Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.1 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY
Võ Duy Long*, Nguyễn Hoàng Bắc*, Đỗ Đình Công*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm đã được chứng minh hiệu
quả. Tuy nhiên, đối với ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển, còn nhiều tranh cãi về mặt kỹ thuật và kết quả về mặt
ung thư học.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 112 trường hợp carcinôm tuyến dạ dày được PTNS cắt dạ dày và nạo
hạch D2 triệt để tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ 1/2010 đến 12/2014. Đánh giá kết quả sống còn sau
mổ.
Kết quả: 73 trường hợp (65,2%) thương tổn giai đoạn T4a. Có 50 trường hợp (44,6%) di căn hạch sau mổ.
Thời gian sống còn toàn bộ trung bình là 58,9 ± 2,5 tháng. Thời gian sống còn sau 1, 3 và 5 năm lần lượt là 94,6
%, 88,1% và 73,5%.
Kết luận: PTNS cắt dạ dày và nạo hạch D2 hiệu quả trong điều trị ung thư dạ dày.
Từ khóa: Ung thư dạ dày, phẫu thuật nội soi, cắt dạ dày.

ABSTRACT
EVALUATION OF RESULT OF LAPARASCOPIC GASTRECTOMY FOR TREATMENT OF GASTRIC
CANCER
Vo Duy Long, Nguyen Hoang Bac, Do Dinh Cong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 111 - 116
Background: Laparoscopic subtotal gastrectomy with lymph node dissection for early gastric cancer is
offerring benefits for patients. But the controversy surrounding this procsdure for advanced gastric cancer
involves whether the technical feasibility and the oncologic features
Method: Analysing the results of 112 patients suffered gastric cancer underwent laparoscopic gastrectomy
and lymphadenectomy D2 between Jan 2010 and Dec 2014 at University Medical Center in Hochiminh city is to
assess survival rates.


Results: 73 patients were at stage T4a. There were 50 patients (44.6%) with positive lymph nodes. The
median survival time was estimated to be 58.9 ± 2.5 months. The 1, 3 and 5 years overall surviral rates were
94.6%, 88.1% và 73.5%, respectively.
Conclusions: Laparoscopic gastrectomy with D2 lymphadenectomy is effective for treatment of gastric
cancer.
Key words: Gastric cancer, laparoscopy, gastrectomy.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày thường gặp ở Việt Nam,
đứng hàng thứ hai ở nam giới sau ung thư phổi
và hàng thứ 3 ở nữ giới sau ung thư vú và ung
thư cổ tử cung(1). Phẫu thuật cắt dạ dày là

phương pháp duy nhất điều trị triệt căn căn
bệnh này. Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày được
báo cáo đầu tiên bởi tác giả Kitano năm 1994 tại
Nhật Bản(7). Sau đó, nhiều tác giả khác thực hiện
và báo cáo về phương pháp này trong điều trị



Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Võ Duy Long ĐT: 0918133915

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016

111



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

ung thư dạ dày.
Đối với ung thư dạ dày giai đoạn sớm, phẫu
thuật nội soi đã được các tác giả ở Hàn Quốc và
Nhật Bản báo cáo có hiệu quả ở những nghiên
cứu không so sánh và những nghiên cứu có so
sánh không ngẫu nhiên. Tuy nhiên, chưa có
nhiều nghiên cứu ở các nước phương Tây và
Mỹ(5,8,10).
Trái lại, đối với ung thư dạ dày giai đoạn
tiến triển, trên thế giới cũng đã có vài nghiên
cứu được thực hiện và cho thấy bước đầu có
một số lợi ích của phẫu thuật nội soi, nhưng cỡ
mẫu chưa nhiều. Hơn nữa chưa có nhiều
nghiên cứu so sánh được thực hiện, đặc biệt
chưa có nghiên cứu so sánh ngẫu nhiên nào cho
thấy lợi điểm rõ của phẫu thuật nội soi cũng
như theo dõi lâu dài.
Ở Việt Nam, đã có vài báo cáo về PTNS cắt
dạ dày tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 108,
Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế
và Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM về tính
khả thi và hiệu quả trong điều trị ung thư dạ
dày. Tuy nhiên, số liệu trong các nghiên cứu
trên còn ít, thời gian theo dõi chưa lâu dài. Hơn
nữa, một số báo cáo chưa đề cập đến tỉ lệ sống

còn. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm
đánh giá kết quả dài hạn của PTNS điều trị ung
thư dạ dày.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu, can thiệp lâm sàng.

Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân được chẩn đoán
carcinôm tuyến dạ dày có chỉ định phẫu thuật
triệt để cắt dạ dày và nạo hạch D2 tại Khoa
Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược
TP.HCM từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2014.
Không có bệnh nhân nào được hóa và xạ trị
trước phẫu thuật.
Bệnh nhân được phân tích các yếu tố bao
gồm tuổi, giới tính, vị trí thương tổn, kích thước
thương tổn, độ biệt hóa tế bào, giai đoạn theo

112

TMN, số hạch nạo vét được và thời gian sống
còn toàn bộ và không bệnh sau mổ. Không tính
tử vong do phẫu thuật trong vòng 30 ngày sau
mổ.

Phương pháp phẫu thuật
Bệnh nhân nằm ngửa với 2 chân dạng, phẫu
thuật viên chính đứng bên phải, phẫu thuật

viên phụ đứng bên trái và người cầm camera
đứng giữa 2 chân bệnh nhân. Bàn đựng dụng
cụ và dụng cụ viên đứng bên phải hoặc bên trái
phẫu thuật viên chính.
Chúng tôi dùng 5 trocar, với: 1 trocar 10mm
dưới rốn cho kính soi, 1 trocar 12mm ở điểm
giao nhau giữa bờ ngoài cơ thẳng bụng phải và
đường ngang qua rốn để phẫu tích và đặt máy
cắt, nối và 3 trocar 5mm dưới sườn phải, dưới
sườn trái và hông trái như hình 1 để cầm nắm
(Hình 1).

Các thì phẫu thuật
+ Quan sát và đánh giá tổn thương giống
như trong mổ mở. Vén thùy trái gan bằng dụng
cụ tự chế.
+ Phẫu tích lấy bỏ toàn bộ mạc nối lớn dọc
theo đại tràng ngang từ đại tràng góc gan cho
tới gần cuống lách, cắt bỏ lá trước mạc treo đại
tràng ngang và lá trước bao tụy (kỹ thuật
Bursectomy), thắt bó mạch vị mạc nối trái tận
gốc để nạo hạch nhóm 4sb (Hình 2).
+ Thắt động mạch (ĐM) vị mạc nối phải và
ĐM dưới tá tràng sát chỗ phân nhánh của ĐM
vị tá tràng và tĩnh mạch vị mạc nối phải ngay
thân Henler ở phía trước đầu tuỵ để nạo nhóm
hạch 6 (Hình 3). Phẫu tích cắt lá trước bao tụy
cho đến bờ trên của ĐM gan chung.
+ Cắt mạc nối nhỏ ra khỏi bờ trên tá tràng
D1 để lấy hết nhóm hạch 5. Xẻ phúc mạc dọc

theo ống mật chủ. Từ đây, nạo hạch trước và
sau ống mật chủ, dọc ĐM gan riêng và tĩnh
mạch cửa (nhóm 12a, d, p) (Hình 4).
+ Thắt ĐM vị phải tận gốc, lấy toàn bộ mạc
nối nhỏ cho đến trụ hoành phải.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

+ Cắt tá tràng dưới môn vị 2 cm bằng máy
cắt thẳng.

màng phổi. Cắt các thần kinh X và một phần trụ
hoành trái (để dễ dàng thực hiện miệng nối)).

+ Nạo hạch trước và sau ĐM gan chung
(nhóm 8a và 8p).

+ Thực hiện miệng nối dạ dày – hỗng tràng
hay thực quản - hỗng tràng theo Roux en Y
trước đại tràng ngang bằng khâu nối tay hay
dùng máy nối qua PTNS.

+ Thắt động, tĩnh mạch vị trái tận gốc, nạo
hạch quanh ĐM thân tạng (nhóm hạch 7, 9).
Nạo hạch dọc ĐM lách để lấy nhóm 11p và 11d.

+ Nạo hạch nhóm 1 bên phải tâm vị và dọc
xuống bờ cong nhỏ để lấy nhóm 3.
(Đối với cắt toàn bộ dạ dày: thắt các ĐM vị ngắn
tận gốc để nạo hạch nhóm 10 và nạo hạch nhóm 1 và
nhóm 2 quanh tâm vị. Di động thực quản cho đến

Hình 1: Vị trí các trocar.

Hình 3: Nạo hạch nhóm 6.

KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 1 năm 2010 đến
tháng 12 năm 2014, tại Bệnh viện Đại học Y
Dược TP.HCM, chúng tôi thực hiện 135 trường
hợp phẫu thuật nội soi cắt dạ dày và nạo hạch,
trong đó có 112 trường hợp thỏa các tiêu chuẩn
nghiên cứu.
Giai đoạn đầu 2010 – 2011: 36 trường hợp, tỉ
lệ 32,1%.

+ Tất cả các bệnh phẩm sau mổ đều được
phẫu tích bằng tay để lấy hết các hạch và gửi
giải phẫu bệnh. Hóa trị sau mổ ở những trường
hợp có chỉ định. Tái khám sau mổ mỗi 3 tháng
trong 2 năm đầu và mỗi 6 tháng trong những
năm tiếp theo để đánh giá tái phát và sống còn.

Hình 2: Nạo hạch nhóm 4sb.

Hình 4: Sau nạo hạch nhóm 12a, 12b, 12p,5, 8a, 8b.

Giai đoạn sau 2012 – 2014: 76 trường hợp, tỉ
lệ 67,9%.
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là:
55,3 ± 11,3 (tuổi nhỏ nhất: 29, tuổi lớn nhất: 79).
Tỉ lệ nam/ nữ = 70/42 # 1,7.

Về phương pháp phẫu thuật
Có 97 trường hợp (86,6%) được cắt bán
phần dưới và 15 trường hợp (13,4%) được cắt
toàn bộ dạ dày.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016

113


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học
Về ví trí thương tổn

Về độ biệt hóa tế bào

74 trường hợp (66,1%) có thương tổn ở 1/3
dưới, 23 trường hợp (20,5%) ở 1/3 giữa, 2 trường
hợp (1,8%) 1/3 trên, 5 trường hợp (4,5%) 2/3
dưới, 7 trường hợp (6,3%) 2/3 trên và 1 trường
hợp (0,9%) toàn bộ dạ dày.

Có 4 trường hợp (3,6%) biệt hóa tốt, 41

trường hợp (36,6%) biệt hóa vừa, 50 trường hợp
(44,6%) biệt hóa kém và 17 trường hợp (15,2%)
tế bào nhẫn.

Kích thước trung bình của thương tổn là 4,7
± 3,0 cm (nhỏ nhất: 1 cm, lớn nhất: 15 cm). Có 87
trường hợp (77,7%) thương tổn ≤ 5 cm và 25
trường hợp (22,3%) thương tổn > 5 cm, trong đó
10 trường hợp thương tổn >= 10 cm.
Số hạch nạo vét được trung bình là 25,1 ± 7,2
(thay đổi từ 10 – 46 hạch). Số hạch di căn trung
bình là 2,35 hạch. Có 50 trường hợp (44,6%) di
căn hạch sau mổ.

Chúng tôi theo dõi được 103 trường hợp
(92%). Có 9 trường hợp (8%) mất dấu. Thời gian
theo dõi dài nhất là 71 tháng, ngắn nhất là 12
tháng. Có 19 (17%) trường hợp tử vong trong
thời gian theo dõi.
Thời gian sống còn toàn bộ trung bình ước
lượng Kaplan Meier là 58,9 ± 2,5 tháng.

Phân chia giai đoạn TMN theo Hiệp hội
Ung thư Nhật Bản.
Giai đoạn T
Bảng 1. Tỉ lệ giai đoạn T
Giai đoạn T
T1
T2
T3

T4a
Tổng cộng

Số bệnh nhân
4
3
32
73
112

Tỉ lệ %
3,6
2,7
28,6
65,2
100

Giai đoạn N
Bảng 2. Tỉ lệ giai đoạn N
Giai đoạn N
N0
N1
N2
N3a
N3b
Tổng cộng

Số bệnh nhân
62
8

22
19
1
112

Tỉ lệ %
55,4
7,1
19,6
17,0
0,9
100

Giai đoạn chung
Bảng 3. Tỉ lệ giai đoạn chung
Giai đoạn chung
IA
IB
IIA
IIB
IIIA
IIIB
IIIC
Tổng cộng

114

Số bệnh nhân
4
3

26
29
11
22
17
112

Tỉ lệ %
3,6
2,7
23,2
25,9
9,8
19,6
15,2
100

Biểu đồ 1. Xác suất sống còn toàn bộ theo Kaplan
Meier
Thời gian sống còn toàn bộ sau 1, 3 và 5 năm
lần lượt là 94,6%, 88,1% và 73,5%.
Có 14 trường hợp di căn sau mổ.
Thời gian sống còn không bệnh trung bình
ước lượng Kaplan Meier là 58,8 ± 2,5 tháng.
Thời gian sống còn không bệnh sau 1, 3 và 5
năm lần lượt là 93,6%, 82,8% và 74,5%.
Xác suất sống còn toàn bộ Kaplan Meier
theo từng giai đoạn bệnh như sau: 100% giai
đoạn IA; IB, 96,2% giai đoạn IIA, 93,1% giai
đoạn IIB, 81,8% giai đoạn IIIA, 68,2% giai đoạn

IIIB và 58,8% giai đoạn IIIC còn sống.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

nhất là 12 tháng. Thời gian sống còn toàn bộ là
58,9 ± 2,5 tháng. Tỉ lệ sống còn toàn bộ ước
lượng theo Kaplan Meier sau 1, 3 và 5 năm là
94,6%, 88,1% và 73,5%. Tỉ lệ sống còn toàn bộ
của chúng tôi tương tự như các tác giả khác
trong và ngoài nước(2,4,12).
Với 224 bệnh nhân được theo dõi trung bình
25,7 tháng (1 – 80 tháng) của Đỗ Trường Sơn(4),
thời gian sống thêm trung bình là 40,2 tháng.
Tỉ lệ sống còn không bệnh sau 5 năm đối với
ung thư giai đoạn sớm của Kitano(9) là 99,4% đối
với cắt bán phần dưới dạ dày, 98,7% đối với cắt
bán phần trên và 93,7% đối với cắt toàn bộ dạ
dày.
Biểu đồ 2: Xác suất sống còn không bệnh theo
Kaplan Meier

BÀN LUẬN
Kể từ khi Kitano báo cáo trường hợp PTNS
cắt dạ dày điều trị ung thư dạ dày năm 1994(7),
phẫu thuật này đã phát triển tăng lên đáng kể

tại Nhật Bản và Hàn Quốc nơi có tỉ lệ ung thư
dạ dày hàng đầu thế giới, đặc biệt đối với ung
thư dạ dày giai đoạn sớm. Trên thế giới cũng đã
phát triển kỹ thuật này. Tuy nhiên, ở các nước
phương Tây và Mỹ số lượng của các nghiên cứu
còn ít, cỡ mẫu chưa nhiều và thời gian theo dõi
chưa lâu dài.
PTNS cắt dạ dày được bắt đầu thực hiện tại
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ năm
2004 cho những trường hợp thương tổn lành
tính. Những năm sau đó chúng tôi thực hiện
cho ung thư dạ dày giai đoạn sớm và cho giai
đoạn tiến triển. Bắt đầu từ năm 2010, chúng tôi
áp dụng kỹ thuật này cho thương tổn giai đoạn
T4a và còn chỉ định phẫu thuật triệt để.
Đa số (65,2%) các bệnh nhân trong nghiên
cứu của chúng tôi thương tổn ở giai đoạn T4a.
Tỉ lệ này cao hơn so với các tác giả(2,4,6,9).
Chúng tôi theo dõi được 103 bệnh nhân
(92%) sau mổ, với thời gian theo dõi trung bình
là 30,2 ± 17,2 tháng, dài nhất là 71 tháng, ngắn

Tỉ lệ sống còn không bệnh sau 3 năm của
PTNS trong nghiên cứu của Lin(12) là 68,7% khác
biệt có ý nghĩa thống kê so với mổ mở là 61,4%,
p < 0,05.
Khi phân tích xác suất sống còn toàn bộ
Kaplan Meier theo từng giai đoạn bệnh, chúng
tôi có 100% giai đoạn IA; IB, 96,2% giai đoạn
IIA, 93,1% giai đoạn IIB, 81,8% giai đoạn IIIA,

68,2% giai đoạn IIIB và 58,8% giai đoạn IIIC còn
sống. Cỡ mẫu theo từng giai đoạn trong nghiên
cứu của chúng tôi còn ít (giai đoạn IA có 4
trường hợp, IB 3 trường hợp, IIIA 11 trường
hợp) và thời gian theo dõi chưa đủ dài nên
chúng tôi chưa phân tích ước lượng sống sau 5
năm theo từng giai đoạn được. Nhưng, bước
đầu chúng tôi nhận thấy kết quả này của cũng
tương đương so với nghiên cứu đa trung tâm số
lượng lớn và thời gian theo dõi lâu dài của tác
giả Kim(6) khi nghiên cứu so sánh 1499 trường
hợp được mổ mở so với 1477 trường hợp được
PTNS cắt dạ dày do ung thư, tỉ lệ sống còn toàn
bộ sau 5 năm của nhóm PTNS ở giai đoạn IA là
95,6%, IB là 92,7%, IIA là 85,5%, IIB là 80%, IIIA
là 61,9%, IIIB là 47,8% và IIIC là 33,3% và không
khác biệt có ý nghĩa so với nhóm mổ mở. Thời
gian sống thêm trung bình của nhóm mổ mở là
68,8 tháng và của nhóm PTNS là 72,3 tháng.
Tỉ lệ sống còn không bệnh trong 1058
trường hợp PTNS của Lee(11) theo từng giai đoạn

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016

115


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016


là IA: 99,7%, IB: 96,7%, IIA: 92,2%, IIB: 83,8%,
IIIA: 80,2%, IIIB: 35,5%, IIIC: 42,9%, tỉ lệ này
không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mổ
mở. Kết quả này cũng như trong nghiên cứu
của Lin(12).

4.

Các nghiên cứu đề cập đến tỉ lệ sống còn
sau 5 năm chưa nhiều, ngay cả trong các phân
tích gộp cũng có ít các nghiên cứu đưa ra tỉ lệ
sống còn sau 5 năm. Các phân tích gộp(1,14,15) cho
thấy tỉ lệ sống còn sau mổ ở nhóm PTNS không
khác biệt có ý nghĩa so với nhóm mổ mở. Phân
tích gộp(3) cho thấy tỉ lệ sống còn ở PTNS tốt hơn
so với mổ mở.

6.

Như vậy, kết quả sống còn sau mổ của
PTNS cắt dạ dày rất tốt đối với ung thư dạ dày
giai đoạn sớm và kể cả giai đoạn tiến triển. Kết
quả này cũng tương tự như mổ mở. Nếu so
sánh với các kết quả trong y văn thì kết quả
điều trị ung thư dạ dày bằng PTNS ngày càng
khả quan hơn.

KẾT LUẬN
PTNS cắt dạ dày và nạo hạch có hiệu quả về

phương diện ung thư trong điều trị ung thư dạ
dày.

5.

7.

8.
9.

10.

11.

12.

13.

14.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

116

Chen K, Xu KW, Mou YP et al (2013). Systematic review and

meta-analysis of laparoscopic and open gastrectomy for
advanced gastric cancer. World J Surg Oncol, 11: 182-194.
Chen K, Mou YP, Xu XW et al (2014). Short-term surgical
and long-term survival outcomes after laparoscopic distal
gastrectomy with D2 lymphadenectomy for gastric cancer.
BMC Gastroenterol, 14: 41-48.
Chen XZ, Wen L, Rui YY et al (2015). Long-term survival
outcomes of laparoscopic versus open gastrectomy for gastric
cancer: a systematic review and meta-analysis. Medicine
(Baltimore), 94(4): e454.

15.

Đỗ Trường Sơn (2014). Đánh giá kết quả xa sau mổ của phẫu
thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày tại khoa phẫu thuật tiêu
hóa bệnh viện Việt Đức. Tạp chí nghiên cứu Y học, 88(3): 8288.
Etoh T, Shiraishi N, Kitano S (2009). Current trends of
laparoscopic gastrectomy for gastric cancer in Japan. Asian J
Endosc Surg, 2: 18–23.
Kim HH, Han SU, Kim MC et al (2014). Long-Term Results
of Laparoscopic Gastrectomy for Gastric Cancer: A LargeScale Case-Control and Case-Matched Korean Multicenter
Study. J Clin Oncol, 32(7): 627-633.
Kitano S, Iso Y, Moriyama M et al (1994). Laparoscopyassisted Billroth I gastrectomy. Surg Laparosc Endosc, 4(2):
146-148.
Kitano S, Shiraishi N (2004). Current status of laparoscopic
gastrectomy for cancer in Japan. Surg Endosc, 18: 182–185.
Kitano S, Shiraishi N, Uyama I et al (2007). “A Multicenter
Study on Oncologic Outcome of Laparoscopic Gastrectomy
for Early Cancer in Japan”. Ann Surg, 245(1), pp. 68–72.
Kitano S, Yasuda K, Shiraishi N (2006). Laparoscopic surgical

resection for early gastric cancer. Eur J Gastroenterol Hepatol,
18(8): 855–861.
Lee JH, Lee CM, Son SY et al (2014). Laparoscopic versus
open gastrectomy for gastric cancer: Long-term oncologic
results. Surgery, 155: 154-164.
Lin JX, Huang CM, Zheng CH et al (2015). Surgical
Outcomes of 2041 Consecutive Laparoscopic Gastrectomy
Procedures for Gastric Cancer: A Large-Scale Case Control
Study. PLoS One, 10(2): e0114948.
Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng
(2001). Đặc điểm dịch tễ học ung thư dạ dày ở Việt Nam. Hội
thảo lần 2- trung tâm hợp tác nghiên cứu của tổ chức y tế thế
giới về ung thư dạ dày, Bệnh viện K, 1-6.
Wang Z, Chen JQ, Cao YF (2010). Systematic review of D2
lymphadenectomy versus D2 with para-aortic nodal
dissection for advanced gastric cancer. World J Gastroenterol,
16(9): 1138-1149.
Zou ZH, Zhao LY, Mou TY et al (2014). Laparoscopic vs open
D2 gastrectomy for locally advanced gastric cancer: A metaanalysis. World J Gastroenterol, 20(44):16750-16764.

Ngày nhận bài báo:

10/03/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/03/2016

Ngày bài báo được đăng:


25/03/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016



×