Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu mối liên hệ giữa hình dạng của khuyết gian lồi cầu đùi và diện bám đùi của dây chằng chéo trước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.91 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA HÌNH DẠNG CỦA KHUYẾT GIAN
LỒI CẦU ĐÙI VÀ DIỆN BÁM ĐÙI CỦA DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC
Hồ Sỹ Nam*, Lê Văn Thọ**, Đỗ Phước Hùng***

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Khuyết gian lồi cầu đùi là cấu trúc giải phẫu liên quan mật thiết với dây chằng chéo trước. Việc
hiểu rõ hình thái học của khuyết gian lồi cầu đùi giúp phẫu thuật viên xác định chính xác đường hầm lồi cầu đùi
trong mổ tái tạo dây chằng chéo trước.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, trên 100 xương đùi khô tại Bộ
môn Giải Phẫu Học - Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và 34 chi cắt cụt trên gối tại Bệnh viện Chợ
Rẫy. Đối với xương khô, ghi nhận hình dạng của khuyết gian lồi cầu. Còn với chi cắt cụt, bộc lộ dây chằng
chéo trước, diện bám DCCT ghi nhận theo vị trí giờ của KGLC, tâm diện bám đo đạc với các bờ ở mặt trong
lồi cầu ngoài.
Kết quả: Trên 100 xương đùi khô: 57 KGLC dạng A, 38 KGLC dạng U và 5 KGLC dạng W. Với 34 chi cắt
cụt: 19 KGLC dạng A, 12 KGLC dạng U và 3 KGLC dạng W. Tâm diện bám DCCT ở gối trái nằm vị trí từ 1h
đến 1h15 và tùy thuộc vào từng dạng của KGLC (p<0.05). Khoảng cách từ tâm diện bám đến bờ sau: 8,56 ±
1,28mm, 10,76 ± 0,51mm, 11,63 ± 0,66mm đối với KGLC dạng A, U và W.
Kết luận: Hình dạng của KGLC có thể là mốc giải phẫu tham khảo dùng để xác định vị trí chính xác hơn
diện bám DCCT trên lồi cầu đùi.
Từ khóa: khuyết gian lồi cầu đùi, diện bám dây chằng chéo trước

ABSTRACT
THE CORRELATION BETWEEN THE SHAPE OF FEMORAL INTERCONDYLAR NOTCH AND THE
NATIVE ANTERIOR CRUCIATE LIGAMENT FOOTPRINT
Ho Sy Nam, Le Van Tho, Do Phuoc Hung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 149-152
Introduction: The femoral intercondylar notch has been an anatomic site of interest as it houses the anterior


cruciate ligament (ACL). This improved knowledge of the morphology of the intercondylar notch may assist the
surgeon in placing the femoral tunnel in the proper location when performing anterior cruciate ligament
reconstruction.
Methods and Materials: Serial cases study. One hundred femoral bones from The Department of
Anatomy of the University of Medicine and Pharmacy at HCM City and thirty-four non-paired human cadaver
knees from Cho Ray Hospital were used. For all femoral bones, the shapes of intercondylar notch were recorded.
For the cadaver knees, all soft tissues around the knee were resected except the ACL, the femoral ACL footprints
were measured in terms of the o’clock positions. The centers of the bundles were also measured in a high–low and
a superficial-deep manner, referencing from the cente r of the posterior femoral condyle, and with respect to their
positions within a measurement grid defined in this study.
Results: Of the 100 notches evaluated: 57 ‘‘A-shaped,’’ 38 ‘‘U-shaped,’’ and 5 ‘‘W-shaped.’’ Of the 34
* Bệnh viện Sài Gòn ITO, ** Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM
*** Bộ môn Chấn thương chỉnh hình & PHCN TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Hồ Sỹ Nam
ĐT: 078536486
Email:

149

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

knees evaluated: 19 ‘‘A-shaped,’’ 12 ‘‘U shaped,’’ and 3 ‘‘W-shaped’. The center of the femoral ACL footprint
was described as 1:00 and 1:15 clock positions, respectively, as left knee. It depended on the shape of the
intercondylar notch. (p<0.05). The distance from the attachment center the femoral ACL footprint to the
posterior boder averaged 8.56 ± 1.28mm, 10.76 ± 0.51mm and 11.63 ± 0.66mm for the ‘‘A-shaped’’, ‘‘Ushaped’’ and ‘‘W-shaped’’, respectively.

Conclusion: For clinical relevance, the shape of the femoral intercondylar notch can be a predictor of native
ACL size prior to surgery.
Keywords: femoral intercondylar notch, anterior cruciate ligament footprint
sụn mặt trong lồi cầu ngoài, bờ trên lồi cầu
ĐẶT VẤN ĐỀ
ngoài, bờ dưới lồi cầu ngoài.
Tổn thương dây chằng chéo trước ở các vận
động viên rất thường gặp, mặc dù phần lớn các
báo cáo đều cho kết quả tốt sau tái tạo dây chằng
chéo trước một bó, vẫn có 10%-40% bệnh nhân
bị mất vững gối và không trở lại hoạt động được
như trước. Khuyết gian lồi cầu đùi là một cấu
trúc có mối liên quan chặt chẽ với dây chằng
chéo trước(3, 6). Tác giả Heming khuyến cáo tâm
ở vị trí 11h với khuyết gian lồi cầu hẹp và 10h
đối với khuyết gian lồi cầu rộng trong việc
khoan đường hầm lồi cầu đùi khi tái tạo dây
chằng chéo trước(2). Khuynh hướng hiện nay là
tái tạo theo đúng giải phẫu nên hiểu biết mối
liên hệ giải phẫu dây chằng chéo trước và
khuyết gian lồi cầu ở người Việt Nam sẽ giúp ích
nhiều cho kỹ thuật này.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Xương đùi khô tại Bộ môn Giải phẫu Đại học
Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Chân được cắt
từ 1/3 dưới đùi trở lên tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.

Phương pháp đo đạc trên xương khô
Xác định hình dạng của khuyết gian lồi cầu.
Phương pháp phẫu tích và đo đạc trên chi cắt cụt
Xác định hình dạng của khuyết gian lồi cầu
tương tự trên xương khô.
Xác định mặt đồng hồ trên khuyết gian
lồi cầu.
Cưa bỏ phần lồi cầu trong, đo khoảng cách
từ tâm điểm các diện bám đến các mốc trên lồi
cầu gồm: bờ sau lồi cầu ngoài xương đùi, bờ trên

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Hình 1: Đo khoảng cách tâm diện bám DCCT đến các
mốc trên lồi cầu

KẾT QUẢ
Trên xương khô
Trong 100 xương khô, chúng tôi ghi nhận
khuyết gian lồi cầu dạng chữ A chiếm ưu thế với
57 trường hợp, chiếm tỉ lệ 57%; tiếp theo sau là
dạng chữ U với 38 trường hợp, chiếm tỉ lệ 38%;
hiếm gặp nhất là dạng chữ W với 5 trường hợp,
chỉ chiếm 5%.
Trên chi cắt cụt
Bảng 1: Sự phân bố diện bám chung và tâm diện bám
DCCT theo từng dạng KGLC
Hình dạng
KGLC


A

U

W

Gối
Phải
Trái

Diện bám
Tâm
Diện bám
Tâm

10h30-11h45 10h-11h30 10h-11h20
11h±15m
10h30±16m 10h40±15m
12h15-1h30
12h30-2h
12h40-2h
1h ± 16m
1h20±15m 1h15±13m

150


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Bảng 2: Khoảng cách từ tâm diện bám chung đến các
mốc trên lồi cầu ngoài

A
8,56 ± 1,28
9,58 ± 0,65
6,85 ± 1,52
11,06 ± 2,17

dbs
dbd
dbts
dbt

U
10,76 ± 0,51
12,65 ± 0,81
9,04 ± 1,22
11,42 ± 1,34

W
11,63 ± 0,66
8,66 ± 0,5
6,53 ± 0,25
8,69 ± 0,62

Trong 34 gối được phẫu tích, khuyết gian
lồi cầu dạng chữ A chiếm ưu thế với 19 trường
hợp, chiếm tỉ lệ 55,88%; tiếp theo sau là dạng
chữ U với 12 trường hợp, chiếm tỉ lệ 35,29%;

Nghiên cứu Y học


hiếm gặp nhất là dạng chữ W với 3 trường
hợp, chỉ chiếm 8,82%.

BÀN LUẬN
Hình dạng khuyết gian lồi cầu đùi
Chúng tôi ghi nhận khuyết gian lồi cầu dạng
chữ A chiếm ưu thế với trên 50% trường hợp,
tiếp theo là dạng chữ U và hiếm gặp nhất là
dạng chữ W. Tác giả Van Eck và cộng sự nghiên
cứu trên 102 gối cũng cho kết quả tương tự với
dạng chữ A chiếm đa số 54%, dạng chữ U chiếm
41%, ít nhất là dạng W chỉ có 5%(3,5).

Bảng 3: Sự phân bố diện bám dây chằng chéo trước theo vị trí giờ của khuyết gian lồi cầu
DCCT
Gối
(1)

Edwards

(4)

Heming

Chúng tôi

Diện bám chung

Diện bám
Tâm

Diện bám
Tâm
Diện bám
Tâm

10h14-11h23
10h49
10h-11h30
10h45±28m

Nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Heming

Bó trước trong

Bó sau ngoài

10h - 11h30
10h30±30m

9h - 10h30
10h±18m

10h45-11h30
11h ± 30m

10h-10h45
10h30±18m

KẾT LUẬN


về sự phân bố theo vị trí giờ của diện bám DCCT

Các dạng khuyết gian lồi cầu của người Việt Nam

khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,65).

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận khuyết
gian lồi cầu dạng chữ A chiếm đa số; tiếp theo
sau là dạng chữ U và hiếm gặp nhất là dạng
chữ W.

Trong khi đó tâm từng bó nằm vị trí gần 11h
hơn so với tác giả Edwads, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,01). Theo tác giả Edwards
và cộng sự(1) thì vị trí 3h - 9h song song với trục
mỏm trên 2 lồi cầu và mặt đồng hồ vuông góc
với trục xương đùi, do đó kết quả đo đạc được
có khác biệt so với kết quả của chúng tôi.
Bảng 4: Mối liên hệ của diện bám chung của dây
chằng chéo trước với từng dạng của khuyết gian lồi cầu
dbs
dbd
dbts
dbt

A
8,56 ± 1,28
9,58 ± 0,65
6,85 ± 1,52
11,06 ± 2,17


U
10,76 ± 0,51
12,65 ± 0,81
9,04 ± 1,22
11,42 ± 1,34

W
11,63 ± 0,66
8,66 ± 0,5
6,53 ± 0,25
8,69 ± 0,62

Qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự
khác biệt rõ nhất thể hiện ở khuyết gian lồi cầu
dạng chữ A, vốn được coi là dạng khuyết gian
lồi cầu hẹp, tâm diện bám chung nằm gần bờ
sau và bờ dưới mặt trong lồi cầu ngoài hơn 2
dạng còn lại.

151

Mối liên hệ giữa hình dạng của khuyết gian lồi
cầu đùi và diện bám đùi của dây chằng chéo trước
Qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự
khác biệt rõ nhất thể hiện ở khuyết gian lồi cầu
dạng chữ A, vốn được coi là dạng khuyết gian
lồi cầu hẹp, tâm diện bám chung, bó trước
trong và bó sau ngoài nằm gần bờ sau và bờ
dưới mặt trong lồi cầu ngoài hơn 2 dạng còn

lại. Phương sai của các biến số đo đạc nhỏ nên
có giá trị tin cậy. Do đó chúng ta có thể dựa
vào đó áp dụng xác định diện bám chính xác
hơn trong phẫu thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Azzam MG, Pietrini SD, Westerhaus BD, Anderson CJ, et
al (2011), Inter-and intraobserver reliability of the clock
face representation as used to describe the femoral
intercondylar notch. Knee Surgery, Sports Traumatology,
Arthroscopy, 19(8): p. 1265-1270.

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Nghiên cứu Y học
2.

3.

4.

5.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

Luzo MVM, da Silveira Franciozi CE, Rezende FC, et al
(2016), Anterior cruciate ligament-updating article. Revista

Brasileira de Ortopedia, 51(4): p. 385-395.
Mall NA, Lee AS, Cole JB, et al (2013), The functional and
surgical anatomy of the anterior cruciate ligament.
Operative Techniques in Sports Medicine, 21(1): p. 2-9.
Piefer JW, Pflugner TR, Hwang MD, Lubowitz JH (2012),
Anterior cruciate ligament femoral footprint anatomy:
systematic review of the 21st century literature.
Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic & Related Surgery,
28(6): p. 872-881.
Vieira RB, de Pinho Tavares LA, Pace Lasmar RC, da
Cunha FA, et al (2014), Radiological analysis on femoral

Chuyên Đề Ngoại Khoa

6.

tunnel positioning between isometric and anatomical
reconstructions of the anterior cruciate ligament. Revista
Brasileira de Ortopedia (English Edition), 49(2): p. 160-166.
Ziegler CG, et al (2011), Arthroscopically pertinent
landmarks for tunnel positioning in single-bundle and
double-bundle anterior cruciate ligament reconstructions.
The American journal of sports medicine, 39(4): p. 743-752.

Ngày nhận bài báo:

08/11/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:


10/12/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019

152



×