Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 96 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ



TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI






HÀ THỊ THÚY HẰNG



PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG
SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN
Ổ BỤNG TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐẠI
HỌC Y HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC








HÀ NỘI 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



HÀ THỊ THÚY HẰNG



PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG
SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN
Ổ BỤNG TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN
ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ - DƯỢC LÂM SÀNG

MÃ SỐ: 60.72.04.05


Hướng dẫn khoa học:


1. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG
2. PSG.TS NGUYỄN TRẦN THỊ GIÁNG HƯƠNG



HÀ NỘI 2014

LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS. TS Nguyễn Trần Thị Giáng Hương- Bộ Môn Dược Lý- Dược Lâm
Sàng- Trường Đại học Y Hà Nội.
TS. Nguyễn Thị Liên Hương- Trưởng Bộ môn Dược lâm sàng- Trường
Đại học Dược Hà Nội.
Là những người thầy đã dành rất nhiều thời gian, công sức trực tiếp
hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Dược lâm sàng-
Trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ cho chúng tội trong suốt
thời gian học tập cho tới khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, Khoa Ngoại và các cán bộ
phòng kế hoạch tổng hợp ,đặc biệt là Khoa Dược Bệnh viện Đại học Y Hà
Nội, nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi tôi trong quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng sau đại học- Trường Đại
học Dược Hà Nội đã nhiết tình giúp đỡ để tôi hoàn thành quá trình học tập
cũng như luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi muốn bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè,
đồng nghiệp, những người luôn bên cạnh động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2014

Học viên


Hà Thị Thúy Hằng

Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học
Y Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dƣợc học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hƣớng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.

Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học
Y Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dƣợc học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hƣớng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. SƠ LƢỢC VỀ GIẢI PHẪU Ổ BỤNG VÀ MỘT SỐ CƠ QUAN
TRONG Ổ BỤNG 3
1.1.1. Ổ bụng 3
1.2.2. Các cơ quan bên trong ổ bụng 3
1.2. SƠ LƢỢC VỀ BỆNH LÝ NHIỄM KHUẨN Ổ BỤNG. 5
1.2.1. Khái niệm về nhiễm khuẩn ổ bụng. 5
1.2.2. Tính nghiêm trọng của nhiễm khuẩn ổ bụng 6
1.2.3. Các bệnh lý thƣờng gặp trong NKOB cần thiệp ngoại khoa 6
1.2.4. Đặc điểm các tác nhân gây nhiễm khuẩn ổ bụng 9

1.2.5. Điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng 10
1.3. TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH 11
1.3.1. Các nhóm kháng sinh thƣờng dùng trong nhiễm khuẩn ổ bụng . 11
1.4. TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ
NHIỄM KHUẨN Ổ BỤNG……………………………………………… 16
1.4.1. Một số nguyên tắc sử dụng kháng sinh 16
1.4.2. Các hƣớng dẫn sử dụng KS trong điều trị NKOB 18
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 22
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 23
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học
Y Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dƣợc học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hƣớng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.

Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học
Y Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dƣợc học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hƣớng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.

2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu 23
2.3. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 24
2.3.1. Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh
nhân 24
2.3.2. Thực trạng sử dụng KS tại khoa Ngoại BV Đại học Y Hà Nội 26
2.3.3. Đánh giá một số tiêu chí về tính hợp lý trong việc sử dụng KS
điều trị NKOB tại khoa Ngoại bệnh viện Đại học Y Hà Nội 27
2.4. MỘT SỐ QUY ĐỊNH GIÚP PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ DÙNG

TRONG NGHIÊN CỨU 28
2.4.1. Tiêu chuẩn phân loại mức độ bệnh NKOB theo IDSA 2010 28
2.4.2. Tiêu chí đánh giá tính phù hợp với khuyến cáo IDSA 2010 28
2.4.3. Phân loại phẫu thuật Altemeier 29
2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng bệnh nhân sau khi điều trị 29
2.5. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 29
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 31
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 31
3.1.2. Các bệnh NKOB gặp trong mẫu nghiên cứu 32
3.1.3. Phân loại mức độ nhiễm khuẩn ổ bụng 33
3.1.4. Bệnh lý mắc kèm 34
3.1.5. Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 35
3.1.6. Các phƣơng thức can thiệp ngoại khoa 36
3.1.7. Đặc điểm vi khuẩn phân lập đƣợc 37
3.2.THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH 41
3.2.1. Tỷ lệ các kháng sinh đƣợc sử dụng trong mẫu nghiên cứu 41
3.2.2. Các liệu pháp điều trị NKOB 43
3.2.3. Liệu pháp kháng sinh đơn độc 43
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học
Y Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dƣợc học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hƣớng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.

Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học
Y Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dƣợc học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hƣớng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.

3.2.4. Các liệu pháp phối hợp 2 kháng sinh 44

3.2.5. Sự thay đổi kháng sinh trong quá trình điều trị 45
3.3. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TIÊU CHÍ VỀ TÍNH HỢP LÝ TRONG VIỆC SỬ
DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NKOB 50
3.3.1. Đánh giá lựa chọn kháng sinh ban đầu 50
3.3.2. Đánh giá lựa chọn kháng sinh sau khi có kết quả KSĐ 52
3.3.3. Sự phù hợp về liều dùng, đƣờng dùng, nhịp đƣa thuốc 53
3.3.4. Thời gian điều trị NKOB 54
3.3.5. Hiệu quả điều trị chung 55
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN 56
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU 56
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học 57
4.1.2. Mức độ nặng của bệnh 57
4.1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khi nhập viện 57
4.1.4. Phƣơng pháp can thiệp ngoại khoa 58
4.1.5. Đặc điểm vi khuẩn phân lập 58
4.1.6. Tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thƣờng gặp 61
4.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KS TRONG ĐIỀU TRỊ NKOB 62
4.2.1. Bàn luận về danh mục các kháng sinh sử dụng điều trị NKOB . 62
4.2.2. Bàn luận về liệu pháp KS trong điều trị NKOB 63
4.2.3. Sự thay đổi kháng sinh trong quá trình điều trị 65
4.3. BÀN LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TIÊU CHÍ VỀ TÍNH HỢP LÝ
TRONG VIỆC SỬ DỤNG KS TRONG ĐIỀU TRỊ NKOB 68
4.3.1. Lựa chọn kháng sinh ban đầu và đánh giá hiệu quả khi lựa chọn
kháng sinh ban đầu tuân theo IDSA 2010 68
4.3.2. Bàn luận về liều dùng, đƣờng dùng, nhịp đƣa thuốc 69
4.3.3. Bàn luận về ngày điều trị trung bình của NKOB 70
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học
Y Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dƣợc học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hƣớng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.


Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học
Y Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dƣợc học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hƣớng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.

4.3.4. Bàn luận về hiệu quả điều trị chung 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học
Y Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dược học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.

Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học
Y Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dược học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN
Bệnh nhân
C2G
Cephalosprin thế hệ 2
C3G
Cephalosprin thế hệ 3

CĐHA
Chẩn đoán hình ảnh
CLVT
Cắt lớp vi tính
CLS
Cận lâm sàng
CRP
C- reactive protein
ĐKKS
Đề kháng kháng sinh
IDSA
Infections Diseases Society of America
Gram (-)
Gram âm
Gram (+)
Gram dương
KS
Kháng sinh
KSĐ
Kháng sinh đồ
KQ
Kết quả
LP
Liệu pháp
LPBĐ
Liệu pháp ban đầu
LPKS
Liệu pháp kháng sinh
NKOB
Nhiễm khuẩn ổ bụng


Phác đồ
PĐBĐ
Phác đồ ban đầu
VK
Vi khuẩn
WSES
World Society of Emergency Surgery




Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học
Y Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dược học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.

Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học
Y Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dược học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.



Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học Y
Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dược học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.

Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học Y

Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dược học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Khuyến cáo IDSA 2010 cho NKOB cộng đồng ………………… 19
Bảng 1.2. Liều dùng của các loại KS điều trị NKOB theo IDSA 2010………. 20
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới……………………………… 31
Bảng 3.2. Số lượng và tỷ lệ các bệnh NKOB theo giới tính ………………… 32
Bảng 3.3. Sự liên quan giữa bệnh mắc kèm và lứa tuổi của bệnh nhân ……….34
Bảng 3.4. Tỷ lệ các bệnh mắc kèm……………………………………………. 35
Bảng 3.5. Các triệu chứng lâm sàng ………………………………………… 35
Bảng 3.6. Triệu chứng cận lâm sàng ………………………………………… 36
Bảng 3.7. Đặc điểm mẫu xét nghiệm vi sinh………………………………… 38
Bảng 3.8. Đặc điểm các xét nghiệm vi sinh tìm vi khuẩn gây bệnh ………… 39
Bảng 3.9. Mức độ đề kháng của các loại vi khuẩn……………………………. 40
Bảng 3.10. Các kháng sinh được sử dụng trong mẫu nghiên cứu …………… 42
Bảng 3.11. Các liệu pháp kháng sinh theo thời điểm điều trị NKOB …………43
Bảng 3.12. Các loại PĐKS đơn độc………………………………………… 44
Bảng 3.13.Các loại liệu pháp phối hợp 2 KS ………………………………….45
Bảng 3.14. Sự thay đổi kháng sinh……………………………………………. 46
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học Y
Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dược học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.

Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học Y
Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dược học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.

Hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.

Bảng 3.15. Đổi phác đồ ở BN không xét nghiệm VK và xét nghiệm VK âm tính
dùng kháng sinh đơn độc……………………………………………………… 47
Bảng 3.16. Đổi phác đồ ở BN không xét nghiệm VK và xét nghiệm VK
âm tính dùng kháng sinh phối hợp……………………………………………. 48
Bảng 3.17. Sự thay đổi PĐKS khi có kết quả KSĐ dương tính …………… 49
Bảng 3.18. Các trường hợp sử dụng KSBĐ không theo IDSA 2010 ………….51
Bảng 3.20. Lựa chọn kháng sinh khi có kết quả vi sinh ……………………….52
Bảng 3.21. Phù hợp liều dùng điều trị NKOB với khuyến cáo IDSA 2010 … 53
Bảng 3.22. Thời gian điều trị trung bình NKOB ………………………………54
Bảng 3.23. Hiệu quả điều trị NKOB ………………………………………… 55
Bảng 4.1. Các nghiên cứu về tỷ lệ các bệnh lý NKOB……………………… 56
Bảng 4.2. Các nghiên cứu tỷ lệ nam nữ các bệnh lý NKOB………………… 57
Bảng 4.3. Nghiên cứu ngày điều trị trung bình ……………………………… 70
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học
Y Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dược học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.

Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại - Bệnh viện đại học
Y Hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Dược học - Hà nội 2014. Tác giả : Hà Thị Thúy Hằng.
Hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương.

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Ổ bụng và các cơ quan bên trong ổ bụng…………………………. 3
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình lấy mẫu…………………………………………. 24
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ các bệnh NKOB ……………………………………32

Hình 3.2. Tỷ lệ phân loại mức độ bệnh theo IDSA 2010………………… 33
Hình 3.3. Tỷ lệ phân loại phẫu thuật Altemeier …………………………….34
Hình 3.4. Tỷ lệ các phương thức can thiệp ngoại khoa …………………… 37
Hình 3.5. Tỷ lệ BN sử dụng PĐ KSBĐ tuân theo IDSA 2010 …………… 51
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn ổ bụng được định nghĩa là nhiễm khuẩn bất cứ cơ quan
nào trong ổ bụng có hoặc không được phúc mạc che phủ [35]. Các tác nhân
gây nhiễm khuẩn ổ bụng có thể xâm nhập bằng nhiều đường khác nhau như
đường máu, bạch huyết hay xâm nhập qua thành các cơ quan hệ tiêu hóa. Tác
nhân gây nên nhiễm khuẩn ổ bụng rất đa dạng, phần lớn là các chủng vi
khuẩn ưa khí hoặc kỵ khí có nguồn gốc từ hệ tiêu hóa[15]. Trong đó, các vi
khuẩn ưa khí chiếm phần lớn các tác nhân gây ra nhiễm khuẩn ổ bụng mà
đứng đầu là Escherichia coli, tiếp đến là các vi khuẩn như Klebsiella
pneumoniae, Enterobacter, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus
aureus… [27].
Trong những năm trở lại đây mặc dù đã có những hiểu biết sâu về lâm
sàng cũng như điều trị, song tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn ổ bụng vẫn còn cao
[36]. Trong các nhiễm khuẩn ổ bụng nghiêm trọng hoặc sốc nhiễm khuẩn thứ
phát do nhiễm khuẩn ổ bụng, tỷ lệ tử vong khoảng từ 25% đến 30% [35]. Đặc
biệt trong các trường hợp viêm phúc mạc cấp tính nặng tỷ lệ tử vong rất cao,
theo báo cáo của các tác giả Mỹ thì tỷ lệ này từ 40% đến 50% [34]. Ở Việt
Nam, tỷ lệ tử vong trong nhiễm khuẩn ổ bụng tại bệnh viện Việt Đức trong 6
tháng đầu năm 1984 là 34% [15]. Tỷ lệ nhiễm khuẩn ổ bụng ngày càng gia
tăng, theo thống kê của Mỹ thì tỷ lệ nhiễm khuẩn ổ bụng trong 40 năm trở lại
đây tăng gấp 40 lần và kèm theo là sự kéo dài thời gian nằm viện và gánh
nặng kinh tế chi phí cho quá trình điều trị [31].
Điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng, tùy theo các hình thái lâm sàng mà có các
thái độ xử trí khác nhau [32]. Đối với các nhiễm khuẩn đơn độc không biến

chứng như viêm túi thừa đại tràng, viêm tụy, viêm phần phụ… không cần can
thiệp ngoại khoa mà điều trị chủ yếu dựa vào kháng sinh là chính [5]. Đối với
các nhiểm khuẩn ổ bụng có biến chứng, điển hình như viêm phúc mạc do ruột
thừa viêm, thủng tạng rỗng, bục miệng nối đường tiêu hóa hay những ổ áp xe
2

trong khoang phúc mạc… [5]. Ngoài điều trị kháng sinh thì vấn đề can thiệp
ngoại khoa là bắt buộc [25]. Mặt khác điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng càng khó
khăn hơn bởi quá trình đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gia tăng
không ngừng, trong khi việc nghiên cứu tìm ra các loại kháng sinh đặc trị mới
lại hạn chế. Vì lẽ đó, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị lâm sàng nói
chung và trong nhiễm khuẩn ổ bụng nói riêng phải theo đúng quy trình, đúng
phác đồ và chính xác đối với từng loại bệnh là thật sự cần thiết [22]. Bên cạnh
đó cần có những nghiên cứu đánh giá thực trạng trên lâm sàng để góp phần
nâng cao hiệu quả điều trị. Song trên thực tế, trong những năm gần đây ở Việt
Nam tuy có một số nghiên cứu về quá trình điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng
nhưng chưa nhiều, các số liệu còn rời rạc và chưa mang tính đại diện [5].
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm
khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại bệnh viện Đại học Y Hà Nội” với các mục
tiêu như sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm
khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2. Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn ổ bụng
tại khoa Ngoại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
3. Đánh giá một số tiêu chí về tính hợp lý trong việc sử dụng kháng
sinh điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại khoa Ngoại bệnh viện Đại học Y
Hà Nội.
3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU Ổ BỤNG VÀ MỘT SỐ CƠ QUAN
TRONG Ổ BỤNG
1.1.1. Ổ bụng
Ổ bụng là một khoang kín giới hạn ở xung quanh bởi thành bụng, trên
là cơ hoành, dưới là đáy chậu. Ổ bụng chứa tất cả các tạng và chứa phúc mạc
[16].

Hình 1.1. Ổ bụng và các cơ quan bên trong ổ bụng [13]
1.2.2. Các cơ quan bên trong ổ bụng
1.1.2.1. Dạ dày- Ruột
- Dạ dày:
Là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, nối giữa thực quản và tá tràng,
nằm sát dưới vòm hoành trái, ở sau cung sườn và vùng thượng vị trái. Dạ dày
rất co giãn, có thể tích từ 2 lít đến 2,5 lít hoặc hơn nữa, nên không có hình
dạng nhất định. Khi rỗng nó giống hình chữ J [16].
- Ruột:
4

+ Ruột non: Là phần ống tiêu hóa nằm giữa dạ dày và ruột già, từ môn
vị đến lỗ hồi manh tràng, chiếm phần lớn ổ bụng, phía dưới mạc treo kết tràng
ngang. Ruột non chia làm ba phần chính: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng
[16].
+ Ruột già: Là phần nối từ hồi tràng dến hậu môn, gồm bốn phần:
manh tràng, kết tràng, trực tràng và ống hậu môn [16].
+ Ruột thừa: Là phần của ruột già dài từ 3 – 13 cm, trung bình 8 cm,
mở vào manh tràng qua lỗ ruột thừa được đậy bởi một van. Ruột thừa do phần
đầu của manh tràng thoái hóa [16].
1.1.2.2. Gan – Mật
- Gan:

Là tạng to nhất trong cơ thể, nằm trong ổ bụng nhưng liên quan nhiều
với thành ngực. Về sinh lý gan là một tuyến vừa ngoại tiết (tiết ra mật) vừa
nội tiết tham dự nhiều chức phận điều hòa đường huyết, chống nhiễm độc.
Gan có màu đỏ nâu, trơn bóng. Mật độ hơi chắc nhưng dễ nghiền nát và dễ vỡ
trong chấn thương và khi vỡ, chảy máu rất nhiều.
Ở người chết gan nặng 1500g. Ở người sống gan nặng khoảng 2300g
do có chứa nhiều máu
Kích thước: Gan có bề ngang trung bình 28cm, bề trước- sau trung bình
18 cm và bề cao trung bình 8 cm.
Vị trí: gan ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang, trong ô dưới hoành
phải nhưng lấn sang ổ thượng vị và ô dưới hoành trái. Gan trông giống như
đúc theo khuôn vòm hoành. Nếu đối chiếu lên thành ngực thì gan lên tận
khoảng gian sườn IV trên đường vú phải, bờ dưới gan chạy dọc bờ sườn phải
[16].
- Đường mật:
Ống mật chủ là nơi hợp lưu của ống gan chung và ống túi mật. Ống mật
chủ dài 5- 6 cm , nơi hẹp nhất ở boong gan tụy có đường kính 3 mm. Gồm 4
5

đoạn: đoạn trên tá tràng, đoạn sau tá tràng, đoạn sau tụy, đoạn trong thành tá
tràng.
Ống gan chung là nơi hợp lưu của ống gan phải và ống gan trái. Các
ống gan phải và gan trái là nơi đổ về của các đường mật trong gan.
Túi mật: có vai trò lưu trữ và cô đặc mật trước khi chảy vào tá tràng.
Túi mật nằm trong hố túi mật ở mặt tạng của gan nên phần này không được
phúc mạc che phủ. Túi mật hình quả lê dài 8 cm, chỗ rộng nhất 3 cm và có ba
phần: đáy túi mật , thân túi mật, cổ túi mật.
Ống túi mật: dưới cổ túi mật là ống túi mật dẫn mật từ túi mật xuống
ống mật chủ. Ống túi mật dài 3 cm, đường kính 3mm, ở mặt trong ống, niêm
mạc có nếp hình xoắn ốc [36].

1.1.2.3. Phúc mạc
Phúc mạc hay màng bụng là một màng thanh mạc trơn láng và óng ánh
che phủ tất cả các thành ổ bụng, bao bọc các tạng thuộc hệ tiêu hóa (kể cả các
bó mạch thần kinh của tạng đó) và che phủ phía trước hay phía trên các tạng
thuộc bộ tiết niệu sinh dục.
Ngoài ra ổ bụng còn chứa các cơ quan như: tụy, lách, thận, niệu quản, bàng
quang, tử cung, túi tinh… [16].
1.2. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LÝ NHIỄM KHUẨN Ổ BỤNG
1.2.1. Khái niệm về nhiễm khuẩn ổ bụng
Nhiễm khuẩn ổ bụng được định nghĩa là nhiễm khuẩn bất cứ cơ quan
nào trong ổ bụng có hoặc không được phúc mạc che phủ [35]. Khi nhiễm
khuẩn kéo dài vào khoang phúc mạc hoặc các vùng bình thường vô khuẩn của
khoang bụng thì được gọi là nhiễm khuẩn trong ổ bụng biến chứng [27] và
thuật ngữ nhiễm khuẩn trong ổ bụng không biến chứng là khó được xác định
rõ ràng, thường được quy cho là quá trình viêm hoặc nhiễm khuẩn trong thành
của các cơ quan trong ổ bụng và nó sẽ diễn biến nhanh chóng thành nhiễm
khuẩn trong ổ bụng biến chứng nếu không được điều trị kịp thời [33].
6

1.2.2. Tính nghiêm trọng của nhiễm khuẩn ổ bụng
Nhiễm khuẩn ổ bụng là một bệnh cảnh nặng nề, nhất là trong các hình
thái lâm sàng nhiễm khuẩn ổ bụng có biến chứng [31]. Mặc dù trong những
năm trở lại đây đã có những hiểu biết sâu về lâm sàng cũng như điều trị, song
tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn ổ bụng vẫn còn cao. Trong các nhiễm khuẩn ổ
bụng nghiêm trọng hoặc sốc nhiễm khuẩn thứ phát do nhiễm khuẩn ổ bụng, tỷ
lệ tử vong khoảng từ 25% đến 30% [35]. Đặc biệt trong các trường hợp viêm
phúc mạc cấp tính nặng, tỷ lệ tử vong rất cao, theo báo cáo của các tác giả Mỹ
thì tỷ lệ này từ 40% đến 50% [34]. Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong trong nhiễm
khuẩn ổ bụng tại bệnh viện Việt Đức trong 6 tháng đầu năm 1984 là 34% [3].
Tỷ lệ nhiễm khuẩn ổ bụng ngày càng gia tăng, theo thống kê của Mỹ thì tỷ lệ

nhiễm khuẩn ổ bụng trong 40 năm trở lại đây tăng gấp 40 lần và kèm theo là
sự kéo dài thời gian nằm viện và gánh nặng kinh tế chi phí cho quá trình điều
trị [36].
1.2.3. Các bệnh lý thường gặp trong NKOB cần thiệp ngoại khoa
1.2.3.1. Nhiễm khuẩn đường mật do sỏi hoặc áp xe đường mật có can thiệp
ngoại khoa
Bệnh lý đường mật rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới,
chiếm phần lớn trong bệnh lý đường mật là sỏi mật [3]. Tại Mỹ, hơn 7% dân
số mắc bệnh sỏi mật. Tại Pháp, sỏi mật là nguyên nhân đứng hàng thứ ba
trong các trường hợp nhập viện, sau thoát vị bẹn và viêm ruột thừa [4].
Sỏi đường mật là nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiễm khuẫn đường
mật. Do sỏi mật làm tắc các đường dẫn mật dẫn đến ứ trệ dịch mật gây nhiễm
khuẩn và cũng là nơi lẩn tránh của vi khuẩn [3]. Sỏi mật cũng có thể tồn tại
trong cơ thể và không gây ra hội chứng nhiễm trùng, nhưng diễn tiến bệnh lý
của nó ngày một tăng và đến một giai đoạn nhất định sẽ gây nên nhiễm khuẫn
đường mật [5].
7

Trong những trường hợp tắc đường mật cấp tính do sỏi có thể dẫn đến
thấm mật phúc mạc gây viêm phúc mạc mật hoặc tạo thành các ổ áp xe đường
mật trong gan. Ở giai đoạn này chính là một nhiễm khuẩn ổ bụng có biến
chứng, cần can thiệp ngoại khoa điều trị và kết hợp với phác đồ kháng sinh
hợp lý [3].
1.2.3.2. Viêm túi mật cấp do sỏi hoặc không do sỏi
Sỏi túi mật là bệnh lý thường gặp, có tới 20% dân số tuổi trưởng thành
mắc bệnh. Tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi, nhất là sau 40 tuổi, gặp ở nữ nhiều
hơn nam. Sỏi túi mật sớm hay muộn đều gây viêm túi mật và biến đổi cấu trúc
thành túi mật, thường thấy các dạng sau [5]:
+ Viêm túi mật cấp do sỏi: túi mật giãn, thành dầy, có những ổ loét ở
niêm mạc.

+ Viêm túi mật mạn do sỏi: túi mật biến đổi dần, toàn bộ thành túi mật
là tổ chức xơ dày, teo nhỏ, chắc, có khi không còn dịch mật.
+ Túi mật ứ nước: ống túi mật không lưu thông, dịch mật không vào túi
mật được, lòng túi mật chứa đầy dịch nhầy trong được bài tiết từ niêm mạc.
+ Viêm mủ và hoại tử túi mật: lòng túi mật chứa đầy mủ, thành túi mật
viêm dày, có những vết hoại tử, có khi thủng vào các tạng lân cận hay ổ bụng.
+ Viêm túi mật cấp tính không do sỏi chiếm khoảng 4-8% trường hợp
viêm túi mật cấp. Nguyên nhân của viêm túi mật cấp không do sỏi chưa rõ
ràng và liên quan đến nhiều yếu tố. Tình trạng ứ mật xảy ra khi co bóp không
đều do tác động kích thích của cholecystokinin được phóng thích bởi sự có
mặt một vài sản phẩm tiêu hóa của hỗng tràng, ứ mật cũng có thể làm dễ
nhiễm khuẩn hơn và tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập vào túi mật.
Trong các hình thái trên thì viêm túi mật cấp (do sỏi hoặc không do sỏi) là
một loại nhiễm khuẩn ổ bụng có biến chứng và cần được can thiệp ngoại khoa
cắt túi mật để điều trị [3].

8

1.2.3.3. Viêm ruột thừa cấp
Viêm ruột thừa cấp là một trong những bệnh lý nhiễm khuẩn ổ bụng.
Bệnh thường gặp nhất trong các cấp cứu ngoại khoa về ổ bụng, chỉ tính riêng
ở Mỹ mỗi năm có khoảng 300.000 trường hợp mổ cắt ruột thừa viêm [5]. Ở
Việt Nam theo thống kê của Nguyễn Trinh Cơ (1973) và một số tác giả khác
cho thấy tỷ lệ mổ cắt ruột thừa viêm chiếm 40,5% - 49,8% tổng số các cấp
cứu về ổ bụng [3]. Viêm ruột thừa xảy ra ở mọi lứa tuổi. Gần đây, tỷ lệ viêm
ruột thừa có xu hướng gia tăng cùng với tuổi. Nếu viêm ruột thừa cấp không
được điều trị đúng cách thì hậu quả dẫn có thể hết sức nặng nề và thậm chí
bệnh nhân tử vong [3].
1.2.3.4. Viêm phúc mạc
Viêm phúc mạc là tình trạng viêm của lá phúc mạc do trong xoang

bụng có mủ, giả mạc, dịch tiêu hóa, phân, dịch mật, nước tiểu…[3]
Viêm phúc mạc do vi khuẩn hay do hóa chất, là nguyên phát hay thứ
phát, thương tổn ở toàn thể xoang bụng hay chỉ khu trú tại một vùng, diễn tiến
cấp tính hay mãn tính [3]. Lâm sàng thường gặp là loại viêm phúc mạc thứ
phát, cấp tính do lan tràn từ một ổ nhiễm trùng, do vỡ một ổ áp xe hay do
thủng vỡ một tạng rỗng [4]. Viêm phúc mạc đặt ra những vấn đề lớn cho các
thầy thuốc ngoại khoa vì nó là một biến chứng nặng, có tỷ lệ tử vong cao, lại
là biến chứng gặp hàng ngày ở khoa ngoại tổng hợp tại bệnh viện [4].
Nhiệm vụ điều trị trong viêm phúc mạc là phát hiện chính xác tình
trạng viêm phúc mạc để xử trí kịp thời với các biện pháp điều trị thích hợp,
nếu không được chuẩn bị sớm thì hầu như khó tránh khỏi tử vong [19].
1.2.3.5. Thủng dạ dày – tá tràng
Thủng dạ dày hầu hết là do loét, số còn lại là ung thư. Thủng tá tràng
hiếm khi do ung thư [3].
Thủng dạ dày tá tràng trong những giờ đầu thuộc loại viêm phúc mạc
hóa học, lúc này dịch trong xoang bụng vô trùng, phúc mạc bị kích thích bởi
9

tính acid của dịch vị. Về sau, dịch trong xoang bụng nhiễm khuẩn lúc đó viêm
phúc mạc hóa học trở thành viêm phúc mạc nhiễm trùng [5].
1.2.3.6. Bệnh túi thừa của ruột non và đại tràng có thủng và gây áp xe
Trong các hình thái túi thừa ruột non thì viêm túi thừa Meckel có nhiều
biến chứng như tắc ruột, xoắn ruột, chảy máu và viêm. Khi viêm không được
chẩn đoán sẽ thủng gây viêm phúc mạc và cần can thiệp ngoại khoa để điều
trị [19].
Các túi thừa ở đại tràng thường hay gặp hơn, trong bệnh cảnh viêm túi
thừa đại tràng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm thì sẽ dẫn đến thủng
túi thừa và gây viêm phúc mạc và lúc này là một bệnh cảnh của nhiễm khuẩn
ổ bụng biến chứng cần can thiệp ngoại khoa để điều trị [19].
1.2.3.7. Hoại tử thủng ruột non

Là hậu quả của nhiều bệnh lý không được chẩn đoán và xử lý kịp thời
như nghẹt ruột, xoắn ruột, lồng ruột, tắc mạch mạc treo [19].
1.2.3.8. Rò miệng nối ống tiêu hóa sau phẫu thuật
Hay gặp trong phẫu thuật có cắt nối ống tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng. Khi rò
bục ống tiêu hóa xảy ra thì hậu quả là gây nên một bệnh cảnh nhiễm khuẫn ổ phúc
mạc hết sức nặng nề và cần can thiệp lại phẫu thuật để làm sạch ổ phúc mạc và xử
trí phần rò bục của ống tiêu hóa [4].
1.2.3.9. Áp xe gan
Là một bệnh lý gây ra bởi amip hoặc do vi trùng. Dù nguyên nhân là gì thì
các ổ áp xe gan đều được phẫu thuật hoặc dẫn lưu ổ áp xe (dưới hướng dẫn của siêu
âm hoặc máy chụp cắt lớp vi tính) và phối hợp với kháng sinh đặc hiệu để điều trị
[3].
1.2.4. Đặc điểm các tác nhân gây nhiễm khuẩn ổ bụng
Các tác nhân gây nhiễm khuẩn ổ bụng có thể xâm nhập bằng nhiều
đường khác nhau như đường máu, bạch huyết hay xâm nhập qua thành các cơ
quan hệ tiêu hóa [15]. Tác nhân gây nên nhiễm khuẩn ổ bụng rất đa dạng bao
10

gồm phần lớn các chủng vi khuẩn ưa khí hoặc kỵ khí có nguồn gốc từ hệ tiêu
hóa, ngoài ra còn có sự góp mặt của nấm Candida [27].
Trong đó, các vi khuẩn ưa khí chiếm phần lớn các tác nhân gây ra
nhiễm khuẩn ổ bụng mà đứng đầu là Escherichia coli, tiếp đến là các vi khuẩn
như Klebsiella pneumoniae, Enterobacter, Pseudomonas aeruginosa,
Staphylococcus aureus…[33].
Nghiên cứu gần đây tại chấu Âu cho thấy một tỷ lệ đáng kể (30,4%)
bệnh nhân NKOB do tác nhân là vi khuẩn kỵ khí với các chủng phổ biến như:
Bacteroides và Clostridium [37].
Chính vì lẽ đó, đối với trường hợp bệnh nhân nhập viện chưa có kết quả
nuôi cấy vi khuẩn thì lựa chọn kháng sinh trong điều trị phải là các kháng sinh
phổ rộng chủ yếu là đánh vào các tác nhân vi khuẩn ưa khí nói trên [35]. Và

nên sử dụng phác đồ phối hợp với kháng sinh diệt vi khuẩn kỵ khí để dự
phòng tác nhân gây bệnh là vi khuẩn kỵ khí [40].
1.2.5. Điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng
Trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng dù có biến chứng hay không có biến
chứng thì kháng sinh giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu được.
Đối với các nhiễm khuẩn ổ bụng không biến chứng như viêm phần phụ,
viêm túi thừa đại tràng chưa biến chứng, viêm tụy cấp không biến chứng,
nhiễm trùng đường mật không biến chứng…, việc điều trị chủ yếu là dựa vào
kháng sinh là chính. Điều tối quan trọng là lựa chọn loại kháng sinh phổ rộng
và đặc trị cho loại nhiễm khuẩn của cơ quan đó [36].
Đối với các nhiễm khuẩn ổ bụng biến chứng, việc điều trị nhất thiết cần
có sự can thiệp ngoại khoa và phối hợp với loại kháng sinh đặc hiệu. Các can
thiệp ngoại khoa nhằm loại bỏ hoặc làm sạch cơ quan bị nhiễm trùng. Ví dụ
như trong viêm túi mật cấp tính, viêm ruột thừa cấp…, can thiệp ngoại khoa
là cắt bỏ cơ quan bị nhiễm trùng. Hoặc trong các trường hợp áp xe gan, áp xe
trong ổ bụng, viêm phúc mạc nhiễm khuẩn…, yêu cầu của can thiệp ngoại
11

khoa là phải làm sạch tối đa tác nhân gây bệnh, loại chất cặn bã do quá trình
nhiễm khuẩn để lại và xử lý các nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn nếu có [35].
1.3. TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH
1.3.1. Các nhóm kháng sinh thường dùng trong nhiễm khuẩn ổ bụng
1.3.1.1. Nhóm β- Lactam
- Về cấu trúc đều có vòng β- Lactam.
- Về cơ chế: đều gắn với transpeptidase, enzyme xúc tác cho sự nối
peptidoglycan để tạo vách vi khuẩn. Vách vi khuẩn là bộ phận rất quan trọng
để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Thành phần đảm bảo cho tính bền
vững cơ học của vách là mạng lưới peptidoglycan, gồm các chuỗi glycan nối
chéo với nhau bằng chuỗi peptide. Khoảng 30 enzym của vi khuẩn tham gia
tổng hợp peptidoglycan, trong đó có transpeptidase(PBP). Các β- Lactam và

kháng sinh loại glycopeptid (như vancomycin) tạo phức bền vững với
transpeptidase, ức chế tạo vách vi khuẩn, làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn.
Vách vi khuẩn Gram (+) có mạng lưới peptidoglycan dày từ 50- 100 phân tử,
lại ở ngay bề mặt tế bào nên dễ bị tấn công. Còn vi khuẩn Gram (-) vách chỉ
dày 1-2 phân tử nhưng lại được che phủ ở lớp ngoài cùng một vỏ bọc
lipopolysaccharid như một hàng rào không thấm kháng sinh, muốn có tác
dụng, kháng sinh phải khuếch tán được qua ống dẫn ( pores) của màng ngoài
như amoxicilin, một số cephalosporin.
Do vách tế bào của động vật đa bào có cấu trúc khác vách vi khuẩn nên
không chịu tác động của β- Lactam (thuốc hầu như không độc).
- Dựa theo cấu trúc hóa học, các β- Lactam được chia thành 4 nhóm:
+ Các penam: gồm penicilin và các chất phong tỏa β- Lactamase.
+ Các cephem: gồm các cephalosporin.
+ Các penem: gồm các imipenem, ertapenem.
+ Các monobactam: là kháng sinh mới, có thể tổng hợp như aztreonam
[1].
12

- Một số kháng sinh thường dùng trong nhiễm khuẩn ổ bụng:
+ Penicilin G: tác dụng lên cầu khuẩn Gram (+), lậu cầu, trực khuẩn
Gram (+), xoắn khuẩn. Liều từ 1 triệu- 5triệu UI/24 giờ chia 4 lần, trẻ em
trung bình 100.000 UI/kg/24 giờ.
+ Amoxicilin, ampicilin: tác dụng lên VK Gram (+) và một số VK
Gram (-). Liều uống từ 2-4g/ ngày. Trẻ em 50mg/kg/24giờ và chia 4 lần.
Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 4-8 g/ngày đối với người lớn và đối với trẻ em
200mg/kg/24 giờ.
+ Các cephalosporin thế hệ 3 : tác dụng tốt trên vi khuẩn Gram (-), bền
vững với β- Lactamase. Tác dụng với cả P.earuginosa (tốt nhất là ceftazidim,
cefoperazon). Liều 1-6 g/ngày, chia 3-4 lần, dùng đường tiêm.
+ Ticarcilin, piperacilin: tác dụng cả trên vi khuẩn Gram (-) và Gram

(+), trên cả P.earuginosa kháng aminopenicilin, Enterobacter, Klebsiella.
+ Carbapenem là KS có phổ kháng khuẩn rộng nhất hiện nay, có tác
dụng trên vi khuẩn Gram (-) và Gram (+), vi khuẩn kỵ khí và ưa khí, vi khuẩn
tiết betalactamase kể cả chủng kháng methicilin. Liều dùng là truyền tĩnh
mạch 1-2 g/ngày [2].
1.3.2.2.Nhóm aminosid hay aminoglycosid
Đều lấy từ nấm, cấu trúc hóa học đều mang đường (ose) và có chức
amin nên có tên aminosid. Một số là bán tổng hợp.
Có 4 đặc tính chung cho cả nhóm:
- Hầu như không hấp thu qua đường tiêu hóa vì có phân tử lượng cao.
- Cùng một cơ chế tác dụng
- Phổ kháng khuẩn rộng,dùng chủ yếu để chống khuẩn hiếu khí Gram (-)
- Độc tính chọn lọc với dây thần kinh VIII và với thận (tăng creatinin
máu, protein – niệu, thường hồi phục)
Thuốc tiêu biểu trong nhóm này là streptomycin, neomycin, amikacin,
gentamicin.
13

Cơ chế: sau khi xâm nhập vào vi khuẩn, kháng sinh aminosid gắn vào
tiểu phân 30S của ribosom, làm vi khuẩn đọc sai mã thông tin ARNm, tổng
hợp protein bị gián đoạn. Có tác dụng diệt khuẩn trên các vi khuẩn phân chia
nhanh, ở ngoài tế bào hơn là trên vi khuẩn phân chia chậm, pH tối ưu là 7,8
(cho nên cần base hóa nước tiểu nếu điều trị nhiễm trùng tiết niệu) [1].
Gentamicin: phổ kháng khuẩn rất rộng, là thuốc được lựa chọn cho
nhiễm khuẩn bệnh viện do Enterococcus và Pseudomonas aeruginosa (trực
khuẩn mủ xanh). Dùng phối hợp với penicilin trong sốt giảm bạch cầu và
nhiễm trực khuẩn Gram (-) như viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết. Hàm
lượng: ống 160, 80, 40, 10 mg. Liều 5-7mg/kg, dùng 1lần/ngày, tiêm bắp
hoặc tiêm tĩnh mạch .
Amikacin: là thuốc có phổ kháng khuẩn rộng nhất trong nhóm và kháng

được các enzyme làm bất hoạt aminoglycosid nên có vai trò đặc biệt trong
nhiễm khuẩn bệnh viện Gram (-) đã kháng với gentamicin và tobramycin.
Hàm lượng: ống 500 mg. Liều: 15mg/kg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
1lần/ngày [2].
1.3.2.3. Nhóm Quinolon
Là kháng sinh hoàn toàn tổng hợp. Loại kinh điển có acid nalidixic là
tiêu biểu. Loại mới do gắn thêm fluor vào vị trí 6, gọi là 6- fluoroquinolon có
phổ kháng khuẩn rộng hơn, uống được.Tất cả đều là các acid yếu, cần tránh
ánh sáng.
Cơ chế: các quinolon đều ức chế ADN- gyrase, là enzyme mở vòng
xoắn ADN, giúp cho sự sao chép và phiên mã, vì vậy ngăn cản sự tổng hợp
ADN của vi khuẩn. Ngoài ra còn tác dụng trên cả ARNm , nên ức chế tổng
hợp protein của vi khuẩn. Các quinolon đều là thuốc diệt khuẩn [1].
Acid nalidixic (quinolon thế hệ 1) chỉ ức chế ADN – gyrase nên chỉ có
tác dụng diệt khuẩn Gram (-) đường tiết niệu và đường tiêu hóa. Không tác
dụng lên trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa)

×