Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực tâm lý, chất lượng sống trong công việc và hiệu quả công việc của dược sĩ trên địa bàn tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.8 KB, 10 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC TÂM LÝ,
CHẤT LƯỢNG SỐNG TRONG CÔNG VIỆC VÀ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC
CỦA DƯỢC SĨ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Phạm Vĩnh Thăng*, Nguyễn Thị Quỳnh Nga**, Nguyễn Thị Hải Yến**, Phạm Đình Luyến**

TÓM TẮT
Mở đầu: Năng lực tâm lý (NLTL) và chất lượng sống trong công việc (CLSCV) là những yếu tố ảnh hưởng
nhiều đến hiệu quả công việc (HQCV) của người lao động nói chung và đối với dược sĩ nói riêng.
Mục tiêu: Nghiên cứu mối quan hệ giữa NLTL, CLSCV với HQCV của dược sĩ tại các cơ sở dược trên địa
bàn tỉnh An Giang.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu xây dựng thang đo gồm năm khái niệm: (1) NLTL (hy
vọng, lạc quan, tự tin, hồi phục tinh thần), (2) CLSCV, (3) HQCV, (4) nỗ lực trong công việc, (5) tính hấp dẫn
của công việc. Cỡ mẫu là toàn bộ dược sĩ công tác tại An Giang (n=184) và dữ liệu được phân tích với phần mềm
SPSS 20.0 Amos Graphics 22.0 với mô hình cấu trúc tuyến tính và phân tích cấu trúc đa nhóm. 9 giả thuyết
được thành lập để kiểm tra mối quan hệ giữa các thành phần nghiên cứu.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu: CMIN/DF = 2,56;
GFI = 0,916; TLI = 0,914; CFI = 0,901; RMSEA = 0,077. Các nhân tố tự tin, nỗ lực trong công việc, chất lượng
sống trong công việc là những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến HQCV. Khi phân tích từng nhóm đối tượng,
vai trò của các yếu tố này có sự thay đổi giữa các nhóm.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất giải pháp góp phần cải thiện NLTL, CLSCV và tối ưu hóa
HQCV cho các dược sĩ tại tỉnh An Giang.
Từ khóa: An Giang, chất lượng sống trong công việc, dược sĩ năng lực tâm lý, hiệu quả công việc.

ABSTRACT
STUDY ABOUT THE RELATIONSHIP BETWEEN PSYCHOLOGICAL CAPITAL, QUALITY OF WORK
LIFE AND JOB PERFORMANCE OF PHARMACISTS IN AN GIANG PROVINCE
Thang Pham Vinh, Nga Nguyen Thi Quynh, Yen Nguyen Thi Hai, Luyen Pham Dinh


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 – 2016: 121 - 130
Background: Psychological capital (PsyCap) and quality of working life (QoWL) has been proven to be the
factors that meaningfully affect job performance of employees in general and for pharmacists in particular.
Objectives: The aim of this study was to examine how PsyCap and QoWL affect job performance in different
groups of pharmacists in An Giang province, Vietnam.
Method: Applying the theory of 5 scale ((1) Psychological capital (2) Quality of work life, (3) Job
performance, (4) Job effort and (5) Job attractiveness), this study used linear structural analysis (with multigroup
moderation) to test the theoretical model and hypotheses. The sample size was all pharmacists working in An
Giang province (n = 184). Data were analyzed by the SPSS 20.0 and Amos Graphics 22.0. 9 hypotheses were
established to test the relationships among 4 factors of PsyCap scale (hope, optimism, self-efficacy, resilience), 1
factor of QoWL scale, 1 factor of job performance scale and 2 intermediate variables (job effort, job attractiveness).

* Sở Y tế tỉnh An Giang
**Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: DS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga
ĐT: 01667827405 Email:

Chuyên Đề Dược

121


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Results: The study results showed that the proposed model received an acceptable fit to the data: Chisquare/df = 2.56 (< 3), TLI = 0.914, CFI = 0.901, GFI = 0.916, RMSEA = 0.077. The results indicated that selfefficacy, job effort and QoWL had significant impact on the job performance. However, when examining each
group, the roles of these factors changed among the groups.
Conclusion: The study results offered a number of implications for theory and practice, which can be helpful
in improving PsyCap, QoWL and optimizing the job performance for pharmacists in An Giang province.

Key words: An Giang, Job performance, Pharmacists, Psychological capital, Quality of work life.
Việt Nam, đặc biệt là các cấp quản lý nhiều vấn
MỞ ĐẦU
đề cần giải quyết để giữ vững vị thế trên thị
Trong thời đại hội nhập hiện nay, hiệu quả
trường cạnh tranh khốc liệt và nâng tầm ngành
công việc luôn được xem là mục tiêu hàng đầu
dược nước nhà. Để có thể làm được điều này,
của các nhà quản trị, năng lực tâm lý và chất
yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng và
lượng sống trong công việc của người lao động
đặc biệt là việc nâng cao năng lực và hiệu quả
là 2 yếu tố đã được chứng minh là có tác động
công việc của dược sĩ tại các cơ sở dược hợp
nhân quả theo nhiều cách thức khác nhau đến
pháp là ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
hiệu quả công việc(9). Thực tế cho thấy, ngày
Chính vì vậy, rất cần có những đề tài nghiên cứu
càng nhiều tổ chức, công ty quan tâm và xem
được tiến hành một cách khoa học để cung cấp
trọng vấn đề này. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm
những số liệu đáng tin cậy giúp tối ưu hóa việc
ra các mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá yếu tố
sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực dược. Từ
tâm lý, yếu tố về chất lượng sống trong công việc
những lý do thực tiễn trên, đề tài Nghiên cứu
và những tác động của chúng để giúp người
mối quan hệ giữa năng lực tâm lý, chất lượng
quản trị, người lãnh đạo có cái nhìn chính xác,
sống trong công việc với hiệu quả công việc của

đồng thời đưa ra những chính sách hợp lý để tối
dược sĩ tại các cơ sở dược trên đại bàn tỉnh An
ưu hóa hiệu quả công việc. Hiện nay tại Việt
Giang được thực hiện.
Nam, lĩnh vực hành nghề dược nói chung đang
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
trở thành một trong những ngành nhận được sự
quan tâm và lựa chọn của ngày càng nhiều các
Cỡ mẫu nghiên cứu
đối tượng lao động trong và ngoài nước. Kể từ
Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng là
sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
toàn bộ dược sĩ đang công tác tại các cơ sở dược
(World Trade Organization - WTO), ngành dược
trên địa bàn tỉnh An Giang (n=184). Tiêu chí
Việt Nam đã luôn đạt được tốc độ tăng trưởng
chọn mẫu như sau:
cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang
 Dược sĩ có trình độ đại học trở lên;
trên đà phát triển. Bên cạnh những thuận lợi về
 Đang công tác tại các cơ sở dược hợp
môi trường đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, đón
pháp tại tỉnh An Giang;
nhận một lượng vốn đầu tư lớn, có cơ hội lựa
chọn nguồn nguyên liệu đa dạng với chi phí hợp
lý… ngành dược phải đối đầu với không ít khó
khăn như: thiếu hiểu biết các quy định về sở hữu
trí tuệ; thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ; đối mặt
với các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài
trên một sân chơi bình đẳng khi Chính phủ cam

kết giảm thuế suất thuế nhập khẩu; năng lực
cạnh tranh cũng như năng lực quản lý còn yếu(1).
Những thách thức này đặt ra cho ngành dược

122



Mỗi dược sĩ đánh 01 phiếu khảo sát
ứng với lĩnh vực nghề nghiệp chính
mà người đó tham gia công tác;



Đồng ý hợp tác tham gia nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu
định lượng với mô hình nghiên cứu được xây
dựng dựa trên thang đo về năng lực tâm lý của

Chuyên Đề Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Snyder, Rand và Sigmon (2002), Carver và
Scheider (2002), Parker (1998), Block và Kremen
(1996), thang đo hiệu quả công việc của Rego và
Cunha (2008). Hai biến trung gian được thêm
vào mô hình bao gồm tính hấp dẫn trong công

việc và nỗ lực trong công việc, được xây dựng
dựa trên thang đo của Sirgy và cộng sự (2001),
Christen và cộng sự (2006)(2-4,6-8).

Nghiên cứu Y học

nghiên cứu ở các nhóm đối tượng khác nhau,
bao gồm:

Các bước kiểm định độ tin cậy với phân tích
hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám
phá EFA (phân tích bởi phần mềm SPSS) và
phân tích nhân tố khẳng định CFA (phân tích
bởi phần mềm AMOS) được sử dụng để hiệu
chỉnh thang đo.
Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử
dụng để kiểm định mô hình lý thuyết và các mối
quan hệ với độ tin cậy 95%. Để khám phá mối
quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu theo
từng nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu,
phương pháp phân tích đa nhóm được sử dụng.
Kiểm định mô hình cấu trúc đa nhóm xác định
các mối quan hệ giả thuyết trong mô hình



Giới tính: Nam và Nữ.




Tuổi: 23-30 tuổi, 31-40 tuổi, 41-50 tuổi
và trên 50 tuổi.



Trình độ chuyên môn: Dược sĩ, Thạc
sĩ/chuyên khoa I, Tiến sĩ/chuyên
khoa II.



Thâm niên: dưới 5 năm, 5 đến dưới
10 năm, 10 đến dưới 15 năm và trên
15 năm.



Lĩnh vực chuyên môn: DBV – Dược
bệnh viện, DTNL - Đào tạo nhân lực,
KDPP – kinh doanh phân phối,
QLNN – Quản lý nhà nước và
SXDBCL - Sản xuất và bảo đảm chất
lượng thuốc.



Thu nhập hàng tháng: Dưới 5
triệu/tháng, 5 đến dưới 10
triệu/tháng, 10 đến dưới 15
triệu/tháng và Trên 15 triệu/tháng.


Nỗ lực trong
công việc

Chất lượng sống trong
công việc

H5
H6
Hy vọng
Năng lực
tâm lý

H9

Lạc quan

H1
H2

Tự tin

H3

Hồi phục

H4
H7

Hiệu quả công việc


Tính hấp dẫn
của công việc

H8

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập được phân tích với phần
mềm SPSS 20.0 và AMOS 20.0.

KẾT QUẢ
Xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết, nghiên cứu định tính với
kỹ thuật thảo luận nhóm đã xây dựng thang đo

Chuyên Đề Dược

sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ với
8 thành phần và 41 biến tương ứng với 41 câu
hỏi để xác định các thành phần nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu định lượng cho thấy hệ số
Cronbach’s alpha của các khái niệm nghiên cứu
đều đạt yêu cầu, lần lượt là: Hy vọng (0,827), Lạc
quan (0,820), Tự tin (0,783), Hồi phục (0,721),
Chất lượng sống trong công việc (0,841), Nỗ lực

123



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

trong công việc (0,858), Hiệu quả công việc
(0,877). Kết quả phân tích nhân tố khám phá
(EFA) cho thấy các thang đo đều đạt giá trị yêu
cầu trong phân tích EFA. Đặc biệt, giá trị phương
sai trích của tất cả các thang đo đều cao (3 thang
đo trên 70%, 1 thang đo trên 60%, yêu cầu là trên
50%), chứng tỏ thang đo xây dựng giải thích
được phần lớn biến thiên dữ liệu thu được.
Thang đo tiếp tục được sử dụng trong
nghiên cứu định lượng chính thức với kết quả
trị số Cronbach’s alpha đối với tám thành
phần nghiên cứu đều cao, tất cả các giá trị đều
lớn hơn 0,7; năm trên tám trị số lớn hơn 0,8;
đặc biệt là thành phần hiệu quả công việc có
Cronbach’s alpha cao nhất (0,877). Ở bước
phân tích EFA, có sự sắp xếp lại các biến trong
mô hình nghiên cứu và loại bớt biến có hệ số
tải nhân tố không đạt yêu cầu. Kết thúc bước
phân tích EFA, thang đo được hiệu chỉnh
thành 9 thành phần mới với 31 biến. Trong
phân tích CFA, các nhân tố độc lập và phụ
thuộc của mô hình được đưa vào phần mềm
AMOS và xem xét mối liên hệ trên tổng thể.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình nghiên
cứu về năng lực tâm lý đạt các giá trị yêu cầu

và cho thấy sự phù hợp của mô hình nghiên
cứu với dữ liệu nghiên cứu, các bước phân
tích tiếp theo có thể được tiến hành. Cụ thể các
giá trị thể hiện mức độ phù hợp chung:
CMIN/DF = 1,622 (≤ 2); Goodness-of-fit Index
(GFI) = 0,920 (> 0,9); Tucker-Lewis Index (TLI)

= 0,908 (> 0,9); Normed Fit Index (CFI) = 0,919
(> 0,9); Root mean square error of
approxiamation (RMSEA) = 0,059. Thang đo
đạt các yêu cầu về tính đơn hướng, giá trị
phân biệt, độ tin cậy và giá trị hội tụ.
Như vậy, sau các bước nghiên cứu định tính
và định lượng, thang đo hoàn chỉnh sử dụng
trong các bước phân tích tiếp theo bao gồm 9
thành phần mới với 31 biến tương ứng với 31
câu hỏi để xác định các thành phần nghiên cứu,
lần lượt là:


Năng lực tâm lý được đo lường bởi các
nhân tố Hy vọng (gồm 2 biến), Tự tin (gồm
5 biến), Lạc quan (gồm 4 biến), Hồi phục
(gồm 2 biến);



Chất lượng sống trong công việc được đo
lường bởi các nhân tố Chất lượng sống cá
nhân (ký hiệu là CLSIN, bao gồm 4 biến),

Chất lượng sống gia đình (ký hiệu là
CLSOUT, bao gồm 2 biến);



Tính hấp dẫn trong công việc (gồm 3 biến);



Nỗ lực trong công việc (gồm 4 biến);



Hiệu quả công việc (gồm 4 biến).

Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính
Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính xét
trên tổng thể mẫu nghiên cứu là các dược sĩ
đang công tác tại tỉnh An Giang được thực hiện
trước khi tiến hành phân tích đa nhóm để có sự
so sánh giữa các nhóm đối tượng khác nhau.

Hình 2: Mô hình cấu trúc tuyến tính xây dựng trong phần mềm AMOS (mô hình khả biến)

124

Chuyên Đề Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh sau
bước xây dựng thang đo gồm 6 yếu tố độc lập
(Hi vọng, Lạc quan, Tự tin, Hồi phục, Chất
lượng sống cá nhân- CLSIN, Chất lượng sống

Nghiên cứu Y học

gia đình-CLSOUT) và 3 yếu tố phụ thuộc (Hấp
dẫn, Nỗ lực và Hiệu quả công việc) với các
mối liên hệ như hình 2.

Bảng 1: Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu (P – value < 0,05)
Mối quan hệ
HAPDAN<---TUTIN
NOLUC<---TUTIN
HAPDAN<---LACQUAN
NOLUC<---LACQUAN
HAPDAN<---HIVONG
NOLUC<---HIVONG
HAPDAN<---HOIPHUC
NOLUC<---HOIPHUC
HQCV<---TUTIN
HQCV<---LACQUAN
HQCV<---HIVONG
HQCV<---HAPDAN
HQCV<---NOLUC
HQCV<---CLSIN
HQCV<---CLSOUT
HQCV<---HOIPHUC


Hệ số chưa chuẩn hóa
0,093
0,460
0,278
0,077
0,223
-0,179
0,155
0,159
0,142
-0,018
0,131
-0,010
0,385
0,233
0,187
-0,021

Kết quả phân tích cho thấy mô hình nghiên
cứu đạt yêu cầu với các chỉ số đều thỏa mãn:
CMIN/DF = 2,56; GFI = 0,916; TLI = 0,914; CFI =
0,901; RMSEA = 0,077. Kết quả cho thấy các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc (với mức
độ tương tác giảm dần theo thứ tự) là: nỗ lực
trong công việc, sự tự tin, chất lượng sống của cá
nhân, chất lượng sống của gia đình. Trong các
thành phần của năng lực tâm lý:


Nhân tố hồi phục không có mối liên hệ

tương tác với bất kỳ nhân tố nào và cũng
không cho thấy có tương tác đến hiệu quả
công việc.



Nhân tố tự tin có mối liên hệ tương tác có ý
nghĩa với nỗ lực trong công việc (với trọng
số chuẩn hóa lớn) và cũng có mối liên hệ
tương tác với hiệu quả công việc



Các nhân tố lạc quan, hy vọng của thang đo
năng lực tâm lý và nhân tố tính hấp dẫn
trong công việc không có mối liên hệ tương
tác đến hiệu quả công việc.



Nhân tố lạc quan và hy vọng có mối tương
tác với tính hấp dẫn trong công việc.

Chuyên Đề Dược



Hệ số chuẩn hóa
0,091
0,436

0,262
0,070
0,235
-0,182
0,148
0,148
0,152
-0,019
0,174
-0,011
0,435
0,144
0,095
-0,022

S.E
0,133
0,147
0,121
0,134
0,108
0,120
0,113
0,125
0,126
0,112
0,104
0,114
0,103
0,086

0,084
0,102

P
0,482
***
***
0,567
***
0,136
0,170
0,202
***
0,871
0,147
0,929
***
***
***
0,837

Nhân tố nỗ lực trong công việc vừa chịu sự
tác động của của nhân tố tự tin và vừa có sự
tác động đến hiệu quả công việc.

Từ những kết quả thu được, những nhận
định được rút ra đối với Dược sĩ đang công tác ở
bất kỳ lĩnh vực nào trên địa bàn tỉnh An Giang
như sau:



Trước hết là dược sĩ phải tự tin nhận biết
được giá trị và sự quan trọng của bản thân
mình. Rõ ràng là yếu tố tự tin có vừa ảnh
hưởng rất lớn đến nỗ lực trọng công việc
vừa có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc
và nỗ lực trong công việc cũng tương tác
ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.



Thứ hai là nỗ lực, để đạt được hiệu quả tốt
trong công việc của người dược sĩ nói riêng
cũng như mọi lĩnh vực ngành nghề khác
của những đối tượng khác nói chung, người
dược sĩ không chỉ theo đuổi công việc mà
còn phải nỗ lực hết mình, xông pha nắm bắt
và tạo cơ hội để thành công.



Thứ ba là chất lượng sống trong công việc,
nhà lãnh đạo quản lý phải luôn biết chăm lo

125


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016


đời sống vật chất tinh thần cho nhân viên
mình để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và
gia đình cũng như hướng phát triển tương
lai trong lĩnh vực nghề nghiệp của họ.

Kiểm định mô hình cấu trúc đa nhóm
So sánh mô hình khả biến và mô hình bất biến
Trước khi kiểm định mô hình cấu trúc đa
nhóm cần so sánh mô hình khả biến và mô hình
bất biến để lựa chọn mô hình phù hợp với dữ
liệu nhất. Trong phương pháp khả biến các tham
số ước lượng trong từng mô hình của các nhóm
Bảng 2: So sánh mô hình khả biến và mô hình bất biến
Mô hình
Nhóm
Giới tính
Tuổi
Trình độ
Thâm niên
Lĩnh vực hành nghề
Thu nhập

Mô hình bất biến
Chi-square
Df
68,991
52
124,714
92

76,817
52
91,575
92
132,527
92
103,771
92

Nếu kết quả kiểm định cho thấy không có sự
khác biệt giữa hai mô hình (P-value > 0,05) thì sử
dụng kết quả phân tích của mô hình bất biến (do
có số bậc tự do cao hơn). Ngược lại thì sử dụng
kết quả phân tích của mô hình khả biến.

Mô hình khả biến
Chi-square
Df
60,703
36
91,482
60
63,291
36
45,351
60
95,937
60
66,445
60


Kiểm định sự khác biệt
Kết quả chi tiết của mô hình cấu trúc đa
nhóm được thể hiện ở bảng 3 và 4. Dựa vào 2 chỉ
số P-value và Standardized Estimates (S.E) để
đánh giá sự ảnh hưởng giữa các nhân tố trong
mỗi nhóm đối tượng cần nghiên cứu.
Theo giới tính
Trên 2 giới tính nam và nữ, 3 khái niệm: tự
tin, nỗ lực, chất lượng sống đều ảnh hưởng
thuận đến hiệu quả công việc và có ý nghĩa
thống kê, trong đó khái niệm nỗ lực có tác
động mạnh nhất đến hiệu quả công việc (hệ số
chuẩn hóa là 0,294 đối với nam và 0,379 đối
với nữ), tiếp theo là tự tin và cuối cùng là chất
lượng sống. Bên cạnh đó, xét đến mối quan hệ
giữa nỗ lực và năng lực tâm lý trong công
việc, khi nỗ lực càng cao, con người sẽ dồn sức
lực, đặt tự tin và hy vọng vào công việc của
mình để thích ứng với những khó khăn gặp
phải trong công việc để đem lại hiệu quả công
việc càng cao. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy
mức độ ảnh hưởng của các khái niệm tự tin,
nỗ lực, chất lượng sống trong công việc ảnh
hưởng đến hiệu quả công việc của nữ nhiều

126

không bị ràng buộc. Trong phương pháp bất
biến từng phần, thành phần đo lường không bị

ràng buộc nhưng các mối quan hệ giữa các thành
phần trong mô hình nghiên cứu được ràng buộc
có giá trị như nhau cho tất cả các nhóm.

Giá trị khác biệt
Chi-square
Df
8,288
16
33,232
32
13,526
16
46,224
32
36,59
32
37,326
32

Mô hình lựa chọn
Mô hình bất biến
Mô hình bất biến
Mô hình bất biến
Mô hình khả biến
Mô hình bất biến
Mô hình bất biến

hơn so với nam, điều này có thể giải thích do
giới nữ là phái yếu nên hiệu quả công việc dễ

bị tác động bởi các yếu tố chủ quan và khách
quan, và cho thấy việc cải thiện các thành
phần của mô hình có thể tác động nhiều hơn
đến hiệu quả công việc của dược sĩ nữ.

Theo độ tuổi
Kết quả phân tích cho thấy đối với 4 nhóm
tuổi, 3 khái niệm: tự tin, nỗ lực, chất lượng sống
ảnh hưởng thuận thuận đến hiệu quả công việc
và có ý nghĩa thống kê. Trong đó khái niệm nỗ
lực tác động mạnh nhất đến hiệu quả công việc,
tiếp theo là tự tin và cuối cùng là chất lượng
sống. Nỗ lực luôn là động lực giúp hoàn thành
tốt công việc đối với các đối tượng trong các
nhóm tuổi khác nhau. Ngoài ra, kết quả còn cho
thấy đối với các đối tượng trong nhóm 20 – 30
tuổi, khái niệm hồi phục tinh thần ảnh hưởng
đến hiệu quả công việc có ý nghĩa thống kê (hệ
số chuẩn hóa là 0,117). Điều này có thể giải thích
là do đối tượng 20 – 30 tuổi là đối tượng trẻ, tâm
lý chưa vững vàng, dễ thích nghi cũng như dễ bị
tác động bởi môi trường xung quanh, dẫn đến
sự ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Chuyên Đề Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học


giai đoạn từ 1 đến 10 năm đầu, sau 10 năm công
Theo thâm niên hành nghề
tác thì chất lượng sống gia đình được quan tâm
Về thâm niên hành nghề, nhân tố tự tin luôn
và có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Nỗ lực
luôn duy trì ảnh hưởng đến nhân tố nỗ lực trong
trong công việc có sự biến thiên, xuất hiện vào
suốt quá trình công tác. Nhân tố hy vọng ảnh
giai đoạn đầu và biến mất vào giai đoạn tiếp
hưởng đến hiệu quả công việc trong giai đoạn
theo từ 5 đến 10 năm nhưng lại có ảnh hưởng
đầu và không có ảnh hưởng trong hai giai đoạn
lớn đến hiệu quả công việc vào hai giai đoạn
sau và đến giai đoạn cuối vừa đủ tuổi chín mùi
cuối.
nhân tố hy vọng lại xuất hiện. Chất lượng sống
không tác động đến hiệu quả công việc trong
Bảng 3. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm (Giới tính, tuổi, thâm niên)
Quan hệ
HDTT
NLTT
HDLQ
NLLQ
HDHV
NLHV
HDHP
NLHP
HQCVTT
HQCVLQ

HQCVHV
HQCVHD
HQCVNL
HQCVCLSIN
HQCVCLSOUT
HQCVHP

S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.

P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P

Giới tính
Nam
Nữ
0,087 0,091
0,437 0,482
0,577 0,436
***
***
0,142 0,262
0,184
***
0,100 0,070
0,339 0,567
0,375 0,235
***
***
-0,089 -0,182
0,371 0,136
0,173 0,148
***

0,169
0,083 0,148
0,395 0,201
0,184 0,208
***
***
-0,026 -0,027
0,695 0,695
0,077 0,087
0,228 0,228
0,050 0,060
0,414 0,414
0,294 0,379
***
***
0,110 0,125
***
***
0,116 0,125
***
***
-0,066 -0,073
0,262 0,262

20-30
0,501
***
0,542
***
0,470

***
0,149
0,508
0,127
0,347
-0,216
0,385
-0,117
0,296
0,159
0,443
0,276
***
-0,023
0,766
0,032
0,704
0,111
0,156
0,369
***
0,129
***
0,143
***
0,117
***

Tuổi (năm)
31-40 41-50

0,045 0,121
0,726 0,444
0,572 0,435
***
***
0,285 0,107
***
0,505
0,221 0,033
***
0,834
0,215 0,266
0,079
***
0,249 -0,063
***
0,626
0,195 0,128
0,086 0,366
0,056 0,073
0,617 0,605
0,221 0,218
***
***
-0,015 -0,019
0,766 0,766
0,021 0,019
0,704 0,704
0,079 0,074
0,156 0,156

0,301 0,290
***
***
0,094 0,082
***
***
0,134 0,125
***
***
-0,088 -0,091
0,095 0,095

Theo trình độ chuyên môn
Ở 2 nhóm đối tượng là DSĐH và Thạc sĩ Chuyên khoa I, 3 khái niệm: tự tin, nỗ lực, hồi
phục và chất lượng sống ảnh hưởng đến hiệu

Chuyên Đề Dược

>50
0,194
0,484
0,365
0,251
-0,280
0,240
-0,208
0,447
0,276
0,124
0,008

0,970
0,608
***
0,513
***
0,230
***
-0,019
0,766
0,023
0,704
0,107
0,156
0,316
***
0,099
***
0,127
***
-0,107
0,095

<5
0,125
0,403
0,555
***
0,385
***
0,212

0,196
0,317
***
-0,255
0,218
0,067
0,560
0,054
0,721
0,023
0,901
-0,026
0,867
0,390
***
-0,032
0,859
0,366
***
0,051
0,658
0,133
0,250
0,115
0,390

Thâm niên (năm)
5-<10 10- <15
-0,037 0,570
0,862

***
0,500 0,381
***
***
0,173 -0,041
0,351 0,800
0,031 0,411
0,855
***
0,245 0,194
0,221 0,152
-0,041 -0,189
0,822 0,140
0,232 0,059
0,226 0,732
0,164 0,059
0,340 0,717
0,264 -0,100
0,203 0,615
-0,108 0,040
0,513 0,804
-0,088 0,052
0,628 0,696
0,488 0,388
***
***
0,176 0,397
0,335
***
-0,176 0,107

0,199 0,409
0,160 -0,327
0,243
***
-0,319 0,047
0,064 0,763

>15
0,007
0,966
0,384
***
0,083
0,603
-0,089
0,584
0,291
0,018
-0,040
0,750
0,266
0,054
0,251
0,072
0,377
***
-0,031
0,829
-0,292
***

-0,043
0,722
0,320
***
0,121
0,242
0,314
***
-0,119
0,356

quả công việc có ý nghĩa thống kê. Trong đó khái
niệm nỗ lực có tác động mạnh nhất đến hiệu quả
công việc, tiếp theo là tự tin và cuối cùng là chất
lượng sống.

127


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Theo lĩnh vực hành nghề
Trong 5 lĩnh vực hành nghề, lĩnh vực Đào
tạo nhân lực dược có cỡ mẫu nhỏ (n=7) nên dữ
liệu không xử lý được bởi phần mềm AMOS.
Kết quả cho ta thấy, ở các nhóm lĩnh vực hành
nghề còn lại, hiệu quả công việc luôn luôn có
mối liên hệ và chịu sự tác động có ý nghĩa

thống kê của nhiều nhân tố: tự tin, nỗ lực, chất
lượng sống, hồi phục. Không lĩnh vực ngành
nghề nào trong 4 nhóm mà không cần sự bình
tĩnh, tự tin, cố gắng nỗ lực và khả năng kiểm
soát cảm xúc trong. Đây là các nhân tố then
chốt để có thể là mục tiêu tác động nhằm mục
đích cải thiện hiệu quả công việc ở tất cả các
lĩnh vực hành nghề Dược.

3 khái niệm: tính hấp dẫn của công việc, nỗ lực,
chất lượng sống ảnh hưởng thuận đến hiệu quả
công việc có ý nghĩa thống kê. Nỗ lực là yếu tố
ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả công việc,
tiếp theo là tính hấp dẫn của công việc và chất
lượng sống. Ngoài khái niệm nỗ lực và chất
lượng sống đã phân tích ở trên, kết quả sự kiểm
định về sự khác biệt theo thu nhập hàng tháng
còn cho thấy sự hấp dẫn công việc ảnh hưởng
thuận đến các hiệu quả công việc, cao nhất là với
đối tượng thu nhập < 5 triệu/tháng (hệ số chuẩn
hóa là 0,201). Điều này được giải thích là do đối
tượng này chủ yếu là các dược sĩ trẻ mới ra
trường, làm việc trong các cơ quan nhà nước nên
tính hấp dẫn công việc tác động mạnh mẽ đến
năng lực tâm lý của dược sĩ và ảnh hưởng tích
cực đến hiệu quả công việc.

Theo thu nhập hàng tháng
Qua kết quả kiểm định sự khác biệt theo thu
nhập hàng tháng cho thấy ở cả 3 nhóm thu nhập,

Bảng 4: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm (Trình độ, lĩnh vực, thu nhập)
Quan hệ
HDTT
NLTT
HDLQ
NLLQ
HDHV
NLHV
HDHP
NLHP
HQCVTT
HQCVLQ
HQCVHV
HQCVHD
HQCVNL

128

S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P

S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P
S.E.
P

Trình độ
DSĐH Th.S/CKI
0,125
0,118
0,204
0,510
0,516
0,433
***
***
0,257
-0,041
***
0,826
0,090

0,138
0,323
0,427
0,239
0,405
***
***
-0,161
-0,012
0,083
0,930
0,171
0,149
***
0,304
0,121
0,093
0,182
0,491
0,237
0,254
***
***
-0,004
-0,004
0,945
0,945
0,015
0,014
0,805

0,805
0,064
0,072
0,269
0,269
0,291
0,346
***
***

DBV
0,085
0,517
0,432
***
0,139
0,336
0,109
0,473
0,431
***
-0,005
0,969
0,007
0,959
0,031
0,819
0,222
***
-0,013

0,791
0,005
0,917
0,097
0,055
0,258
***

Lĩnh vực hành nghề
KD PP QL NN SXDBCL
0,085
0,222
0,468
0,539
0,165
0,059
0,456
0,784
0,809
***
0,125
***
0,218
0,095
0,511
0,069
0,323
***
0,011
0,181

0,367
0,922
0,557
0,051
0,230
0,198
0,025
***
0,123
0,904
-0,135 -0,358
-0,251
0,195
0,383
0,271
0,221
0,612
-0,145
***
***
0,441
0,324
-0,456
-0,209
***
0,178
0,312
0,283
0,227
0,328

***
***
***
-0,016 -0,013
-0,021
0,791
0,791
0,791
0,006
0,008
0,008
0,917
0,917
0,917
0,114
0,154
0,144
0,055
0,055
0,055
0,321
0,424
0,382
***
***
***

Thu nhập (triệu/tháng)
<5
5 - <10 10 - <15

0,501
0,045
0,121
***
0,727
0,445
0,542
0,572
0,435
***
***
***
0,470
0,285
0,107
***
***
0,506
0,149
0,221
0,033
0,509
***
0,834
0,127
0,215
0,266
0,348
0,080
***

-0,216 -0,249
-0,063
0,386
***
0,627
-0,117
0,195
0,128
0,297
0,087
0,367
0,159
0,056
0,073
0,445
0,618
0,606
0,183
0,150
0,142
0,065
0,065
0,065
-0,015 -0,010
-0,012
0,870
0,870
0,870
0,037
0,025

0,021
0,721
0,721
0,721
0,201
0,147
0,132
***
***
***
0,376
0,314
0,290
***
***
***

Chuyên Đề Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Quan hệ
HQCVCLSIN
HQCVCLSOUT
HQCVHP

S.E.
P
S.E.

P
S.E.
P

Trình độ
DSĐH Th.S/CKI
0,110
0,119
***
***
0,128
0,169
***
***
0,105
0,133
***
***

DBV
0,092
***
0,099
***
0,119
***

BÀN LUẬN
Lĩnh vực nghiên cứu về năng lực tâm lý, chất
lượng sống trong công việc, hiệu quả công việc

là một lĩnh vực rất được quan tâm bởi nhiều học
giả trong nước và trên thế giới. So sánh với các
nghiên cứu khác đã được tiến hành tại Việt Nam
và trên thế giới với nội dung, phương pháp
nghiên cứu tương tự, nghiên cứu này ghi nhận
nhiều điểm tương đồng mà kết quả thu được so
với những nghiên cứu khác.
Tại Việt Nam, một nghiên cứu của nhóm tác
giả Việt Nam Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Đông
Phong, Trần Hà Minh Quân cũng đã tiến hành
đo lường mối quan hệ giữa NLTL, chất lượng
sống trong công việc, tính hấp dẫn, nỗ lực và
hiệu quả công việc trên đối tượng là những nhân
viên marketing tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh(9).
Kết quả cũng khẳng định vai trò quan trọng của
NLTL đối với hiệu quả của nhân viên marketing.
So sánh với kết quả thu được của đề tài, trong
các thành phần năng lực tâm lý, tự tin cũng là
yếu tố quan trọng nhất đối với người nhân viên
marketing với trọng số chuẩn hóa là 0,79; các
nhân tố khác lần lượt là hồi phục (0,7), hi vọng
(0,62), lạc quan (0,52). Bên cạnh đó, việc đánh giá
HQCV của dược sĩ và nhân viên marketing cũng
khá giống nhau với yếu tố quan trọng khi đánh
giá HQCV chính là tự bản thân người đó, sau đó
là đồng nghiệp đánh giá và cuối cùng là cấp trên
đánh giá(9).
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Đình Thọ
(2011) cũng cho thấy năng lực tâm lý của nhân
viên marketing làm tăng chất lượng sống trong

công việc và kết quả công việc của họ và doanh
nghiệp cần tuyển dụng nhân viên marketing có
năng lực tâm lý cao, nuôi dưỡng, phát triển và

Chuyên Đề Dược

Lĩnh vực hành nghề
KD PP QL NN SXDBCL
0,137
0,167
0,139
***
***
***
0,105
0,162
0,167
***
***
***
0,133
0,170
0,159
***
***
***

Nghiên cứu Y học
Thu nhập (triệu/tháng)
<5

5 - <10 10 - <15
0,098
0,073
0,061
0,191
0,191
0,191
0,142
0,136
0,122
***
***
***
-0,123 -0,095
-0,094
0,143
0,143
0,143

đánh giá năng lực tâm lý của họ để giúp họ phát
triển dạng năng lực này cùng với năng lực chức
năng (kiến thức, kỹ năng về marketing) (10).
Trong nghiên cứu của Saeed Mortazavi và cs
(2012), tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu
mối quan hệ giữa ba yếu tố: năng lực tâm lý (bao
gồm hy vọng, hồi phục, lạc quan và tự tin), chất
lượng sống trong công việc và hiệu quả công
việc của 207 y tá làm việc tại một bệnh viện.
Những kết quả quan trọng rút ra từ nghiên cứu
là: NLTL đóng một vai trò quan trọng trong việc

cải thiện chất lượng sống trong công việc và hiệu
quả công việc của nhân công trong tổ chức, đặc
biệt trong môi trường bệnh viện(5).
Đối với nghiên cứu này, ở hầu hết các mô
hình, nhân tố tự tin luôn được xem là thành
phần quan trọng nhất của năng lực tâm lý. Nỗ
lực trong công việc cũng là yếu tố quan trọng tác
động tích cực đến HQCV. Trong hai thành phần
của chất lượng sống trong công việc, thành phần
chất lượng sống gia đình có ảnh hưởng lớn hơn
trong hầu hết các nhóm. Những mối tương tác
có ý nghĩa thống kê trên góp phần xây dựng
nhiều giải pháp để nâng cao năng lực tâm lý,
chất lượng sống trong công việc và hiệu quả
công việc của dược sĩ đang công tác tại các cơ sở
dược trên địa bàn tỉnh An Giang.

KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực tâm
lý, chất lượng sống trong công việc, tính hấp
dẫn và nỗ lực trong công việc ảnh hưởng tích
cực đến hiệu quả công việc. Kết quả nghiên
cứu cung cấp những số liệu đáng tin cậy giúp
tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nhân lực đặc
biệt chiếm đại đa số này trong lĩnh vực dược,
gợi ý đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu

129



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

quả công việc của dược sĩ tại các cơ sở dược
trên địa bàn tỉnh An Giang.

6.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

7.

1.
2.

3.

4.

5.

130

Bộ Y tế (2010). Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp Dược
Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
Carver CS, Scheier MF (2002). Optimism. C. R. Snyder, Shane
J. Lopez. Handbook of Positive Psychology, pp.231-241.
Oxford University Press, Oxford.
Christen M, Iyer G, Soberman D (2006). Job satisfaction, job

performance, and effort: A re-examination using agency
theory. Journal of Marketing, 70, 137-50.
Jack B, Adam MK (1996). IQ and Ego-Resiliency: Conceptual
and Empirical Connections and Separateness. Journal of
Personality and Social Psychology, 70(2), 349-361.
Saeed M, Seyyed VSY, Alireza A (2012). The Role of the
Psychological Capital on Quality of Work Life and
organization performance. Interdisciplinary journal of
contemporary research in business, Vol. 4(2), 206 – 217.

8.
9.

10.

Sharon KP (1998). Enhancing Role Breadth Self-Efficacy: The
Roles of Job Enrichment and Other Organizational
Interventions. Journal of Applied Psychology, 83(6), 835-852.
Sirgy MJ, David E, Phillip S, Jin-Lee D (2001). A new measure
of quality of work life (QWL) based on need satifaction and
spillover theories. Social Indicators Research, 55(3), 241-302.
Snyder CR (2002). Hope Theory: Rainbows in the Mind.
Psychological Inquiry, 13(4), 249–275.
Tho ND, Phong ND, Quan THM (2014). Marketers'
psychological capital and performance. Asia-Pacific Journal of
Business Administration, 6(1), 36 – 48.
Tho ND, Trang NTM (2011). Psychological Capital, Quality of
Work Life, and Quality of Life of Marketers: Evidence from
Vietnam. Journal of Macromarketing, 32(1), 87-95.


Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

30/10/2015
20/11/2015
20/02/2016

Chuyên Đề Dược



×