Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sự thay đổi nồng độ axit uric huyết thanh của bệnh nhân vảy nến mảng sau 24 tuần điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.2 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ AXIT URIC HUYẾT THANH
CỦA BỆNH NHÂN VẢY NẾN MẢNG SAU 24 TUẦN ĐIỀU TRỊ
Nguyễn Tâm Anh*, Phạm Văn Bắc*

TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh vảy nến liên quan đến các rối loạn chuyển hóa và bệnh lý tim mạch. Gần đây nhiều nghiên
cứu ghi nhận nồng độ axit uric có liên quan chặt với các rối loạn chuyển hóa. Nồng độ axit uric huyết thanh được
ghi nhận có tăng trên bệnh nhân vảy nến và một số nghiên cứu còn ghi nhận mối liên quan giữa mức độ nặng
của vảy nến và nồng độ axit uric trong máu.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự thay đổi nồng độ axit uric trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến mảng
tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM sau 24 tuần điều trị.
Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu tương quan trên bệnh nhân vảy nến mảng tại BV Da Liễu
TP.HCM. Xét nghiệm axit uric được thực hiện trước và sau 24 tuần điều trị.
Kết quả: 34 bệnh nhân được nghiên cứu. Sau 24 tuần điều trị, nồng độ axit uric thấp hơn có nghĩa thống kê
so với axit uric trước điều trị (p< 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có PASI giảm là 79,4%, tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ axit
uric huyết thanh giảm là 64,7%. PASI là yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến tăng axit uric huyết thanh ở bệnh nhân
vảy nến (OR=1,128,p<0,05). Nồng độ axit uric huyết thanh có mối tương quan thuận tuyến tính với độ nặng của
bệnh nhân vảy nến mảng tính theo chỉ số PASI.
Kết luận: Sau 24 tuần điều trị vảy nến, nồng độ axit uric huyết thanh của bệnh nhân giảm, có mối tương
quan giữa nồng độ axit uric huyết thanh và độ nặng của bệnh theo thang điểm PASI.
Từ khóa: bệnh vảy nến, vảy nến khớp, axit uric

ABSTRACT
SERUM URID ACID CONCENTRATIONS OF PLAQUE PSORIASIS PATIENTS BEFORE AND AFTER
24 WEEKS OF TREATMENT
Nguyen Tam Anh, Pham Van Bac
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 1- 2019: 57-61


Background: Psoriasis is closely associated with features of the metabolic syndrome and cardiovascular
disease. The epidemiologic evidence suggests that elevated levels of serum uric acid concentration (SUAC) are
strongly associated with features of the metabolic syndrome. Hyperuricaemia is a common finding in patients
with psoriasis and previous studies have reported inconsistent results about the association between serum uric
acid concentration and severity of the disease.
Objective: To define SUAC in plaque psoriasis patients at Dermato-venereological hospital before and after
24 weeks of treatment.
Method: Case series report. Plaque psoriasis patients at Dermato-venereological hospital were testes SUAC
before and after 24 weeks of treatment.
Results: 34 patients were researched. After 24 weeks of treatment, mean of serum uric acid concentration
was significantly decreased (p< 0.05). Fall in serum uric acid was observed in 64.7% of the patients, fall in PASI
was 79.4% of the patients. Multivariate logistic regression analysis revealed that PASI was the predictor of
hyperuricemia (OR=1.128, p< 0.05). There was a positive correlation between SUAC and PASI.
* Bộ môn Da Liễu, Khoa Y Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Văn Bắc
ĐT: 0913964667

Email:

57


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019

Conclusions: After 24 weeks of treatment, SUAC in psoriasis patients was significantly decreased. There
was a linear correlation between SUAC and PASI.
Keywords: Psoriasis; psoriatic arthritis; uric acid.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Vảy nến là một bệnh lý thường gặp, đây là
một bệnh da mạn tính do viêm. Vảy nến không
chỉ ảnh hưởng đến da, mà còn liên quan đến
khớp, các rối loạn chuyển hóa và bệnh lý tim
mạch(7). Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng đã
ghi nhận sự gia tăng nồng độ axit uric trong
huyết thanh bệnh nhân vảy nến. Việc gia tăng
chuyển hóa purine do tăng chu trình của tế bào
biểu bì được cho là nguyên nhân gây tăng axit
uric ở bệnh nhân vảy nến(8). Ngoài ra, nhiều
nghiên cứu cho thấy axit uric có liên quan với
các rối loạn chuyển hóa thường đi kèm với bệnh
vảy nến như béo phì, cao huyết áp, đái tháo
đường(9,10).
Tại Việt Nam, chúng tôi đã thực hiện nghiên
cứu cắt ngang phân tích trên các bệnh nhân vảy
nến, kết quả ghi nhận có sự tăng axit uric trên
bệnh nhân vảy nến, và PASI là yếu tố nguy cơ
độc lập gây tăng axit uric huyết thanh(6). Để khảo
sát sự thay đổi axít uric máu có đồng hành với
sự cải thiện lâm sàng sau điều trị hay không
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự thay đổi
nồng độ axit uric trong huyết thanh bệnh nhân
vảy nến mảng tại bệnh viện Da Liễu TP.Hồ Chí
Minh sau 24 tuần điều trị và mối tương quan
giữa nồng độ axit uric trong huyết thanh với độ
nặng của bệnh.


ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Dân số chọn mẫu
Các bệnh nhân vảy nến mảng đến khám và
điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh
từ tháng 12/2016 đến tháng 06/2017.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân vảy nến mảng đến khám và điều
trị tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh, tuổi
trên 15, đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên
cứu loại trừ những bệnh nhân đã được điều trị
các thuốc được biết là ảnh hưởng đến nồng độ

58

axit uric huyết thanh trong vòng 6 tháng trước
khi nhập viện: Cyclosporin, Isotretinoin, lợi tiểu
Furosemide

Thiazide,
Ketoconazole,
Theophylline, Salicylate, Ethambutol, bệnh nhân
mắc các bệnh gây ảnh hưởng đến nồng độ axit
uric huyết thanh như: Gout, thiếu máu tán
huyết, suy thận mạn, suy giáp, cường tuyến cận
giáp. Loại trừ những bệnh nhân béo phì với BMI
> 30 hoặc nghiện rượu nặng với mức tiêu thụ >75
ml ethanol/ ngày.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, thuận tiện.

Xử lý dữ liệu
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
So sánh 2 trung bình bằng paired samples t
test, so sánh 2 tỉ lệ bằng test Chi bình phương,
OR để đo lường mối liên quan giữa 2 biến định
tính, logistic đa yếu tố, phương trình hồi quy
tương quan. Với p<0,05 được xem là có ý nghĩa
thống kê.

KẾT QUẢ
Khảo sát và theo dõi 34 bệnh nhân vảy nến
mảng sau 24 tuần điều trị tại bệnh viện Da Liễu
TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi ghi nhận được các
kết quả sau:
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Nam chiếm 58,8% (20 người), nữ chiếm
41,2% (14 người). Tuổi trung bình của các đối
tượng là 43,29+14,78 tuổi và dao động từ 17 đến
66. Tuổi khởi phát bệnh trung bình là
33,29+15,59 tuổi. Thời gian bệnh kéo dài trung
bình là 8,9+7,25 năm. Trong 34 bệnh nhân có 8
bệnh nhân có tổn thương khớp.
Chỉ số BMI
Chỉ số BMI ở trung bình là 21,59+5,20 điểm.
Chỉ số PASI trên bệnh nhân vảy nến trước và
sau khi điều trị
Nhóm bệnh nhân vảy nến trước điều trị: Chỉ
số PASI trung bình ở bệnh nhân vảy nến mảng



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

là 14,0+9,41 điểm, cao nhất là 32,9 điểm và thấp
nhất là 0,8 điểm (Bảng 1).

nguy cơ độc lập có thể gây tăng axit uric huyết
thanh là giới tính, BMI và PASI.

Nhóm bệnh nhân vảy nến sau điều trị: Chỉ
số PASI trung bình ở bệnh nhân vảy nến mảng
là 10,58+7,96 điểm, cao nhất là 29,2 điểm và thấp
nhất là 0,6 điểm.

Kết quả cho thấy chỉ có yếu tố PASI là yếu
tố nguy cơ dẫn đến tăng axit uric huyết thanh

Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số PASI giảm sau
điều trị là 79,4% (27 bệnh nhân).

Phân tích tương quan trước điều trị

Bảng 1: So sánh chỉ số PASI bệnh nhân vảy nến
trước và sau điều trị

thuận mức độ trung bình ( r = 0,435, p = 0,01)

Chỉ số PASI
Nhóm trước điều trị

Nhóm sau điều trị
14,0 + 9,41 (N = 34)
10,58 + 7,96 (N=34)

P
<0,001*

* Phép kiểm paired samples t test

PASI sau điều trị giảm có ý nghĩa thống kê
so với PASI trước điều trị với p < 0,001.
Nồng độ axit uric huyết thanh giữa bệnh nhân
vảy nến và người bình thường

ở bệnh nhân vảy nến nhóm I với p = 0,02 và
OR là 1,128.
Nồng độ axit uric và PASI có tương quan
(Biểu đồ 1).
Phương trình đường thẳng hồi quy trước
điều trị: Y = 0,07X + 4,79.
Với X là chỉ số PASI.
Y là nồng độ axit uric huyết thanh (mg/dl).

Đồ thị hồi quy tuyến tính

Bảng 2: So sánh nồng độ axit uric huyết thanh giữa
bệnh nhân vảy nến và người bình thường
Nồng độ axit uric huyết thanh (mg/dl)
Nhóm vảy nến
Nhóm người bình thường

5,77+1,51(N=34)
4,41 + 1,17(N=70)

P
<0,001*

* Phép kiểm paired samples t test

Nồng độ axit uric huyết thanh của bệnh
nhân vảy nến cao hơn người bình thường có ý
nghĩa thống kê với p < 0,001 (Bảng 2).
Nồng độ axit uric huyết thanh giữa bệnh nhân
vảy nến trước và sau điều trị
Bảng 3: So sánh nồng độ axit uric huyết thanh trước
và sau điều trị
Nồng độ axit uric huyết thanh (mg/dl)
Nhóm trước điều trị
Nhóm sau điều trị
5,77 + 1,51
5,50 + 1,56

P
0,03*

* Phép kiểm paired samples t test

Biểu đồ 1: Tương quan giữa nồng độ axit uric và chỉ
số PASI của bệnh nhân vảy nến trước điều trị
Phương trình đường thẳng hồi quy sau điều trị
Nồng độ Axit Uric và PASI có tương quan


Nồng độ axit uric huyết thanh sau điều trị
giảm so với trước điều trị với p = 0,03 (Bảng 3).

thuận với mức độ trung bình (với r = 0,382 và

Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ axit uric huyết
thanh giảm sau điều trị là 64,7% (22 người).

Phương trình đường thẳng hồi quy sau điều

Tương quan giữa nồng độ axit uric huyết
thanh với chỉ số PASI của bệnh nhân vẩy nến
Phân tích hồi quy logistic đa biến 3 yếu tố

p = 0,026) (Biểu đồ 2).
trị: Y = 0,075X + 4,71.
Với X là chỉ số PASI.
Y là nồng độ axit uric huyết thanh (mg/dl).

59


Nghiên cứu Y học
Đồ thị hồi quy tuyến tính

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
hóa purine do tăng chu trình của tế bào biểu bì
được cho là nguyên nhân gây tăng axit uric ở
bệnh nhân vảy nến(1).

Nồng độ axit uric huyết thanh giữa bệnh nhân
vảy nến và người bình thường

Biểu đồ 2: Tương quan giữa nồng độ axit uric và chỉ
số PASI của bệnh nhân vảy nến sau điều trị

BÀN LUẬN
Các rối loạn chuyển hóa và bệnh lý liên quan
đến tăng axit uric huyết thanh cũng đã được biết
đến từ lâu. Trong hơn nửa thế kỷ qua, nhiều
nghiên cứu về tăng axit uric huyết thanh, cùng
với các tiến bộ mới trong khoa học kỹ thuật đã
cung cấp một số phát hiện mới về cơ chế bệnh
sinh, đặc điểm dịch tễ học, quá trình chuyển hóa
urat tại thận, quá trình viêm, miễn dịch, yếu tố
gen, chế độ ăn, sử dụng thuốc, vai trò của axit
uric trong các bệnh lý mạn tính không lây khác(5).
Tình trạng tăng nhanh chu trình tế bào và giảm
bài tiết axit uric của thận là hai nguyên nhân
chính gây tăng nồng độ axit uric huyết
thanh.Trong một số bênh lý thực thể, do tế bào
trong cơ thể bị thay thế quá nhanh, tăng sinh
hoặc thoái hóa nhiều dẫn đến tăng cường thoái
giáng purine nội sinh. Tình trạng này có thể gặp
trong một số bệnh lý về máu, các bệnh lý ác tính,
bệnh lý chuyển hóa và nội tiết như: leucemia,
tiêu cơ, bệnh đa hồng cầu, tan máu, bệnh
Hodgkin, sarcom hạch, suy tuyến giáp, cường
tuyến cận giáp, nhiễm độc thai nghén, đái tháo
đường có nhiễm toan cetone, bệnh đa u tuỷ

xương, ung thư(9). Ở bệnh nhân vảy nến tế bào
sừng có chất lượng thay đổi, độ kết dính tăng,
tăng sản mạnh và nhanh. Việc gia tăng chuyển

60

Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 34
bệnh nhân vảy nến mảng đến khám và điều trị
tại bệnh viện Da Liễu với kết quả cho thấy nồng
độ axit uric huyết thanh trung bình của bệnh
nhân vảy nến là 5,77+1,51 mg/dl, cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm chứng 4,41+1,17
mg/dl (p<0,001). Kết quả này tương đồng với kết
quả nghiên cứu cắt ngang phân tích của Nguyễn
Tâm Anh thực hiện trên 104 bệnh nhân vảy nến
và 70 người khỏe mạnh(6), và cũng phù hợp với
kết quả nghiên cứu cắt ngang của Paoo Gisondi
và các cộng sự tại trường đại học Verona, Ý, thực
hiện trên 119 bệnh nhân vảy nến và 119 người
khỏe mạnh(8).
Nồng độ axit uric huyết thanh giữa bệnh nhân
vảy nến trước và sau điều trị
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành xét
nghiệm axit uric sau ít nhất 24 tuần điều trị ghi
nhận có 79,4% (27 bệnh nhân) có chỉ số PASI
giảm, 64,7% (22 người) bệnh nhân có nồng độ
axit uric huyết thanh giảm sau điều trị. Nồng dộ
axit uric sau điều trị là 5,50+1,56, thấp hơn có
nghĩa thống kê so với axit uric trước điều trị
(p=0,03), kết quả này tương đồng với nghiên cứu

ở Ấn Độ của Isha và cộng sự trên 25 bệnh nhân
vảy nến trước và sau 12 tuần điều trị ghi nhận
tình trạng tăng axit uric và CRP trước điều trị,
sau 12 tuần điều trị chỉ số này giảm có ý nghĩa
thống kê (p<0,05)(4).
Tương quan giữa nồng độ axit uric huyết thanh
với chỉ số PASI của bệnh nhân vẩy nến
Chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy
logistic 3 yếu tố có thể gây tăng axit uric huyết
thanh là giới tính, BMI và PASI cho kết quả chỉ
có yếu tố PASI là yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến
tăng axit uric huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến
(OR= 1,128,p = 0,02), kết quả này tương đồng với
kết quả của Nguyễn Tâm Anh(6), nghiên cứu của


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019

Nghiên cứu Y học

Gisondi và các cộng sự(2) và nghiên cứu của
Kwon HH và các cộng sự(3) kết luận rằng PASI
và BMI là hai yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến
tăng axit uric ở bệnh nhân vảy nến.

Nồng độ axit uric huyết thanh có mối tương
quan thuận với độ nặng của bệnh nhân vảy nến
mảng tính theo chỉ số PASI ở cả hai nhóm bệnh
nhân trước và sau 24 tuần điều trị.


Nghiên cứu của chúng tôi còn ghi nhận nồng
độ axit uric và PASI có mối tương quan thuận
mức độ trung bìnhở cả 2 nhóm bệnh nhân trước
và sau 24 tuần điều trị (r = 0,435 và r= 0,382).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nghiên cứu của chúng tôi còn ghi nhận nồng
độ axit uric và PASI có mối tương quan thuận
mức độ trung bình. Phương trình đường thẳng
hồi quy trước điều trị: Y = 0,07X + 4,79 cho thấy
cứ tăng 1 điểm PASI thì nồng độ axit uric tăng
0,07 mg/dl. Tương tự, phương trình đường
thẳng hồi quy sau điều trị: Y = 0,075X + 4,71 cho
thấy cứ tăng 1 điểm PASI thì nồng độ axit uric
tăng 0,075 mg/dl.

KẾT LUẬN
Qua khảo sát sự thay đổi nồng độ axit uric
trong huyết thanh 34 bệnh nhân vảy nến mảng
tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh, chúng
tôi rút ra một số kết luận sau:
Nồng độ axit uric huyết thanh trung bình
của bệnh nhân vảy nến cao hơn có ý nghĩa thống
kê so với nhóm người bình thường. Sau 24 tuần
điều trị ghi nhận có 79,4% có chỉ số PASI giảm,
64,7% bệnh nhân có nồng độ axit uric huyết
thanh giảm sau điều trị.Nồng dộ axit uric sau
điều trị thấp hơn có nghĩa thống kê so với axit
uric trước điều trị.


1. Christophers E, Urlrich M (1999). Psoriasis. In: Fitzpatrick’s
Dermatology in general medicine, pp 495-521.
2. Gisondi P, Tessari G, Conti A et al (2007). Prevalence of
metabolic syndrome in patients with psoriasis: a hospital-based
casecontrol study. Br J Dermatol, 157:pp.68–73.
3. Kwon HH, Kwon IH, Choi JW, Youn JI (2011). Cross-sectional
study on the correlation of serum uric acid with disease severity
in Korean patients with psoriasis, Seoul National University
College of Medicine, Seoul, Korea.Clincal and experimental
Dermatology, 36(5):pp.473-478.
4. Isha, Jain VK, Harbans Lal (2011). C- reactive protein and acid
ueic levels in patients with psoriasis. Ind J Clin Biochem,
26(3):pp.309-311.
5. Nguyễn Đạt Anh (2011). Axit uric. In: Các xét nghiệm thường
quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, pp.56-60. Nhà xuất bản
Y Học Hà Nội.
6. Nguyễn Tâm Anh (2016). Nồng độ axit uric huyết thanh trên
bệnh nhân vảy nến. Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, 20(2):pp.33-39.
7. Gisondi P, Farina S (2010). Usefulness of the Framingham risk
score in patients with chronic psoriasis. Am J Cardiol,
106(12):pp.1754-1757.
8. Gisondi P, Targher G, Cagalli A, Girolomoni G (2013),
Hyperuricemia in patients with chronic plaque psoriasis. Drug
development research, 75(1):pp.S70-S72.
9. Phạm Thị Dung (2014). “Nghiên cứu tình trạng tăng axit uric
huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp chế độ ăn ở
người 30 tuổi trở lên tại cộng đồng nông thôn Thái Bình”, Luận
án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
10. Waring WS, Webb DJ, Maxwell SR (2000). Uric acid is a risk

factor for cardiovascular disease. Q J Med, 93:pp.707-713.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:

08/11/2018
10/12/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019

61



×