Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.17 KB, 31 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trên thị trường chứng khoán, tồn tại song song với các nhà đầu tư công chúng là
các tổ chức đầu tư gọi là quỹ đầu tư và công ty quản lí quỹ. Khi đầu tư dưới dạng tập
thể, quyền lợi của các nhà đầu tư công chúng sẽ được bảo vệ, an toàn và hiệu quả hơn.
Thay vì tự mình dùng số tiền nhàn rỗi nhỏ nhoi để đầu tư vào thị trường chứng khoán,
các nhà đầu tư có thể sử dụng phương thức đầu tư tập thể qua việc góp vốn vào quỹ
đầu tư thông qua các công ty quản lí quỹ để thu được lợi nhuận cao mà giảm thiểu rủi
ro do thiếu hiểu biết, kinh nghiệm về tình hình thị trường. với đề tài thảo luận: tìm hiều
hoạt động của các công ty quản lí quỹ ở Việt Nam hiện nay, nhóm trình bày sẽ cho các
bạn cái nhìn cụ thể về hoạt động quản lý quỹ, qua đó thấy được tốc độ tăng trưởng
cũng như kết quả kinh doanh của công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt
Nam, từ đó đưa ra những so sánh, nhận định về cơ hội và thách thức đối với các công
ty quản lí quỹ trên thị trường ck hiện nay.
Trong quá trình phân tích, tổng hợp thông tin, số liệu để hoàn thành bài thảo
luận, không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong cô giáo và các bạn thông cảm và
góp ý cho bài thảo luận được hoàn chỉnh hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!

1


NỘI DUNG
I/ Vài nét về thị trường chứng khoán và hoạt động quản lí quỹ.
1,Thị trường chứng khoán
1.1,Khái niệm:
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động phát hành, giao dịch và
mua bán chứng khoán. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp, khi người
mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành chứng khoán, và ở thị
trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã phát hành trên thị trường
sơ cấp.
Như vậy, thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi


diễn ra quá trình phát hành, mua bán các chứng khoán, đó là các chứng khoán nợ và
các chứng khoán vốn. Bản chất của thị trường chứng khoán là thị trương thể hiện mối
quan hệ giữa cung và cầu vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển
bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Kinh doanh chứng khoán: là một trong những dịch vụ đặc trưng của nền kinh
tế thị trường gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của thị trường chứng khoán. Đó là
những hoạt động mua bán chứng khoán và cung ứng dịch vụ của các tổ chức hoặc cá
nhân cho khách hàng, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho các giao dịch chứng khoán
với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

1.2,Hoạt động cơ bản trên thị trường chứng khoán
Nghiệp vụ môi giới chứng khoán: Môi giới chứng khoán là hoạt động trung
gian hoặc đại diện mua và bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng.
Theo đó, công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông
qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc thị trường chứng khoán OTC mà chính khách
hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình .

2


Nghiệp vụ tự doanh: Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các
giao dịch mua và bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh của công ty
chứng khoán được thực hiện qua cơ chế giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán
hoặc thị trường OTC. Tại một số thị trường vận hành theo cơ chế khớp giá ,hoạt
động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập
thị trường.
Nghiệp vụ bảo lãnh :phát hành là việc công ty chứng khoán chức năng bảo
lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán,
tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai
đoạn đầu sau khi phát hành.

Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán: CC̣ũng như các loại hìì́nh tư vấn khác, tư
vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán thông qua hoạt động phân tích để
đưa ra các lời khuyên, phân tích các tì́nh huống và có thể thực hiện một số công việc
dịch vụ khác liên quan phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng.

Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: Đây là nghiệp vụ quản lý vốn uỷ thác
của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh
lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng. Quản
lý danh mục đầu tư là một dạng nghiệp vụ mang tích chất tổng hợp có kèm theo đầu
tư, khách hàng uỷ thác tiền cho công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu
tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp nhận hoặc
yêu cầu.
2, Công ty quản lí quỹ
Theo khái niệm về công ty quản lý quỹ đầu tư (Fund Management) tại thị trường
chứng khoán Mỹ, công ty quản lý quỹ là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý
các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ
phần.

3


Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lý đầu tư để quyết
định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ. Người quản lý quỹ
được toàn quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng khóan phù hợp với các mục
tiêu đầu tư của quỹ. Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới hai dạng: quản lý quỹ đầu
tư quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở.
Ở Việt Nam, theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28-11-2003 về
chứng khoán và thị trường chứng khoán, thì công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý
quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán có thể ở dạng quỹ công chúng hoặc
quỹ thành viên, và là dạng đóng.

II/ Những vấn đề chung về quản lí quỹ và hoạt động của công ty quản lí quỹ.
1, Quản lí quỹ:
-

Quản lý quỹ là thực hiện các chức năng về quản lý vốn tài sản thông qua việc

đầu tư theo danh mục đầu tư hiệu quả nhất làm gia tăng giá trị của quỹ đầu tư.
2, Công ty quản lí quỹ đầu tư chứng khoán
2.1. Quỹ đầu tư chứng khoán
2.1.1.Khái niệm:
Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích tìm kiếm lợi
nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán và các loại tài sản đầu tư khác, kể cả bất động
sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết
định đầu tư của quỹ.
2.1.2.Các loại quỹ đầu tư:
+

Quỹ thành viên: là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia không

vượt quá 30 thành viên và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân.
+

Qũy đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra

công chúng. Theo cơ chế hoạt động, quỹ đại chúng thường bao gồm: quỹ mở và quỹ
đóng.

4



Quỹ đầu tư dạng mở
• Mua lại chứng chỉ quý từ nhà đầu tư

Quỹ đầu tư dạng đóng
- Chào bán ra công chúng một lần.

và bán lại khi có yêu cầu trong phạm

trường hợp tăng vốn điều lệ phải được thể

vi số vốn góp tối đa của quỹ không

hiện trong Điều lệ quỹ và sự chấp thuận

cần có quyết định của đại hội nhà đầu của cơ quan quản lí nhà nước.
-



Không mua lại số chứng khoán đã

• Quỹ sẵn sàng mua lại số chứng khoán phát hành
đã phát hành
• Số lượng chứng khoán lưu hành luôn
thay đổi
• Chứng khoán được mua bán trực tiếp
tại quỹ hoặc người bảo lãnh, đại lí.
• Giá mua là giá trị tài sản thuần cộng
lệ phí
• Lệ phí bán được cộng thêm vào giá

trị tài sản thuần

-

Số lượng chứng khoán lưu hành

thường ổn định
- Chứng khoán được giao dịch trên thị
trường tập trung hoặc thị trường OTC
- Giá cả được xác định bởi quan hệ cung
cầu trên thị trường nên có thể bằng
hoặc cao hơn hoặc nhỏ hơn giá trị tài
sản thuần
- Lệ phí giao dịch trả cho nhà môi giới

2.2.Công ty quản lí quỹ
2.2.1. Khái niệm: Công ty quản lí quỹ là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động cung
cấp dịch vụ quản lí quỹ đầu tư chứng khoán, quản lí danh mục đầu tư chứng khoán
2.2.2. Đặc điểm:
+

Công ty quản lí quỹ thực hiện 2 nhiệm vụ chính là quản lí quỹ đầu tư chứng

khoán và quản lí danh mục đầu tư chứng khoán.
+

Thu nhập cuả công ty quản lí quỹ được hình thành từ phí quản lí quỹ đầu tư và

quản lí danh mục đầu tư chứng khoán.
+


Công ty quản lí quỹ không phải là người chủ sở hữu quỹ mà chỉ là người thành

lập và quản lí quỹ tín thác bằng cách: (1) đứng ra xin phép thành lập quỹ, phát hành
5


chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng để tạo vốn cho quỹ; (2) lựa chọn và thực hiện đầu
tư vốn của quỹ vào chứng khoán hoặc tài sản khác phù hợp với điều kiện của quỹ, (3)
xác định lợi nhuận của quỹ và tư vấn cho người lưu giữ tài sản của quỹ để phân phối
lợi nhuận. việc thành lập và hoạt động của quỹ và công ty quản lí quỹ được thực hiện
theo luật tín thác đầu tư. Theo luật này một hợp đồng tín thác được kí kết bởi tất cả các
bên tham gia vào quỹ: công ty quản lí quỹ, tổ chức giám sát bảo quản và những người
đầu tư
-

Công ty quản lí quỹ có thể tổ chức theo hình thức công ty cổ phẩn hoặc chịu

trách nhiệm hữu hạn, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật. Để thành lập
quỹ đầu tư tín thác trước hết phải thành lập công ty quản lí quỹ. Mỗi công ty quản lí
quỹ có thể có nhiều quỹ đầu tư trực thuộc, tùy thuộc vào mục tiêu đầu tư. Công ty quản
lí quỹ đứng ra phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư, huy động vốn để thành lập quỹ đầu tư
chứng khoán. Công ty quản lí quỹ có chức năng thực hiện đầu tư theo sự ủy thác của
khách hàng, quản lí quỹ đầu tư cho phù hợp với mục tiêu đầu tư của quỹ, quản lí danh
mục đầu tư chứng khoán theo các quy định của pháp luật, điều lệ quỹ đầu tư chứng
khoán.
-

Trong mô hình quỹ tín thác được quản lí bởi công ty quản lí quỹ, ngân hàng


giám sát vừa đóng vai trò là người bảo quản thanh toán bù trừ và lưu giữ tài sản của
người đầu tư vừa thực hiện chức năng giám sát hoạt động của công ty quản lí quỹ
nhằm đảm bảo công ty quản lí quỹ hoạt động đúng theo điều lệ quỹ, phù hợp với lợi
ích nhà đầu tư.
-

Quỹ đầu tư tín thác không có tư cách pháp nhân đầy đủ nên khối lượng vốn huy

động được thường hạn chế hơn so với mô hình quỹ công ty.
2.2.3. Phương pháp đầu tư
Công ty Quản lý Quỹ ở Việt Nam sử dụng phân tích cơ bản làm chủ đạo khi
xem xét đầu tư và tuân theo một quy trình đầu tư bao gồm việc đánh giá định tính và
định lượng toàn bộ giá trị của một công ty tiềm năng.

6


Về phương diện định tính, hầu hết quan tâm nhiều đến chất lượng quản lý mô
hình kinh doanh của công ty, tính năng động của lĩnh vực kinh doanh và tất cả các yếu
tố khác có ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Họ nghiên cứu nhằm phát hiện những
công ty đang trải qua hay hưởng lợi từ sự phát triển mang tính chuyển mình của nền
kinh tế, của lĩnh vực hoạt động cũng như của bản thân công ty.
Thông qua việc gặp gỡ và trao đổi thường xuyên với đội ngũ lãnh đạo của
những công ty đã đầu tư để cùng sát cánh với họ trong quá trình phát triển và tư vấn
cho họ trong những quyết định mang tính chiến lược.
Ngoài ra, cũng trao đổi với những bên có liên quan đến công ty như các nhà
cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh để có được sự đánh giá chính xác hơn về
tình hình hoạt động và tính bền vững của những cơ hội đầu tư tiềm năng.
Về phương diện định lượng, các công ty QLQ phân tích ý tưởng đầu tư thông
qua việc sử dụng mô hình tài chính nội bộ kết hợp với nhiều kỹ thuật định giá giá trị

khác nhau
3, Chức năng và hoạt động
3.1. Chức năng
Thực chất về hoạt động của công ty quản lý quỹ là thực hiện chức năng về quản
lý vốn tài sản thông qua việc đầu tư theo danh mục đầu tư hiệu quả nhất làm gia tăng
giá trị của quỹ đầu tư.
3.2 Hoạt động
3.2.1.Quản lý quỹ đầu tư (Asset management)
- Huy động và quản lý vốn và tài sản
- Tập trung đầu tư theo danh mục đầu tư
- Quản lý đầu tư chuyên nghiệp
Các quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia có kỹ năng và giàu kinh nghiệm người
mà được lựa chọn định kỳ căn cứ vào tổng lợi nhuận họ làm ra. Những chuyên gia
không tạo ra lợi nhuận sẽ bị thay thế. Một trong những nhân tố quan trọng trong việc
7


chọn lựa quỹ đầu tư tốt là quỹ đó phải được quản lý tốt nhất.
3.2.2 Quản lí danh mục đầu tư:
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là việc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán thược hiện quản lý theo ủy thác của từng nhà đầu tư trong mua bán nắm giữ
chứng khoán
Các nhà quản trị danh mục đâu tư chứng khoán thường thực hiện các chức năng
sau:
Thứ nhất: phân tích và xây dựng danh mục đầu tư cho khách hàng
Thứ hai : điều chỉnh doanh mục đầu tư
* Vai trò của quản lý danh mục đầu tư
- Sự cần thiết trong việc tạo ra lập một danh mục đầu tư được đa dạng hóa theo
đứng yêu càu của các nhà đầu tư. Thậm chí trường hợp giá cả của mọi chứng khoán
được định giá đúng với giá trị của nó nhưng mỗi chứng khoán này vẫn chứa đựng rủi

ro mang tính chất cá biệt của công ty. Những rủi ro này chỉ có thể loại bỏ thông qua
việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Vai trò quản lý sẽ phát huy tác dụng để tạo ra một
danh mục đúng với mức rủi ro hệ thông mà các nhà đầu tư mong muốn.
-

Quản lý danh mục đầu tư có liên quan đến tâm lý của nhà đầu tư đối với rủi ro.

-

Việc chọn lựa các danh mục đầu tư phải tính đến ảnh hưởng của thuế của mỗi

quốc gia khác nhau, thuế đánh vào thu nhập từ hoat động đầu tư sẽ khác nhau. Vì vậy,
lựa chọn danh mục đầu tư tốt sẽ góp phần giảm thiểu tổng mức thuế phải nộp.
-

Các nhà đầu tư ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu riêng trong chính

sách lựa chọn danh mục đầu tư liên quan đến mức rủi ro phải gánh chịu
*Yêu cầu đối với nhà quản lý danh mục đầu tư
Đối với chiến lược quản lý danh mục đầu tư là chủ động, các yêu cầu đặt ra đối
với nhà quản lý danh mục là:

- Thứ nhất: Khả năng đem lại lợi nhuận trên mức trung bình ứng với mỗi mức độ
rủi ro.

8


Đối với nhà đầu tư, ứng với mỗi mức rủi ro nhất định thì lợi suất đầu tư càng cao
càng tốt. điều này có thể thực hiện được nhờ khả năng dự đoán thời cơ thị trường hoặc

khả năng lựa chọn và nắm giữ cá loại chứng khoán có lợi nhất.
Do các chứng khoán được giả ddingj là được định giá đúng trên thị trường nên
việc chọn loại chứng khoán nào để mua và nắm giữ không phải là mối quan tâm hàng
đầu. Tuy nhiên, việc chỉ mua và giữ một số ít lọa chứng khoán cũng vẫn gây ra một rủi
ro có thể đa dạng hóa, do vậy cách tốt nhất trong chiến lược mua và năm giữ là đa
dạng hóa.

- Thứ hai: Khả năng đa dạng hóa danh mục nhằm loại bỏ rủi ro không hệ thống
Đây là yếu tố thứ hai cần xem xét trong đánh giá hiệu quả quản lý danh mục đầu
tư. Khác với rủi ro hệ thống, rủi ro không hệ thống có thể bí xáo bỏ nếu danh mục đầu
tư được đa dạng hóa một cách hoàn hảo.

- Thứ ba: lựa chọn danh mục chuẩn
Việc lựa chọn danh mục chuẩn để chỉ số hóa. Vấn đề then chết gắn với tầm quan
trọng mà nhà đầu tư đưa ra đối với hai mục tiêu đầu tư, đôi khi mâu thuẫn với nhau:
§ Đầu tiên là mức độ rủi ro chứng khoán nhà đầu tư mong muốn. Độ rủi ro này đối
với chứng khoán có mức vốn hòa lớn có đủ không? Hay cần có cả chứng khoán vốn
hòa nhỏ và trung bình?
§ Vấn đề thứ hai gắn với tính thanh khoản mong muốn của danh mục chỉ số hóa.
Nhà đầu tư có muốn mở rộng hay giảm số tiền thực hiện chỉ số hóa nhanh hay không?
3.2.3.Hoạt động khác
a,Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính
- Thực hiện việc tư vấn đầu tư và tư vấn về quản trị cho các khách hàng
- Hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư thông qua các công cụ tài chính
- Tối ưu hóa các nguồn vốn cho các nhà đầu tư
b,Nghiên cứu
Thông qua việc phân tích đánh giá về thị trường, phân tích giá trị tài chính và giá trị
đầu tư và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đầu tư và các tư vấn như đã nêu trên.
9



4, Cơ chế giám sát của quỹ, công ty quản lý quỹ và các cơ quan chức năng
- Cơ quan quản lý chủ quan của công ty quản lý quỹ là Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước (UBCKNN), Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giám sát toàn
bộ các hoạt động của công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư và các ngân hàng giám
sát về mặt vĩ mô.
- Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng
khoán và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.
- Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư
được nêu trong cáo bạch của quỹ.
- Công ty kiểm toán thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xác tình
hình hoạt động của quỹ đầu tư, bảo đảm sự minh bạch
III/ Liên hệ thực tế hoạt động của công ty quản lí quỹ ở Việt Nam hiện nay
1, Toàn cảnh về các công ty quản lĩ quỹ tại Việt Nam
Các quỹ tín thác ( quỹ không có pháp nhân đầy đủ được thành lập trên cơ sở hợp
đồng ủy thác giữa công ty quản lý quỹ, người ủy thác và người thụ hưởng) không tự
quản lý vốn đầu tư, phải tìm kiếm và kí kết hợp đồng quản lý quỹ với một công ty
quản lý quỹ =>Công Ty QLQ ra đời từ đây.
Nhà đầu tư quen làm việc với công ty chứng khoán nên thường nhìn Công ty chứng
khoán như là sức mạnh đẳng cấp nhất của thị trường. Nhưng thực ra, thế lực hùng hậu
đứng sau và nâng đỡ thị trường thì cần phải nói các quỹ và công ty quản lý quỹ.

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng trên dưới 47 Công ty QLQ được thành lập. Với
số vốn điều lệ đạt 25 tỷ đồng trở lên. Đặc biệt nổi bật là Công ty TNHH Quản lý quỹ
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với số vốn điều lệ lên tới 950 tỷ đồng. Tiếp
sau là Công ty Cổ phần quản lý quỹ đầu tư VN 209,6 tỷ đồng, CTy Cổ phần QLQ đầu
tư chứng khoán Bản Việt 150 tỷ, Công ty Cp QLQ đầu tư FPT 110 tỷ, Công ty QLQ
đầu tư MB 100 tỷ đồng......

10



Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) là công ty quản lý quỹ trong
nước đầu tiên hoạt động tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa
dạng cho nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua các quỹ đầu tư và dịch vụ quản lý
danh mục đầu tư.
Được thành lập từ năm 2003, công ty VFM hiện đang dẫn đầu thị trường ngành
quản lý quỹ nội địa với tổng giá trị tài sản quản lý lớn nhất thông qua số lượng quỹ đầu
tư nhiều nhất trên thị trường. Công ty có mạng lưới kết nối rộng lớn với nhà đầu tư cá
nhân và pháp nhân trong và ngoài nước. Trụ sở chính được đặt ở Tp. HCM và văn
phòng chi nhánh tại Hà Nội.
Các công ty QLQ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được huy động từ các nước
trên thế giới như Châu Âu, Dubai, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, v.v. để đầu tư vào
cổ phiếu của các công ty cổ phần hóa, IPO, cổ phiếu chưa niêm yết hoặc đã niêm yết
của các công ty đại chúng tại Việt Nam. Ngoài ra, cũng tham gia vào hoạt động tư vấn
đầu tư (tài chính) cho các doanh nghiệp Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài vào thị
trường này.
Tuy nhiên, toàn cảnh bức tranh về hoạt động quản lí quỹ vẫn đang là một vấn đề
đáng e ngại. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn tồn tại rất nhiều bất
cập, những cái gai chưa thể giải quyết. Thực tế cho thấy, hiện chỉ có 23 quỹ đầu tư
đang hoạt động trên tổng số 47 công ty quản lý quỹ được Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước (UBCK) cấp phép tại Việt Nam.
Trong một bài báo về thị trường chứng khoán VN nói chung và quản lí quỹ nói riêng
có viết:
Năm 2012, ước tính:Tổng giá trị tài sản quản lý của các công ty quản lý quỹ sụt
giảm 23% so với cuối năm 2011. Nhiều công ty quản lý quỹ đang trong tình trạng cầm cự
để duy trì giấy phép hoạt động.
- Huy động quỹ èo uột
Ấn tượng nhất đối với thị trường quản lý quỹ tại Việt Nam năm 2012 là việc niêm
yết chứng chỉ quỹ ASIAGF của Quỹ đầu tư Tăng trưởng ACB, do Công ty TNHH một

11


thành viên Quản lý quỹ ACB quản lý. Tuy nhiên, quy mô ban đầu của Quỹ chỉ đạt hơn 240
tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối quý II/2012, quy mô tài sản của ASIAGF tăng lên 275 tỷ đồng.
Nhưng với mức phí quản lý 0,5% giá trị tài sản ròng mỗi năm, quỹ này cũng chỉ mang lại
khoảng gần 1,4 tỷ đồng doanh thu cho Công ty Quản lý quỹ ACB. Một con số rất khiêm
tốn so với chi phí của doanh nghiệp.
Ngoài trường hợp nêu trên, huy động quỹ của các công ty quản lý quỹ đều là số 0.
Rất nhiều công ty hiện đang sống nhờ vào việc quản lý tài sản, hoặc đơn giản là tham gia
thị trường bằng vốn tự có như một NĐT thông thường.
Trong số các công ty quản lý quỹ trong nước, Công ty Quản lý quỹ Việt NAM
(Vinafund - VFM) hiện huy động được nhiều quỹ nhất (4 quỹ), trong đó 3 quỹ VFMVF1,
VFMV4, VFMVFA là quỹ đại chúng niêm yết, một quỹ thành viên là VFMVF2. Tổng vốn
điều lệ của 4 quỹ là hơn 3.000 tỷ đồng.
Cố gắng cầm cự
Ngay trường hợp của Vinafund, dù quản lý nhiều quỹ nhất trong số các quỹ đầu tư
trong nước, nhưng thu phí từ quản lý của Công ty năm 2011 vẫn rất thấp. Theo điều lệ
quỹ của cả 4 quỹ đang quản lý, Vinafund sẽ thu 2% giá trị tài sản của các quỹ VF1, VF4,
VFA; 1% của VF2.
Tuy nhiên, với sự giảm giá chung của TTCK, Công ty đã chấp nhận giảm phí quản
lý của VF4 xuống 1,5%; VF2 sẽ không thu phí quản lý nếu giá trị tài sản ròng của chứng
chỉ quỹ dưới mệnh giá. Năm 2011, phí quản lý thu được của Vinafund là 56,588 tỷ đồng,
phí quản lý danh mục đầu tư là 168 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế cả năm 2011 của
Công ty là 7,864 tỷ đồng trên vốn điều lệ gần 230 tỷ đồng.
Đó là trường hợp của Vinafund - đơn vị có quỹ. Đa số các công ty quản lý quỹ còn
lại rơi vào 1 trong 2 trạng thái: cầm cự để duy trì giấy phép, hoặc đóng vai trò quản lý
danh mục đầu tư, ủy thác đầu tư để “làm đẹp” báo cáo tài chính cho một số DN.
12



Những trường hợp quỹ thành viên như của công ty quản lý quỹ SSI, Bảo Việt…
không nhiều. Đa phần những công ty quản lý quỹ “sống khỏe” đều trực thuộc những định
chế có tiềm lực tài chính lớn, đầu tư nhiều như ngân hàng, công ty tài chính, bất động
sản...
Với 98.000 tỷ đồng đang được quản lý bởi các công ty quản lý quỹ, chủ yếu là quản
lý danh mục đầu tư (tổng vốn điều lệ các quỹ gần 15.000 tỷ đồng), với mức phí quản lý
bình quân cho tài sản ủy thác đầu tư khá thấp, thậm chí chỉ ở mức 0,1 - 0,2% tổng giá trị
tài sản.
Nếu tính mức phí quản lý bình quân là 0,3% giá trị tài sản ròng, thì tổng mức phí
thu được của các công ty quản lý là 294 tỷ đồng trên tổng vốn điều lệ 2.600 tỷ đồng,
tương đương hơn 11% vốn điều lệ. Trừ đi các loại chi phí, thu nhập này chẳng đáng là
bao so với số tiền mà các chủ đầu tư công ty quản lý quỹ đã bỏ ra.
Trao đổi với ĐTCK, lãnh đạo một công ty quản lý quỹ cho biết, theo tìm hiểu của ông,
khoảng 20 công ty quản lý quỹ đang trong tình trạng rất khó khăn, không tìm ra định
hướng phát triển.
Nếu giai đoạn trước, các công ty này có thể bấu víu vào những con sóng của thị trường
để đầu tư, thì nay họ chủ yếu đi tìm đối tác có nhu cầu “làm đẹp” báo cáo tài chính. Khá
hơn một chút, một số công ty kết hợp với DN bất động sản, CTCK xây dựng và triển khai
các sản phẩm tài chính đầu tư vào bất động sản. Tuy nhiên, đa số dự án này mới đang ở
khâu lên kế hoạch.
Èo uột, khó tìm lối thoát, nhưng đã có giai đoạn, giấy phép công ty quản lý quỹ rất đắt
giá. Cuối năm 2010 - 2011, một giấy phép thành lập công ty quản lý quỹ thậm chí được
định giá tới 20 tỷ đồng.
Sự đắt giá của công ty quản lý quỹ giai đoạn này không đến từ kỳ vọng các công ty sẽ
mang lại hiệu quả đầu tư, mà đến từ mục tiêu “làm đẹp” báo cáo tài chính, hoặc công cụ
tài chính khác của các ông chủ.
13



Vì đâu nên nỗi?
Đầu năm 2009, lãnh đạo một công ty quản lý quỹ tuyên bố: họ không cần huy động quỹ,
bởi sống chủ yếu bằng tiền thu phí ủy thác đầu tư của khách hàng theo “sóng” của thị
trường.
Quan điểm này khiến không ít công ty quản lý quỹ bỏ qua cơ hội tốt để huy động được
quỹ - Cơ sở quan trọng giúp duy trì nguồn thu phí trong những giai đoạn khó khăn của thị
trường. Bởi vì, những khoản đầu tư ủy thác ngắn hạn chỉ xuất hiện khi thị trường có
“sóng lớn”. Đó có lẽ là lý do khiến tổng giá trị tài sản được quản lý bởi nhóm này sụt tới
23% chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012.
Ngoài vấn đề thị trường chung, thì một lý do quan trọng khác dẫn đến việc huy động quỹ
khó khăn là do các cơ chế, chính sách hiện tại chưa kích thích NĐT bỏ vốn thành lập quỹ,
thay vì ủy thác danh mục đầu tư, đặc biệt là chính sách thuế.
Nguồn tiền huy động quỹ trong nước khó khăn, huy động vốn từ NĐT nước ngoài gặp trở
ngại vì thuế, do chênh lệch mức thuế giữa NĐT nước ngoài giao dịch qua tài khoản vãng
lai (thuế 1% giá trị giao dịch) và thuế suất 25% lợi nhuận đối với quỹ đầu tư.
Trong khi đó, các công ty quản lý quỹ hiện tại đang có “đất diễn” khá hẹp, khi họ rất khó
để triển khai các sản phẩm tài chính, ngoài việc bán dịch vụ quản lý tài sản. Bao giờ các
công ty quản lý quỹ thoát khỏi tình trạng cầm cự hiện nay nếu TTCK không bùng phát?
(Trích CafeF-Thị trường chứng khoán 26/7/2012)
Nửa đầu năm qua, Ủy ban không cấp phép thành lập mới công ty quản lý quỹ, đồng
thời chấm dứt hoạt động 2 văn phòng đại diện.
Như vậy, trên thị trường hiện có 47 công ty quản lý quỹ, với tổng vốn điều lệ 2.600
tỷ đồng, 23 quỹ đầu tư chứng khoán (gồm 17 quỹ thành viên và 6 quỹ đại chúng), 29 văn
phòng đại diện đang hoạt động. Điều này cho thấy, có ít nhất khoảng 27 công ty quản lý
quỹ không huy động được quỹ đầu tư tính đến thời điểm này. Tuy nhiên, lượng tài sản
14


được quản lý bởi các công ty vẫn rất lớn, chủ yếu rơi vào nhóm công ty quản lý quỹ trực

thuộc ngân hàng, công ty tài chính hoặc công ty chứng khoán.
Đến hết năm 2011, có 47 công ty quản lý quỹ được Ủy ban chứng khoán cấp phép
hoạt động với tổng vốn điều lệ khoảng 2.632 tỷ đồng.
28 công ty quản lý quỹ công bố báo cáo tài chính chi tiết với tổng lợi nhuận 2011 khoảng
86 tỷ đồng. Trong đó 17 công ty có lãi 136 tỷ và 11 công ty lỗ với số lỗ khoảng 50 tỷ.
Vietinbank Capital có lợi nhuận 41,8 tỷ trong khoảng thời gian từ 26/10/2010 đến
31/12/2011 là công ty có lợi nhuận tốt nhất. Manulife AM là công ty lỗ lớn nhất (hơn 9 tỷ)
trong năm 2011.
VFM, công ty quản lý 4 quỹ đầu tư trong đó có 3 quỹ đang niêm yết trên HOSE với
tổng giá trị vốn các quỹ là hơn 3.000 tỷ cũng chỉ đạt 7,8 tỷ đồng lợi nhuận trong năm
2011. Năm trước đó VFM cũng chỉ ghi nhận 9,7 tỷ lợi nhuận.
SSIAM, công ty quản lý quỹ nội địa lớn nhất thị trường là quỹ Thành Viên SSI (vốn 1.700
tỷ) cũng chỉ ghi nhận doanh thu 37 tỷ và 5,1 tỷ lợi nhuận trước thuế. Doanh thu của
SSIAM năm 2011 tăng 10% so với năm 2010.

Lợi nhuận của 10 công ty quản lý quỹ năm 2011, đơn vị tính: tỷ
đồng.

15


Đến tháng 7/2011, chỉ có 15 công ty quản lý quỹ đang quản lý 24 quỹ đầu tư với
giá trị vốn ban đầu khoảng 14.426 tỷ đồng. 32 công ty quản lý quỹ còn lại hoạt động chủ
yếu dựa trên nghiệp vụ ủy thác đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận.

Danh sách các quỹ đầu tư trong nước được UBCK cấp phép đến tháng 7/2011.
Với kết quả trên, ta có thể thấy, hoạt động quản lý quỹ ở VN hiện nay vẫn chưa
thực sự hiệu quả, chưa tìm ra được lối đi thích hợp để phát triển lâu dài. Quản lí quỹ nói
riêng và thị trường chứng khoán VN nói chung vẫn cần phải nhìn nhận lại bước tiến của
mình để vạch ra phương hướng, chiến lược hiệu quả trên con đường phát triển trong giai

đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và trong tương lai.

16


2, Liên hệ thực tế hoạt động của công ty quản lý quỹ
Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ NHTMCP Công Thương Việt Nam
(VietinBankCapital)
a, Giới thiệu công ty
Tổng quan
- Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ NHTMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank
Capital)
- Vốn điều lệ: 950 tỷ đồng (Công ty Quản lý quỹ có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam)
- Vietinbank sở hữu 100%
- Công ty Quản lý quỹ đầu tiên và duy nhất có giấy phép tư vấn đầu tư tại Việt Nam
- Nghiệp vụ:
+ Quản lý Quỹ đầu tư & Công ty đầu tư chứng khoán
+ Quản lý Danh mục đầu tư
+ Tư vấn đầu tư, Tư vấn tài chính, Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp.
Sứ mệnh.
Công ty quản lý quỹ VietinBank ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về thị trường,
nắm bắt cơ hội phát triển, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư với đội ngũ
nhân sự có kinh nghiệm thực tiễn, trình độ đẳng cấp quốc tế và cơ sở dữ liệu thông tin
thị trường toàn diện giúp các nhà đầu tư đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm đạt
được những lợi nhuận kỳ vọng trên cơ sở kiểm soát tốt rủi ro. Vietinbank Capital ra đời
theo định hướng phát triển của VietinBank là trở thành một tập đoàn tài chính ngân
hàng đa năng dựa trên hai trụ cột chính là ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư,
trong đó đẩy mạnh các hoạt động các ngân hàng đầu tư nhằm tối đa hóa khả năng sinh
lời, nâng cao khả năng quản trị rủi ro.
Tầm nhìn

Xây dựng Công ty quản lý quỹ VietinBank trở thành một công ty quản lý quỹ hàng đầu
Việt Nam về quy mô tài sản quản lý cũng như về hiệu quả đầu tư, mang lại lợi ích cao
nhất cho nhà đầu tư.
17


Đối tác và liên kết
- VietinBank Capital là cổ đông sáng lập và sở hữu 50% cổ phần Công ty Phát triển Đô
thị Nam Quảng Ngãi
- Cổ đông chiến lược của Tổng công ty thép Việt Nam
- Đối tác chiến lược của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam
- Thành viên của câu lạc bộ quản lý quỹ Việt Nam
b, Hoạt động
Vietinbank capital đang tiến hành một số hoạt động chủ yếu sau:
QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU

QUẢN LÝ DANH MỤC



ĐẦU TƯ

• Quỹ hưu trí

• Đầu tư vào trái phiếu

• Quỹ trái phiếu
• Quỹ Bất động sản
• Quỹ mở


doanh nghiệp
• Đầu tư Chứng khoán
niêm yết
• Đầu tư sản phẩm cấu

• Chứng chỉ Quỹ đầu tư
trái phiếu, Quỹ tái cơ
cấu doanh nghiệp

trúc có thu nhập cố định
• Đầu tư vào Cổ phần tư
nhân các Doanh nghiệp
• Đầu tư vào các Tài sản

TƯ VẤN ĐẦU TƯ

• Tư vấn Mua bán Sáp
nhập (M&A)
• Tư vấn Đầu tư chứng
khoán
• Tư vấn Phát hành
TPDN (thu xếp vốn)
• Tư vấn Tài chính DN
• Tư vấn Tái cấu trúc DN

BĐS sinh lời

- Quản lí quỹ đầu tư
Quản lý quỹ đầu tư là một trong những nghiệp vụ trọng tâm mà VietinBank Capital
đã tập trung nhiều nguồn lực triển khai ngay từ khi Công ty đi vào hoạt động. Với mục

tiêu trở thành Công ty Quản lý quỹ hàng đầu thị trường về quy mô tài sản quản lý,
cũng như hiệu quả đầu tư, VietinBank Capital hướng tới thành lập các quỹ thành viên
tập trung đầu tư vào các dự án bất động sản, dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng, cổ phiếu
18


các doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết, trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty
ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ
*

Dự án

- Tận dụng lợi thế cạnh tranh của NHTMCP Công thương Việt nam, Vietinbank
Capital sẽ tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm trong các lĩnh vực: bất động sản,
y tế, năng lượng, giáo dục trên khắp cả nước.
-

Đây là những dự án có vốn đầu tư lớn, tỷ suất sinh lời cao và rủi ro thấp.

*

Cổ phiếu

Lựa chọn cổ phiếu của các công ty:
- Hoạt động trong các ngành có tiềm năng tăng trưởng.
- Có kết quả kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh.
- Có đội ngũ lãnh đạo năng động, tâm huyết và dày dạn kinh nghiệm
- Hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt và minh bạch
- Chiến lược kinh doanh rõ ràng
- Giá cổ phiếu ở mức hấp dẫn

Trái phiếu
Tiêu chí lựa chọn:
- Tổ chức phát hành có tình hình tài chính lành mạnh
- Có lịch sử trả nợ đúng hạn
- Nguồn vốn từ huy động trái phiếu được đầu tư vào các dự án có tính khả thi cao
- Dòng thu nhập phù hợp với mục tiêu đầu tư của quỹ theo từng giai đoạn
CÁC SẢN PHẨM CHÍNH


Quỹ hưu trí



Quỹ trái phiếu



Quỹ Bất động sản



Quỹ mở



Chứng chỉ Quỹ đầu tư trái phiếu
19





Quỹ tái cơ cấu doanh nghiệp

Quản lý danh mục đầu tư
Với sự quan tâm đặc biệt dành cho dịch vụ Quản lý danh mục đầu tư,
VietinBank Capital đã triển khai dịch vụ này ngay từ khi Công ty đi vào hoạt động.
Với phương châm mang lại sự hài lòng và thịnh vượng cho khách hàng,công ty đưa ra
triết lý đầu tư an toàn - hiệu quả, cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm đầu tư phù
hợp. Được biết, trong năm 2011 danh mục quản lí đầu tư của Công ty khoảng 2000 tỷ
đồng với mức sinh lời bình quân đạt 16,5% với lợi nhuận sau thuế lên đến gần 42 tỷ
đồng.Hiện tại,VietinBank đang quản lý nhiều danh mục đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu,
và cổ phần tư nhân ở Việt nam trên cơ sở ủy thác của khách hàng.
Triết lý đầu tư
• Đặt lợi ích khách hàng lên trên hết:
Trong mọi hoạt động đầu tư, VietinBank Capital luôn đặt lợi ích của nhà đầu tư lên
trên hết. Với phương châm lợi ích của khách hàng cũng là lợi ích của công ty,
VietinBank Capital chỉ phát triển thịnh vượng khi lợi ích của nhà đầu tư được coi trọng
và quan tâm đúng mức. Do vậy, công ty đầu tư một cách cẩn trọng, coi tiền ủy thác và
quỹ như tiền của chính mình, thông qua việc áp dụng triệt để quy chế đạo đức nghề
nghiệp và minh bạch thông tin đến mức độ tối đa.
Sử dụng hiệu quả mạng lưới kinh doanh sâu rộng của VietinBank: Ngân hàng
Công thương Việt Nam, cùng các công ty thành viên, và mạng lưới chi nhánh sẽ là
nguồn cung cấp những thương vụ đầu tư hiệu quả, cũng như những thông tin xác thực
về độ tin cậy và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu tư tiềm năng. khai thác
triệt để thế mạnh để tạo ra những giá trị cốt lõi riêng có, cung cấp cho các nhà đầu tư.
Dựa trên nền tảng phân tích sâu sắc: Ngay từ khi mới thành lập, đã rất chú trọng
đầu tư vào lĩnh vực phân tích nghiên cứu và coi là một trong những thế mạnh nền tảng
để phát triển. Hơn nữa, VietinBank Capital cũng sẽ tận dụng lợi thế của Ngân hàng
Công thương Việt Nam trong việc thấu hiểu nền kinh tế, khách hàng, và văn hóa Viêt
20



Nam một cách sắc; kết hợp với tầm nhìn và kỹ thuật của những nước phát triển để đưa
ra các quyết định đầu tư sáng suốt.
-

Linh hoạt trong hoạt động đầu tư: Thị trường tài chính Việt nam đang trong

những giai đoạn phát triển đầu tiên, do vậy việc định giá các tài sản tài chính còn nhiều
hạn chế. Thêm vào đó, chính sách vĩ mô thường xuyên thay đổi, tạo ra những cú sốc và
những biến đổi lớn về giá trị các tài sản. VietinBank Capital, trên quan điểm linh hoạt
và thận trọng, sẽ khai thác triệt để các cú sốc của thị trường, mua bán các tài sản để
khai thác chênh lệch giá trong các chu kỳ dao động lớn.
-

Hạn chế rủi ro trên tỷ lệ sinh lời: VietinBank Capital sẽ không đầu tư hạng mục

nào nếu chưa tiến hành phân tích đầy đủ. Đa dạng hóa danh mục sẽ được sử dụng đến
mức tối đa mà không ảnh hưởng đến sự hiểu biết về từng hạng mục đầu tư. Mọi khoản
đầu tư đều phải xét đến mức rủi ro trên tỷ lệ sinh lời tiềm năng để đưa ra lựa chọn tối
ưu nhất.
Hiện tại công ty đang nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm ủy thác đầu tư khác
nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư đa dạng của quý vị khách hàng với kỳ hạn đầu tư
và mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau. Các sản phẩm đầu tư tiêu biểu công ty đang
cung cấp như sau:

- Đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp:

CÓ BẢO LÃNH THANH TOÁN – LÃI SUẤT


CAO HƠN LÃI TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

Đầu tư sơ cấp vào thị trường Trái phiếu doanh nghiệp an toàn (có thể có bảo lãnh thanh
toán từ ngân hàng) để tìm kiếm lợi nhuận cố định/thả nổi trong trung và dài hạn.

Sản phẩm đầu tư vào Trái phiếu Doanh nghiệp (C-Bond Safe)

21


Khối

Không giới hạn, có thể chia nhỏ từng gói 20 tỷ

lượng
Hiệu quả

Biến động theo tình hình thị trường, có thể cố định hoặc thả nổi

đầu tư

Trái tức = Lãi suất ngân hàng + Margin(3-4%) – Chi phí Bảo lãnh thanh
toán

Thời hạn

Trung hạn, 12-36 tháng

đầu tư
Rủi ro


- Tín dụng: doanh nghiệp phát hành trái phiếu không có khả năng trả nợ,
hoặc ngân hàng bảo lãnh cũng mất thanh khoản
- Lãi suất: phát sinh trong trường hợp lãi suất cố định

Quản trị

- Chỉ mua trái phiếu của Doanh nghiệp tốt, Định chế tài chính lớn, có

Rủi ro

thanh khoản.
- Ngân hàng bảo lãnh – nếu có: nằm trong nhóm I, II.

Lựa chọn

Có thể bán lại trái phiếu cho VietinBank nếu có nhu cầu thanh khoản
Chi phí cho việc bán lại: 1-2% mệnh giá trái phiếu

Lợi ích

Đối với nhà đầu tư
- Lợi suất sinh lời cao, dài hạn
- Có thể giảm thiểu rủi ro bằng Sản phẩm tiền gửi (bảo lãnh thanh toán)
- Tài sản đầu tư: có tính thanh khoản (NHCT mua lại)

-

Đầu tư Chứng khoán niêm yết


22


Đây là sản phẩm ủy thác đầu tư vào chứng khoán trên thị trường chứng khoán (chủ yếu
niêm yết) để kiếm lời.
Ủy thác đầu tư vào Chứng khoán Niêm yết (VietinStock Pro)
Khối lượng đầu tư

Linh hoạt, tối thiểu 1 tỷ đồng

Hiệu quả đầu tư

Tùy thuộc chiến lược đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro
của khách hàng

Thời hạn đầu tư

Ngắn hạn, 1-12 tháng

Rủi ro

Rủi ro thị trường

Quản trị Rủi ro

Được cân nhắc dựa trên các yêu cầu và mức độ chấp nhận
của khách hàng

Lựa chọn


Có thể ủy thác danh mục Chứng khoán hiện có cho Công
ty QLQ quản lý, theo từng yêu cầu cụ thể

Lợi thế của VietinBank

- Đầu tư chuyên nghiệp

Capital

- Phân tích chuyên sâu
- Lợi thế thông tin
- Tận dụng tối đa cơ hội thị trường

Chiến lược đầu tư

- An toàn: Ưu tiên bảo toàn vốn
- An Phát: Chấp nhận một mức mất vốn nhất định, trong
khi có cơ hội tận dụng tốt nhất các cơ hội tăng trưởng
- Thành Tài: Chấp nhận rủi ro cao, nhưng kỳ vọng sinh lời
cao nhất

Phí quản lý

Miễn phí nếu lợi suất đầu tư < 9%
1% /năm nếu 9 ≤ lợi suất đầu tư ≤ 20%

23


Phí động lực


Nếu lợi suất đầu tư > 20% : phí thưởng = 30% trên phần
lợi nhuận vượt trội

-

Đầu tư sản phẩm cấu trúc có thu nhập cố định: CAM KẾT LỢI SUẤT ĐẦU TƯ

CAO HƠN LÃI NGÂN HÀNG

Đây là sản phẩm ủy thác đầu tư cấu trúc trên thị trường tiền tệ, chủ yếu thực hiện các
giao dịch mua bán giấy tờ có giá (trái phiếu doanh nghiệp, định chế tài chính lớn) và
kết hợp đầu tư các tài sản tài chính khác để tìm kiếm lợi nhuận cố định trên thị trường.
Sản phẩm đầu tư cấu trúc, có thu nhập cố định (Structured MM Investment)

Khối lượng

500 tỷ đồng, có thể chia nhỏ từng gói 20 tỷ

Hiệu quả đầu

Biến động theo tình hình thị trường theo công thức:



Lãi suất ngân hàng cùng kỳ hạn + Margin (2-4%) – Chi phí Quản lý,
cam kết

Thời hạn đầu


Linh hoạt, 1-24 tháng


Cam kết

Chi nhánh VietinBank và Công ty QLQ cam kết thanh toán cả gốc và
lợi suất đầu tư

Phương pháp

Đầu tư vào danh mục hỗn hợp gồm: công cụ nợ, cổ phiếu, trái phiếu,

đầu tư

giấy tờ có giá và các sản phẩm đầu tư khác

Thanh toán

01 lần cuối kỳ

Hiệu lực bản

Linh hoạt

chào
24


Lợi ích


- Lợi suất đầu tư cao, Thu nhập cố định dài hạn

Rủi ro

Thanh khoản: người bán giấy tờ có giá không có tiền mua lại;
- Tín dụng: doanh nghiệp phát hành giấy tờ có giá không có khả năng
trả nợ

-

Đầu tư vào Cổ phần tư nhân các Doanh nghiệp: CHIẾN LƯỢC ĐÓN ĐẦU

THÀNH CÔNG
Đây là sản phẩm ủy thác đầu tư theo đó nhà đầu tư cá nhân ủy thác cho Công ty
QLQ mua-bán một phần hoặc đa số cổ phần của một doanh nghiệp, một dự án không
phải đại chúng.
Ủy thác đầu tư vào Cổ phần tư nhân (Prime Private Equity)

Khối lượng đầu tư

Linh hoạt, tuỳ thuộc từng thương vụ

Hiệu quả đầu tư

Tùy thuộc chiến lược đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro của
khách hàng

Thời hạn đầu tư

Dài hạn


Rủi ro

Rủi ro thị trường

Quản trị Rủi ro

Được cân nhắc dựa trên các yêu cầu và mức độ chấp nhận của
khách hàng.

Lựa chọn

Có thể yêu cầu Công ty Quản lý quỹ tư vấn về các ngành nghề
quan tâm, các công ty mục tiêu, và các vấn đề pháp lý liên quan.

Lợi thế của

- Lợi thế thông tin thị trường

VietinBank Capital - Cơ sở dữ liệu khách hàng lớn
- Am hiểu doanh nghiệp với tư cách ngân hàng cho vay

25


×