Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ứng dụng vi phẫu tai trong tạo hình màng nhĩ đơn thuần ở người trưởng thành tại Bệnh viện An Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.99 KB, 3 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

ỨNG DỤNG VI PHẪU TAI TRONG TẠO HÌNH MÀNG NHĨ ĐƠN THUẦN
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI BỆNH VIỆN AN BÌNH
Huỳnh Thanh Nhân*, Bùi Mạnh Côn*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm tai giữa mạn tính là một bệnh phổ biến ở Việt Nam. Tạo hình màng nhĩ đơn thuần là
phương pháp điều trị giúp người bệnh có cuộc sống chất lượng hơn.
Mục tiêu:Đánh giá kết quả tạo hình màng nhĩ đơn thuần ở người trưởng thành bị viêm tai giữa mạn tính.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu : Tiến cứu mô tả 31 ca được tạo hình màng nhĩ ở người trưởng
thành tại Bệnh Viện An Bình từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2016.
Kết quả : tỉ lệ liền màng nhĩ 27/31 (87,1%) sau 6 tháng, khoảng khí xương cải thiện trung bình 8,85 dB.
Kết luận : Tạo hình màng nhĩ đơn thuần trong viêm tai giữa mạn tính giúp cải thiện sức nghe .
Từ khóa: viêm tai giữa mạn, tạo hình màng nhĩ đơn thuần.

ABSTRACT
APPLIED MICROSURGERY OF THE EAR IN MYRINGOPLASTY OF ADULTS
AT AN BINH HOSPITAL
Huynh Thanh Nhan, Bui Manh Con
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 7 - 15
Background: Chronic otitis media has been a popular disease in Viet Nam. Myringoplasty has been a
method to improve the patients’ life more quality.
Objectives: To evaluate the result of myringoplasty of adults with chronic otitis media.
Subjects – Method: Descriptive and prospective 31 cases were operated at An Binh Hospital, from January
2015 to June 2016.
Results: Healing tympanic membrane 87.1%, the air bone gap improved 8.85dB in average.
Conclusion: Myringoplasty in chronic otitis media helps to improve hearing.
Keywords: Chronic otitis media, myringoplasty.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tai giữa mạn thủng nhĩ là bệnh
thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới, tần
suất bệnh thường cao ở các nước đang và kém
phát triển, nhất là vùng có mật độ dân số
đông, trong đó có Việt Nam. Viêm tai giữa
mạn thủng nhĩ thường gây ra nghe kém ảnh
hưởng đến sinh hoạt, học tập và khó khăn
trong giao tiếp xã hội. Bệnh kéo dài sẽ để lại di
chứng nặng nề, ảnh hưởng trầm trọng đến sức

nghe của người bệnh và khó có khả năng phục
hồi dù can thiệp bằng phẫu thuật.
Việc điều trị viêm tai giữa mạn thủng nhĩ tuy
đã có nhiều tiến bộ đáng kể, song bệnh vẫn có
thể đe dọa tính mạng người bệnh và gây các biến
chứng nội sọ, do đó người bệnh cần phải điều trị
càng sớm càng tốt. Lịch sử phát triển của chuyên
ngành tai trên thế giới đã cho thấy việc tái tạo
màng nhĩ có từ rất lâu. Ở Việt Nam, nhiều tác giả
đã có các báo cáo điều trị phẫu thuật viêm tai
giữa mạn thủng nhĩ. Tại bệnh viện An Bình,

*

Bệnh viện An Bình Tp.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Huỳnh Thanh Nhân

ĐT: 0985682602


E-mail:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

79


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

trong những năm vừa qua, tình hình người bệnh
đến khám tại phòng khám tai mũi họng vì lý do
chảy mủ tai khá nhiều. Với nhu cầu điều trị hết
chảy mủ tai và cải thiện sức nghe cho người
bệnh nên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này.

Mục tiêu nghiên cứu:

Máy ảnh kỹ thuật số, máy tính, phần mềm
SPSS.

Tiến hành nghiên cứu:
Khám chọn bệnh.

Đánh giá kết quả tạo hình màng nhĩ đơn
thuần ở người trưởng thành viêm tai giữa mạn
tính.


ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả những người bệnh trưởng thành đến
khám và điều trị tại bệnh viện An Bình hội đủ
các điều kiện sau:
Tuổi từ 18 trở lên.
Viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ đã điều trị
hết chảy tai ≥ 4 tuần.
Kích thước lỗ thủng màng nhĩ > 3 mm.
Thính lực đồ đường xương giảm trung bình
≤ 30 dB.
Nội soi tai ngoài, đánh giá tổn thương màng
nhĩ và chụp hình lưu lỗ thủng màng nhĩ.
Chụp CT Scanner sào bào và sào đạo thông
thoáng.
Các bệnh lân cận ( mũi xoang, amidan…) đã
điều trị ổn định.

Chuẩn bị trước phẫu thuật.
Phẫu thuật theo kỹ thuật đặt dưới
(Underlay): Rạch da sau tai, bộc lộ và lấy cân cơ
thái dương làm mảnh ghép. Rạch sâu thêm đến
sát màng xương và tách màng xương bộc lộ mặt
ngoài xương chũm. Tách da thành sau ống tai
ngoài khỏi ống tai. Cắt ngang da thành sau ống
tai ngoài từ 6 đến 12 giờ cách khung nhĩ khoảng
5mm. Lấy rìa lỗ thủng và làm tươi rìa lỗ thủng.
Tách khung nhĩ sợi khỏi khung nhĩ xương và
niêm mạc hòm nhĩ để vào hòm nhĩ từ 6 - 11 giờ.
Đặt gelfoam vào hòm nhĩ. Đặt mảnh cân cơ dưới

phần màng nhĩ còn lại. Đặt gelfoam và bấc tẩm
tetracycline ống tai ngoài. Khâu cân cơ và da sau
tai 2 lớp.
Chăm sóc sau phẫu thuật.
Theo dõi tái khám sau mổ mỗi tuần trong
tháng đầu và 1,3 ,6 tháng sau.
Thu thập số liệu: thực hiện từ lúc người bệnh
được chọn vào mẫu nghiên cứu đến lúc theo dõi
trong khoảng thời gian từ 1/2015 đến 6/2016.
Xử lý số liệu: phần mềm SPSS 16.0.

Không có cholesteatoma.
Không có biến chứng nội sọ của viêm tai
giữa.
Không có dị dạng vùng đầu mặt cổ.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tuổi

Không có tiền căn phẫu thuật tai trước đó.

Dao động từ 23 đến 64 tuổi, trung bình 43 ±
1.2.Độ tuổi lao động chiếm 26/31 (83,8%).

Phương pháp nghiên cứu

Giới

Thiết kế nghiên cứu : tiến cứu, mô tả hàng
loạt ca.


Phương tiện nghiên cứu :
Dụng cụ khám : đèn clar, đèn soi tai, máy
hút, loa tai, hệ thống nội soi.
Dụng cụ phẫu thuật tai.
Kính vi phẫu hiệu Morrel.

80

Vật liệu dùng trong nghiên cứu: gelfoam,
thuốc tê, chỉ khâu.

Nam 35,5% (11/31), nữ 64,5% (20/31).
Trong thời gian nghiên cứu của chúng tôi nữ
chiếm tỉ lệ gần gấp đôi nam. Điều này cũng
chưa kết luận được giới nào nhiều hơn vì mẫu
nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ, thời gian
nghiên cứu ngắn.
Tỉ lệ liền màng nhĩ sau 3 tháng và sau 6
tháng.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Bảng 1: Tỉ lệ liền màng nhĩ.

Liền màng nhĩ
Không liền
màng nhĩ

Tổng số

Sau 3 tháng
Số ca
Tỉ lệ %
28
90,3

Sau 6 tháng
Số ca
Tỉ lệ %
27
87,1

3

9,7

4

12,9

31

100

31

100


Sau 3 tháng phẫu thuật có (90,3%) 28 ca liền
màng nhĩ, (9,7%) 3 ca không liền màng nhĩ. Sau 6
tháng thì lại có thêm 1 ca màng nhĩ bị thủng lại.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng không
khác biệt nhiều so với nghiên cứu tác giả Lương
Hồng Châu(1). Về nguyên nhân màng nhĩ không
liền có thể do các yếu tố như : mảnh vật liệu để
quá khô nên sau khi đặt vào đúng vị trí thì mảnh
vật liệu bị hút nước và bị co rút lại, mảnh vật liệu
đặt không đúng vị trí hay không giữ cố định,
không áp sát màng nhĩ(8), niêm mạc tai giữa còn
viêm, phẫu thuật viên còn thiếu kinh nghiệm(6).
Còn trường hợp màng nhĩ thủng lại thường rất
khó xác định nguyên nhân, có thể liên quan đến
tình trạng nhiễm trùng vùng mũi họng gây viêm
tai giữa cấp(7) hoặc có thể do vị trí lỗ thủng sát
mép trước khung màng nhĩ.

Kích thước lỗ thủng và tỉ lệ liền màng nhĩ

nguyên nhân sau: màng nhĩ bị tù góc trước;
màng nhĩ bị di lệch không dính cán búa(5); màng
nhĩ bị sụp lõm dính vào ụ nhô(4); ứ dịch tai giữa;
cố định xương con(3).
Bảng 3:Kết quả cải thiện sức nghe.
Đường khí (dB)
≤10 dB
Đường xương
>10 dB
Khoảng khí xương (dB)

Mức cải thiện khoảng khí
xương (dB)

Liền màng nhĩ
Không liền màng nhĩ

Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy kích
thước lỗ thủng càng lớn thì tỉ lệ thành công càng
thấp nhưng khi kiểm định lại không có ý nghĩa
thống kê. Điều này phù hợp vớiYung cho rằng
kích thước lỗ thủng không liên quan đến kết quả
tạo hình(9).

Trước mổ
Sau mổ
40,55±14,20
30,6±13,9
51,6% (16/31) 87,1% (27/31)
49,4% (15/31) 12,9% (4/31)
30,85± 10,67
22±10,51
8,85±3,57

KẾT LUẬN
Tạo hình màng nhĩ đơn thuần trên người
bệnh viêm tai giữa mạn tính trưởng thành cho
tỉ lệ thành công khá cao 87,1% và có cải thiện
sức nghe.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

2.
3.

4.

Bảng 2: Kích thước lỗ thủng và tỉ lệ liền màng nhĩ.
Kích thước lỗ thủng
<50%
>50%
95 % (19/20)
72,7% (8/11)
5% (1/20)
27,3%(3/11)

Nghiên cứu Y học

5.

6.

7.
8.

9.

Lương Hồng Châu (2010), “Nghiên cứu phẫu thuật tạo hình
màng nhĩ đơn thuần trên bệnh nhân viêm tai giữa mạn”, Tạp
chí Y học thực hành , tập 696, số 1, tr.79-81.

Phạm Ngọc Chất (2004)," Nghiên cứu vi phẫu ứng dụng trong
tạo hình màng nhĩ ở trẻ em", Luận án tiến sĩ y học.
Proctor B (1991), “Chronic Otitis Media and Mastoiditis”,
Otolaryngology, ED 3rd, Vol II, W.B Saunders Company,
Philadelphia, pp.1349-1366.
Shea MC Jr (1994), “Tympanoplasty: Undersurface Graft
Technique Transcanal Approach”, Otologic Surgery, Ed 1th,
W.B Saunders Company, Philadelphia, pp.133-140.
Sheehy JL (1994), “Tympanoplasty: Outer surface grafting
technique”, Otologic Surgery, Ed 1st, W.B.Sauders Company,
Philadelphia, pp. 121-132.
Tos M, Stangerup SE (2000), “Reasons for reperforation after
tympanoplasty in children”, Acta Otolaryngol Suppl, Vol 543,
pp.143-146.
Vartiainen E, Karja J (1985), “Failure in myringoplasty”, Arch
Otolaryngology, Vol 141(1), pp.27-33.
Wehrs RE (1999), “Otitis media: Surgical principles based on
pathogenesis. Grafting techniques”, Otolaryngologic Clinic of
North America, Vol 32(3), pp.443-456.
Yung MW (1995), “Myringoplasty for subtotal perforation”,
Clinical Otolaryngology, Vol 20(3), pp. 241-245.

Kết quả cải thiện sức nghe
Qua bảng 3 chúng tôi nhận thấy sức nghe
của người bệnh sau mổ cải thiện trung bình 8,85
dB so với tác giả Phạm Ngọc Chất 8,94 dB(2). Sức
nghe không tăng sau khi màng nhĩ liền có một số

Ngày nhận bài báo:


03/08/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

10/08/2016

Ngày bài báo được đăng:

05/10/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

81



×