Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Năng lực tự định hướng học tập của sinh viên cử nhân điều dưỡng và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.53 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

NĂNG LỰC TỰ ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CỬ NHÂN
ĐIỀU DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nguyễn Thị Ngọc Phương*, An Thị Trà My*, Phan Thị Thu Hường*, Lâm Lệ Trinh*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá năng lực tự định hướng học tập (TĐHHT) của sinh viên năm nhất cử nhân điều dưỡng
và các yếu tố liên quan.
Phương pháp: Là một nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, khảo sát 191 sinh viên Cử nhân điều dưỡng
năm nhất qua việc hoàn thành bộ câu hỏi tự điền. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc điểm của sinh viên
và năng lực TĐHHT, phép kiểm T độc lập và ANOVA và phép kiểm Pearson’s Correlation được sử dụng để tìm
mối liên hệ giữa đặc điểm sinh viên, các yếu tố liên quan đến năng lực TĐHHT của sinh viên.
Kết quả: Năng lực TĐHHT của sinh viên điều dưỡng chưa cao(M=3,63; SD=0.37). Có mối liên hệ giữa
năng lực TĐHHT với thời gian tự học của sinh viên (F=5,893; p=0,003). Đồng thời có sự tương quan thuận giữa
năng lực TĐHHT với mục tiêu học tập rõ ràng, sự độc lập trong học tập, phương pháp giảng dạy tốt, sự đánh giá
đúng kết quả học tập và nguồn tài liệu học tập).
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy năng lực TĐHHT của sinh viên điều dưỡng chưa đạt ở mức độ cao, có mối
tương quan giữa năng lực TĐHHT với thời gian tự học của sinh viên, mục tiêu học tập rõ ràng, sự độc lập trong
học tập, phương pháp giảng dạy tốt, sự đánh giá đúng kết quả học tập và nguồn tài liệu học tập đầy đủ.
Từ khóa: Tự định hướng học tập, điều dưỡng, yếu tố liên quan

ABSTRACT
SELF-DIRECTED LEARNING READINESS AMONG THE UNDERGRADUATED NURSING
STUDENTS AND RELATED FACTORS
Nguyen Thi Ngoc Phuong, An Thi Tra My, Phan Thi Thu Huong, Lam Le Trinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 24 - 28
Objectives: Aim of this study was to identify self-directed learning readiness (SDLR) among
undergraduated nursing students and related factors.


Methods: Using the cross-sectional correlation descriptive study design, this study examined 191 first year
nursing students, including nursing, midwifery and anaesthesia by self-reporting questionnaire. The
independent-t test, ANOVA and Pearson’s Correlation were used to identify the relationships between
demographic data, related factors and SDLR among undergraduated nursing students
Results: The finding showed the level of SDLR among undergraduated nursing students was not high
(M=3.63; SD=0.37). There are relationships between the level of SDLR and the quantity of self-study hours
(F=5,893; p=0,003). Moreover, positive relationships between SDLR and clear learning objectives, independence
in study, good teaching, assessment methods and learning resources were found.
Conclusions: The result showed that SDLR among the first year of undergraduated nursing students was
not high and there are the relationships between SDLR and clear learning objectives, independence in study, good
teaching, assessment methods and learning resources.
Keywords: Self- directed learning, nursing students, related factors
* Bộ môn Điều dưỡng - Đại học Y dược Tp.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Phương
ĐT: 0908398644

24

Email:

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đổi mới giáo dục đào tạo đang là xu thế
mang tính toàn cầu và Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu thế đó. Thực trạng đào tạo đại học
cho thấy các giảng viên chỉ chú trọng đến truyền
đạt kiến thức mà không quan tâm đến rèn luyện

các kỹ năng hỗ trợ học tập. Nghị quyết số
14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ
về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học
Việt nam giai đoạn 2006 – 2020 đã đưa ra giải
pháp đổi mới là triển khai đổi mới phương pháp
đào tạo theo tiêu chí trang bị cách học, phát huy
tính chủ động của người học(5).
Năng lực tự định hướng học tập (TĐHHT) là
thành phần thiết yếu trong phương pháp giảng
dạy tích cực – lấy sinh viên làm trung tâm và
cũng là một phần rất quan trọng trong việc học
tập suốt đời của sinh viên điều dưỡng như một
nhu cầu trong suốt cuộc đời hành nghề điều
dưỡng để đảm bảo và nâng cao chất lượng chăm
sóc. Tự định hướng học tập là phương pháp
giảng dạy được sử dụng cho người lớn, được
định nghĩa là “một quá trình mà trong đó mỗi cá
nhân phát huy sáng kiến, có sự hỗ trợ hoặc
không có sự hỗ trợ của người khác để xác định
các nhu cầu học tập, mục tiêu học tập, xác định
các nguồn lực học tập, lựa chọn thực hiện các
chiến lược học tập, và lượng giá kết quả học
tập”(4). Nghiên cứu của Mei- Hui-Huang cho
thấy rằng “mục tiêu đạt được của sinh viên và
nhận thức của họ về môi trường học tập liên
quan lớn đến sự lựa chọn phương pháp học tập
và tự định hướng học tập” (2). Murray Fisher,
Jennifer King and Grace Tague đã phát triển
thang đo để đánh giá năng lực tự định hướng
học tập của sinh viên điều dưỡng, “thang đo này

sẽ hỗ trợ giảng viên điều dưỡng xác định các
nhu cầu học tập của sinh viên để thực hiện các
chiến lược giảng dạy phù hợp nhất với sinh
viên”(1). Năng lực này sẽ hỗ trợ sinh viên trong
giai đoạn chuyển tiếp sang học phần chuyên
ngành được xem là mới lạ và nhiều thách thức
đối với sinh viên điều dưỡng.

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Nghiên cứu Y học

Thông qua nghiên cứu này chúng tôi đánh
giá năng lực tự định hướng học tập của sinh viên
điều dưỡng và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Kết
quả của nghiên cứu này cung cấp bằng chứng
cho người giảng dạy về sự sẵn sàng của sinh
viên trong việc học tập tích cực, từ đó giảng viên
lựa chọn phuơng pháp giảng dạy đạt hiệu quả
tốt nhất.

Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định năng lực tự định hướng học tập
của sinh viên điều dưỡng.
- Xác định các yếu tố liên quan đến năng lực
tự định hướng học tập của sinh viên điều dưỡng.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Cử nhân điều dưỡng năm nhất ngành điều

dưỡng bao gồm điều dưỡng đa khoa, hộ sinh và
gây mê.

Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả có phân tích.

Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện.

Cỡ mẫu
191 sinh viên.

Thời gian thu thập số liệu
tháng 10 năm 2014.

Công cụ nghiên cứu
Bộ câu hỏi tự điền gồm 3 phần
Phần 1: đặc điểm của sinh viên tham gia
nghiên cứu (7 câu).
Phần 2: bảng câu hỏi đo lường năng lực tự
định hướng học tập (31 câu). Độ tin cậy
Cronbach’s alpha của bảng câu hỏi là 0.86.
Phần 3: các yếu tố liên quan (29 câu). Độ tin
cậy Cronbach’s alpha của bộ câu hỏi là 0.87.

Quy trình thu thập số liệu
Nghiên cứu viên liên lạc và sắp xếp lịch
hẹn lấy số liệu với các cán bộ các lớp cử nhân
điều dưỡng đa khoa, cử nhân điều dưỡng nữ


25


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

hộ sinh và cử nhân điều dưỡng gây mê hồi sức
khóa học 2014 – 2018. Sau khi giải thích mục
đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu đồng ý
tham gia nghiên cứu được yêu cầu tự điền vào
bảng câu hỏi.

Xử lý và phân tích số liệu
Tất cả dữ liệu sẽ được nhập, làm sạch và
phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Thống kê
mô tả như tần số và tỉ lệ phần trăm được sử
dụng mô tả cho các biến số về đặc điểm của sinh
viên tham gia nghiên cứu và năng lực TĐHHT.
Bên cạnh đó, phép kiểm t, ANOVA phép kiểm
Pearson’s Correlation được sử dụng để tìm mối
liên hệ giữa đặc điểm sinh viên, các yếu tố liên
quan đến năng lực TĐHHT của sinh viên.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm của sinh viên tham gia nghiên
cứu
Đa số sinh viên điều dưỡng chọn học ngành
điều dưỡng đa khoa với tỉ lệ cao nhất là 45,5%,
và hầu hết là nữ, chiếm tỉ lệ 94,2%. Sinh viên ở

lứa tuổi khá đồng đều, hầu hết là 18 tuổi (75,4%),
và có hộ khẩu thường trú là ở ngoài thành phố
Hồ Chí Minh. Sinh viên xếp loại tốt nghiệp phổ
thông từ trung bình khá trở lên, có khoảng 57,6%
sinh viên tốt nghiệp loại khá và 17,3% loại giỏi.
Hơn 50% các em có thời gian tự học trên 3 tiếng
một ngày. Đặc biệt hầu hết các sinh viên đều
không có việc làm thêm.

Năng lực tự định hướng học tập của sinh
viên điều dưỡng
Bảng 1- Năng lực tự định hướng học tập của sinh
viên điều dưỡng (SDLR)
STT
1
2
3
4

Biến số

Giá trị trung
Quy đổi
bình Mean sang thang
(SD)
điểm 5
33,83 (4,56) 3,38 (0,45)
34,76 (3,65) 3,86 (0,07)
44,09 (5,46) 3,67 (0,45)


Khả năng tự quản
Mong muốn học tập
Khả năng tự kiểm soát
Năng lực tự định hướng
112,68 (11,59) 3,63 (0,37)
học tập chung

Bảng 1 cho thấy năng lực TĐHHT của sinh
viên điều dưỡng được đánh giá qua khả năng tự

26

quản, mong muốn học tập và khả năng tự kiểm
soát. Để đạt được năng lực này điểm số khi được
quy đổi sang thang điểm 5 phải đạt từ 4 trở lên.
Năng lực TĐHHT chung khi được quy đổi sang
thang điểm 5 cho kết quả là 3,6 có nghĩa là sinh
viên điều dưỡng nhìn chung vẫn chưa đạt được
năng lực này. Trong đó chỉ có 16,2% sinh viên
đạt được năng lực này, 83,8% chưa sẵn sàng cho
việc tự học. Kết quả này có xu hướng giống với
kết quả nghiên cứu của Safavi (2010) nhưng tỉ lệ
phần trăm số lượng sinh viên có năng lực này
thấp hơn nhiều so với sinh viên Iran được khảo
sát trong nghiên cứu của Safavi (2010)(7). Điều
này có thể lý giải là do đây là sinh viên mới vừa
nhập học ngành điều dưỡng, còn ảnh hưởng
nhiều bởi phong cách giảng dạy của phổ thông
với cách dạy một chiều là chủ yếu. Tuy nhiên,
khi so sánh với nghiên cứu của Premkumar

(2013)(6), trên cùng dân số là sinh viên mới nhập
học ngành chăm sóc sức khỏe, năng lực này vẫn
thấp hơn. Nguyên nhân có thể do môi trường
học tập ở các nước phát triển đã tạo điều kiện
cho học sinh rèn luyện năng lực này từ giai đoạn
phổ thông.
Khảo sát ba yếu tố đánh giá năng lực
TĐHHT của sinh viên, kết quả cho thấy điểm
trung bình của ba yếu tố này ở mức tương
đương nhau, trong đó mong muốn học tập đạt
số điểm cao nhất (M = 3,86) và khả năng tự quản
là thấp nhất (M=3,38). Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Soliman (2015) khi khảo sát sinh
viên y khoa Saudi năm thứ 1(8). Kết quả này cho
thấy rằng mặc dù với mong muốn học tập cao
nhưng hai kỹ năng tự quản và tự kiểm soát của
sinh viên còn khá thấp để đạt được năng lực tự
định hướng học tập khi chuyển tiếp từ giai đoạn
trung học sang đại học.

Xác định các yếu tố liên quan đến năng lực
tự định hướng học tập của sinh viên điều
dưỡng
Trong nghiên cứu này khảo sát trên đối
tượng là sinh viên chính quy nên sự khác biệt về
tuổi tác không nhiều (18-22) với độ tuổi 18 chiếm

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
75,4% nên không thấy mối liên quan trong kết
quả. Tương tự, với biến giới tính, do đặc thù của
ngành điều dưỡng, nữ chiếm tỉ lệ gần như tuyệt
đối 94,2% nên không thấy rõ sự khác biệt.
Bảng 2- Mối liên quan giữa các đặc điểm của sinh
viên và năng lực tự định hướng học tập
STT

1

2

3

4

5

6

Đặc điểm
Điều dưỡng
đa khoa
Ngành học
Gây mê
Hộ sinh
Nam
Giới tính
Nữ

18
Tuổi
19
20 trở lên
Giỏi
Xếp loại
Khá
TNPT
TB khá
1-3
tiếng
Thời gian tự
học trong
3-6 tiếng
ngày
Trên 6 tiếng

Việc làm
thêm
Không

SDLR TB
(ĐLC)

t/F

p

111,0 (10,6)
115,2 (9,7)

113,4 (13,4)
116,9 (15,6)
112,4 (11,3)
112,3 (12,2)
114,4 (9,3)
110,8 (11,0)
112,8 (11,3)
113,2 (11,2)
111,3 (12,8)
109,1 (10,4)
114,2 (11,1)
117,0 (10,1)
115,2 (16,9)
112,5 (11,3)

1,892 0,154

2,465 0,213

0,631 0,533

0,449 0,639

5,893 0,003

0,706 0,481

Bảng 2 đồng thời chỉ ra rằng chỉ có sự khác
nhau về thời gian tự học trong ngày của các sinh
viên liên quan tới năng lực tự định hướng học

tập có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sinh viên điều

Nghiên cứu Y học

dưỡng dành trên 6 tiếng tự học trong ngày có
khả năng tự định hướng học tập cao hơn
(F=5,893; p=0,003).
Kết quả cũng cho thấy sinh viên điều dưỡng
dành trên 6 giờ tự học trong ngày có khả năng
TĐHHT cao hơn nhóm khác. Điều này cho thấy
sinh viên có năng lực TĐHHT dành nhiều thời
gian để tự học, có nghĩa là theo tác giả Nguyễn
Thị Cẩm Vân sinh viên tự giác hơn trong việc
học tập của mình. Nghiên cứu cho thấy đa số các
sinh viên điều dưỡng không có việc làm thêm
ngoài giờ học (94.8%) nên sinh viên có thể có
nhiều thời gian hơn cho việc tự học. Tuy nhiên
chỉ có 11,5 % sinh viên dành hơn 6 giờ / ngày cho
việc học. Điều này có thể giải thích lý do năng
lực TĐHHT của sinh viên điều dưỡng lại không
đạt mức cao.
Bảng 3 cho biết trong 6 yếu tố liên quan đến
năng lực TĐHHT của sinh viên điều dưỡng, chỉ
có khối lượng học tập là không có mối tương
quan có ý nghĩa thống kê. Những yếu tố còn lại
bao gồm mục tiêu học tập rõ ràng , sự độc lập,
phương pháp giảng dạy tốt, sự đánh giá đúng và
tài liệu học tập có tương quan thuận với năng lực
tự định hướng học tập (p<0,05).


Bảng 3- Mối liên hệ giữa năng lực tự định hướng học tập của sinh viên và các yếu tố liên quan

Năng lực
TĐHHT

Mục tiêu học tập
r (p)

Sự độc lập
r (p)

PP Giảng dạy
r (p)

Khối lượng học tập
r (p)

Sự đánh giá
R (p)

Tài liệu học tập
r (p)

0,43 (0,000)

0,25 (0,001)

0,34 (0,000)

0,12 (0,099)


0,19 (0,008)

0,147 (0,042)

Kết quả trên cho thấy sinh viên có thể phát
triển năng lực TĐHHT khi hiểu rõ mục tiêu, yêu
cầu học tập. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Huang (2008)(2). Ngoài ra sinh viên
muốn được độc lập trong học tập thông qua việc
chủ động lựa chọn phương pháp học tập.
Phương pháp giảng dạy tốt liên quan tích cực
đến năng lực TĐHHT của sinh viên thông qua
việc khuyến khích sinh viên đạt kết quả tốt,
giảng viên chuẩn bị bài tốt, đưa ra những góp ý
hữu ích và giải thích rõ ràng cho sinh viên. Kết
quả của nghiên cứu cũng cho thấy đánh giá
đúng kết quả học tập của sinh viên và tài liệu

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

học tập phong phú có liên quan đến năng lực
TĐHHT. Trong giai đoạn tới khi ĐHYD thành
phố Hồ Chí Minh chuyển sang đào tạo theo hệ
thống tín chỉ sẽ tạo điều kiện cho sinh viên có cơ
hội lựa chọn học tập phù hợp với nhu cầu, điều
kiện và khả năng của mỗi cá nhân. Muốn có
được sự lựa chọn đúng sinh viên cần có năng lực
tự định hướng học tập cao để đạt được mục tiêu
học tập mà không cảm thấy quá sức hay căng

thẳng quá mức. Các giảng viên phải có trách
nhiệm phát triển năng lực này thông qua việc
xây dựng môi trường học tập phù hợp giúp sinh
viên xác định điều cần học, có hướng dẫn cụ thể

27


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

cho các nhiệm vụ học tập, hỗ trợ sinh viên khi
cần thiết, khuyến khích nghiên cứu khoa học…

KẾT LUẬN
Nghiên cứu cho thấy năng lực TĐHHT của
sinh viên điều dưỡng chưa đạt ở mức độ cao.
Nghiên cứu cũng tìm thấy mối tương quan giữa
năng lực TĐHHT với thời gian tự học của sinh
viên, mục tiêu học tập rõ ràng, sự độc lập trong
học tập, phương pháp giảng dạy tốt, sự đánh giá
đúng kết quả học tập và nguồn tài liệu học tập
đầy đủ.
Năng lực TĐHHT cần được chú trọng phát
triển ngay ở giai đoạn khi sinh viên bắt đầu
tham gia học tập tại trường để thông qua các
hoạt động học tập sinh viên có thời gian củng
cố và phát triển năng lực nhằm hướng tới học
tập suốt đời. Tuy năng lực TĐHHT của sinh

viên điều dưỡng vẫn chưa đạt ở mức độ cao
nhưng môi trường học tập tốt với mục tiêu
học tập rõ ràng, cơ hội học tập độc lập,
phương pháp giảng dạy tốt, sự đánh giá đúng
kết quả học tập và nguồn tài liệu học tập đầy
đủ sẽ tác động tích cực đến năng lực TĐHHT
của sinh viên điều dưỡng.

KIẾN NGHỊ
Dựa trên kết quả nghiên cứu chúng tôi xin có
một số kiến nghị sau
Giảng viên cần định hướng môn học rõ ràng
ngay trong buổi học đầu tiên thông qua đề
cương chi tiết môn học. Trong đó có mô tả về
môn học, mục tiêu cần đạt, các hoạt động học
tập, cách lượng giá.
Áp dụng các mô hình làm tăng năng lực
TĐHHT của sinh viên điều dưỡng trong quá
trình học tập thông qua việc tác động vào mục
tiêu học tập, sự độc lập trong học tập, phương
pháp giảng dạy tốt, sự đánh giá đúng kết quả
học tập và tài liệu học tập phong phú.

28

Tổ chức những khóa học hướng dẫn sinh
viên về năng lực TĐHHT khi sinh viên mới
vào trường.
Cần có những nghiên cứu xa hơn như đánh
giá năng lực TĐHHT của sinh viên Điều dưỡng

trong giai đoạn học chuyên ngành (năm thứ 3 và
năm cuối khóa) và sau khi ra trường để có thể
làm cơ sở cho những cải tiến trong phương pháp
dạy- học mới nhằm hướng sinh viên đến việc
học chủ động và học suốt đời.
Sử dụng kết quả của các nghiên cứu về năng
lực TĐHHT của sinh viên điều dưỡng như là dữ
liệu để phát triển chương trình đào tạo điều
dưỡng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.
5.

6.

7.

8.

Fisher M, King J and Tague G. (2001). “Development of a selfdirected learning readiness scale for nursing education”. Nurse
Education Today, 21: 516-525.
Huang M (2008). Factors Influencing Self-directed Learning.
Readiness amongst Taiwanese Nursing Students. PhD
dissertation, Queensland University of Technology.

Knowles MS (1990). The adult learner a neglected species. Gulf
Publishing Company, Houston, TX.
Long HB (1990). Learner Managed Learning. Kegan Page,
London.
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/ 11/ 2005 của Chính
phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt nam
giai đoạn 2006 – 2020.
Premkumar K, Palwa P, Banerjee A, Baptiste K, Bhatt H, Lim
H (2013). “Changes in Self-Directed Learning Readiness in Dental
Students: A Mixed-Methods Study”. Journal of Dental
Education, 78( 6): 934-943.
Safavi M, Schooshtarizadeh SH, Mahmoodi M,
Yarmohammadian M (2010). “Self-directed learning readiness
and learning styles among nursing students of Isfahan University of
Medical Sciences”. Iranian Journal of Medical Education, 10(1):
27-35.
Soliman M, Al-Shaikh G. (2015). “Readiness for self-directed
learning among First Year Saudi Medical students: A descriptive
study”. Pakistan Journal of Medical Sciences, 31(4): 799-802.

Ngày nhận bài báo:

04/8/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

31/8/2016

Ngày bài báo được đăng:


05/10/2016

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học



×