Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tác dụng dự phòng rối loạn lipid máu của cao lá Sen – Hà thủ ô đỏ (Folium nelumbinis – Radix polygoni multiflori) trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.95 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

TÁC DỤNG DỰ PHÒNG RỐI LOẠN LIPID MÁU
CỦA CAO LÁ SEN – HÀ THỦ Ô ĐỎ (FOLIUM NELUMBINIS – RADIX
POLYGONI MULTIFLORI) TRÊN THỰC NGHIỆM
Huỳnh Thị Mỹ Hiền*, Lê Thị Lan Phương*, Nguyễn Thị Sơn*, Nguyễn Phương Dung*

TÓM TẮT
Mở đầu: Rối loạn lipid máu là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch (XVĐM) và gây tăng tỷ lệ tử
vong do bệnh lý tim mạch. Phòng ngừa và điều trị rối loạn lipid máu trở thành mối quan tâm hàng đầu. Lá Sen
(LS) và Hà thủ ô đỏ (HTO) là những dược liệu có sẵn trong nước và đã được kết hợp sử dụng trên lâm sàng điều
trị rối loạn lipid máu. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả điều hòa lipid máu của việc kết hợp lá
Sen và Hà thủ ô đỏ. Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp các bằng chứng khoa học cho việc ứng
dụng kết hợp lá Sen và Hà thủ ô đỏ trong phòng ngừa rối loạn lipid máu trên mô hình thực nghiệm.
Mục tiêu: Khảo sát độc tính cấp của cao chiết nước lá Sen, cao chiết nước Hà thủ ô. Xác định tỷ lệ kết hợp
cao lá Sen, cao Hà thủ ô đỏ có tác dụng dự phòng rối loạn lipid máu. Đánh giá tác dụng dự phòng rối loạn lipid
máu của cao lá Sen – Hà thủ ô đỏ trên thực nghiệm.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng đực và cái, chủng Swiss albino, trọng lượng 20
± 2 g, mua tại Viện Pasteur TP. HCM. Nghiên cứu thực nghiệm có nhóm chứng trên hai mô hình: rối loạn lipid
máu nội sinh (bằng tiêm phúc mô tyloxapol 500 mg/kg, 5%) và rối loạn lipid máu ngoại sinh (bằng uống
cholesterol 25 mg/kg).
Kết quả: Dmax của cao lá Sen là 11,818 g cao/kg chuột. Liều Dmax của cao Hà thủ ô là 6,09 g cao/kg chuột.
Trên mô hình rối loạn lipid máu nội sinh, kết hợp LS-HTO tỷ lệ 2-1 liều LS 0,8 g – HTO 0,4 g giảm cholesterol
toàn phần 23,21%, giảm 25,49% triglycerid, giảm LDL-C 43,43% nhưng chưa thể hiện tác dụng lên HDL-C.
Trên mô hình rối loạn lipid máu ngoại sinh, kết hợp LS-HTO tỷ lệ 2-1 liều LS 0,8 g – HTO 0,4 giảm cholesterol
toàn phần 49,20%, giảm LDL-C 46,47%, tuy nhiên chưa thể hiện tác dụng trên TG và HDL-C.
Kết luận: Kết hợp cao lá Sen – Hà thủ ô với tỷ lệ 2-1 có hiệu quả phòng ngừa rối loạn lipid máu tốt hơn tỷ lệ
1-1 và 1-2. Cao lá Sen – Hà thủ ô đỏ có tác dụng dự phòng rối loạn lipid máu trên thực nghiệm.
Từ khóa: Lá sen, Hà thủ ô đỏ, dự phòng rối loạn lipid máu.



ABSTRACT
PREVENTING EFFECT OF THE EXTRACT COMBINED FROM FOLIUM NELUMBINIS AND RADIX
POLYGONI MULTIFLORI ON EXPERIMENTAL DYSLIPIDEMIA MICE MODELS
Huynh Thi My Hien, Le Thi Lan Phuong, Nguyen Thi Son, Nguyen Phuong Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 6 - 2016: 11 - 18

Background: Dyslipidemia is a major cause of atherosclerosis and increasing mortality due to
cardiovascular disease. Prevention and treatment of dyslipidemia has become an essential concern. Folium
Nelumbinis (lotus leaf) and Radix Polygoni multiflora (Fo-ti root) are available domestic herb and have been
combined in dyslipidemia treatment. However, no study has demonstrated preventing effect of Folium
Nelumbinis and Radix Polygoni multiflori combination on experimental dyslipidemia models. This research is
conducted to provide scientific evidences of Folium nelumbinis and Polygonum multiflorum combination in
dyslipidemia treatment.
* Khoa Y Học Cổ Truyền
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Huỳnh Thị Mỹ Hiền

ĐT: 01682089687

Email:

11


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Aims of study: Survey the acute toxicity of aqueous Folium Nelumbinis extract and aqueous Radix
Polygoni multiflori extract. Identify the combination doses (combined ratio) of Folium Nelumbinis and Radix

Polygoni multiflori which regulates experimental dyslipidemia. Evaluate prevention effectiveness of Folium
Nelumbinis and Radix Polygoni multiflori combined extract in hyperlipidemic mice.

Methods: Male and female mice, Swiss albino strain, weight 20 ± 2 g, purchased at the Pasteur Institute,
HCM city. Experimental study was conducted with control group on two models: Endogenous dyslipidemia (by
tyloxapol, i.p., 500 mg/kg, 5%) and exogenous dyslipidemia (by cholesterol 25 mg/kg, p.o.).
Results: Dmax of Folium Nelumbinis extract is 11.818 g/kg. Dmax of Polygonum multiflorum is 6.09 g/kg.
On the model of endogenous dyslipidemia, Folium Nelumbinis and Radix Polygoni multiflori combination (2-1
ratio) with dose 0.8 g Folium nelumbinis - 0.4 g Polygonum multiflorum decreased 23.21% total cholesterol,
25.49% triglyceride and 43.43% LDL-C. On the model of exogenous dyslipidemia, Folium Nelumbinis and Radix
Polygoni multiflori combination (2-1 ratio) with dose 0.8 g Folium nelumbinis - 0.4 g Radix Polygoni multiflori
reduced 49.20% total cholesterol and 46.67% LDL-C.

Conclusion: Combining Folium Nelumbinis and Radix Polygoni multiflori with 2-1 ratio is optimal for the
prevention of dyslipidemia. Folium Nelumbinis and Radix Polygoni multiflori extract has the preventive effect on
experimental dyslipidemia models.
Key words: Folium Nelumbinis, Radix Polygoni multiflori, the preventive effect on experimental
dyslipidemia models.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu là yếu tố thuận lợi gây
nhiều bệnh lý tim mạch do xơ vữa động mạch
(XVĐM). Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở bệnh
nhân XVĐM là 45%, trong đó bệnh mạch vành
chiếm 32% và tai biến mạch máu não chiếm
18%(6). Do đó phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị
rối loạn lipid máu trở thành một trong những
mối quan tâm hàng đầu của các nước. Đến hiện
nay, rất nhiều thuốc điều trị rối loạn lipid máu
được sử dụng, việc tìm kiếm các thuốc điều trị

rối loạn lipid máu hiệu quả, an toàn và ít tác
dụng phụ trở thành yêu cầu hết sức bức thiết
Nhiều bài thuốc và vị thuốc từ thiên nhiên
đã được chứng minh là có tác dụng điều hòa
lipid máu như Ngưu tất, Qua lâu, Hà thủ ô đỏ,
Bán hạ, lá Sen,... Trong đó lá Sen (LS) có tác dụng
chống oxy hóa, cải thiện chức năng thận, kháng
viêm, kháng sinh, giúp giảm cân, điều trị béo phì
và đặc biệt là điều trị rối loạn lipid máu, nhờ vào
cơ chế giảm tổng hợp cholesterol, ức chế hoạt
động của men tổng hợp acid béo (FAS), acetylCoA carboxylase và HMG-CoA reductase làm
giảm cholesterol toàn phần (TC), triglycerid

12

(TG), lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL-C) và tăng
lipoprotein tỉ trọng cao (HDL-C) trong máu(8).
Bên cạnh đó, Hà thủ ô (HTO) cũng là một trong
những thuốc được sử dụng thông dụng nhất
trong YHCT, thông qua cơ chế ức chế tổng hợp
cholesterol, tăng hoạt động của lipoprotein
lipase (LPL) và tăng bắt giữ các lipoprotein tỉ
trọng thấp, tăng sự biểu hiện gen của thụ thể
lipoprotein mật độ thấp (LDLR) từ đó làm giảm
nồng độ TC rõ cũng như làm giảm LDL-C trong
máu. Trong thực tế lâm sàng, nhiều thầy thuốc
đã kết hợp lá Sen và Hà thủ ô trong điều trị rối
loạn lipid máu, tuy nhiên chưa có nghiên cứu
chứng minh hiệu quả điều hòa lipid máu của
việc kết hợp 2 dược liệu trên. Đề tài này được

thực hiện nhằm tìm hiểu tác dụng điều hòa lipid
máu khi phối hợp lá Sen và Hà thủ ô đỏ trên mô
hình thực nghiệm.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Nguyên liệu nghiên cứu
Các dược liệu lá Sen (Folium Nelumbinis) và
Hà thủ ô đỏ (Radix Polygoni multiflori) cung cấp
bởi cửa hàng dược liệu Dũ Hưng, quận 5,
TP.HCM. Dược liệu đạt tiêu chuẩn cơ sở.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
Cao lá Sen (LS), cao Hà thủ ô đỏ (HTO) được
bào chế bằng cách sắc 2 lần với nước, lọc dịch
chiết đem cô để được cao. Cao lá Sen có hiệu
suất chiết 16,34%, độ ẩm 12,94%, độ tro 5,31%.
Cao Hà thủ ô có hiệu suất chiết 16,99%, độ ẩm
15,54%, độ tro 4,15%. Định tính bằng sắc ký lớp
mỏng của cao lá Sen, cao Hà thủ ô cho các vết có
màu sắc và Rf tương tự với mẫu đối chiếu lá Sen,
Hà thủ ô.

Nghiên cứu Y học
Xác định tỷ lệ kết hợp của cao lá Sen, cao Hà
thủ ô đỏ có tác dụng dự phòng rối loạn lipid
máu trên mô hình rối loạn lipid máu nội sinh
bằng tyloxapol (Triton WR – 1339).
Chuột thử nghiệm sau khi nuôi ổn định 1
tuần được chia ngẫu nhiên thành 8 lô (mỗi lô 6

chuột).
Lô chứng, lô bệnh: uống nước cất.

Phương tiện

Lô atorvastatin (lô
atorvastatin 10 mg/kg.

Hóa chất
Cholesterol – Sigma, tyloxapol (triton WR1339) – Sigma, cholic acid – Sigma.

Lô lá Sen (LS): Uống lá Sen với liều 1,2 g
dược liệu/kg.

Thuốc đối chiếu
Atorvastatin 10 mg lô F922– Công ty
Flamingo Ltd

đối

chiếu):

Uống

Lô Hà thủ ô đỏ (HTO): Uống Hà thủ ô đỏ với
liều 1,2 g dược liệu/kg.
Lô LS-HTO (1-1): Uống lá Sen 0,6 g dược
liệu/kg và Hà thủ ô đỏ 0,6 g dược liệu/kg.

Thiết bị dụng cụ

Cân phân tích (độ nhạy 0,0001 mg), lò nung,
bếp cách thủy, máy chụp hình, một số dụng cụ
thường quy trong phòng thí nghiệm.

Lô LS-HTO (1-2): Uống lá Sen liều 0,4 g dược
liệu/kg và Hà thủ ô đỏ liều 0,8 g dược liệu/kg.

Động vật nghiên cứu
Chuột nhắt trắng Swiss albino, khỏe mạnh,
đồng đều về giới tính, 6-8 tuần tuổi, trọng lượng
20 ± 2 g, cung cấp bởi Viện Pasteur TP. Hồ Chí
Minh. Trong suốt quá trình thử nghiệm, chuột
được nuôi trong môi trường ổn định về dinh
dưỡng.

Chuột trong các lô được cho uống thuốc thử
nghiệm hằng ngày trong 14 ngày. Vào ngày 14,
một giờ sau khi uống thuốc, chuột được gây rối
loạn lipid máu bằng tiêm phúc mô tyloxapol liều
500 mg/kg, 5%. Vào ngày 15, một giờ sau khi
uống thuốc và 24 giờ sau tiêm tyloxapol, tiến
hành lấy máu tim chuột định lượng nồng độ các
chỉ số triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL-C,
HDL-C bằng phương pháp đo quang.

Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát độc tính cấp của cao lá Sen, cao Hà
thủ ô đỏ.
Giai đoạn thăm dò (4 chuột/lô): Khởi đầu
từ liều cao nhất có thể bơm được qua kim đầu

tù cho uống. Xác định liều LD0 (liều tối đa
không gây chết) và liều LD100 (liều tối thiểu
gây chết 100%).
Giai đoạn xác định (20 chuột /lô): Chuột
được chia lô và cho sử dụng thuốc ở các liều
trong khoảng LD0 và LD100 chia theo cấp số nhân.

Đánh giá kết quả
Xác định Dmax hoặc LD50 theo phương pháp
Karber-Behrens (nếu có).

Lô LS-HTO (2-1): Uống lá Sen liều 0,8 g dược
liệu/kg và Hà thủ ô đỏ liều 0,4 g dược liệu/kg.

Đánh giá tác dụng dự phòng rối loạn lipid
máu của cao kết hợp lá Sen – Hà thủ ô trên mô
hình gây rối loạn lipid máu bằng tyloxapol
(triton WR-1339).
Chuột được chia thành 5 lô (mỗi lô 6 chuột).
Lô chứng, lô bệnh: Uống nước cất.
Lô atorvastatin (lô
atorvastatin 10 mg/kg.

đối

chiếu):

Uống

Lô LS-HTO (1): Uống lá Sen liều 0,8 g dược

liệu/kg và Hà thủ ô đỏ liều 0,4 g dược liệu/kg.
Lô LS-HTO (2): Uống lá Sen liều 0,4 g dược
liệu /kg và Hà thủ ô đỏ liều 0,2 g dược liệu/kg.

13


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

nghiệm hằng ngày trong 14 ngày. Vào ngày 14,

Phương pháp xử lý thống kê số liệu thực
nghiệm

một giờ sau khi uống thuốc, chuột được gây rối

Các dữ liệu được trình bày dưới dạng Mean

loạn lipid máu bằng tiêm phúc mô tyloxapol liều

± SEM. Việc xử lý thống kê trong đề tài này dùng

500 mg/kg, 5%. Vào ngày 15, một giờ sau khi

phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Phương pháp

uống thuốc và 24 giờ sau tiêm tyloxapol, tiến


thống kê được sử dụng là phép kiểm Student

hành lấy máu tim chuột định lượng nồng độ các

cho 2 dãy số liệu độc lập. So sánh sự khác nhau

chỉ số triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL-C,

giữa các nhóm có tác dụng điều trị rối loạn lipid

HDL-C bằng phương pháp đo quang.

máu bằng phép kiểm ANOVA một chiều, một

Chuột trong các lô được cho uống thuốc thử

Đánh giá tác dụng dự phòng rối loạn lipid

yếu tố. Sự khác nhau được xem là có ý nghĩa khi

máu của cao kết hợp lá Sen – Hà thủ ô trên mô

giá trị p < 0,05.

hình gây rối loạn lipid máu bằng cholesterol

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Chuột được chia ngẫu nhiên thành 5 lô (mỗi
lô 6 chuột):


Độc tính cấp
Liều Dmax của cao lá Sen là 11,818 g cao/kg

Lô chứng: Uống nước cất.

chuột, tương đương 361,62 g dược liệu

Lô bệnh: Uống cholesterol 25 mg/kg trong

khô/người 60 kg. Liều Dmax của cao Hà thủ ô đỏ

dầu thực vật và nước cất.
Lô atorvastatin (đối chiếu): Uống cholesterol
25 mg/kg trong dầu thực vật và atorvastatin 10
mg/kg.
Lô LS-HTO (1): Uống cholesterol 25 mg/kg
trong dầu thực vật và cao Lá sen – Hà thủ ô với
liều tương đương 0,8 g dược liệu lá Sen và 0,4 g
dược liệu Hà thủ ô/kg.
Lô LS-HTO (2): Uống cholesterol 25 mg/kg

là 6,09 g cao/kg chuột tương đương 179,22 g
dược liệu khô/người 60 kg.
Dmax của cao lá Sen gấp 40 lần so với liều
sử dụng trên người và Dmax của cao Hà thủ ô
đỏ gấp 30 lần so với liều sử dụng trên người.
Điều này cho phép nhận định rằng cao lá Sen
và cao Hà thủ ô đỏ sử dụng an toàn trên súc
vật thử nghiệm.

Trong thực tế sử dụng kết hợp lá Sen và Hà
thủ ô đỏ cũng chưa ghi nhận các tác dụng bất lợi

trong dầu thực vật và cao Lá sen – Hà thủ ô với

trên bệnh nhân.

liều tương đương 0,4 g dược liệu lá Sen và 0,2 g

nghiệm, gây mê và lấy máu tim chuột để định

Đề tài chưa có điều kiện khảo sát tác dụng
phụ của cao lá Sen – Hà thủ ô đỏ khi sử dụng
dài ngày. Với một chế phẩm phòng ngừa và
điều trị rối loạn lipid máu thời gian dùng
thuốc thường kéo dài. Vì thế, cần phải tiếp tục
tiến hành nghiên cứu độc tính bán trường
diễn của cao lá Sen – Hà thủ ô đỏ để làm cơ sở
cho các bước triển khai lâm sàng sau này.

lượng cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL-C,

Xác định tỷ lệ kết hợp của cao lá Sen, cao Hà

dược liệu Hà thủ ô/kg.
Nước cất hoặc dung dịch cholesterol pha
trong dầu thực vật được cho uống vào 8-9 giờ
sáng mỗi ngày. Atorvastatin và cao thuốc được
cho uống vào lúc 3 - 4 giờ chiều. Sau 8 tuần thử


LDL-C bằng phương pháp đo quang.

thủ ô đỏ có tác dụng dự phòng rối loạn lipid
máu trên mô hình rối loạn lipid máu nội sinh
bằng tyloxapol (Triton WR – 1339).

14


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

Bảng 1. Nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerid trong máu chuột nhắt sau tiêm tyloxapol (TYL) liều 500
mg/kg, 5%.
Lô (n = 6)
Chứng
Bệnh
Atorvastatin
Lá Sen (LS)
Hà thủ ô (HTO)
LS-HTO (1-1)
LS-HTO (1-2)
LS-HTO (2-1)

Liều thử nghiệm
Nước cất + Nước muối sinh lý
Nước cất + TYL (500 mg)
Atorvastatin (10 mg/kg) + TYL (500 mg)
LS (1,2 g) + TYL (500 mg)

HTO (1,2 g) + TYL (500 mg)
LS (0,6 g) – HTO (0,6 g) + TYL (500 mg)
LS (0,4g) – HTO (0,8 g) + TYL (500 mg)
LS (0,8 g) – HTO (0,4 g) + TYL (500 mg)

Cholesterol TP (mg/dl)
121,32 ± 17,14
534,84 ± 34,85***
415,81 ± 38,07 ***###
369,93 ± 62,25 ***###
465,97 ± 91,82 ***
412,35 ± 55,56 ***##
346,11 ± 101,46 ***##
410,71 ± 103,61 ***#

Triglycerid (mg/dl)
198,34 ± 38,57
1255,32 ± 48,33 ***
1176,31 ± 66,57 ***#
1160,42 ± 57,60 ***##
1152,09 ± 107,35 ***
1259,06 ± 91,12 ***
1083,87 ± 183,18 ***
935,40 ± 222,93 ***##

Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (*: p < 0,05, **: p < 0,01, ***: p < 0,001)
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh (#: p < 0,05, ##: p< 0,01, ###: p < 0,001)

Nhận xét:
Lô LS-HTO (1-1) giảm (2,29%) cholesterol

toàn phần có ý nghĩa thống kê so với nhóm
bệnh. Lô LS-HTO (1-2) làm giảm (35,29%) nồng
độ cholesterol, có ý nghĩa thống kê so với nhóm
bệnh. Lô LS-HTO (1-1) và LS-HTO (1-2) không
ảnh hưởng trị số triglycerid.

Lô LS-HTO (2-1) làm giảm (23,21%) nồng độ
cholesterol và giảm (25,49%) nồng độ triglycerid,
có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh.
Như vậy với cả 3 tỷ lệ kết hợp LS-HTO (1-1),
LS-HTO (1-2), LS-HTO (2-1) đều làm giảm nồng
độ cholesterol toàn phần và chỉ có lô LS-HTO (21) làm giảm triglycerid có ý nghĩa thống kê.

Bảng 1. Nồng độ HDL-C, LDL-C trong máu chuột nhắt sau tiêm tyloxapol (TYL) liều 500 mg/kg, 5%.
Lô (n = 6)
Chứng
Bệnh
Atorvastatin
Lá Sen (LS)
Hà thủ ô (HTO)
LS-HTO (1-1)
LS-HTO (1-2)
LS-HTO (2-1)

Liều thử nghiệm
Nước cất + Nước muối sinh lý
Nước cất + TYL (500 mg)
Atorvastatin (10 mg/kg) + TYL (500 mg)
LS (1,2 g) + TYL (500 mg)
HTO (1,2 g) + TYL (500 mg)

LS (0,6 g) – HTO (0,6 g) + TYL (500 mg)
LS (0,4 g) – HTO (0,8 g) + TYL (500 mg)
LS (0,8 g) – HTO (0,4 g) + TYL (500 mg)

HDL-C (mg/dl)
66,17 ± 18,92
92,55 ± 19,74 *
117,73 ± 35,34 #
67,56 ± 27,74
109,58 ± 53,64
89,62 ± 33,70
98,02 ± 50,27
115,46 ± 48,76 *

LDL-C (mg/dl)
15,48 ± 4,51
191,22 ± 25,47 ***
62,82 ± 29,40 **###
70,29 ± 34,35 **###
125,97 ± 71,78 **
70,91 ± 66,23 ##
31,31 ± 38,34 ###
108,17 ± 63,52 **##

Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (*: p < 0,05, **: p < 0,01, ***: p < 0,001)
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh (#: p < 0,05, ##: p< 0,01, ###: p < 0,001)
Nhận xét:

Lô LS-HTO (2-1) làm giảm (43,43%) nồng độ


Lô bệnh có nồng độ HDL-C tăng 39,87%,
LDL-C tăng 11,35 lần so với lô chứng. Điều này
phù hợp với cơ chế gây rối loạn lipid máu của
tyloxapol, đó là ức chế men lipoprotein lipase
làm ức chế oxy hóa VLDL từ đó làm tăng nồng
độ của các chỉ số HDL-C và LDL-C.

LDL-C có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh và

Lô LS-HTO (1-1) có nồng độ LDL-C giảm

LDL-C so với nhóm bệnh. Tuy nhiên chỉ có lô

(62,91%) và lô LS-HTO (1-2) làm giảm (83,63%)

tăng HDL-C (24,75%) khác biệt có ý nghĩa thống
kê so với nhóm chứng.
Kết quả ở Bàng 2 cho thấy cả lô kết hợp LSHTO (1-1), (1-2), (2-1) đều làm giảm hàm lượng
LS-HTO (2-1) tác động làm tăng HDL-C.

nồng độ LDL-C có ý nghĩa thống kê so với nhóm

Như vậy, số liệu trình bày trong Bảng 1 và

bệnh. Hai lô (1-1), (1-2) không ảnh hưởng trị số

Bảng 2 cho thấy tỷ lệ kết hợp LS-HTO (2-1) với

HDL-C.


liều LS 0,8 g/kg và HTO 0,4 g/kg là tối ưu khi thể

15


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

hiện tác dụng làm giảm trị số cholesterol,
triglycerid, LDL-C và tăng HDL-C ở mô hình
gây rối loạn lipid nội sinh.

Đánh giá tác dụng dự phòng rối loạn lipid
máu của cao kết hợp lá Sen – Hà thủ ô trên mô
hình gây rối loạn lipid máu bằng tyloxapol
(triton WR-1339).

Bảng 2. Nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerid trong máu chuột nhắt sau tiêm tyloxapol (TYL) liều 500
mg/kg, 5%.
Lô (n = 6)
Chứng
Bệnh
Atorvastatin
LS-HTO (1)
LS-HTO (2)

Liều thử nghiệm
Nước cất + Nước muối sinh lý
Nước cất + TYL (500 mg)

Atorvastatin (10 mg/kg) + TYL (500 mg)
LS (0,8g) – HTO (0,4 g) + TYL (500 mg)
LS (0,4 g) – HTO (0,2 g) + TYL (500 mg)

Cholesterol TP (mg/dl)
115,55 ± 17,71
422,28 ± 38,83 ***
382,34 ± 35,56 ***
399,68 ± 43,22 ***
422,72 ± 39,77 ***

Triglycerid (mg/dl)
188,26 ± 59,66
1212,17 ± 34,05 ***
1222,03 ± 48,39 ***
1164,09 ± 13,39 ***##
1172,27 ± 16,07 ***#

Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (*: p < 0,05, **: p < 0,01, ***: p < 0,001)
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh (#: p < 0,05, ##: p< 0,01)

Nhận xét
Cả 3 lô uống thuốc atorvastatin, LS-HTO (1),
LS-HTO (2) đều làm giảm cholesterol toàn phần
nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Lô LS-HTO (1) có nồng độ triglycerid thấp
nhất trong các nhóm điều trị, giảm (3,97%) so với
nhóm bệnh. Lô LS-HTO (2) làm giảm (3,29%)
nồng độ triglycerid so với nhóm bệnh.


Bảng 3. Nồng độ HDL-C, LDL-C trong máu chuột nhắt sau tiêm tyloxapol (TYL) liều 500 mg/kg, 5%.
Lô (n = 6)
Chứng
Bệnh
Atorvastatin
LS-HTO (1)
LS-HTO (2)

Liều thử nghiệm
Nước cất + Nước muối sinh lý
Nước cất + TYL (500 mg)
Atorvastatin (10 mg/kg) + TYL (500 mg)
LS (0,8g) – HTO (0,4 g) + TYL (500 mg)
LS (0,4 g) – HTO (0,2 g) + TYL (500 mg)

HDL-C (mg/dl)
62,02 ± 22,03
96,94 ± 14,64 **
94,56 ± 5,85 **
107,75 ± 11,54 **
108,86 ± 18,59 **

LDL-C (mg/dl)
15,88 ± 9,41
82,91 ± 29,66 ***
43,38 ± 29,45 #
59,11 ± 44,85 *
79,41 ± 37,41 **


Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (*: p < 0,05, **: p < 0,01, ***: p < 0,001); Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với
nhóm bệnh (#: p < 0,05)

Nhận xét: Lô LS-HTO (1) và LS-HTO (2) làm
tăng HDL-C có ý nghĩa thống kê so với nhóm
chứng.
Lô LS-HTO (1) và LS-HTO (2) làm giảm
nồng độ LDL-C (3,97%, 3,29%) so với lô bệnh
không có ý nghĩa thống kê.
Số liệu trình bày ở Bảng 3 và Bảng 4 cho
thấy liều kết hợp LS 0,8 g/kg – HTO 0,4 g/kg

và LS 0,4 g/kg – HTO 0,2 g/kg làm giảm
triglycerid, tăng HDL-C, giảm LDL-C và
không tác dụng trên cholesterol toàn phần.
Như vậy cao kết hợp LS-HTO đã thể hiện tác
dụng dự phòng rối loạn lipid máu tùy trên mô
hình gây rối loạn lipid máu bằng tyloxapol.
Tuy nhiên hiệu lực trên các thông số lipid máu
còn phù hợp vào liều sử dụng.

Bảng 4. Nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerid trong máu chuột nhắt ở mô hình gây rối loạn lipid máu ngoại
sinh bằng cholesterol.
Lô (n = 6)
Chứng
Bệnh
Atorvastatin
LS-HTO (1)
LS-HTO (2)


Liều thử nghiệm
Nước cất
Nước cất + Cholesterol (25 mg/kg)
Atorvastatin (10 mg/kg) + Cholesterol (25 mg/kg)
LS (0,8 g) – HTO (0,4 g) + Cholesterol (25 mg/kg)
LS (0,4 g) – HTO (0,2 g) + Cholesterol (25 mg/kg)

Cholesterol TP (mg/dl)
122,14 ± 23,74
265,58 ± 62,93 ***
161,78 ± 111,35 #
134,92 ± 21,76 ###
190,13 ± 33,30 **#

Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (*: p < 0,05, **: p < 0,01, ***: p < 0,001)
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh (#: p < 0,05, ##: p< 0,01, ###: p < 0,001).

16

Triglycerid (mg/dl)
132,98 ± 19,70
133,99 ± 22,61
103,24 ± 55,36
114,39 ± 6,50
140,01 ± 21,85


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016
Đánh giá tác dụng dự phòng rối loạn lipid
máu của cao kết hợp lá Sen – Hà thủ ô trên mô

hình gây rối loạn lipid máu bằng cholesterol.
Nhận xét: Nồng độ cholesterol toàn phần ở
nhóm LS-HTO (1) thấp nhất trong các nhóm
được điều trị và giảm (49,20%) so với nhóm bệnh
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Nhóm
atorvastatin và nhóm LS-HTO (2) làm giảm nồng
độ cholesterol toàn phần (39,09%, 28,41%) so với

Nghiên cứu Y học
nhóm bệnh có ý nghĩa thống kê so với nhóm
bệnh (p < 0,05).
Nồng độ triglycerid của nhóm atorvastatin
và nhóm LS-HTO (1) giảm (22,95%, 14,63%) so
với nhóm bệnh không có ý nghĩa thống kê.
Nhóm LS-HTO (2) không ảnh hưởng lên nồng
độ triglycerid so với nhóm bệnh.

Bảng 5. Nồng độ HDL-C và LDL-C trong máu chuột nhắt ở mô hình gây rối loạn lipid máu ngoại sinh bằng
cholesterol.
Lô (n = 6)
Chứng
Bệnh
Atorvastatin
LS-HTO (1)
LS-HTO (2)

Liều thử nghiệm
Nước cất
Nước cất + Cholesterol (25 mg/kg)
Atorvastatin (10 mg/kg) + Cholesterol (25 mg/kg)

LS (0,8 g) – HTO (0,4 g) + Cholesterol (25 mg/kg)
LS (0,4 g) – HTO (0,2 g) + Cholesterol (25 mg/kg)

HDL-C (mg/dl)
75,15 ± 20,48
75,90 ± 17,14
54,82 ± 30,80
54,84 ± 18,53
100,98 ± 32,52

LDL-C (mg/dl)
17,71 ± 14,24
165,56 ± 62,42 ***
88,29 ± 84,99 #
57,20 ± 11,24 ***##
61,15 ± 23,78 **##

Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (*: p < 0,05, **: p < 0,01, ***: p < 0,001)
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh (#: p < 0,05, ##: p< 0,01)

Nhận xét: Mô hình không gây tác động lên
chuyển hóa HDL-C trong máu của chuột nhắt
trắng trong thử nghiệm nên không ghi nhận
được tác dụng của thuốc.
Nồng độ LDL-C ở nhóm LS-HTO (1) và LSHTO (2) giảm (65,45%, 63,07%) so với nhóm
bệnh có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Số liệu được trình bày ở bảng 5 và bảng 6
cho thấy sự kết hợp LS-HTO (1) (LS 0,8 g – HTO
0,4 g) và LS-HTO (2) (LS 0,4 g – HTO 0,2 g) làm
giảm nồng độ cholesterol toàn phần và LDL-C,

không tác động lên nồng độ triglycerid và HDLC trong mô hình gây rối loạn lipid máu ngoại
sinh bằng cholesterol. Tuy nhiên, hiệu lực và ưu
tiên trên thông số lipid nào còn phụ thuộc vào
liều kết hợp được sử dụng.
Từ kết quả thực nghiệm trên mô hình gây rối
loạn lipid máu nội sinh bằng tyloxapol và mô
hình gây rối loạn lipid máu ngoại sinh bằng
cholesterol, chúng tôi nhận thấy kết hợp lá Sen
và Hà thủ ô với tỷ lệ 2-1 có tác dụng dự phòng
rối loạn lipid máu trên thực nghiệm. Các liều lá
Sen kết hợp Hà thủ ô với tỷ lệ 2-1 sẽ tác động
khác nhau lên các thông số lipid máu.

Với kết quả nghiên cứu này, chúng tôi hy
vọng chế phẩm từ lá Sen kết hợp Hà thủ ô đỏ có
tiềm năng ứng dụng trên lâm sàng trong dự
phòng rối loạn lipid máu. Cần có những nghiên
cứu tiếp theo về liều tác dụng tối ưu, đánh giá
tác dụng của thuốc khi sử dụng dài ngày, lựa
chọn dạng bào chế thích hợp để tiện lợi hơn cho
người dùng.

KẾT LUẬN
Xác định được liều Dmax của cao lá Sen là
11,818 g cao/kg chuột, gấp 40 lần so với liều sử
dụng trên người. Liều Dmax của cao Hà thủ ô đỏ
là 6,09 g cao/kg chuột, gấp 30 lần so với liều sử
dụng trên người. Điều này cho phép nhận định
rằng cao lá Sen và cao Hà thủ ô được sử dụng
tương đối an toàn trên động vật thử nghiệm.

Trên mô hình rối loạn lipid máu nội sinh do
tyloxapol (500 mg/kg, 5%), kết hợp cao lá Sen –
Hà thủ ô đỏ tỷ lệ 2-1 với liều LS 0,8 g/kg – HTO
0,4 g/kg và LS 0,4 g/kg – HTO 0,2 g/kg làm giảm
triglycerid, tăng HDL-C, giảm LDL-C và không
tác dụng trên cholesterol toàn phần.
Trên mô hình rối loạn lipid máu ngoại sinh
do cholesterol (25 mg/kg), kết hợp cao lá Sen –

17


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016

Hà thủ ô đỏ tỷ lệ 2-1 với liều LS 0,8 g/kg – HTO
0,4 g/kg và LS 0,4 g/kg – HTO 0,2 g/kg làm giảm
nồng độ cholesterol toàn phần và LDL-C, không
tác động lên nồng độ triglycerid và HDL-C.

5.

Như vậy, cao lá Sen – Hà thủ ô đỏ tỷ lệ 2-1 có
thể được sử dụng với mục đích dự phòng rối
loạn lipid máu.

7.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

2.
3.
4.

18

Bộ Y Tế. Viện dược liệu (2006). Phương pháp nghiên cứu tác
dụng dược lý của thuốc từ dược thảo. NXB Khoa học và kỹ thuật,
tr. 131-138, 355-386.
Đỗ Tất Lợi (1999). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà
xuất bản Y Học, tr. 48, 55, 59, 818, 833, 836.
Đỗ Trung Đàm (1996). Phương pháp xác định độc tính cấp của
thuốc. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội.
Korolenko TA et al. (2011). Influence of atorvastatin on
fractional and subfractional composition of serum lipoproteins
and MMP activity in mice with Triton WR 1339-induced
lipaemia. J Pharm Pharmacol. 63(6), p. 833-839.

6.

8.

Lê Thị Lan Phương, Nguyễn Phương Dung (2013). Đánh giá
tác dụng điều hòa lipid máu của bột sấy phun từ đài hoa Bụt
giấm (Hibiscus sabdariffa L. Malvaceae) trên chuột nhắt. Y Học
TP. Hồ Chí Minh. phụ san số 1 (tập 17), tr. 369-372.
Phạm Khuê (2000). Xơ vữa động mạch, bệnh học tuổi già. NXB Y
Học tr. 8-87, 178-202.

Vương Ngọc Châu, Nguyễn Phương Dung (2013). Nghiên
cứu tác dụng dự phòng rối loạn lipid máu của cao Sơn Tra
(Fructus Mali Doumeri) - Cốc nha (Fructus Oryzae Sativae) trên
chuột nhắt trắng. Luận văn thạc sĩ Y Học Cổ Truyền, Đại học Y
Dược TP. HCM, tr. 4-40.
Wu CH và các cộng sự (2010). Improvement in high-fat dietinduced obesity and body fat accumulation by a Nelumbo
nucifera leaf flavonoid-rich extract in mice. J Agric Food Chem.
58(11), p. 7075 - 7081.

Ngày nhận bài báo:

30/07/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

31/08/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/11/2016



×