Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

01 Nc 903 phân tích xu hướng sử dụng kháng sinh của Bệnh viện Phú Nhuận giai đoạn 2012-2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.55 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017

Nghiên cứu Y học

01 Nc 903 PHÂN TÍCH XU HƯỚNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
CỦA BỆNH VIỆN PHÚ NHUẬN GIAI ĐOẠN 2012- 2016
Hoàng Thy Nhạc Vũ*, Trần Nhật Trường*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích xu hướng sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Phú
Nhuận trong giai đoạn 01/2012 - 12/2016 nhằm tạo căn cứ khoa học để điều chỉnh công tác dự trù mua sắm thuốc
cho bệnh viện phù hợp nhất với tình hình thực tế.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu sử dụng
kháng sinh từng tháng của Bệnh viện Phú Nhuận trong giai đoạn 01/2012 – 12/2016. Đặc điểm sử dụng kháng
sinh được mô tả thông qua tỉ lệ số lượng hoạt chất, tỉ lệ số lượng biệt dược, tỉ lệ cơ số thuốc sử dụng, tỉ lệ chi phí
theo đường dùng, theo cấu trúc hóa học và theo từng năm sử dụng. Xu hướng sử dụng kháng sinh được phân
tích dựa vào các thông số làm trơn α, β, γ từ mô hình Holt-Winters Exponential Smoothing của phương pháp
phân tích dãy số liệu thời gian.
Kết quả: Mẫu nghiên cứu có 252 thuốc kháng sinh liên quan đến 42 hoạt chất, thuộc 9 nhóm kháng sinh bao
gồm các nhóm aminoglycosid, beta-lactam, lincosamid, macrolid, nitroimidazol, phenicol, quinolon, sulfamid,
tetracyclin. Beta-lactam là nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất, với giá trị vượt trội về tỉ lệ cơ số sử dụng
(80,6%), tỉ lệ chi phí (92,1%), tỉ lệ số lượng hoạt chất (45,2%), tỉ lệ số lượng biệt dược (48,8%). Nghiên cứu ghi
nhận chi phí cũng như số lượng kháng sinh sử dụng tăng qua từng năm. Khi xét xu hướng sử dụng của các
nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất, kết quả cho thấy nhóm beta-lactam có xu hướng tăng sử dụng, nhóm
macrolid có xu hướng giảm sử dụng, nhóm nitroimidazol và quinolon đang ổn định về số lượng sử dụng qua
từng năm.
Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy hiện tại bệnh viện có những nhóm kháng sinh đang có xu hướng tăng sử
dụng hoặc giảm sử dụng. Kết quả này giúp bệnh viện làm căn cứ khoa học để có những điều chỉnh kịp thời, đảm
bảo đáp ứng tốt nhu cầu phòng và trị bệnh cho người dân cũng như hạn chế lãng phí ngân sách bệnh viện.
Từ khóa: kháng sinh, phương pháp phân tích theo dãy số thời gian, xu hướng sử dụng, Bệnh viện Phú
Nhuận.



ABSTRACT
TREND ANALYSIS OF ANTIBIOTIC UTILIZATION AT PHU-NHUAN HOSPITAL FROM 2012 - 2016
Hoang Thy Nhac Vu, Tran Nhat-Truong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 5 - 2017: 37 - 42
Objective: The purpose of this study was to analyze characteristics and the tendency of antibiotic utilization
at Phu-Nhuan Hospital during the period from January 2012 to December 2016. This study aimed to set a basis of
regulating the plan of purchase drugs most practical.
Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted through collecting the data of antibiotic use at
Phu-Nhuan Hospital, Ho Chi Minh City over the period of 2012- 2016. The characteristics of antibiotic use were
described through the percentage of active ingredients, brand names, quantities, route of administrations, chemical
structures and the year which the antibiotics were consumed. The tendency of antibiotic use was demonstrated by
3 smoothing factors (degree α, slope β, season factor γ) from the Holt – Winters Exponential Model of Time Series
Analysis method.
* Khoa Dược – ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh ;
Tác giả liên lạc: TS.DS. Hoàng Thy Nhạc Vũ

ĐT: 0000.000.000

Email:

37


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017

Results: The study sample consisted of 252 types of antibiotics, corresponding to 42 active ingredients and 9
classes of antibiotics, including aminoglycoside, beta-lactam, lincosamide, macrolide, nitroimidazole, phenicol,
quinolone, sulfamide, and tetracycline. Among them, beta-lactam dominated in terms of the percentage of

quantities (80.6%), the cost (92.1%), active ingredients (45.2%) and brand names (48.8%). The study recorded
the number of antibiotics used rose each year. Turning to the tendency of using common antibiotics, results
showed that there was an increase in the consumption of beta-lactam and it tended to continue to rise. While
macrolide was used less and expected to decrease over this period, nitroimidazole and quinolone were predicted to
remain unchanged each year.
Conclusion: The study revealed the different tendency of using types of antibiotic. From the results achieved,
the hospital will have a scientific basis for a rational budget allocation, in order to ensure the demand of using
medicine for prevention and treatment, as well as to restrict the waste of hospital’s budget.
Keywords: antibiotics, Time Series Analysis method, the tendency of drugs consumption, Phu-Nhuan
Hospital.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước thực trạng đề kháng kháng sinh đang
ở mức báo động, việc đánh giá tình hình sử
dụng kháng sinh tại các cơ sở y tế là một trong
những mục tiêu chính của các nghiên cứu tại
Việt Nam(1,2). Trên cơ sở phân tích tình hình sử

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện
thông qua việc hồi cứu dữ liệu sử dụng kháng
sinh từng tháng của Bệnh viện Phú Nhuận trong
giai đoạn 01/2012 – 12/2016.

dụng kháng sinh trong một giai đoạn dài, những

Tổng hợp và xử lí dữ liệu

thay đổi về loại kháng sinh thường dùng, số


Các thông tin thu thập cho từng kháng
sinh bao gồm tên thuốc, thành phần hoạt chất,
phân loại theo cấu trúc hóa học, dạng dùng, số
lượng sử dụng, chi phí sử dụng. Nghiên cứu
tiến hành mô tả các đặc điểm sử dụng kháng
sinh thông qua tỉ lệ số lượng hoạt chất, tỉ lệ số
lượng biệt dược, tỉ lệ cơ số thuốc sử dụng, tỉ lệ
chi phí. Các tỉ lệ này được mô tả theo đường
dùng, theo cấu trúc hóa học và theo từng năm
sử dụng. Xu hướng sử dụng kháng sinh được
phân tích dựa vào mô hình Holt-Winters
Exponential Smoothing theo phương pháp
phân tích dãy số liệu thời gian (Time Series
Analysis) với các thông số làm trơn α, β, γ, có
giá trị từ 0 đến 1, trong đó thông số α càng lớn
thì giá trị hiện tại càng phụ thuộc nhiều vào
giá trị trước đó; thông số β thể hiện xu hướng
của giá trị dự báo, β càng gần 1 thì xu hướng
tăng giảm càng rõ rệt; thông số γ thể hiện tính
lập lại của dữ liệu, với giá trị càng gần 1 thì sự
biến thiên giá trị của các tháng trong cùng 1
năm càng cao. Xu hướng sử dụng kháng sinh

lượng kháng sinh thường dùng, chi phí kháng
sinh sẽ được nhận định đầy đủ, từ đó tạo căn cứ
quan trọng giúp bệnh viện có những dự trù về
loại thuốc trong danh mục thuốc cũng như dự
trù ngân sách mua thuốc gần với nhu cầu thực tế
nhất, phù hợp nhất với tình hình tài chính bệnh

viện, đảm bảo đáp ứng nhu cầu điều trị trong cơ
sở khám chữa bệnh cũng như hạn chế tối đa
lãng phí nguồn ngân sách đối với những thuốc
có xu hướng giảm nhu cầu sử dụng.
Bệnh viện Phú Nhuận là bệnh viện đa khoa
hạng 3, trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Phú
Nhuận, với tổng cộng 12 khoa lâm sàng. Kháng
sinh là một trong những thuốc quan trọng trong
danh mục thuốc của bệnh viện. Nghiên cứu thực
hiện nhằm phân tích xu hướng sử dụng kháng
sinh tại Bệnh viện Phú Nhuận trong giai đoạn 5
năm và dự báo xu hướng sử dụng trong những
năm tiếp theo.

38


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
cho giai đoạn 01/2012 – 12/2016 và 24 tháng
tiếp theo được biểu diễn theo giá trị quan sát,
giá trị ước lượng và khoảng tin cậy 80%. Dữ
liệu được tổng hợp bằng Microsoft excel 2013
và phân tích bằng phần mềm thống kê R
(phiên bản 3.1.3).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung việc sử dụng kháng sinh
trong giai đoạn 2012 – 2016 của Bệnh viện
Phú Nhuận
Trong giai đoạn 2012 – 2016, có 252 thuốc

kháng sinh được sử dụng, liên quan đến 31 hoạt
chất đơn chất và 11 hoạt chất có thành phần phối
hợp. Dựa vào cấu trúc hóa học, các kháng sinh
được sử dụng thuộc 9 nhóm bao gồm các nhóm
aminoglycosid,
beta-lactam,
lincosamid,
macrolid, nitroimidazol, phenicol, quinolon,
sulfamid, tetracyclin. Trong đó nhóm betalactam có giá trị vượt trội về tỉ lệ cơ số sử dụng
(80,6%), tỉ lệ chi phí (92,1%), tỉ lệ số lượng hoạt
chất (45,2%), tỉ lệ số lượng biệt dược (48,8%).
(Bảng 1)
Trong giai đoạn này, tỉ lệ chi phí sử dụng
kháng sinh so với chi phí thuốc cho toàn bệnh
viện có xu hướng tăng dần theo từng năm từ
2012 đến 2016, với tỉ lệ lần lượt là 14,3%; 13,6%;
16,4%; 18,6%; 20,1%; với giá trị trung bình 16,6%.
Dựa vào đường dùng, các kháng sinh trong mẫu
nghiên cứu có 3 dạng dùng chính là đường
uống, đường tiêm hoặc dùng ngoài, với tỉ lệ số
lượng sử dụng lần lượt là 97,4%; 1,2%; 1,4% và tỉ

Nghiên cứu Y học
lệ chi phí lần lượt là 80,2%; 9,0% và 1,8%. (Kết
quả không trình bày trong bảng).
Khảo sát đặc điểm đường dùng kháng sinh
theo 9 nhóm cấu trúc hóa học, nghiên cứu ghi
nhận kháng sinh nhóm phenicol chỉ sử dụng
dùng ngoài; nhóm aminoglycosid dùng đường
tiêm hoặc dùng ngoài, với tỉ lệ lần lượt là 23,4%

và 76,6%. Kháng sinh nhóm sulfamid và nhóm
macrolid chỉ sử dụng đường uống. Nhóm
nitroimidazol có cả ba đường dùng, các nhóm
còn lại đều có 2 đường dùng, trong đó đường
uống luôn có tỉ lệ cơ số sử dụng chiếm ưu thế.
(Hình 1).

Xu hướng sử dụng kháng sinh
Xét chung tất cả các nhóm kháng sinh,
nghiên cứu ghi nhận số lượng kháng sinh sử
dụng tăng qua từng năm trong giai đoạn 2012 2016, và dự báo sẽ tăng trong giai đoạn 2017 2018. Xem xét tình hình sử dụng kháng sinh theo
tháng, có thể thấy trong giai đoạn 2012 – 2014,
lượng kháng sinh sử dụng cao nhất vào tháng 1
và thấp nhất vào tháng 2; giai đoạn 2015 – 2016
có số lượng kháng sinh sử dụng cao nhất vào
cuối năm và thấp nhất vào đầu năm. Khi xét xu
hướng sử dụng của các nhóm kháng sinh được
sử dụng nhiều nhất, kết quả cho thấy nhóm
beta-lactam có xu hướng tăng sử dụng, nhóm
macrolid có xu hướng giảm sử dụng, nhóm
nitroimidazol và quinolon đang ổn định về số
lượng sử dụng qua từng năm. Các thông số từ
mô hình Holt-Winters Exponential Smoothing
cho thấy kết quả dự báo có giá trị gần với giá trị
quan sát. (Hình 2)

Bảng 1. Mô tả đặc điểm chung việc sử dụng kháng sinh của Bệnh viện Phú Nhuận giai đoạn 01/2012 – 12/2016.
Tỉ lệ %
Nhóm kháng sinh
Nhóm beta-lactam

Nhóm nitroimidazol
Nhóm macrolid
Nhóm quinolon
Nhóm aminoglycosid
Nhóm tetracyclin
Nhóm phenicol
Nhóm sulfamid
Nhóm lincosamid

Tỉ lệ cơ số
kháng sinh (%)

Tỉ lệ chi phí
kháng sinh (%)

Tỉ lệ số
hoạt chất (%)

Tỉ lệ số
biệt dược (%)

80,6
6,6
5,5
5,1
1,2
0,6
0,2
0,1
0,1


92,1
0,8
2,0
2,8
1,9
0,0
0,1
0,0
0,3

45,2
4,8
11,9
11,9
11,9
4,8
4,8
2,4
2,4

48,8
2,8
15,6
14,0
8,8
2,4
2,4
2,8
2,4


39


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017

Bảng 2. Dự báo số lượng kháng sinh sử dụng tại Bệnh viện Phú Nhuận giai đoạn 01/2017 – 12/2018

Các nhóm kháng sinh
Nhóm Beta-lactam
Nhóm Macrolid
Nhóm Nitroimidazol
Nhóm Quinolon

Dự báo cơ số kháng sinh sẽ được sử dụng
Giai đoạn 01 – 12/2017
Giai đoạn 01 – 12/2018
Cơ số sử dụng (độ tin cậy 80%)
Cơ số sử dụng (độ tin cậy 80%)
125662
(103244- 148080)
132689
(97048- 168329)
111089
(87949- 134230)
115103
(78727- 151478)
2588

(0- 7206)
284
(0- 8002)
5994
(2447- 9541)
6960
(1619- 12300)
2890
(0- 9242)
4028
(0- 14826)

Xu hướng sử dụng
được dự báo
Tăng sử dụng
Tăng sử dụng
Giảm sử dụng
Tăng sử dụng
Tăng sử dụng

Hình 1. Mô tả cơ cấu tỉ lệ cơ số kháng sinh sử dụng trong giai đoạn 01/2012 – 12/2016 theo đường dùng trong
từng nhóm kháng sinh

Hình 2. Mô tả xu hướng sử dụng kháng sinh giai đoạn 01/2012 – 12/2018

40


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017
BÀN LUẬN

Dựa vào dữ liệu sử dụng kháng sinh của
Bệnh viện Phú Nhuận trong giai đoạn 01/2012 –
12/2016, nghiên cứu đã mô tả được đặc điểm của
việc sử dụng cũng như xu hướng sử dụng kháng
sinh trong điều trị tại bệnh viện. Kết quả nghiên
cứu ghi nhận kháng sinh chiếm 16,6% chi phí
thuốc của bệnh viện, với beta-lactam là nhóm
được sử dụng nhiều nhất. Kết quả này đã từng
được ghi nhận trong một số nghiên cứu gần đây
tại Việt Nam(3, 4, 5). Đa số các nhóm kháng sinh sử
dụng đường uống, trừ nhóm aminoglycosid và
nhóm phenicol chủ yếu dùng ngoài và sử dụng
đường tiêm do đặc tính dược động học. Kháng
sinh đường tiêm có giá thành cao hơn rất nhiều
so với kháng sinh đường uống và dùng ngoài,
nên kháng sinh tiêm chiếm 1,2% tổng cơ số
kháng sinh nhưng chiếm 9,0% tổng chi phí
kháng sinh.
Khi mô tả xu hướng sử dụng kháng sinh giai
đoạn 2012 – 2016, nghiên cứu ghi nhận cơ số
kháng sinh có xu hướng tăng và có tính lập lại so
với cùng kỳ năm trước. Sự thay đổi xu hướng sử
dụng kháng sinh có thể do sự thay đổi về cơ cấu
bệnh tật cũng như các yếu tố khách quan khác
như giá thuốc, cơ chế tài chính của bệnh viện,
chính sách của nhà nước.
Để dự báo xu hướng sử dụng thuốc tại bệnh
viện, nghiên cứu chọn phương pháp phân tích
dãy số thời gian để xây dựng mô hình thống kê
ước lượng(6) vì phương pháp này có xem xét đến

các yếu tố đã ảnh hưởng đến dãy số cũng như
xem xét chu kỳ biến động của hiện tượng khi dự
đoán xu hướng trong tương lai. Đây là phương
pháp được áp dụng trong y học để xác định xu
hướng thay đổi của bệnh(7, 8). Nghiên cứu chọn
kỹ thuật Holt-Winters Exponential Smoothing
để xây dựng mô hình cộng hưởng dự báo ngắn
hạn cho dữ liệu có yếu tố lập lại. Với 3 thông số
làm trơn (α, β, γ) thu được từ mô hình, nghiên
cứu ghi nhận các thông số α có giá trị gần 1 nên
dữ liệu sử dụng kháng sinh từng thời điểm quan
sát có sự phụ thuộc nhiều vào cùng kỳ năm

Nghiên cứu Y học
trước; với thông số β bằng 0 cho thấy xu hướng
sử dụng kháng sinh ổn định. Từ giá trị của thông
số γ, nghiên cứu ghi nhận tính lập lại của dữ liệu
trong từng năm khác nhau giữa các nhóm kháng
sinh, trong đó, nhóm quinolon có lượng sử dụng
ổn định giữa các tháng trong từng năm. Kết quả
dự báo số lượng macrolid giảm mạnh trong thời
gian tới phù hợp với thực tế lựa chọn thuốc điều
trị tại bệnh viện. Trong giai đoạn này, các thuốc
thuộc nhóm macrolid giảm về chủng loại và số
lượng sử dụng, trong đó chủ yếu là sử dụng
metronidazol kết hợp spiramycin trong nha
khoa. Các thông số trong mô hình dự báo cho
thấy kết quả dự báo có giá trị gần với giá trị quan
sát, đảm bảo độ tin cậy của kết quả dự báo xu
hướng sử dụng kháng sinh cho giai đoạn 01/2017

– 12/2018.
Kết quả nghiên cứu đã góp phần cung cấp
những thông tin định hướng giúp bệnh viện
đánh giá chính xác xu hướng sử dụng kháng
sinh tại bệnh viện trong giai đoạn hiện nay, từ
đó tạo cơ sở dữ liệu cho việc so sánh xu hướng
sử dụng kháng sinh so với các giai đoạn khác,
hoặc so với các cơ sở khám chữa bệnh khác.
Nghiên cứu cũng tiến hành dự báo chi tiết về số
lượng từng nhóm kháng sinh cần cho những giai
đoạn tiếp theo, đây sẽ là kết quả cụ thể có thể
ứng dụng trực tiếp trong xây dựng kế hoạch
mua sắm thuốc cho bệnh viện. Nghiên cứu cần
được thực hiện trong các giai đoạn tiếp theo để
thông tin về sử dụng thuốc mang tính cập nhật,
cũng như đánh giá được mức độ chính xác của
kết quả dự báo từ nghiên cứu này.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp
phân tích dãy số liệu thời gian để đánh giá sự
thay đổi về nhu cầu sử dụng thuốc tại bệnh
viện nói chung và xu hướng sử dụng kháng
sinh nói riêng của Bệnh viện Phú Nhuận giai
đoạn 01/2012- 12/2016. Kết quả cho thấy tại
Bệnh viện Phú Nhuận có những nhóm kháng
sinh đang có xu hướng tăng sử dụng và có
những nhóm kháng sinh đang có xu hướng

41



Nghiên cứu Y học
giảm sử dụng. Kết quả này giúp bệnh viện
làm căn cứ khoa học để cân đối ngân sách
bệnh viện trong mua kháng sinh nói riêng và
mua thuốc nói chung, đảm bảo đáp ứng tốt
nhu cầu phòng và trị bệnh, cũng như chống
lãng phí nguồn ngân sách của bệnh viện.
Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn Ban
giám đốc Bệnh viện Phú Nhuận đã hỗ trợ và tạo điều kiện
thuận lợi cho nhóm nghiên cứu trong quá trình thu thập
thông tin, cám ơn dược sĩ Huỳnh Như đã hỗ trợ tổng hợp
dữ liệu cho việc thực hiện nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Boulay F, Berthier F, Sisteron O, Gendreike Y, Gibelin P (1999).
Seasonal Variation in Chronic Heart Failure Hospitalizations
and Mortality in France. American Heart Association Journals, Vol
100(3): pp. 280-286.
2. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Cù Thanh Tuyền, Nguyễn Minh Tâm,
Nguyễn Thị Kim Tuyến (2016). Khảo sát tình hình sử dụng
kháng sinh tại Bệnh viện Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 01/01/2014-31/12/2014. Tạp chí Y Học Thực Hành, 1030
(12/2016): tr. 95 - 99.
3. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Vũ Thanh Tùng (2017). So sánh đặc điểm
sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú và nội trú tại bệnh

42


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017

4.

5.

6.

7.

8.

viện Phổi tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Dược học, 492 (04/2017), tr. 1214.
Hoang-Thy Nhac-Vu, Pham Vinh-Thang, Tran-Thi Ngoc-Van
(2017). Analyze the cost structure of injectable antibiotics
utilization for inpatients at 11 hospitals in An-Giang province,
Viet Nam. Southeast Asian Journal of Science, Vol. 5(1): pp.75-83.
Gheorghe M, Obulqasim P, Baal van P (2010). Estimating and
forecasting Costs of Illness in the Netherlands. Retrieved from
/>Nguyễn Việt Hùng (2010), Thực trạng sử dụng kháng sinh tại
một số bệnh viện tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Tạp chí Y học
Lâm sàng, 48(1): tr. 56-62.
Schramm B, Ehlken B, Smala A, Quednau K, Berger K, Nowak
D (2003). Cost of illness of atopic asthma and seasonal allergic
rhinitis in Germany: 1-yr retrospective study. European
Respiratory Journal, Vol 21(1): pp. 116-122.
Truong Anh Thu, Rahman M, Coffin S, et al. (2012). Antibiotic
use in Vietnamese hospitals: a multicenter point-prevalence
study. American journal of infection control, Vol 40(9): pp. 840-844.


Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

05/09/2017



×