cốc, làm giảm nguy cơ ĐTĐ type 2. Số lượng lẫn chất lượng của chất béo
đều ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và sự nhạy cảm insulin. Thức ăn có nhiều
chất béo gây rối loạn chuyển hóa glucose bằng nhiều cơ chế khác nhau như giảm
khả năng gắn insulin vào thụ thể, gây rối loạn vận chuyển glucose, giảm tổng hợp
glycogen và tích tụ triglyceride ở cơ vân [12].
Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều carbohydrate làm tăng tần suất mắc
ĐTĐ. Đặc biệt có rất nhiều nghiên cứu chứng tỏ ăn nhiều carbohydrate làm giảm
HDL và làm gia tăng triacylglycerol. Sự sản xuất insulin được kích thích liên tục
bởi chế độ ăn nhiều carbohydrate và sẽ dẫn đến làm giảm khả năng tiết insulin gây
ra ĐTĐ type 2 khởi phát sớm [13].
- Rượu bia: lạm dụng rượu, bia cũng liên quan đến nhiều bệnh không lây
nhiễm như ung thư đường tiêu hóa, gan, đái tháo đường…[5]. Tiêu thụ lượng lớn
alcohol sẽ làm giảm hấp thụ Glucose qua trung gian insulin và RLDNG, có lẽ do tác
dụng độc của rượu trực tiếp lên tế bào đảo tụy hay ức chế sự tiết insulin và tăng đề
kháng insulin. Hơn nữa, dùng nhiều alcohol làm tăng chỉ số BMI và nguy cơ khác
của ĐTĐ [13].
- Tăng huyết áp: là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ type 2.
Khoảng 2/3 người bệnh ĐTĐ có THA. Cả hai bệnh ĐTĐ và THA đều làm tăng
nguy cơ nhồi máu cơ tim. Hội ĐTĐ và Viện Y tế Quốc gia Mỹ đề nghị, người mắc

ĐTĐ nên giữ huyết áp dưới 130/80 mmHg và nên kiểm tra huyết áp ít nhất 2 đến 4
lần trong một tháng. Tăng huyết áp có ĐTĐ gây biến chứng tim mạch nặng [13].


10

- Rối loạn lipid máu: Sự gia tăng acid béo tự do (FFAs) huyết tương đóng
vai trò quan trọng trong sự phát triển ĐTĐ type 2 thông qua cơ chế gây kháng
insulin. ĐTĐ type 2 phát triển bởi vì tế bào tụy không tiết đủ insulin để bù cho tình
trạng kháng insulin càng ngày càng tiến triển. Có sự liên quan chặt chẽ giữa rối loạn
lipid máu và ĐTĐ týp 2 [13].
- Rối loạn glucose máu: Rối loạn glucose máu bao gồm rối loạn glucose
máu lúc đói và rối loạn dung nạp glucose. Hiện nay, tình trạng rối loạn glucose máu
được coi là tiền ĐTĐ. Những người tiền ĐTĐ có nguy cơ rất cao tiến triển thành
ĐTĐ type 2 trong tương lai nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Ngoài tiêu chuẩn glucose máu, gần đây có thêm tiêu chuẩn chẩn đoán tiền
ĐTĐ với chỉ số HbA1C từ 5,7% - 6,4%. Các nghiên cứu cho thấy, những người có
HbA1C từ 6% - 6,5% có nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ từ 25% - 50% trong 5 năm
và nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 20 lần người có mức HbA1C là 5% [4].
- Thuốc lá: Hút thuốc lá có liên hệ đến sự đề kháng insulin, là yếu tố nguy cơ
của ĐTĐ type 2 ở cả nam lẫn nữ. Nghiên cứu cho rằng thuốc lá làm tăng 70% nguy
cơ mắc ĐTĐ type 2 và ích lợi của việc ngừng hút thuốc lá đối với ĐTĐ type 2 chỉ
có thể thấy sau 5 năm, còn để đạt được giống như người không hút thuốc bao giờ,
thì thời gian ngừng hút phải trên 20 năm [47].
- Stress: Stress cấp rõ ràng là có liên quan đến đề kháng insulin, tuy nhiên sự
đề kháng trong trường hợp này có khả năng hồi phục. Các nhà nghiên cứu cho rằng
glucocorticoid gia tăng lúc bị stress có thể đóng góp vào sự đề kháng insulin. Stress
tác động đến sự đề kháng insulin trực tiếp hay gián tiếp thông qua tương tác với
leptin dẫn đến tăng nồng độ leptin máu và ức chế hoạt động của leptin, thúc đẩy
tình trạng đề kháng leptin, góp phần vào sự đề kháng insulin [13].

1.5. Biến chứng của bệnh ĐTĐ
Bệnh ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với tính mạng người
bệnh, đó là các biến chứng cấp tính và các biến chứng mãn tính.
1.5.1. Biến chứng cấp tính
Khi glucose máu tăng quá cao sẽ gây nên các biến chứng cấp tính có thể
nguy hiểm đến tính mạng người bệnh như: hôn mê do nhiễm toan ceton, thường gặp


11

ở bệnh nhân ĐTĐ type 1 và hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu thường gặp ở người
bệnh ĐTĐ type 2 [22].
Ngược lại, hạ đường huyết xảy ra khi glucose máu hạ thấp < 70mg/dl (3,9
mmol/l). Mức độ hạ glucose máu nhẹ thì bệnh nhân thấy đói, vã mồ hôi, lạnh…,
mức độ nặng thì bệnh nhân có thể hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được cứu
chữa kịp thời. Hạ đường máu thường gặp ở bệnh nhân đang điều trị bằng insulin và
các thuốc kích thích tụy bài tiết insulin (nhóm sulfonylureas) [23].
1.5.2. Biến chứng mãn tính
Biến chứng mãn tính của bệnh ĐTĐ bao gồm các biến chứng mạch máu nhỏ
và các biến chứng mạch máu lớn. Các tổn thương bệnh lý mạch máu nhỏ: biến
chứng mắt, biến chứng thận, biến chứng thần kinh (thần kinh tự động và thần kinh
ngoại biên); các biến chứng mạch máu lớn như: tai biến mạch máu não, nhồi máu
cơ tim và viêm tắc động mạch chi dưới.
* Biến chứng mạch máu nhỏ:
Tăng glucose máu mãn tính, đặc trưng của bệnh ĐTĐ, gây ra các tổn thương
xuất hiện muộn, thường mang tính chất đặc trưng của bệnh tại các cơ quan đích,
như: võng mạc, tiểu cầu thận và dây thần kinh. Các biến chứng mạch máu nhỏ bao
gồm [26]:
- Biến chứng mắt: đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc mắt tăng sinh, không
tăng sinh. Đây là nguyên nhân gây giảm thị lực, mù lòa chủ yếu ở bệnh nhân ĐTĐ.

- Biến chứng thận: nguyên nhân chính gây ra suy thận mạn ở bệnh nhân
ĐTĐ. Giai đoạn sớm của tổn thương thận là xuất hiện protein niệu, sau đó theo thời
gian mức lọc cầu thận suy giảm, suy thận xuất hiện.
- Biến chứng thần kinh: Bệnh nhân có tổn thương các dây thần kinh ngoại
biên gây tê bì, mất cảm giác vùng thần kinh chi phối. Tình trạng nặng của biến
chứng thần kinh là loét bàn chân do bệnh ĐTĐ. Tổn thương bàn chân thường kèm
theo loét do bội nhiễm, thậm chí gây viêm, tiêu xương. Đây là nguyên nhân cắt cục
chân hàng đầu ở bệnh nhân ĐTĐ [26].
Tổn thương dây thần kinh tự động còn gây rối loạn nuốt, rối loạn nhịp tim,
hạ huyết áp tư thế…


12

* Biến chứng mạch máu lớn:
Sự xuất hiện biến chứng mạch máu lớn ở người bệnh ĐTĐ chịu tác động của
nhiều yếu tố: tăng glucose máu mãn tính, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp,
thừa cân, béo phì… Các biến chứng mạch máu lớn bao gồm bệnh lý mạch vành, tai
biến mạch máu não và viêm tắc động mạch chi dưới.
Trên thực tế, các biến chứng của bệnh ĐTĐ rất phức tạp, bao gồm các biến
chứng mạch máu nhỏ và biến chứng mạch máu lớn, nên việc điều trị gặp nhiều khó
khăn. Ví dụ như: biến chứng bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ là sự đan xen giữa biến
chứng thần kinh, biến chứng mạch máu (nuôi dưỡng), yếu tố nhiễm trùng…
Các biến cố tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim có thể
nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nếu không được cứu chữa kịp thời hoặc
để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người
bệnh.
1.6. Phòng bệnh ĐTĐ
Bệnh ĐTĐ type 2 có thể phòng được khi can thiệp vào các yếu tố nguy cơ,
đặc biệt là sự thay đổi lối sống, như:

1.6.1.Thực hiện chế độ dinh dƣỡng hợp lý
* Ăn đa dạng: Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn
các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, nên thay đổi món ăn
trong/hàng ngày...Thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn phải được cân đối theo tỷ lệ
protid: lipid: glucid là ≤15%: 15%: 60-65% [28].
* Hạn chế: Các loại thức ăn nhanh, những thức ăn nhiều bột, đường, thức ăn
chứa nhiều cholesterol, axit béo bão hòa, nước ngọt, rượu bia...
* Ăn chừng mực: Không ăn quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều,
không ăn nhiều ngũ cốc.
* Ăn tăng cường: Hoa quả, rau xanh, dùng dầu thực vật thay mỡ động vật,
ăn cá nhiều hơn thịt, ăn thêm các loại đạm thực vật như: đậu phụ và các loại đậu
khác…[7].
* Không hút thuốc lá, không lạm dụng rượu, bia.
* Khám phát hiện sớm bệnh ĐTĐ định kỳ từ 3-6 tháng/lần [27].


13

1.6.2. Tăng cƣờng hoạt động thể lực
Ngoài hoạt động thường xuyên, người dân cần luyện tập thể thao ít nhất 30
phút/ngày, mỗi tuần luyện tập ít nhất 5 ngày. Cần năng động trong mọi sinh hoạt,
tránh ngồi một chỗ quá lâu khi làm việc, nên nghỉ ngơi 5 phút sau 1 giờ làm việc
[28].
1.6.3. Phòng thừa cân, béo phì
Cần duy trì các chỉ số của cơ thể như sau:
Chỉ số khối cơ thể (BMI): 18,5 – < 23;
Vòng eo: Nam < 90 cm. Nữ <80 cm;
Tỷ lệ mỡ cơ thể: Nam < 25%. Nữ < 30%.
1.7. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam
1.7.1. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới

Vào những năm cuối thế kỷ 20, các chuyên gia y tế nổi tiếng trên thế giới đã
có nhận định “ thế kỷ 21 sẽ là bệnh lý của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hoá;
trong số đó bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong số những bệnh phát triển
nhanh nhất”[25].
Tốc độ gia tăng của bệnh ĐTĐ nhanh hơn dự báo và tuổi bệnh ngày càng trẻ
hóa. Theo IDF, năm 2000 có khoảng 151 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và đã tăng lên
246,1 triệu người vào năm 2007 và 371 triệu người vào năm 2012, trong đó khoảng
50% người mắc ĐTĐ mà họ không biết mình có mắc bệnh [48], [49]. Dự báo của
IDF, vào năm 2030, số người mắc ĐTĐ sẽ tăng lên 552 triệu người [44].
Bệnh ĐTĐ tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Năm 2010, ước tính
khoảng 285 triệu người trên toàn thế giới bị ĐTĐ, trong đó có khoảng 80% người
sống ở các nước và khu vực đang phát triển. Số lượng người mắc nhiều nhất là ở
khu vực Tây Thái Bình Dương (76 triệu người), tỷ lệ mắc bệnh cao nhất 11,7% là ở
khu vực Bắc Mỹ và Carribean. Đặc biệt, bệnh tăng nhanh nhất ở các nước có tốc độ
phát triển kinh tế nhanh như: Ấn Độ, Trung Quốc [4].
Theo IDF, năm 2011 có mười quốc gia có số người từ 20-79 tuổi mắc bệnh
ĐTĐ cao nhất tương ứng (triệu người) là: Trung Quốc (90), Ấn Độ (61,5), Mỹ
(23,7), Nga (12,6), Brazil (12,4), Nhật Bản (10,7), Mexico (10,3), Bangladesh (8,4),


14

Ai Cập (7,3), Indonesia (7,3) và ước tính đến năm 2030 thì số người mắc ĐTĐ
tương ứng (triệu người) là: Trung Quốc (129,7), Ấn Độ (101,2), Mỹ (29,6), Nga
(19,6), Brazil (18,6), Nhật Bản (16,4), Mexico (14,1), Bangladesh (12,4), Ai Cập
(11,8), Indonesia (11,4) [44].
Đến năm 2014, Thế giới có số người hiện mắc ĐTĐ là 387 triệu người, dự
đoán số người mắc sẽ tăng lên 592 triệu người vào năm 2035, chiếm 8,3% dân số.
Trong 2 người mắc ĐTĐ thì có 1 người không biết mình mắc ĐTĐ. Có 9,4 triệu
người chết vì bệnh ĐTĐ (bình quân cứ 7 giây có 1 người chết vì bệnh ĐTĐ). Chi

phí dành để điều trị bệnh và biến chứng của ĐTĐ gần 612 tỷ đô la [45].
Bảng: Thực trạng ĐTĐ trên thế giới năm 2014 theo IDF [45].
Số ngƣời hiện

Tỷ lệ

Tỷ lệ ngƣời mắc

mắc ĐTĐ

hiện mắc

nhƣng chƣa đƣợc

(triệu ngƣời)

(%)

chẩn đoán (%)

Tây Thái Bình Dương

138

8,5

53,6

Đông Nam Á


75

8,3

52,8

Châu Âu

52

7,9

33,1

Bắc Mỹ và khu vực Carribean

39

11,4

27,1

Trung Đông và Bắc Phi

37

9,7

48,6


Trung và Nam Mỹ

25

8,1

27,4

Châu Phi

22

5,1

62,5

Khu vực

1.7.2. Tình hình bệnh ĐTĐ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, bệnh ĐTĐ đang gia tăng rất nhanh, chỉ trong vòng mười năm
(2002-2012), tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng 200% (từ 2,7% lên 5,4%) [2]. Tỷ lệ mắc ĐTĐ
khu vực thành thị cao hơn nông thôn. Kết quả điều tra năm 2002 cho thấy có sự
khác biệt về tỷ lệ ĐTD giữa khu vực thành thị và nông thôn: vùng núi cao: 2,1%;
vùng trung du: 2,2%; đồng bằng và ven biển: 2,7%; khu vực thành thị là 4,4%. Đến
năm 2012, tỷ lệ ĐTĐ tại các khu vực đều tăng cao, đặc biệt duyên hải miền Trung
và đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ ĐTĐ ở miền núi phía Bắc: 4,8%; đồng bằng
sông Hồng: 5,8%; Duyên hải miền Trung: 6,4%; Tây Nguyên: 3,8%; miền Đông


15


Nam Bộ: 5,9% và đồng bằng sông Cửu Long: 7,2% [2].
Tỷ lệ người mắc ĐTĐ không được chẩn đoán tại cộng đồng cao. Năm 2012,
tỷ lệ người bệnh chưa được chẩn đoán là 63,6%, trong đó: miền núi phía Bắc:
60,7%; đồng bằng Bắc Bộ: 57,3%; Duyên hải Miền Trung: 56,7%%; Tây Nguyên:
63,4%%; miền Đông Nam Bộ: 69,4% và đồng bằng sông Cửu Long: 72,1% [2].
Tuổi mắc bệnh ĐTĐ type 2 ngày càng trẻ hóa. Trước đây bệnh ĐTĐ type 2
thường xuất hiện ở những người trên 45 tuổi. Hiện nay bệnh xuất hiện ở lứa tuổi trẻ
ngày càng nhiều. Kết quả điều tra năm 2012 cho thấy: tỷ lệ mắc ĐTĐ ở lứa tuổi từ
30-39 tuổi là 1,7% [2]. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân ĐTĐ type 2 ở lứa tuổi còn rất
trẻ: 11-15 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là tỷ lệ thừa cân, béo phì đang tăng nhanh ở
lứa tuổi thiếu niên.
Một trong những nguyên nhân làm gia tăng bệnh ĐTD hiện này là kiến thức
phòng bệnh của cộng đồng rất hạn chế. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực
hành phòng bệnh ĐTĐ tại một số tỉnh ở nước ta (năm 2011) cho thấy tỷ lệ người
dân từ 30-69 tuổi hiểu biết đầy đủ về phòng bệnh ĐTĐ còn rất thấp (< 10%) [4].
Một nghiên cứu khác vào năm 2010 của Nguyễn Vinh Quang - Bệnh Viện Nội tiết
Trung ương, cho thấy chỉ có 30% người dân hiểu biết được tác hại và yếu tố nguy
cơ gây bệnh ĐTĐ [20].
Bên cạnh đó, việc thực hành phòng bệnh ĐTĐ của người dân cũng chưa
được cao.. Nghiên cứu của Trần Thanh Bình, thực hiện trên nhóm người từ 30-69
tuổi, tại Vũng Tàu năm 2011 cho thấy: Tỷ lệ đối tượng có thực hành chưa đúng về
chế độ dinh dưỡng là 27,8%; có đến 38,2% đối tượng không luyện tập thể dục [34].
Nghiên cứu của Hoàng Thị Bích Yến, thực hiện tại Hòa Bình, năm 2011 cho
thấy: Tỷ lệ người dân từ 35 tuổi trở lên, có thực hành “đúng” về phòng bệnh ĐTĐ
chỉ chiếm 16%. Trong đó, tỷ lệ thực hành “đúng” về xét nghiệm đường huyết định
kỳ thì còn rất thấp (11%). Trong nghiên cứu này, tác giả cũng cho thấy: nhóm đối
tượng có kiến thức “tốt” về phòng bệnh ĐTĐ có tỷ lệ thực hành xét nghiệm đường
máu định kỳ cao gấp 5,2 lần so với nhóm có kiến thức “kém”; Nhóm người có kiến
thức chung về phòng bệnh “tốt”, có tỷ lệ thực hành phòng bệnh “đúng”cao gấp 1,9

lần so với nhóm người có kiến thức chung “kém” [10].


×