Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mối liên quan giữa protein niệu với một số chỉ số sinh hóa ở thai phụ tiền sản giật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.2 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016

MỐI LIÊN QUAN GIỮA PROTEIN NIỆU VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HÓA
Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT
Lê Lam Hương*

TÓM TẮT
Tiền sản giật là bệnh lý có thể ảnh hưởng và tổn thương đến nhiều cơ quan của thai phụ như thận, gan, não.
Mục tiêu nghiên cứu là khảo sát mối liên quan giữa protein niệu với phù và một số chỉ số sinh hóa của chức
năng gan thận ở thai phụ tiền sản giật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 89 thai phụ tiền sản giật tại
Bệnh viện Trung Ương Huế từ tháng 4/2013 đến tháng 1/2014.
Kết quả ghi nhận được Protein niệu>3g/l chiếm 49,4% và phù nhiều chiếm tỷ lệ 80,9%. Tăng SGOT chiếm
tỷ lệ 29,2% và tăng SGPT chiếm 25,8%. Uré và créatinin tăng chiếm 31,7% và 34,8%. Acid uric tăng 34,9%.
Có mối liên quan giữa phù với protein niệu OR=4,1; (95 % CI = 1,2 đến 13,6). Tăng SGOT chiếm tỷ lệ
40,9% ở nhóm Protein niệu >3g/l và 17,8% và ở nhóm Protein niệu <3g/l; OR=3,2(95 % CI =1,2- 8,4). Tăng
SGPT chiếm tỷ lệ 47,7% ở nhóm Protein niệu >3g/l và 13,3% và ở nhóm Protein niệu <3g/l; OR=5,9(95 %
CI=2,0- 16,8). Uré tăng chiếm 47,7% nhóm protein niệu >3g/l và 15,6% và khi Protein niệu <3g/l; OR = 4,9 (95
% CI =1,8- 13,1). Tăng créatinin chiếm tỷ lệ 52,3% ở nhóm Protein niệu >3g/l chiếm 17,8% và ở nhóm Protein
niệu <3g/l; OR = 5,0. Tăng Acid uric chiếm 47,7% ở nhóm Protein niệu >3g/l và 20,0% và ở nhóm Protein niệu
<3g/l; có mối liên quan giữa tăng Acid uric máu với Protein niệu với OR = 3,6(95 % CI =1,4- 9,3).
Kết luận: Có mối liên quan giữa nồng độ protein niệu với men gan và Uré, créatinin , acid uric máu ở
những thai phụ tiền sản giật.
Từ khóa: Tiền sản giật, phù, chức năng gan, chức năng thận.

ABSTRACT
THE RELATIONSHIP BETWEEN PROTEINURIA AND BIOCHEMISTRY INDEX IN PREECLAMPSIA
WOMEN
Le Lam Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 5 - 2016: 92 - 97


Preeclampsia is a condition which can impact on several organs in pregnancy women such as liver, kidney,
brain. This study aim to access the relationship between proteinuria and biochemistry index in preeclampsia
pregnancy. The cross-sectional research on 89 preeclampsia women at Hue national hospital during the period
from 4/2013 to 6/2014.
Results: Proteinuria > 3 g/l accounted for 49.4% and severe edema was 80,9%. Increasing SGOT was
29,3% and increasing SGPT was 25,85%. Increasing ure and creatinin accounted for 31,7% and 34,8%
respectively. Increasing acid uric accounted for 34,9%. There was a relationship between edema and proteinuria
OR = 4,1; (95 % CI = 1,2 đến 13,6). Increasing SGOT in proteinuria > 3 g/l group accounted for 40,9% and
“proteinuria < 3 g/l” group was 13,3%, OR=3,2(95 % CI =1,2- 8,4). Increasing SGPT in “proteinuria > 3 g/l”
group accounted for 47,7% and “proteinuria < 3 g/l” group was 15,6%, OR=5,9 (95 % CI =2,0- 16,8). Increasing
ure in “proteinuria > 3 g/l” group accounted for 47,7% and “proteinuria < 3 g/l” group was 15,6%, OR = 4,9 (95
% CI =1,8- 13,1). Increasing creatinin in “proteinuria > 3 g/l” group accounted for 52,3% and “proteinuria < 3
g/l” group was 17,8%, OR = 5,0 (95 % CI =1,9- 13,3). Increasing acid uric in “proteinuria > 3 g/l” group
* Bộ môn Phụ Sản – Trường Đại học Y Dược Huế
Tác giả liên lạc: TS. Lê Lam Hương
ĐT: 0914.025.449

92

Email:


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

accounted for 47,7% and “proteinuria < 3 g/l” group was 20,0%, OR = 3,6(95 % CI =1,4- 9,3).
Conclusions: there was a relationship between proteinuria and liver enzymes, ure, creatinin, acid uric level
in preeclampsia women.
Keywords: preeclampsia, edema, liver function, kidney function

đích làm giảm nguy cơ mắc bệnh và biến
ĐẶT VẤN ĐỀ
chứng của bệnh. Mối liên quan một số yếu tố
Tiền sản giật xảy ra khoảng 5 - 10 % trong
trong bệnh lý tiền sản giật như: protein niệu,
tổng số thai nghén và sản giật xấp xỉ khoảng 0,2 acid uric và creatinin máu đã được nhiều tác
0,5%. Riêng ở Thừa Thiên - Huế, tỷ lệ Tiền sản
giả nghiên cứu báo cáo. Nghiên cứu về bệnh
giật là 8% và sản giật là 0,63%. Trước đây người
lý tiền sản giật ở các nước, các tác giả cũng đã
ta thường gọi bệnh lý này là hội chứng nhiễm
cho thấy mối liên quan này(3)(4). Tuy nhiên ở
độc thai nghén gồm có 3 triệu chứng: phù, cao
Việt Nam nói chung và ở Thừa Thiên – Huế
huyết áp và protein niệu. Bình thường protein
nói riêng chưa có nhiều nghiên cứu về các mối
không có hoặc rất ít trong nước tiểu. Protein niệu
liên quan giữa protein niệu với phù và chỉ số
trong khi mang thai có thể là một triệu chứng
SGOT, SGPT, Uré, créatinie, acid uric máu ở
của nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ
thai phụ tiền sản giật. Mục tiêu nghiên cứu:
hoặc của bệnh lý về thận có từ trước khi mang
Khảo sát mối liên quan giữa protein niệu với
thai hoặc là triệu chứng của tiền sản giật… Xét
phù và một số chỉ số sinh hóa của chức năng
nghiệm protein niệu là vô cùng cần thiết đối với
gan thận ở thai phụ tiền sản giật.
phụ nữ có thai. Trong bệnh lý tiền sản giật xét
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP

nghiệm protein niệu giúp phát hiện những sự
thay đổi trong cơ thể liên quan đến sức khỏe, an
Đối tượng
toàn của người mẹ và em bé để có thể điều trị
Gồm 89 sản phụ nhập viện điều trị tại Khoa
kịp thời(1).
Phụ Sản- Bệnh viện Trung ương Huế được chẩn
Tiền sản giật là bệnh lý có nhiều biến chứng
nguy hiểm, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 5% phụ nữ có
thai. Tiền sản giật nặng có thể ảnh hưởng đến
nhiều cơ quan trong cơ thể mẹ như não gan thận
và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, thậm chí đe
dọa tính mạng của hai mẹ con. Cao huyết áp do
thai là cao huyết áp xuất hiện từ sau tuần lễ thứ
20 của thai kỳ và mất đi sau 6 tuần sau đẻ, có thể
kèm theo hoặc phù hoặc protein niệu hoặc cả
hai, bệnh còn được gọi là tiền sản giật. Tiền sản
giật và sản giật có thể gây tổn thương màng
thận, tăng axit uric, xuất huyết làm căng bao gan
gây đau tức vùng thượng vị - nặng hơn là gây vỡ
gan , gây cơn phù phổi, ảnh hưởng đến quá trình
tạo máu, làm thay đổi một số chỉ số sinh hóa
máu, rối loạn chức năng gan thận, rối loạn đông
máu…(2)

đoán tiền sản giật trong thời gian từ tháng 4/2013
đến tháng 1/2014.

Cho đến nay nguyên nhân của tiền sản
giật chưa được xác định rõ, nhiều tác giả đã

nghiên cứu tìm những yếu tố liên quan mục

giật 6%, = 0,05. Vậy theo công thức thì cỡ mẫu tối

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tuổi thai từ 20 tuần đến 41 tuần, được chẩn
đoán tiền sản giật với tam chứng cổ điển phù,
huyết áp cao, Protein niệu (+). Đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh gan, thận mạn tính.

Phương pháp
Mô tả cắt ngang.
Áp

dụng

công

thức

tính

cỡ

mẫu

trong đó n là cỡ mẫu nghiên
cứu,


= 1,96, p là tỷ lệ bệnh nhân tiền sản

thiểu cho nghiên cứu khoảng 86 bệnh.

93


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016

Các bước tiến hành
Khám toàn thân ghi nhận trình trạng huyết
áp cao, theo WHO với những sản phụ chưa
được biết huyết áp trước đây thì trị số huyết áp
tối đa là ≥ 140 mmHg và trị số huyết áp tối thiểu
≥ 90 mmHg được xem là cao huyết áp.

140-160 mmHg. Huyết áp tối thiểu >110
mmHg chiếm tỷ lệ 31,5%. Protein niệu>3g/l
chiếm 49,4%, lượng protein niệu trung bình
của các thai phụ bị tiền sản giật 6,5± 0,4g/l và
phù nhiều chiếm tỷ lệ 80,9%.

Đối với sản phụ đã được đo huyết áp trước,
nếu trị số tối đa tăng > 30 mmHg và trị số tối
thiểu tăng >15 mmHg so với trước thì cao huyết
áp. Đánh giá là phù kín đáo nếu phù ít và phù ở
mắt cá chân. Lấy máu và nước tiểu làm ngay các

xét nghiệm chức năng gan, thận, protein niệu khi
bệnh nhân nhập viện cùng lúc với các xét
nghiệm sinh hóa khác.

Bảng 2. Một số đặc điểm cận lâm sàng

Đặc điểm cận lâm sàng
Cận Lâm sàng
SGOT
Tăng
Bình thường
SGPT
Tăng
Bình thường
Uré
Tăng
Bình thường
Créatinin
Tăng
Bình thường
Acid Uric
Tăng
Bình thường

n
26
63
23
66
28

61
31
58
31
58

%
29,2
70,8
25,8
74,2
31,7
69,3
34,8
65,2
34,9
65,1

Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập qua phiếu điều tra được
nhập xử lý, phân tích theo phương pháp thống
kê y học bằng chương trình Medcal version
10.2.0.0.

Tăng SGOT chiếm tỷ lệ 29,2% và tăng SGPT
chiếm 25,8%. Uré và créatinin tăng chiếm 31,7%
và 34,8%. Acid uric tăng 34,9%

Đạo đức nghiên cứu


Bảng 3. Mối liên quan giữa Protein niệu và phù

Giải thích và được sự đồng ý tham gia
nghiên cứu của người bệnh. Kết quả nghiên cứu
phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Protein niệu Protein niệu >3g/l Protein niệu <3g/l
Phù
n
%
n
%
Phù nhiều
40
90,9
32
71,1
Phù kín
4
9,1
13
28,9
OR=4,1; (95 % CI = 1,2 đến 13,6)

KẾT QUẢ
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 1. Một số đặc điểm lâm sàng
Lâm sàng
Cao huyết áp tối đa
(mmHg)

Cao huyết áp tối
thiểu (mmHg)
Protein niệu
Phù

>160
140-160
>110
95-110
>3g/l
<3g/l
Nhiều
Kín đáo

n
26
63
28
61
44
45
72
17

%
29,2
70,8
31,5
68,5
49,4

50,6
80,9
19,1

Phù nhiều ở nhóm Protein niệu >3g/l chiếm
90,9% và ở nhóm Protein niệu <3g/l là 71,1%.
Phù kín ở nhóm Protein niệu >3g/l chiếm 9,1%,
OR =4,1; (95 % CI = 1,2 đến 13,6).
Tăng SGOT chiếm tỷ lệ 40,9% ở nhóm
Protein niệu >3g/l và 17,8% và ở nhóm Protein
niệu <3g/l OR=3,2(95 % CI =1,2- 8,4). Tăng SGPT
chiếm tỷ lệ 47,7% ở nhóm Protein niệu >3g/l và
13,3% và ở nhóm Protein niệu <3g/l; OR=5,9(95 %
CI =2,0- 16,8).

Huyết áp tối đa >160 mmHg chiếm tỷ lệ
29,2%, và 70,8% huyết áp nằm trong khoảng
Bảng 4 Mối liên quan giữa Protein niệu và nồng độ SGOT, SGPT máu
Protein niệu
Men gan
SGOT
Tăng
Bình thường
SGPT
Tăng
Bình thường

94

Protein niệu >3g/l

n
%
18
40,9
26
59,1
21
47,7
23
52,3

Protein niệu <3g/l
n
%
8
17,8
37
82,2
6
13,3
39
86,7

OR
OR=3,2
95 % CI =1,2- 8,4
OR=5,9
95 % CI =2,0- 16,8



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

Bảng 5 Mối liên quan giữa Protein niệu và nồng độ Uré, Créatinin, Acid uric máu
Protein
Chức năng thận
Uré
Tăng
Bình thường
Créatinin
Tăng
Bình thường
Acid uric
Tăng
Bình thường

Protein niệu >3g/l
n
%
21
47,7
23
52,3
23
52,3
21
47,7
21
47,7

23
52,3

Tăng Uré chiếm 47,7% ở nhóm Protein niệu
>3g/l và 15,6% và ở nhóm Protein niệu <3g/l; OR
= 4,9 (95 % CI =1,8- 13,1). Tăng créatinin chiếm
52,3% ở nhóm Protein niệu >3g/l chiếm 17,8% và
ở nhóm Protein niệu <3g/l; OR = 5,0(95 % CI
=1,9- 13,3). Tăng Acid uric chiếm 47,7% ở nhóm
Protein niệu >3g/l và 20,0% và ở nhóm Protein
niệu <3g/l; OR = 3,6(95 % CI =1,4- 9,3).

BÀN LUẬN
Trước đây bệnh tiền sản giật thường gọi là
nhiễm độc thai nghén, hội chứng protein niệu,
nhưng ngày nay nhận thấy rằng chính huyết áp
cao đã gây nên các biến chứng trầm trọng cho
mẹ và thai, và cao huyết áp là triệu chứng
thường gặp nhất trong chứng tiền sản giật - sản
giật. Nghiên cứu này ghi nhận huyết áp tối đa
>160 mmHg chiếm tỷ lệ 29,2%, và 70,8% huyết
áp nằm trong khoảng 140-160 mmHg. Huyết áp
tối thiểu >110 mmHg chiếm 31,5%.
Trong nhóm thai phụ tiền sản giật được
nghiên cứu có 50,6% thai phụ có protein
niệu<3g/ và 49,4% Protein niệu>3g/l. Lượng
protein niệu trung bình của các thai phụ bị
tiền sản giật 6,5± 0,4g/l. Lượng protein niệu tỷ
lệ nghịch với tình trạng sức khoẻ của thai phụ
và thai nhi. Nhiều nghiên cứu cho thấy những

thai phụ tiền sản giật đều có protein niệu ở các
mức độ khác nhau. Protein niệu là một chỉ số
báo động về khả năng xuất hiện các tai biến
sản khoa và không tốt cho sức khoẻ thai nhi.
Haddad và một số tác giả nước ngoài khác đã
theo dõi dọc lượng protein niệu trên thai phụ
bị tiền sản giật với 2 mức protein niệu là <2 g/l
và ≥ 2g/l đã thông báo những thai phụ có
protein niệu nhiều ≥ 2 g/l có nhiều tai biến sản

Protein niệu <3g/l
n
%
7
15,6
38
84,4
8
17,8
37
82,2
9
20,0
36
80,0

OR
OR = 4,9
95 % CI =1,8- 13,1
OR = 5,0

95 % CI =1,9- 13,3
OR = 3,6
95 % CI =1,4- 9,3

khoa hơn, thai già tháng nhiều hơn, và có tác
hại nhiều đến sức khoẻ thai nhi. Coelho
nghiên cứu tại San Paolo về tác động của
protein niệu. Phù có thể ít, nhẹ, kín đáo, khó
phát hiện được cũng có khi phù nhiều, phù
toàn bộ, mí mắt húp, có khi phù cả phủ tạng,
phù phúc mạc gây ứ nước trong các màng
bụng, phổi… Các nghiên cứu về protein niệu
trong tiền sản giật đều cho kết quả 100% xuất
hiện protein niệu với chỉ số từ 300-500mg/24
giờ(5,6).
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tai biến
sản khoa cho mẹ và biến chứng cho sức khoẻ
của thai nhi tăng dần theo mức độ protein
niệu một cách có ý nghĩa thống kê. Kết quả
nghiên cứu này ghi nhận phù nhiều ở nhóm
protein niệu >3g/l chiếm 90,9% và phù kín ở
nhóm protein niệu >3g/l chiếm 9,1%. OR = 4,0;
95 % CI = 1,2 đến 13,6. Tiền sản giật thường
xảy ra với tỷ lệ từ 3-7% ở thai phụ vào khoảng
tuần thứ 20 cho đến hết thời kỳ hậu sản. Biến
chứng của tiền sản giật có thể là hội chứng

HELLP – bao gồm các tình trạng tán huyết,
giảm tiểu cầu và tăng men gan. Tăng men gan
là biểu hiện bất thường sinh hóa đầu tiên ở

những bệnh nhân viêm gan do tổn thương tế
bào gan. Khoảng 5% phụ nữ mang thai có dấu
hiệu men gan tăng cao. Tăng men gan có thể
gây ra một số tổn thương nghiêm trọng. Men
gan cao phản ánh tình trạng tế bào gan đang
bị tổn thương, gan đang bị viêm. Nghiên cứu
ghi nhận thấy tăng SGOT chiếm tỷ lệ 29,2% và
tăng SGPT chiếm 25,8%. Uré và créatinin tăng
chiếm 31,7% và 34,8%. Acid uric tăng 34,9%.
Trong đó ở nhóm protein niệu >3g/l tăng
SGOT chiếm tỷ lệ 40,9% và 17,8% và ở nhóm

95


Nghiên cứu Y học
protein niệu <3g/l với OR=3,2 (95 % CI =1,28,4). Tăng SGPT chiếm tỷ lệ 47,7% ở nhóm
Protein >3g/l và 13,3% và ở nhóm Protein niệu
<3g/l; OR=5,9 (95 % CI =2,0- 16,8). Như vậy
qua các kết quả trên, chúng ta nhận thấy có
mối liên quan giữa tăng men gan với protein
niệu trong bệnh lý tiền sản giật-sản giật.
Nghiên cứu trên bệnh nhân tiền sản giật sản giật tại Bệnh viện TW Huế, Bạch Ngõ nghiên
cứu nhận thấy 61% tăng SGOT và 28,1% tăng
SGPT, có 90% bệnh nhân có tăng Acid uric máu
(3). Các chỉ số sinh hoá máu đều thay đổi như
sau ở bệnh nhân tiền sản giật - sản giật: 5% tăng
uré, 2,7% tăng créatinin, 84% tăng acid uric, 14%
tăng SGOT và 12,7% tăng SGPT(4). Tăng acid uric
so với nghiên cứu của chúng tôi thì cao hơn,

nhưng tăng men gan SGOT, SGPT và uré,
créatinine thì ít cao hơn so với nghiên cứu này.
Tăng Uré chiếm 47,7% ở nhóm Protein niệu
>3g/l và 15,6% và ở nhóm Protein niệu <3g/l;
OR = 4,9 (95 % CI =1,8- 13,1). Tăng créatinin
chiếm tỷ lệ 52,3% ở nhóm Protein niệu >3g/l
chiếm 17,8% và ở nhóm Protein niệu <3g/l; OR
= 5,0 (95 % CI =1,9- 13,3). Tăng acid uric chiếm
47,7% ở nhóm Protein niệu >3g/l và 20,0% và ở
nhóm Protein niệu <3g/l; OR = 3,6(95 % CI
=1,4- 9,3).
Nghiên cứu về acid uric như một tác nhân
tiên đoán biến chứng ở mẹ và con ở bệnh nhân
tiền sản giật. Nồng độ acid uric huyết thanh có
thể cho thấy mối liên quan đến biến chứng ở mẹ.
Có nghiên cứu chỉ ra rằng acid uric có liên quan
những biến chứng ở trẻ (OR 1.5; 95% CI 1,4 to
1,7). Một số nghiên cứu khác ghi nhận đối
với bệnh lý tiền sản giật khi protein niệu cao thì
các chỉ số sinh hóa tăng trên mức bình thường(7,8).
Trên bệnh nhân tiền sản giật nặng và sản giật,
Hồ Thị Phương Thảo nhận thấy nồng độ acid
uric trong máu tăng cao 316 ± 92,6µmol/L so với
bình thường với tỷ lệ là 72,3%. Nghiên cứu nhận
thấy có mối liên quan giữa chỉ số protein niệu
với các chỉ số sinh hóa của men gan chức năng
thận trong bệnh lý tiền sản giật-sản giật(9,10).

96


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016
KẾT LUẬN
Protein niệu>3g/l chiếm 49,4% và phù nhiều
chiếm tỷ lệ 80,9%. Tăng SGOT chiếm tỷ lệ 29,2%
và tăng SGPT chiếm 25,8%. Uré và créatinin tăng
chiếm 31,7% và 34,8%. Acid uric tăng 34,9%.
Có mối liên quan giữa phù với protein niệu.
Tăng SGOT chiếm tỷ lệ 40,9% ở nhóm protein
niệu >3g/l và 17,8% và ở nhóm protein niệu
<3g/l; OR=3,2 (95 % CI =1,2- 8,4). Tăng SGPT
chiếm tỷ lệ 47,7% ở nhóm protein niệu >3g/l và
13,3% và ở nhóm Protein niệu <3g/l OR=5,9; (95%
CI =2,0- 16,8).
Tăng uré chiếm 47,7% ở nhóm protein niệu
>3g/l và 15,6% và ở nhóm protein niệu <3g/l;
OR = 4,9 (95 % CI =1,8- 13,1). Tăng créatinin
chiếm tỷ lệ 52,3% ở nhóm protein niệu >3g/l
chiếm 17,8% và ở nhóm protein niệu <3g/l; OR
= 5,0 (95 % CI =1,9- 13,3). Tăng acid uric chiếm
47,7% ở nhóm protein niệu >3g/l và 20,0% và ở
nhóm protein niệu <3g/l; có mối liên quan
giữa tăng acid uric máu với protein niệu với
OR = 3,6 (95 % CI =1,4- 9,3).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.


5.

6.

7.

8.
9.

Gibson P (2010), Hypertension and Pregnancy, Emedicine, pp
1-14.
Phạm Văn Lình, Cao Ngọc Thành (2007), Tiền sản giật-sản
giật, Sản Phụ khoa, Bộ Y tế, tr 320-333.
Bạch Ngõ (2001), Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và điều trị tiền sản giật-sản giật tại Khoa sản Bệnh viện Trung ương
Huế, Luận văn Thạc sỹ y học-Trường Đại học Y khoa Huế.
Phạm Minh Sơn (2008), Nghiên cứu một số chỉ số sinh hoá, huyết
học và độ trở kháng động mạch rốn trong bệnh lý tiền sản giật nặng,
Luận văn thạc sỹ y học-Trường Đại học Y khoa Huế.
Haddad B, Sibai BM (2009), Expectant management in
pregnancies
with
severe
pre-eclampsia,
Semin
Perinatol,33(3):pp 143-51.
Coelho TM, Martins MG, (2004), Proteinuria in hypertensive
syndrome of pregnancy: maternal and perinatal outcome, Rev
Assoc Med Bras. 2004 Apr-Jun; 50 (2): pp 207-13.

Nguyễn Thị Hoa (2008), Xác định chỉ số sinh hoá máu và
nước tiểu ở sản phụ mang thai 3 tháng cuối tại Thái Nguyên,
Tạp chí y học Việt Nam, Số 2, tr 281-285.
Chan P, M Brown, Simpson JM, Davis G (2002), Proteinuria in
pre-eclampsia: how much matters?, BJOG, 112(3), pp 280-285.
Hồ Thị Phương Thảo (2002), “Đánh giá điều trị tiền sản giật
nặng - sản giật bằng Magnesium Sulfate và bù dịch tại Khoa Phụ
Sản Bệnh viện Trung ương Huế”, Luận văn Thạc sỹ y họcTrường Đại học Y khoa Huế.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016
10.

Thangaratinam S, Coomarasamy A, (2009), "Estimation of
proteinuria as a predictor of complications of pre-eclampsia: a
systematic review", BMC Med. pp 7-10.

Nghiên cứu Y học
Ngày nhận bài báo:

22/7/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/08/2016

Ngày bài báo được đăng:

05/10/2016


97



×