Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phẫu thuật viêm tụy cấp không do nguyên nhân cơ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.62 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

PHẪU THUẬT VIÊM TỤY CẤP
KHÔNG DO NGUYÊN NHÂN CƠ HỌC
Trần Quế Sơn1,2, ðỗ Mạnh Hùng2, Trần Bảo Long1,2
1

Trường ðại học Y Hà Nội; 2Bệnh viện Hữu nghị Việt ðức

Nghiên cứu ñược thực hiện nhằm ñưa ra chỉ ñịnh và kết quả ñiều trị phẫu thuật ñối với các trường hợp
viêm tụy cấp hoại tử không do nguyên nhân cơ học. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả hồi cứu (80
bệnh nhân) và tiến cứu (50 bệnh nhân) viêm tụy cấp hoại tử ñược phẫu thuật tại bệnh viện Hữu nghị Việt
ðức trong thời gian từ 1/2005 ñến 12/2014. Tỷ lệ nam/nữ = 3,8/1, tuổi trung b ình 49 ± 11,7 tuổi, liên quan
ñến rượu (40,8%), không rõ nguyên nhân (23,1%), sau phẫu thuật b ụng (12,3%), 64,5% b ệnh nhân có biểu
hiện nhiễm trùng và 81,3% có phản ứng thành bụng. Trên chụp cắt lớp vi tính: 73,1% hình ảnh viêm hoại tử
toàn b ộ tụy Grade D, E. Chỉ ñịnh phẫu thuật: viêm phúc mạc và áp xe tụy với tỷ lệ tương ứng là 48,3% và
17,2%. Phẫu thuật lấy tổ chức hoại tử, dẫn lưu (72,3%), mở thông hỗng tràng (79,2%) và dẫn lưu ñường mật
(23,8%). Tỷ lệ tử vong 10,8%. Kết luận: chỉ ñịnh mổ của viêm tụy cấp hoại tử chủ yếu là viêm phúc mạc và
áp xe tụy với phương pháp thường áp dụng là lấy tổ chức hoại tử, dẫn lưu rộng rãi, kết hợp với mở thông
hỗng tràng và dẫn lưu ñường mật. Tiên lượng bệnh nhân viêm tụy cấp hoại tử rất nặng với tỷ lệ tử vong sau
mổ còn cao.
Từ khóa: Viêm tụy cấp, viêm tụy cấp hoại tử

I. ðẶT VẤN ðỀ
Viêm tụy cấp do sự hoạt hóa c ủa các
enzym tụy ngay trong tuyến tụy gây ra hiện
tượng tiêu hủy tổ chức tụy và các cơ quan lân
cận, là một trong những cấp cứu ngoại khoa
thường gặp. Theo thống kê của Roberts, S.E
[1] trong thời gian hơn 10 năm từ năm 1999
ñến 2010 tại A nh, tần suất gặp viêm tụy c ấp


30/100000 dân, tỷ lệ tử vong 6, 4% trong 60
ngày, còn ở Châu Âu là 22/ 100000 dân chiếm
1 - 2% các trường hợp nhập viện. Viêm tụy
cấp ñược chia ra hai thể là viêm tụy cấp t hể
phù và viêm t ụy cấp hoại tử trong ñó viêm tụy
cấp hoại tử gây nhiều biến chứng nặng như
suy hô hấp, suy thận, suy ña tạng là nguy ên
nhân gây tử vong [ 2; 3]. Bệnh lý viêm tụy

ñược Nicolas Kulpe mô tả lần ñầu tiên năm
1685, từ ñó ñến nay vấn ñề ñiều trị viêm tụy
cấp trải qua nhiều thời kỳ với quan ñiểm t rái
ngược nhau. Trước năm 1980, viêm tụy cấp
thường ñược chỉ ñịnh phẫu thuật nhưng có tỷ
lệ tử vong và biến chứng cao. S au năm 1980,
với tiến bộ của chẩn ñoán hình ảnh, kháng
sinh và hồi sức, ña số tác giả ñều ñi ñến thống
nhất: Viêm tụy cấp có nguyên nhân cơ học
thường do sỏi ống mật chủ, giun chui ống
mật, u ñường mật, nang ống mật chủ ñòi hỏi
phải can thiệp cấp cứu như nội soi gắp sỏi,
gắp giun hoặc phẫu thuật. ðối với viêm tụy
cấp không do nguyên nhân cơ học (do rượu,
do tăng triglicerid, do virus...) xu hướng ñiều
trị không mổ [2; 4; 5]. Trong khoảng 20 năm
trở lại ñây, chỉ ñịnh mổ của nhóm viêm tụy cấp

ðịa chỉ liên hệ: Trần Quế Sơn, Bộ môn Ngoại - Trường
ðại học Y Hà Nội
Email:

Ngày nhận: 14/6/2015
Ngày ñược chấp thuận: 20/7/2015

80

không do nguyên nhân cơ học ñược thu hẹp
lại, chỉ có khoảng 20% các trường hợp viêm
tụy cấp hoại tử cần c an thiệp phẫu thuật [4; 6;
7]. Nghiên cứu nhằm ñưa ra chỉ ñịnh, kết quả
TCNCYH 95 (3) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
của ñiều trị phẫu thuật viêm tụy cấp hoại tử

(chiếm 10,5%). 15 trường hợp chỉ ñịnh trước

không có nguyên nhân cơ học.

mổ do chẩn ñoán nhầm với bệnh lý ngoại

II. ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. ðối tượng
Bệnh nhân ñược phẫu thuật tại B ệnh viện

viêm phúc mạc do viêm ruột thừa và 7 trường
hợp thủng tạng rỗng.
Tổn thương trong mổ

Hữu nghị Việt ðức từ 1/2005 ñến 12/2014,


Tổn thương trên toàn bộ tuyến tụy chiếm

thương tổn trong mổ khẳng ñịnh viêm tụy c ấp

ña số các trường hợp (44,6%), tổn thương

hoại tử không do nguyên nhân cơ học.

ñầu và thân tụy (16,2%), ñuôi tụy (13,1%). 18

2. Phương pháp
Chia làm 2 giai ñoạn, mô tả hồi cứu từ
1/2005 ñến 11/2011 gồm 80 bệnh nhân và
nghiên cứu tiến cứu từ 12/2011 ñến 12/2014
gồm 50 bệnh nhân viêm tụy cấp hoại tử không
do nguyên nhân cơ học ñược phẫu thuật. Mô
tả các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, chỉ
ñịnh mổ, tổn thương trong mổ, biến chứ ng
sau mổ. Kết quả ñiều trị ñược ñánh giá t heo 3
mức: Tốt (bệnh nhân ra viện ổn ñịnh, không
có biến chứng), trung bình (bệnh nhân có biến
chứng nhưng ñiều t rị khỏi), xấu (bệnh nhân có
biến chứng như ng ñiều trị không khỏi xin về
hoặc tử vong).
3. ðạo ñức nghiên cứu

bệnh nhân có ống mật chủ giãn. Phần lớn
bệnh nhân ñều có dịch ổ bụng, lượng dịch
< 500 ml (54,6%) và lượng dịch nhiều > 500

ml (35,4%), nhiều nhất khoảng 2000 ml dịch.
Tất cả các trường hợp ñều có mầu ñỏ sẫm
hoặc nâu ñen. 13 bệnh nhân hoại tử ở ñuôi
tụy vỡ vào lách gây hoại tử chảy máu và vỡ
lách, 14 bệnh nhân hoại tử, áp xe vùng ñầu
tụy kèm túi mật viêm nề có chấm hoại tử.
ðặc biệt có 2 trường hợp viêm tụy gây huyết
khối ñộng mạch mạc treo ñại tràng trái, 4
trường hợp hoại tử thủng ñại tràng phải. Có
1 bệnh nhân bị viêm tụy cấp sau ñẻ thường 1
tháng, mổ tổng cộng 3 lần: lần 1 mổ dẫn lưu
tổ chức tụy hoại tử, mở thông ruột non; lần 2:
sau lần 1 hai tuần, cắt ñoạn ñại tràng trái,

Các ñối tượng tham gia ñược giải thích

làm hậu môn nhân tạo do hẹp ñại tràng góc

rõ ràng về mục ñích và tự nguyện tham gia

lách; lần 3: mổ ñóng hậu môn nhân tạo sau

nghiên cứu. Bộ câu hỏi không bao gồm các

ñó 3 tháng. Bệnh nhân này còn vào viện 1

câu hỏi mang tính riêng tư, các vấn ñề nhạy

ñợt nữa ñể ñiều trị kháng sinh do viêm hoại tử


cảm. Các số liệu này chỉ nhằm mục ñích

tụy nhiễm trùng.

phục vụ cho nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu
ñược ñề xuất sử dụng vào mục ñích nâng
cao sức khỏe cho cộng ñồng, không sử
dụng cho các mục ñích khác.

III. KẾT QUẢ

2015

khoa khác bao gồm 8 trường hợp chẩn ñoán

Phương pháp phẫu thuật
Trên tụy: cắt lọc tổ chức hoại tử và dẫn lưu
rộng rãi ổ hoại tử và tổ chức xung quanh
ñược áp dụng ở 94/130 bệnh nhân (72,3%),
22 bệnh nhân (16,9%) ñược dẫn lưu hậu cung

Trong thời gian 10 năm từ 1/2005 ñến
12/2014 có 1,236 bệnh nhân viêm tụy cấp

mạc nối ñơn thuần là những trường hợp tụy

không có nguyên nhân cơ học ñược ñiều trị

ñược dẫn lưu áp xe tụy (10%), 5 bệnh nhân


tại Bệnh viện Việt ðức, trong ñó 130 trường

phải cắt thân ñuôi tụy, cắt lách do khối áp xe

hợp viêm tụy hoại tử ñược chỉ ñịnh phẫu thuật

ñuôi tụy gây hoại tử chảy máu lách.

TCNCYH 95 (3) - 2015

viêm phù nề, có chấm hoại tử; 13 bệnh nhân

81


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Phẫu t huật phối hợp: 79,2% trường hợp

nhân phải cắt nửa ñại tràng (3 trường hợp

ñược mở thông hỗng tràng nuôi dưỡng;

hoại tử ñại tràng trái do tắc mạch, 5 trường

23,8% ñược dẫn lưu ñường mật. 13 bệnh

hợp hoại tử thủng ñại tràng phải và 1 bệnh

nhân phải cắt lách do chảy máu lách, 9 bệnh


nhân bị hẹp ñại tràng góc lách).

Bảng 1. Các ñặc ñiểm chung của ñối tượng nghiên cứu
ðặc ñiểm
Tu$i trung bình

n = 130

%

49,0 ± 11,7

Gi.i
Nam

103

79,2

Nữ

27

20,8

Nghiện rượu

53

40,8


Nguyên nhân khác

47

36,1

Không rõ nguyên nhân

30

23,1

Sốt ≥ 38,50C

85

65,4

ðau bụng thượng vị

128

98,5

ðiểm sườn lưng ñau

40

30,8


Bụng trướng

103

79,2

Phản ứng thành bụng

103

79,2

Số lượng bạch cầu > 10.000/ml

102

78,5

Tăng amylase máu

71

54,6

Tăng ñường máu

61

46,9


Grade C

21

16,2

Grade D

23

17,7

Grade E

72

55,4

Nguyên nhân

Lâm sàng

C8n lâm sàng

T$n thương trên phim ch>p c?t l.p vi tính theo Balthazar

82

TCNCYH 95 (3) - 2015



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 2. Chỉ ñịnh phẫu thuật
Chỉ ñịnh phẫu thuật

n = 130

%

Viêm phúc mạc

62

47,7

Áp xe

22

16,9

Chảy máu

13

10

Suy ña tạng


18

13,9

Nguyên nhân khác

15

11,5

Xét nghiệm vi sinh

tràng. Những mô hoại tử này có thể bị bội

70/112 (62,5%) mẫu bệnh phẩm dịch ổ

nhiễm tạo thành viêm phúc mạc toàn thể

bụng và tổ chức tụy ñược nuôi cấy dương tính
với vi khuẩn trong ñó có bệnh nhân nhiễm
nhiều chủng vi khuẩn cùng một lúc, E.coli (40
ca), K.pneumoniae (33 ca), A.baumannii (13
ca), C.freundii (14 ca), E.faecalis (34 ca),
P.aeruginosa (20 ca), E.cloacae (10 ca), trực
khuẩn Gram (-) không ñịnh loại (5 ca). Kháng
sinh nhạy cảm: cephalosporin thế hệ ba, amikacin, gentamycin, vancomycin, imipenem.
Kết quả sớm

các mạch máu xung quanh tụy có thể bị tổn
thương gây chảy máu trong ổ bụng. ðó là

nguyên nhân chính dẫn ñến thất bại trong ñiều
trị nội khoa, ñòi hỏi cần can thiệp phẫu thuật
ñể giải quyết biến chứng [2, 8]. Trong nghiên
cứu này, 72,4% các trường hợp phát hiện
viêm tụy hoại tử toàn bộ và có thâm nhiễm tổ
chức xung quanh trên phim chụp cắt lớp vi
tính (ñộ D và E theo phân loại của Balthazar).
Trên lâm sàng, 64,5% bệnh nhân có biểu hiện

Tốt: 58 bệnh nhân (44,6%). Trung bình: 58

nhiễm trùng và 81,3% có biểu hiện phản ứng

bệnh nhân (44,6%). Xấu: 14 bệnh nhân

thành bụng, như vậy bệnh cảnh viêm phúc

(10,8%), nguyên nhân chủ yếu do sốc không

mạc chiếm ña số các biến chứng của viêm tụy

hồi phục (9 bệnh nhân) và suy ña tạng (5

cấp hoại tử và là chỉ ñịnh chủ yếu của ñiều trị

bệnh nhân). Thời gian nằm viện trung bình:

phẫu thuật, ñiều này càng ñược khẳng ñịnh

22,4 ± 12,5 ngày, ngắn nhất là 4 ngày, dài


bởi xét nghiệm vi khuẩn dịch ổ bụng. Có tất cả

nhất là 73 ngày, số ngày nằm viện từ 10 – 20

62,5% mẫu bệnh phẩm dương tính. Biến
chứng chảy máu ổ bụng gặp 13 trường hợp

ngày chiếm 51,7%.

IV. BÀN LUẬN

2015

hoặc các khối áp xe trong ổ bụng. Ngoài ra

chiếm 10%, nguyên nhân là do hoại tử nhu
mô vùng ñuôi tụy làm chảy máu vùng rốn lách

Viêm tụy cấp hoại tử là thể bệnh nặng nhất

và lách. ðặc biệt trong nghiên cứu có 15 bệnh

trong bệnh lý viêm tụy cấp, trong thể bệnh này

nhân không chẩn ñoán ñược viêm tụy cấp

quá trình viêm tiến triển rất nhanh thành hoại

hoại tử trước mổ (11,5%), bệnh cảnh lâm


tử nhu mô tụy và tổ chức xung quanh. Hiện

sàng là viêm phúc mạc (do viêm ruột thừa và

tượng hoại tử tụy không những xảy ra trong

thủng tạng rỗng). Các trường hợp này chẩn

nhu mô tụy mà còn lan tỏa ra cả mô sau phúc

ñoán nhầm do amylase trong máu không cao

mạc, mô mỡ ở mạc treo ñại tràng và rãnh ñại

và thương tổn mô tụy trên cắt lớp vi tính ñộ C

TCNCYH 95 (3) - 2015

83


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
(theo Balthazaz), không thấy bất thường của

Lấy bỏ tổ chức tụy hoại tử và các tổ chức

ruột thừa viêm hay khí tự do ổ bụng. ðây cũng

hoại tử quanh tụy, làm sạch những ổ nhiễm


là nguyên nhân chính gây khó khăn trong

trùng nhằm ngăn chặn những biến chứng

chẩn ñoán viêm tụy cấp hoại tử. Trong một

toàn thân (suy ña tạng, sốc) và tại chỗ (áp xe

nghiên cứu khác của Trần Thiện Hòa và
Văn Tần [7], chẩn ñoán sai trước mổ tới

tụy, rò tụy, rò tiêu hóa, thủng ruột...).
Bảo tồn tối ña nhu mô tụy lành

66% do chẩn ñoán nhầm viêm túi mật cấp

Phương pháp cắt lọc tổ chức hoại tử và

(21,5%), viêm phúc mạc nghi do viêm ruột

dẫn lưu rộng rãi ñược áp dụng nhiều nhất

thừa vỡ (9,2%), sốc mật và nhiễm trùng

(72,3%). Dẫn lưu hậu cung mạc nối ñơn thuần

ñường mật (12,2%), viêm phúc mạc do

chiếm 16,9% áp dụng khi tổ chức hoại tử và tổ


thủng tạng rỗng (4,6%). Như vậy trong các

chức lành của tụy không có ranh giới rõ ràng,

trường hợp nghi ngờ viêm tụy cấp hoại tử nên

tụy chỉ có ít chấm hoại tử hoặc tụy viêm phù

làm cả xét nghiệm amylase và lipase máu vì

nề. Dẫn lưu ổ áp xe có 13 bệnh nhân (10%).

ñộ nhạy của lipase trong chẩn ñoán viêm tụy

ðặc biệt 5 bệnh nhân ñược cắt thân ñuôi tụy,

cấp là 85 - 100% cao hơn amylase (60%) theo

lấy tổ chức hoại tử, dẫn lưu. Tất cả bệnh nhân

Ranson [9].

ñược mổ và dẫn lưu theo phương pháp dẫn

Thời ñiểm phẫu thuật trong viêm tụy cấp

lưu kín. Những trường hợp không thể cắt lọc

hoại tử nhiễm trùng rất quan trọng vì nếu mổ


ñược tổ chức hoại tử do chưa có sự phân

quá sớm khi chưa có sự phân ñịnh rõ ràng

ñịnh rõ ràng giữa tổ chức hoại tử và tổ chức

giữa tổ chức sống và chết thì rất khó có thể
lấy ñược hết tổ chức hoại tử, dễ gây chảy

lành (thường do mổ sớm < 7 ngày) hoặc viêm
tụy cấp thể phù nề, chúng tôi ñặt dẫn lưu dưới

máu từ diện cắt lọc, bên cạnh ñó tụy còn tiếp

sườn trái, nơi thấp nhất ở ñường nách sau ñể

tục hoại tử nên phải phẫu thuật nhiều lần.

dẫn lưu dịch ở hậu cung mạc nối. Những

Nhiều tác giả có quan ñiểm nên phẫu thuật

trường hợp khác, bệnh nhân thường ñược ñặt

muộn khi ranh giới hoại tử ñã rõ ràng [4; 7; 10].

từ 4 - 6 dẫn lưu trong ñó: 2 dẫn lưu hậu cung

Phương pháp phẫu thuật: ñảm bảo nguyên


mạc nối, 1 dẫn lưu hố lách nơi dễ ñọng dịch, 1

tắc:

dẫn lưu dưới gan.
Bảng 3. Tỷ lệ tử vong trong ñiều trị viêm tụy cấp của một số tác giả
Tác giả

n

Tỷ lệ viêm tụy cấp hoại tử (%)

Tử vong (%)

Bradley [11]

1993

71

100,0

15

Nordback [12]

1997

22


77,0

23

Alvi [13]

2011

47

100

19,7%

Dẫn lưu ñường mật ñược thực hiện trong 23,8% trường hợp khi nhu mô tụy hoại tử chèn ép
gây giãn ñường mật và bilirubin máu tăng. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong ñiều trị viêm
tụy cấp hoại tử là dinh dưỡng qua mở thông hỗng tràng (79,2%), thủ thuật này có nhiều ưu ñiểm:
cung cấp nhiều năng lượng, ít tốn kém, tạo nhu ñộng ruột sớm và kích thích miễn dịch cơ thể.
Thông thường nên nuôi dưỡng sau khi bệnh nhân có nhu ñộng ruột (thường từ ngày thứ 4 - 6
84

TCNCYH 95 (3) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
sau mổ). Việc dùng kháng sinh có thể làm

tion, seasonal and demographic factors. Ali-


giảm ñáng kể tỷ lệ nhiễm khuẩn tổ chức hoại

mentary pharmacology & therapeutics, 38(5),

tử và nhiễm khuẩn huyết. Theo Buchler [14] tỷ

539 - 548.

lệ này giảm từ 70% xuống 43%. Theo nhiều

2. Gooszen, H. G., Be sselink, M. G.,
Santvoort, H. C et al (2013). Surgical treat-

tác giả nước ngoài nên sử dụng kháng sinh
dự phòng, ưu tiên lựa chọn những kháng sinh

archives of surgery/Deutsche Gesellschaft fur

Những bệnh nhân ñiều trị khi chưa có kháng

Chirurgie, 398(6), 799 - 806.

sinh ñồ thì thường phối hợp nhiều loại kháng
sinh, trong ñó phối hợp 2 loại có tỷ lệ cao nhất
(70%), tiếp ñến dùng 1 loại kháng sinh (23,1%)
và dùng phối hợp 3 loại (6,9%). Kháng sinh
ñược sử dụng nhiều nhất là cephalosporin thế
hệ 3 kết hợp với metronidazol hoặc aminoglycosid, quinolon (ciprofloxacin). Hiện nay, xu
hướng kháng kháng sinh của vi khuẩn ñặc
biệt ở những chủng có men ESBL (+), chúng

tôi thường sử dụng dòng cacbapenem như
imipenem (INVANZ) có hiệu quả tốt.

V. KẾT LUẬN
Chỉ ñịnh mổ viêm tụy hoại tử chủ yếu là
viêm phúc mạc và áp xe, phương pháp phẫu

3. Petrov, M. S., Shanbhag, S., Chakraborty et al (2010). Organ failure and infection of pancreatic necrosis as determinants of
mortality in patients with acute pancreatitis.
Gastroenterology, 139(3), 813 - 820.
4 Farthmann, E. H., Lausen, M, Schoffel,
U (1993). Indications for surgical treatment of
acute pancreatitis. Hepato-gastroenterology, 40
(6), 556 - 562.
5. Meier, R., Beglinger, C., Layer, P et al
(2002). ESPEN guidelines on nutrition in acute
pancreatitis. European Society of Parenteral
and Enteral Nutrition. Clinical nutrition, 21(2),
173 - 183.

thuật thường áp dụng là lấy bỏ mô tụy hoại tử,

6. Văn Tần, Nguyễn Cao Cương, Trần

dẫn lưu (72,3%) kết hợp mở thông hỗng tràng

Thiện Hòa (2006). Kết quả ñiều trị viêm tụy

(79,2%) và dẫn lưu ñường mật (23,8%). Tiên


cấp tại bệnh viện Bình Dân. Tạp chí Y học

lượng bệnh nhân viêm tụy cấp hoại tử rất

Thành phố Hồ Chí Minh, 10(1), 23 - 28.

nặng với tỷ lệ tử vong sau mổ còn cao chiếm

7. Trần Thiện Hòa, Văn Tần (2004). ðặc
ñiểm và kết quả phẫu thuật viêm tụy cấp nặng

10,8%.

Lời cảm ơn

tại bệnh viện Bình Dân 1995 - 2004. Tạp chí Y
học Thành phố Hồ Chí Minh, 8(3), 196 - 204.

Nhóm tác giả gửi lời cảm ơn chân thành

8. Balthazar, E. J (2002). Complications of

ñến Ban giám ñốc, các khoa phòng Bệnh viện

acute pancreatitis: clinical and CT evaluation.

Hữu nghị Việt ðức ñã tạo ñiều kiện cho nhóm

Radiologic clinics of North America, 40(6),


tác giả trong suốt quá trình thực hiện nghiên

1211 - 1227.
9. Ranson, J. H (1997). Diagnostic stan-

cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2015

ment of acute pancreatitis. Langenbeck 's

phổ rộng, tính thấm cao vào nhu mô tụy.

dards for acute pancreatitis. World journal of
surgery, 21, 2, 136-142.

1. Roberts, S. E., Akbari, A., Thorne, K et

10. Milian, J. W., Portugal, S. J., Laynez

al (2013). The incidence of acute pancreatitis:

Ch, R et al (2010). Necrotic acute pancreatitis

impact of social deprivation, alcohol consump-

in the intensive care unit: a comparison


TCNCYH 95 (3) - 2015

85


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
between conservative and surgical medical

ing pancreatitis. The European journal of

treatment. Revista de gastroenterologia del

surgery = Acta chirurgica, 163(5), 357 - 364.

Peru : organo oficial de la Sociedad de Gastroent erologia del Peru, 30(3), 195 - 200.

13. Alvi, A. R., Sheikh, G. M, Kazim, S. F
(2011). Delayed surgical therapy reduces mor-

mortality risk in acute pancreatitis: implications

tality in patients with acute necrotizing pancreatitis. JPMA. The Journal of the Pak istan

and importance. Italian journal of gastroen-

Medical Association, 61(10), 973 - 977.

11. Bradley, E. L (1998) Assessment of

14. Buchler, M. W., Gloor, B., Muller, C.


terology and hepatology, 30(6), 622 - 623.
12. Nordback, I., Paajanen, H, Sand, J

A et al (2000). Acute necrotizing pancreatitis:

(1997). Prospective evaluation of a treatment

treatment strategy according to the status of

protocol in patients with severe acute necrotis-

infection. Annals of surgery, 232(5), 619 - 626.

Summary
SURGICAL TREATMENT FORACUTE PANCREATIC NECROSIS
The aims of this study were to describe the different indication and surgical outcomes of the
treatment of non-obstructed necrotizing acute pancreatitis. All necrotizing acute pancreatitis
patients were included in a retro-descriptive and prospective study that had been undertaken
during 10 years from 1/2005 to 12/2014. One hundred thirty (130) patients were recruited for this
study. The mean age was 49 ± 11.7 and the male/female ratio was 3.8/1. AP(spell it out) due to
alcohol and unknown causes were 40.8%and 23.1%, respectively. Signs of infection and
obdominal rebound tenderness were clinically seen in 64.5% and 81.3% of patients respectively.
In CT-scanner imaging, 73.1% patients with totally necrotizing and fatty infiltration Grade D, E.
Surgery was mainly indicated in necrotizing AP with peritonitis and pancreatic abscess (48.3%
and 17.2% respectively). Necrosectomy and drainage were performed in 72.3% of cases,
jejunostomy in 79.2%, bile drainage in 23.8%. Mortality rate was 10.8% due mainly to the high
incidence of a decompensated multiple organ failure. Surgery was mainly indicated in necrotizing
acute pancreatitis with peritonitis or pancreatitis abscess. Necrosectomy, jejunostomy and bile
drainage were mainly performed. In conclusion, patients with necrotizing acute pancreatitis have a

poor prediction as well as high risk of mortality.
Keywords: Non-obstructed necrotizing acute pancreatitis, acute pancreatitis

86

TCNCYH 95 (3) - 2015



×