Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân rối loạn phát âm co thắt thể khép điều trị bằng Abobotulinum toxin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.3 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

ĐÁNH GIÁ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG
CỦA BỆNH NHÂN RỐI LOẠN PHÁT ÂM CO THẮT THỂ KHÉP
ĐIỀU TRỊ BẰNG ABOBOTULINUM TOXIN
Nguyễn Thành Tuấn*, Trần Ngọc Tài**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rối loạn phát âm co thắt (Spasmodic Dysphonia) đặc trưng bởi những cơn co thắt không chủ ý
hoặc các rối loạn tư thế của cơ nội tại thanh quản, gây ra giọng nói bất thường. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến
khả năng phát âm, giao tiếp, hòa nhập xã hội và làm suy giảm chất lượng sống của người bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân rối loạn phát âm co thắt thể khép cũng
như vai trò của Abobotulinum toxin trong việc cải thiện chất lượng sống ở những bệnh nhân này dựa theo
thang điểm chỉ số khuyết tật giọng nói (Voice Handicap Index – VHI).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu quan sát, tiến cứu trên 24 bệnh nhân rối loạn
phát âm co thắt thể khép điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh bằng phương pháp tiêm
abobotulinum toxin vào cơ thanh quản trong khoảng thời gian từ tháng 08/2015 đến tháng 08/2018. Đánh giá
chất lượng sống dựa vào thang điểm chỉ số khuyết tật giọng nói VHI và số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS.
Kết quả: 16,7% bệnh nhân rối loạn phát âm mức độ rất nặng; 50,0% mức độ nặng, 33,3% mức độ vừa và
không có bệnh nhân mức độ nhẹ. Ảnh hưởng chất lượng sống bệnh nhân: mất khả năng diễn thuyết 100%, ảnh
hưởng giao tiếp 91,7% và làm giảm thu nhập 83,3%.
83,3% bệnh nhân rối loạn phát âm co thắt thể khép cải thiện giọng nói sau 4 tuần tiêm Abobotulinum toxin.
Cải thiện chất lượng sống bệnh nhân: mất khả năng diễn thuyết còn 16,7%, ảnh hưởng giao tiếp còn 12,5% và
giảm thu nhập còn 41,6%.
Không có biến chứng nặng được ghi nhận. 8,3% tỷ lệ chứng khó thở khi gắng sức, 20,8% khó nuốt và
33,3% tỷ lệ sặc; các biến chứng này thuyên giảm sau 1-2 tuần.
Kết luận: Tiêm Abobotulinum toxin vào cơ thanh âm là một phương pháp điều trị an toàn, đạt hiệu quả cao
trong việc phục hồi chất lượng giọng nói, khả năng giao tiếp xã hội, hòa nhập cộng đồng của bệnh nhân.
Từ khóa: rối loạn phát âm co thắt, Abobotulinum toxin



ABSTRACT
IMPACT ON QUALITY OF LIFE OF ABOBOTULINUM TOXIN TREATMENTS FOR ADDUCTOR
SPASMODIC DYSPHONIA
Nguyen Thanh Tuan, Tran Ngoc Tai
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 ‐ No 1‐ 2019: 34 ‐ 39
Background: Adductor spasmodic dysphonia (ADSD) involves an overadduction of the vocal folds during
speech causing uncontrolled voice and pitch breaks and slow, effortful speech. Patients with this disorder typically
have severe vocal difficulties, with significant functional, social, and emotional consequences.
Objective: To explore the quality of life of ADSD patients and to investigate the longitudinal effects of
botulinum toxin type A injections on voice-related quality of quality of life base on the Voice Handicap Index (VHI).
Methods: This is a prospectively observational study with 24 ADSD patients received abobotulinum toxin
*Khoa Y – Đai học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh,
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Thành Tuấn

34

** Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
ĐT: 0912156938
Email:

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

injections into the affected muscles under electromyographic guidance at the University Medical Center of
HCMC between 08/2015 and 08/2018.Evaluation of the results was based on the VHI scores and the data were

processed by SPSS 16.
Results: 16.7% of ADSD patients with very severe phonemic disorders; 50.0% severe, 33.3% moderate,
and no mild cases. Influence of quality of life: loss of speaking ability 100%, communication effects 91.7%
and lost income 83.3%. 83.3% of patients improved voice response after 4 weeks of Abobotulinum toxin
injection. Improving quality of life: loss of speaking ability (16.7%), communication effects (12.5%) and lost
income 41.6%. No major complications such as endotracheal intubation, tracheostomy, or hospitalization for
airway control; 8.3% mild dyspnea rate, 20.8% dysphagia and 33.3% rate of choking; These complications
resolve after 1-2 weeks.
Conclusions: This study has shown that spasmodic dysphonia significantly affects the quality of life of the
patients and treatment with abobotulinum toxin improves their quality of life.
Keywords: Abobotulinum toxin; adductor spasmodic dysphonia
như lựa chọn đầu tay(2,11). Tại Châu Á, một số
ĐẶT VẤN ĐỀ
nước đã báo cáo về kinh nghiệm điều trị
Rối loạn phát âm co thắt (Spasmodic
Abobotulinum toxin trên bệnh nhân rối loạn
Dysphonia) là một bệnh lý đặc trưng bởi những
phát âm co thắt và cho thấy Abobotulinum toxin
cơn co thắt không chủ ý hoặc các rối loạn tư thế
giúp cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân rối
của cơ nội tại thanh quản, gây ra giọng nói bất
loạn phát âm co thắt(9).
thường. Đây là một bệnh hiếm gặp và không có
nguyên nhân rõ ràng, tỉ suất mắc bệnh ước tính
khoảng 1/100.000 dân(10). Bệnh không nguy hiểm
đến tính mạng nhưng lại là thủ phạm làm suy
giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, khiến
họ gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong giao tiếp
hàng ngày cũng như trong công việc, có thể dẫn
đến mất việc làm(1).

Rối loạn phát âm co thắt bao gồm hai loại:
rối loạn thể khép và rối loạn thể mở. Trong đó,
rối loạn thể khép là tình trạng đóng chặt thanh
môn, biểu hiện lâm sàng bằng giọng nói bị bóp
nghẹt hoặc căng cứng và giọng nói ngắt quãng.
Ngược lại, rối loạn thể mở là tình trạng kéo dài
thời gian mở của thanh môn nên biểu hiện lâm
sàng bằng nói giọng hơi hoặc mất giọng nói
trong những quãng ngắn.
Hiện nay, rối loạn phát âm co thắt được chẩn
đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng và vẫn chưa có
tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng(3). Trước đây, rối
loạn phát âm co thắt được điều trị bằng thuốc
uống nhưng không hiệu quả. Từ năm 2016, Hội
Tai Mũi Họng và Phẫu Thuật Đầu Cổ Hoa Kỳ
khuyến cáo sử dụng Abobotulinum toxin trong
điều trị rối loạn phát âm co thắt và được xem

Chuyên Đề Nội Khoa

Để đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân
rối loạn phát âm co thắt, nhiều thang điểm đã
từng được sử dụng như thang điểm VHI (Voice
Handicap Index), V‐RQOL (Voice‐Related
Quality of Life), thang GBI (Glasgow Benefit
Inventory)…(1,8). Trong đó, thang điểm VHI là
một trong những thang điểm khá chuyên biệt
cho bệnh nhân rối loạn phát âm co thắt. Do đó,
mục đích nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh
giá chất lượng sống của bệnh nhân rối loạn phát

âm co thắt thể khép cũng như vai trò của
abobotulinum toxin trong việc cải thiện chất
lượng sống ở những bệnh nhân này dựa theo
thang điểm VHI.

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU:
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu quan sát, tiến cứu.
Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân lớn hơn 18 tuổi được chẩn
đoán rối loạn phát âm co thắt tại bệnh viện Đại
Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh bởi các bác sĩ có
kinh nghiệm với bệnh rối loạn phát âm co thắt.

35


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

Bệnh nhân chưa được điều trị abobotulinum
toxin lần nào, hoặc khoảng thời gian tối thiểu kể
từ lần tiêm abobotulinum toxin cuối cùng là > 12
tuần và bệnh nhân đã trở về tình trạng trước khi
điều trị.
Bệnh nhân được điều trị abobotulinum toxin
theo chỉ định của bác sĩ điều trị.


Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có các bệnh lý nội khoa nặng đi
kèm hoặc đang sử dụng kháng sinh thuộc nhóm
aminoglycosides.
Khó nuốt trước điều trị do bất kỳ nguyên
nhân gì vì tỉ lệ tác dụng phụ sẽ tăng lên.
Bệnh lý thần kinh cơ hoặc các rối loạn thần
kinh khác đi kèm (ví dụ, bệnh nhược cơ, hội
chứng Eaton‐Lambert, bệnh lý nơron vận động
có ảnh hưởng đến nút thần kinh cơ).
Đang có thai hoặc cho con bú.
Thuốc nghiên cứu:
Abobotulinum toxin, có tên biệt dược là
Dysport® do công ty dược phẩm Ipsen Lt. sản
xuất. Trong nghiên cứu quan sát này, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu với cỡ mầu và thời gian
dài hơn. Liều điều trị 2.5 ‐ 5 đơn vị cho mỗi bên
cơ giáp phễu và tiêm 2 bên dựa vào đánh giá
lâm sàng, giới hạn liều theo kinh nghiệm, y văn
cũng như theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Quy trình thực hiện nghiên cứu
Phương pháp tiêm abobotulinum toxin vào
cơ thanh quản được chúng tôi thực hiện dưới
hướng dẫn điện cơ thanh quản.
Chúng tôi sử dụng một kim cách điện 27 có
chấu gắn vào một EMG, hoạt động giống như
một điện cực đơn cực. Chúng tôi sử dụng dung
dịch pha loãng chuẩn của abobotulinum toxin
(Dysport®, Ipsen Lt.) với nước cất, nồng độ 5

đơn vị trên 0,1 mL. Dung dịch này sau đó được
điều chỉnh để tiêm một thể tích chuẩn là 0,1 mL
mỗi dây thanh.
Cơ mục tiêu để điều trị trong rối loạn phát
âm co thắt thể khép thể khép là cơ giáp phễu,
nguyên ủy từ bề mặt bên trong góc của sụn giáp

36

và dây chằng nhẫn giáp và bám tận trên mặt
trước ngoài của sụn phễu.
Bệnh nhân được đặt trong tư thế ngồi thẳng
đứng với đầu ở vị trí trung lập.
Sờ xác định các mốc là sụn giáp và sụn nhẫn,
màng nhẫn giáp.
Kim được uốn hơi cong cao lên khoảng 30
đến 45 độ, và sau đó được đâm xuyên qua
màng nhẫn giáp gần vị trí đường giữa. Sau khi
qua màng nhẫn giáp, chiều kim theo hướng
lên trên và ra ngoài. Trong khi bác sĩ đâm kim,
cùng lúc sẽ lắng nghe hướng dẫn từ EMG. Khi
đến vị trí này, một tiếng “buzz" đặc trưng trên
EMG chỉ ra rằng đã tiếp cận được cơ giáp
phễu. Yêu cầu bệnh nhân nói/ I / sẽ thấy tăng
cường đáp ứng EMG từ cơ giáp phễu. Với vị
trí xác nhận của EMG, bác sĩ phẫu thuật sau đó
hút nhẹ để đảm bảo rằng kim đã không xuyên
qua một mạch máu. Khi đó bắt đầu tiêm chậm
abobotulinum toxin.
Liều điều trị ban đầu điển hình của chúng

tôi là tiêm 2,5 đến 5 đơn vị Dysport mội bên
dây thanh.
Thu thập dữ liệu
Các dữ liệu được ghi nhận bao gồm: dân số
học, lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả trước và
sau điều trị sẽ được ghi nhận vào tuần trước
điều trị (tuần 0) và sau điều trị 4 tuần. Phương
pháp đánh giá kết quả gồm đánh giá chủ quan
của bệnh nhân và đánh giá khách quan của
nhóm nghiên cứu: Đánh giá chủ quan của bệnh
nhân chủ yếu bằng bảng chỉ số khuyết tật giọng
nói VHI (Voice Handicap Index) được Tổ Chức
Nghiên Cứu Y Tế Và Chất Lượng (Agency for
Healthcare Research and Quality) chấp thuận sử
dụng vào năm 2002 và được tác giả Huỳnh
Quang Trí dịch sang tiếng Việt năm 2008(6). VHI
là chỉ số đánh giá chủ quan của bệnh nhân, tuy
nhiên cũng là một tiêu chí đánh giá có hiệu quả,
được nhiều tác giả sử dụng(7Error! Reference
source not found.,8).

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

Phương pháp phân tích số liệu


Đặc điểm lâm sàng

Số liệu sẽ được phân tích dựa trên phần
mềm SPSS 16.0. Chúng tôi phân tích hiệu quả
của thuốc trên hai nhóm bệnh nhân trước và sau
điều trị dựa vào kiểm định t từng cặp (paired t‐
test) và phân tích tính an toàn của thuốc dựa vào
thống kê mô tả. Trình bày dữ liệu dưới dạng
bảng và biểu đồ. Sự khác biệt được xem là có ý
nghĩa thống kê khi P < 0,05.

Có 22/24 bệnh nhân (91,7%) rối loạn phát âm
liên tục và 2/24 (8,3%) bệnh nhân rối loạn phát
âm từng đợt. Thời gian từ lúc khởi bệnh đến khi
điều trị abobotulinum toxin 2,9±3,7năm (thấp
nhất 3 tháng, cao nhất là 15 năm). Bệnh nhân có
thời gian rối loạn phát âm co thắt trên 10 năm có
3/24 bệnh nhân (12,5%); khoảng từ 1‐10 năm có
16/24 bệnh nhân (66,7%); có 5/24 bệnh nhân
(chiếm 20,8%) bệnh nhân là có thời gian rối loạn
phát âm dưới 1 năm.

KẾT QUẢ
Từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2018 có 24
bệnh nhân rối loạn phát âm co thắt được điều
trị bằng phương pháp tiêm abobotulinum
toxin vào cơ thanh quản. Chúng tôi thu được
kết quả như sau:
Đặc điểm dân số học
Bảng 1: Đặc điểm dân số học bệnh nhân rối loạn phát

âm co thắt
Đặc điểm
Tuổi
Giới (nam/nữ)
BMI
Tuổi khởi phát
Thời gian mắc bệnh (năm)
Tiền sử gia đình có rối loạn vận
động

n=24
47,2 ± 14,2
22/2
21,6 ± 5,6
44,9 ± 14,7
2,9±3,7

Giá trị p
0,4
< 0,05
0,2
0,319
0,35

1 (4,2%)

0,187

Trong 24 bệnh nhân rối loạn phát âm co thắt
ham gia điều trị abobotulinum toxin (Dysport),

có 22 bệnh nhân nữ chiếm 91,7% và có 2 bệnh
nhân nam, tỉ lệ nữ: nam là 11:1. Sự khác biệt là có
ý nghĩa (P<0,05). Tuổi trung bình là 47,2; trong
đó thấp nhất là 22 tuổi và cao nhất là 73 tuổi. Độ
tuổi mắt bệnh thường gặp nhất là từ 41 – 60 tuổi
(41,7%). Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 44,9 ±
14,7. Có 14/24 bệnh nhân (chiếm 58,3%) thuộc
nhóm đối tượng sử dụng giọng nói nhiều; có
7/24 bệnh nhân (29,2%) thuộc nhóm ít sử dụng
giọng nói; 3/24 bệnh nhân (12,5%) thuộc nhóm
nghành nghề khác. Sự khác biệt giữa nhóm đối
tượng sử dụng giọng nói nhiều và nhóm ít sử
dụng giọng nói là có ý nghĩa (P<0,05). Có 23/24
(95,8%) bệnh nhân không có tiền sử gia đình liên
quan, trong khi chỉ có 1bệnh nhân (chiếm 4,2%)
ghi nhận có tiền sử rối loạn phát âm.

Chuyên Đề Nội Khoa

Về mức độ rối loạn phát âm co thắt, có 4/24
(16,7%) bệnh nhân rối loạn phát âm mức độ rất
nặng; 12/24 (50,0%) mức độ nặng, 8/24(33,3%)
mức độ vừa; không có bệnh nhân mức độ nhẹ.
Về ảnh hưởng của bệnh trên chất lượng sống
của bệnh nhân, rối loạn phát âm co thắt ảnh
hưởng nặng đến các hoạt động chức năng của
bệnh nhân như mất khả năng diễn thuyết
(100%), ảnh hưởng giao tiếp 91,7% và làm giảm
thu nhập 83,3%. 100% bệnh nhân được điều trị
liệu pháp ngôn ngữ (luyện giọng) trước khi tiêm

abobotulinum toxin, có 20 bệnh nhân (83,3%)
điều trị thuốc uống trước khi tiêm abobotulinum
toxin. Các thuốc thường sử dụng là
trihexyphenidyl (62,5%), baclofen (54,2%),
levodopa (8,3%), clonazepam (16,7%).
Điều trị với abobotulinum toxin (Dysport)
Liều thuốc tiêm trung bình của rối loạn phát
âm co thắt thể khép là 2.5‐5 đơn vị vào từng bên
dây thanh.
Số lần tiêm trung bình của 24 bệnh nhân là
1,8 lần, trong đó ngưởi tiêm nhiều nhất là 7 lần.
Khoảng cách thời gian trung bình giữa 2 lần tiêm
liên tiếp của các bệnh nhân tiêm lập lại ít nhất 1
lần là 3,4 tháng, trong đó thời gian ngắn nhất là
2,5 tháng và dài nhất là 5 tháng.
24 bệnh nhân độc lập tự đánh giá bảng
điểm VHI 2 lần: trước khi tiêm, sau tiêm 4 tuần
(Bảng 2).
Không có biến chứng lớn như phải đặt nội
khí quản, khai khí quản, hoặc nhập viện để kiểm

37


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

soát đường thở. 8,3% tỷ lệ chứng khó thở khi
gắng sức, 20,8% khó nuốt và 33,3% tỷ lệ sặc; các

biến chứng này thuyên giảm sau 1‐2 tuần.

và cải thiện tốt đạt 83.3%. Số bệnh nhân không
cải thiện là 16,7%.

So sánh mức độ cải thiện VHI trước và sau tiêm
abobotulinum toxin

Theo kết qủa thống kê của chúng tôi, độ tuổi
trung bình của nhóm bệnh lý này là 47,2 (± 14,2),
lớn tuổi nhất là 73, nhỏ tuổi nhất là 22. Bảng
thống kê cho thấy nhóm tuổi hay gặp nhất là từ
41‐60 tuổi chiếm 41,7%; tiếp theo là nhóm tuổi từ
20 ‐ 40tuổi có 37,5%; nhóm tuổi trên 60 ít gặp
hơn, có 5/24 bệnh nhân (20,8%).Kết quả tương tự
với các tác giả nước ngoài như Emilyeh(5) với
tuổi trung bình là 54,4 ( ± 16,7).

Bảng 2: Thangđiểm VHI trước khi tiêm và sau
tiêm 4 tuần
Điểm số
Thực thể
Cơ năng
Cảm xúc
Tổng cộng

Trước điều Sau tiêm 4
trị
tuần
26,5

8,2
22,1
7,4
20,8
7,0
69,4
22,6

Số điểm
giảm
18,3
14,7
13,8
46,8

Trước tiêm abobotulinum toxin, sổ điểm
VHI trung bình của 24 bệnh nhân là 69,4. Sau
tiêm abobotulinum toxin điểm VHI trung bình
là 22,6% (giảm trung bình 46,8 điểm). Sự cải
thiện VHI sau tiêm abobotulinum toxin 4 tuần
so với trước tiêm abobotulinum toxin là có ý
nghĩa (P <0,05).
Bảng 3: Mức độ cải thiện VHI trước và sau tiêm
Abobotulinum toxin4 tuần
VHI
Nhẹ (1-30 điểm)
Vừa (31-60 điểm)
Nặng (61-90 điểm)
Rất nặng (91-120 điểm)
Tổng


Trước tiêm Sau tiêm BTX 4
BTX
tuần
0 (0%)
5 (20,8%)
8 (33,3%)
15 (62,5%)
12 (50,0%)
4 (16,7%)
4 (16,7%)
0 (0%)
24 (100%)
24 (100%)

Trước tiêm abobotulinum toxin 33,3% bệnh
nhân có rối loạn phát âm mức độ vừa theo VHI,
50,0%bệnh nhân có VHI mức độ nặng; 16,7% ở
mức độ rất nặng. Sau 4 tuần cải thiện mức độ
nặng còn 16,7%, vừa có 62,5%; nhẹ có 20,8%. Sự
cải thiện mức độ rối loạn phát âm theo VHI sau
tiêm abobotulinum toxin 4 tuần so với trước
tiêm abobotulinum toxin là có ý nghĩa (P <0,05).
Về cải thiện chất lượng của bệnh nhân, sau
điều trị số lượng bệnh nhân rối loạn phát âm co
thắt mất khả năng diễn thuyết giảm còn 16,7%,
ảnh hưởng giao tiếp giảm còn 12,5% và giảm thu
nhập còn 41,6%.
Tổng hợp đánh giá kết quả sau tiêm
abobotulinum toxin, tỉ lệ bệnh nhân có cải thiện


38

BÀNLUẬN

Về giới, mẫu nghiên cứu có 22 bệnh nhân nữ
(chiếm 91,7%) và có 2 bệnh nhân nam (chiếm
8,3%).Tỉ lệ nữ nhiều hơn hẳn nam trong rối loạn
phát âm co thắt cũng phù hợp với ghi nhận của
tác giả Elmiyeh(5), nữ 42 (62%) và nam 24 (38%)
và tác giả Zwirner(12) tỉ lệ nữ (90,9%) nhiều hơn
nam (9,1%). Có thể liên quan đến các điều kiện
khởi phát rối loạn phát âm co thắt (tâm lý căng
thẳng, nhiễm trùng đường hô hấp trên, và thai
kỳ) ở nữ nhiều hơn nam.
Về đặc điểm nghề nghiệp, trong số 24 bệnh
nhân có 14 bệnh nhân (chiếm 58,3%) thuộc
nhóm đối tượng sử dụng giọng nói nhiều (bán
hàng, giáo viên, nhân viên tư vấn…); có 7/24
bệnh nhân (29,2%) thuộc nhóm ít sử dụng giọng
nói. Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống
kê (P <0,05), bệnh có liên quan tới yếu tố nghề
nghiệp. Ngoài ra, có 3 bệnh nhân (12,5%) thuộc
nhóm nghành nghề khác. Theo báo cáo của các
tác giả Elmiyeh(5) và và tác giả Zwirner(12) đều có
liên quan giữa nghề nghiệp và tổn thương bệnh
lý của dây thanh.
Về tiền sử gia đình, có 23/24 bệnh nhân
(95,8%) không có tiền sử gia đình liên quan.
Trong khi chỉ có 1/24 bệnh nhân (4,2%) có tiền sử

mẹ bị rối loạn phát âm. Tuy nhiên tiền sử bệnh
của người nhà cũng không rõ ràng, chưa đi
khám ở đâu và chưa xác định được bệnh lý gì.
Về thời gian xuất hiện bệnh, đa số (tỉ lệ
80,8%) bệnh nhân có thời gian rối loạn phát âm
kéo dài trên 1 năm, trong đó trên 10 năm

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
chiếm 12,5%; khoảng từ 1‐10 năm chiếm 66,7%;
và chỉ có đến 20,8% bệnh nhân là có thời gian
rối loạn phát âm dưới 1 năm. Kết quả này cho
thấy người dân có thể chưa hiểu và ý thức
được tình trạng bệnh lý này như thế nào, cần
phải làm gì và khám ở đâu. Bên cạnh đó theo
tác giả Creighton(4) thời gian xuất hiện bệnh
kéo dài một phần do vấn đề bỏ qua chẩn đoán
của nhân viên y tế.
Về chỉ số VHI, đánh giá trước tiêm
abobotulinum toxin của chúng tôi có 4/24 bệnh
nhân (16,7%) có VHI thuộc nhóm rất nặng; 12/24
bệnh nhân (50,0%) thuộc nhóm nặng và chỉ có
8/24 bệnh nhân (33,3%) thuộc nhóm vừa. Sau 4
tuần cải thiện mức độ vừa có 15/24 bệnh nhân
(52,5%); mức độ nhẹ có 5/24 bệnh nhân (20,8%).
Sự cải thiện chỉ số VHI sau tiêm abobotulinum
toxin so với trước tiêm là có ý nghĩa (P<0,05).
Về mức độ hài lòng của bệnh nhân sau tiêm

abobotulinum toxin 4 tuần. Sau tiêm
abobotulinum toxin có 11/24 bệnh nhân (45,8%)
bệnh nhân hài lòng mức độ cao; 9/24 bệnh nhân
(37,5%) hài lòng mức độ vừa; còn 4/24 bệnh
nhân (16,7%) chưa hài lòng.
Tổng hợp đánh giá theo 2 tiêu chí trong các
thời điểm trước và sau tiêm 4 tuần, chúng tôi
nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân cải thiện tốt đạt 45,8%;
số bệnh nhân cải thiện là 37,5%. Tổng cộng hiệu
quả điều trị có cải thiện đạt 83,3%. So sánh với
kết quả điều trị của tác giả Mehta cho thấy tỉ lệ
thành công của họ là 64% và tác giả Blitzer là
89,7%, tương đương kết quả nghiên cứu của
chúng tôi.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rối loạn
phát âm co thắt ảnh hưởng đáng kể đến chất
lượng sống của bệnh nhân dựa theo thang điểm
đánh giá VHI và phương pháp tiêm
abobotulinum toxin vào cơ thanh quản giúp cải
thiện đáng kể chất lượng sống của bệnh nhân rối

Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học

loạn phát âm co thắt. Thang điểm VHI cũng có
giá trị đánh giá chất lượng sống chuyên biệt cho
bệnh nhân rối loạn phát âm co thắt. Phương

pháp cho thấy tính an toàn, sinh lý, hiệu quả và
cẩn được triển khai áp dụng trong thực hành
lâm sàng tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bhattacharyya N, Tarsy D (2001). "Impact on quality of life of
botulinum toxin treatments for spasmodic dysphonia and
oromandibular dystonia". Archives of Otolaryngology–Head &
Neck Surgery, tập 127 (4), 389‐392.
2. Blitzer A, Brin MF, Stewart CF (2015). "Botulinum toxin
management of spasmodic dysphonia (laryngeal dystonia): A
12‐year experience in more than 900 patients". The Laryngoscope,
tập 125 (8), 1751‐1757.
3. Blitzer A, Brin MF, Fahn S et al (1988). "Localized injections of
botulinum toxin for the treatment of focal laryngeal dystonia
(spastic dysphonia)". The Laryngoscope, tập 98 (2), 193‐197.
4. Creighton FX, Hapner E, Klein A et al (2015). "Diagnostic delays
in spasmodic dysphonia: a call for clinician education". Journal of
Voice, tập 29 (5), 592‐594.
5. Elmiyeh B, Prasad VM, Upile T et al (2010). "A single‐centre
retrospective review of unilateral and bilateral Dysport®
injections in adductor spasmodic dysphonia". Logopedics
Phoniatrics Vocology, tập 35 (1), 39‐44.
6. Huynh Quang Tri (2008). "Xây dựng VHI (voice handicap
index) phiên bản tiếng Việt". Tạp Chí Y Học Tp Hồ Chí Minh, tập
12 (1), 5.
7. Jacobson BH, Johnson A, Grywalski C et al (1997). "The voice
handicap index (VHI): development and validation". American

Journal of Speech-Language Pathology, tập 6 (3), 66‐70.
8. Morzaria S, Damrose EJ (2012). "A comparison of the VHI, VHI‐
10, and V‐RQOL for measuring the effect of botox therapy in
adductor spasmodic dysphonia". Journal of Voice, tập 26 (3), 378‐
380.
9. Murano EZ (1999). Botulinum toxin injection for spasmodic
dysphonia in Japan. in Program and Abstracts of the 5^< th>
International Conference 1999: Basic and Therapeutic Aspect of
Botulinum and Tetanus Toxins (Orlando, Florida)
10. Schweinfurth JM, Billante M, Courey MS (2002). "Risk factors
and demographics in patients with spasmodic dysphonia". The
Laryngoscope, tập 112 (2), 220‐223.
11. Whurr R, Lorch M (2016). "Review of differential diagnosis and
management of spasmodic dysphonia". Current opinion in
otolaryngology & head and neck surgery, tập 24 (3), 203‐207.
12. Zwirner P, Murry T, Swenson M et al (1991). "Acoustic changes
in spasmodic dysphonia after botulinum toxin injection", Journal
of Voice, tập 5 (1), 78‐84.

Ngày nhận bài báo:

08/11/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

10/12/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019


39



×