Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

47 tỉ lệ loãng xương và thiếu xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa Hô hấp Bệnh viện Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.46 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015

47 TỈ LỆ LOÃNG XƯƠNG VÀ THIẾU XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI KHOA HÔ HẤP
BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Ngô Thế Hoàng*, Phạm Thị Pho Lia*, Hồ Thị Phương*, Phạm Thị Thanh Xuân*,
Nguyễn Thị Thúy Kiều*, Nguyễn Đức Công*

TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định tỉ lệ loãng xương và thiếu xương ở bệnh nhân BPTNMT và các yếu tố liên quan với
loãng xương tại khoa Hô Hấp, bệnh viện Thống Nhất.
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang, đánh giá 102 bệnh nhân BPTNMT ổn định. Mật độ xương ở
cột sống thắt lưng (L2-4) được đo bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép.
Kết quả: tỉ lệ loãng xương và thiếu xương là 36,3% và 25,5%. BMI, sử dụng corticosteroid dạng
uống và mức độ nặng của BPTNMT liên quan đáng kể với loãng xương.
Kết luận: tỉ lệ loãng xương và thiếu xương ở bệnh nhân BPTNMT cao hơn ở người bình thường.
Loãng xương có liên quan với chỉ số BMI thấp, sử dụng corticosteroid dạng uống kéo dài và mức độ nặng

của BPTNMT
Từ khóa: mật độ xương, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, loãng xương

ABSTRACT
PROPORTION OF OSTEOPOROSIS AND OSTEOPENIA IN COPD PATIENTS AT PULMONARY
DEPARTMENT, THONG NHAT HOSPITAL
Ngo The Hoang, Pham Thi Pho Lia, Ho Thi Phuong, Pham Thi Thanh Xuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 6 - 2015:
Objective: To study the proportion of osteoporosis and osteopenia in COPD patients and the factors
associated with osteoporosis at Pulmonary department, Thong Nhat hospital.
Material and Method: A cross sectional study was used to evaluate 102 male stable COPD patients. Bone


mineral density at lumbar spine (L2-4) was measured by dual energy x-ray absorptiometer scan.
Results: The proportion of osteoporosis and osteopenia in COPD patients were 36.3% and 25.5%. BMI,
oral corticosteroid use and severity of COPD were significantly associated with osteoporosis.
Conclusion: The prevalence of osteoporosis and osteopenia in COPD patients was higher than that in
normal agematched persons. Osteoporosis was associated with low BMI, oral corticosteroid use and severity of
COPD.
Keywords: Bone mineral density, Chronic obstructive pulmonary disease, Osteoporosis.
BPTNMT tăng 1,2 lần. WHO dự đoán BPTNMT
ĐẶT VẤN ĐỀ
sẽ là nguyên nhân tử vong hàng thứ ba và là
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là
nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ năm,
một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
tạo ra gánh nặng đáng kể về kinh tế - xã hội.
bệnh tật và tử vong trên thế giới. Trong vòng
BPTNMT là sự giới hạn luồng khí diễn ra từ từ,
thập kỷ qua tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do
* Khoa Nội Hô Hấp BV Thống Nhất TPHCM –
Tác giả liên lạc: Bs. CKII Ngô Thế Hoàng
ĐT: 0908418109

272

Email:

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015
không hồi phục hoàn toàn và được liên kết với

một đáp ứng viêm bất thường đường hô hấp của
phổi. Do đó, BPTNMT được xem là một bệnh lý
đa thành phần với đặc tính có nhiều bệnh phối
hợp như giảm cân, rối loạn chức năng cơ xương,
bệnh động mạch vành và loãng xương(1).
Loãng xương ngày nay đã trở thành vấn đề
mang tính thời sự, được nhiều người quan tâm.
Loãng xương là hậu quả của sự rối loạn trong
cân bằng tạo và hủy xương, trong đó quá trình
hủy xương chiếm ưu thế hơn quá trình tạo
xương. Tuổi thọ trung bình ngày càng cao, số
người mắc bệnh ngày càng nhiều(15). Ở người
BPTNMT, loãng xương là một tác động ngoài
phổi ảnh hưởng đến chất lượng sống, nếu xảy ra
ở cột sống ngực, bệnh nhân có thể tăng khó thở,
giảm khối lượng phổi hoặc hạn chế thông khí(5,14).
Các nghiên cứu trước đây cho thấy tỉ lệ loãng
xương và thiếu xương ở BPTNMT từ 21-44%.
Các yếu tố liên quan bao gồm như tuổi cao, hút
thuốc lá, hoạt động thể chất kém, thiếu hụt
vitamin D, chỉ số khối cơ thể thấp (BMI), sử
dụng corticoid toàn thân hoặc tại chỗ nhiều lần,
kéo dài và mức độ nghiêm trọng của bệnh(2,8,12).
Vì thế, việc đánh giá mật độ (Bone Mineral
Density - BMD), tỉ lệ loãng xương của những đối
tượng này cần được đặt ra, có điều trị loãng
xương ở những bệnh này hay không và khi nào
cần điều trị, nhằm giúp cải thiện chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân BPTNMT.


Mục tiêu nghiên cứu này nhằm:
- Xác định tỉ lệ loãng xương và thiếu xương ở
bệnh nhân BPTNMT.

- Xác định các yếu tố liên quan với loãng
xương ở bệnh nhân BPTNMT.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng
Bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT nhập
điều trị tại khoa Nội Hô hấp bệnh viện Thống
Nhất từ tháng 01/2014 đến tháng 06/2015, theo
tiêu chuẩn của GOLD 2011, đồng ý đo mật độ
xương cột sống thắt lưng bằng phương pháp đo

Nghiên cứu Y học

hấp thụ tia X năng lượng kép (Dual Energy Xray
Absorptiometry - DXA). Chẩn đoán và phân loại
mức độ BPTNMT dựa trên các tiêu chí của
GOLD(6). Đo phế dung được thực hiện theo
khuyến nghị của American Society ngực(14). Chẩn
đoán loãng xương theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO) năm 1994, đo BMD tại cột
sống thắt lưng bằng phương pháp DXA: bình
thường trị số T-score lớn hơn -1,0, thiếu xương
(osteopenia) khi T-score từ -1,0 đến -2,5, loãng
xương (osteoporosis) khi T-score dưới -2,5, loãng
xương nặng khi T- score dưới -2,5 kèm tiền sử/
hiện tại có gãy xương.


Tiêu chuẩn loại trừ
Hen phế quản, có bệnh hoặc sử dụng các
thuốc ảnh hưởng đến mật độ xương (điều trị
hormon thay thế, bisphosphonate, canxi hoặc
vitamin D bổ sung…), nằm liệt giường, thoái hóa
hoặc xẹp đốt sống thắt lưng, gù vẹo cột sống…

Phương pháp
Mô tả cắt ngang, tiến cứu.

Xử lý số liệu
Sử dụng bệnh án mẫu, thu thập số liệu từ các
bảng theo dõi bệnh nhân, các xét nghiệm có
trong bệnh án. Xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS 16.0 for Window. Các biến liên tục được
trình bày dưới dạng trung bình  độ lệch chuẩn
(SD), các biến định tính được tính tỉ lệ phần
trăm. Phân tích phương sai (ANOVA) để so sánh
trung bình và test Chi-square để so sánh các
nhóm dữ liệu không liên tục. Phân tích hồi quy
được sử dụng để tiên đoán sự thay đổi giá trị
BMD. Các phép so sánh được coi là có ý nghĩa
thống kê khi p < 0,05.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu
dung được 102 bệnh nhân BPTNMT và 40 bệnh
nhân không BPTNMT tham gia nghiên cứu. Đặc
điểm dân số nghiên cứu được trình bày trong
bảng 1.

Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Thống Nhất năm 2015

273


Nghiên cứu Y học

Tuổi, năm
Nam

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015

Mắc BPTNMT
Không
n=102
BPTNMT n=40
71,2 ± 8,1
70,6 ± 9,2
Giới, n (%)
96 (94,1)
17

Nữ

6 (5,9)

23


Nhóm tuổi, n (%)
60-70
26 (25,5)
71-80
62 (60,8)
≥ 81
14 (13,7)
2
BMI, kg/m
21,4 ± 3,6
Hút thuốc lá, gói/ năm
41,8 ± 21,5
Corticoides, n (%)
73 (71,6)
Phân độ BPTNMT, n (%)
Gold I
21 (20,6)
Gold II
29 (28,4)
Gold III
35 (34,3)
Gold IV
17 (16,7)

13
20
7
23,1 ± 2,5
22,3 ± 19,7


n (%)
47 (46,1)
26 (25,5)

T-score
-2,91 ±1,2
-1,75 ± 0,6

BMD (g/cm²)
0,49 ± 0,2
0,67 ± 0,1

Tỉ lệ loãng xương và thiếu xương là 46,1%
và 25,5% (bảng 2).
Bảng 3: So sánh tỉ lệ loãng xương ở bệnh nhân
BPTNMT và không có BPTNMT

*

Nam
Nữ
Tổng

Mắc BPTNMT Không BPTNMT
(n=102)
(n=40)
Loãng xương, n (%)
41 (40,2)
4 (10,0)
6 (5,9)

11 (27,5)
47 (46,1)
15 (37,5)

Tỉ lệ loãng xương ở bệnh nhân BPTNMT cao
hơn người không có BPTNMT. Đặc biệt ở nam
giới (*p < 0,05).
Bảng 4: Các yếu tố liên quan loãng xương ở bệnh
nhân BPTNMT
Loãng xương
(n=47)
Tuổi (năm)
71,7 ± 8,4
2 *
19,3 ± 3,4
BMI (kg/m )
Hút thuốc lá (gói/ năm)
44 ± 30,1
Dùng corticoides
hít (n,%)
15 (31,9)
*
21 (44,7)
uống (n,%)

Không Loãng
xương (n=29)
71,2 ± 7,4
22,8 ± 4,1
39,3 ± 29,5

9 (31,1)
4 (13,8)

*

Mức độ nặng BPTNMT
Gold I
5 (10,6)
Gold II
8 (17,1)

274

Không Loãng
xương (n=29)
9 (31,1)
4 (13,8)

p< 0.05

*

Các yếu tố liên quan đến loãng xương được
trình bày trong bảng 4. Các trị số BMI, mức độ
nặng BPTNMT và việc sử dụng corticosteroid
dạng uống liên quan đến loãng xương (có ý
nghĩa thống kê). Phân tích hồi qui đơn biến,
BPTNMT Gold III, IV có nguy cơ loãng xương
gấp 2,1 lần so với Gold I, II (OR 2,13; CI 95%:
1,02-4,13).


BÀN LUẬN

Bảng 2: Tỉ lệ loãng xương và thiếu xương ở bệnh
nhân BPTNMT
Loãng xương
Thiếu xương

Gold III
Gold IV

Loãng xương
(n=47)
22 (46,8)
12 (25,5)

5 (17,2)
11 (37,9)

Tỉ lệ loãng xương khác nhau giữa các nghiên
cứu ở bệnh nhân BPTNMT có thể do đặc điểm
dân số nghiên cứu khác nhau. Mặt khác, tỉ lệ
loãng xương ở phụ nữ cao hơn ở nam giới và
được dự đoán phụ nữ bị BPTNMT dễ bị loãng
xương hơn so với những phụ nữ có chức năng
phổi bình thường(12). Hơn nữa, tỉ lệ loãng xương
tăng theo tuổi (ở cả nam và nữ), thiếu hụt
estrogen sau mãn kinh hoặc cắt buồng trứng liên
quan với suy giảm nhanh BMD. Một số dân số
nghiên cứu chỉ toàn là nam giới để bỏ bớt yếu tố

gây nhiễu nhưng kết quả được ghi nhận tương
tự nhau. Tỉ lệ loãng xương và thiếu xương ở
bệnh nhân BPTNMT trong nghiên cứu này là
46,1% và 25,5% (bảng 2). Phân tích tỉ lệ loãng
xương theo giới tính, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ
loãng xương ở bệnh nhân BPTNMT cao hơn
người không có BPTNMT, đặc biệt ở nam giới
(bảng 3). Tỉ lệ loãng xương trong dân số chung
(không BPTNMT) ở nam 10%, nữ 27,5% tương
tự kết quả nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan
(nam 10,4%, nữ 28,6%)(10). Tỉ lệ loãng xương ở
bệnh nhân BPTNMT trong nghiên cứu này là
46,1% thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của
Dương Kim Hương(4) (68,1%). Tần suất loãng
xương và thiếu xương trong nghiên cứu của
chúng tôi cũng tương tự với kết quả các nghiên
cứu của NR Jorgensen và cs(13) báo cáo tỉ lệ loãng
xương và thiếu xương ở bệnh nhân BPTNMT
nặng (FEV1 32,6% GTDĐ) là 44,8% và 22,3%.

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015
Nhưng khác về tỉ lệ so với các nghiên cứu khác:
Graat-Verboom L và cs(9) cho thấy tỉ lệ loãng
xương 21% và thiếu xương 41% ở bệnh nhân
BPTNMT với FEV1 42,1% GTDĐ. Ferguson TG
và các đồng nghiệp từ nghiên cứu TORCH(8) cho
thấy tần suất của loãng xương và thiếu xương ở

bệnh nhân BPTNMT trung bình và nặng (FEV1
44% GTDĐ) là 23% và 42%.
Suy dinh dưỡng, BMI thấp được xác định
như là yếu tố nguy cơ của loãng xương, liên
quan đến lượng nạc, mô mỡ thấp, sự giảm sản
xuất estrogen, insulin và IGF-1. Ngoài ra, lực tải
cơ học trên xương cũng giảm góp phần giảm
mật độ xương. Kết quả nghiên cứu này cho thấy
chỉ số BMI thấp có liên quan với loãng xương
(bảng 4). Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thọ(16)
cho thấy tỉ lệ loãng xương tăng lên 66% ở nhóm
< 18,5 kg/m2. Phù hợp với nhận định của Vrieze
A(0), BMI thấp là một yếu tố nguy cơ phát triển
loãng xương (tỷ lệ 4,7). Theo Graat-Verboom L(8,9)
nguy cơ loãng xương tăng gấp 12 lần ở bệnh
nhân BPTNMT thể gầy, trong khi tình trạng thừa
cân và béo phì có tác dụng bảo vệ đáng kể. Hơn
nữa, Bolton và các đồng nghiệp(3) cho thấy tỉ lệ
loãng xương 50% và thiếu xương 50% ở bệnh
nhân BPTNMT thể gầy.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận
việc sử dụng corticosteroid dạng uống có liên
quan đến loãng xương (p<0,05), sử dụng
corticosteroid dạng hít không có khác biệt có ý
nghĩa thống kê (bảng 4), phù hợp với nhận định
loãng xương có liên quan với việc điều trị
corticosteroid toàn thân lâu dài, nhưng ít liên
quan đến corticosteroid hít(7). Kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Văn Thọ cho thấy tỉ lệ loãng
xương là 61% ở nhóm dùng corticosteroids toàn

thân ngắn hạn trong đợt kịch phát. Điều này
cũng được thể hiện trong nghiên cứu TORCH(5),
những thay đổi trong BMD ở hông và cột sống
thắt lưng sau 3 năm là rất nhỏ và không có sự
khác biệt đáng kể giữa 658 bệnh nhân BPTNMT
mức độ vừa đến nặng sử dụng salmeterol,
fluticasone, hoặc salmeterol/ fluticasone hai lần
mỗi ngày so với những người dùng giả dược.

Nghiên cứu Y học

Trong nghiên cứu EUROSCOP(11), cũng không
ghi nhận có sự thay đổi nào đáng kể giữa BMD
cột sống thắt lưng và cổ xương đùi ở 912 bệnh
nhân BPTNMT mức độ nhẹ được sử dụng
800mcg budesonide mỗi ngày so với giả dược
trong thời gian 3 năm. Do đó, điều trị
corticosteroid dạng hít lâu dài có thể có ít hoặc
không có ảnh hưởng trên BMD ở bệnh nhân
BPTNMT.
Tỉ lệ loãng xương ở bệnh nhân BPTNMT
Gold III, IV trong nghiên cứu này là 72,3%
(34/47) (bảng 4), cao hơn kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Văn Thọ(16), tỉ lệ loãng xương ở bệnh
nhân BPTNMT giai đoạn III, IV là 65%, có thể do
tính đặc thù tại bệnh viện Thống Nhất, điều trị
cho người cao tuổi, đa bệnh lý kéo dài. Chúng tôi
cũng ghi nhận nguy cơ loãng xương ở bệnh
nhân BPTNMT Gold III, IV gấp 2,1 lần so với
Gold I, II (bảng 4). Tương tự kết quả nghiên cứu

của Dương Kim Hương(4) cũng cho thấy nguy cơ
loãng xương ở bệnh nhân BPTNMT Gold III, IV
gấp 2 lần so với Gold I, II và kết quả của tác giả
Sin và cs(17) cho thấy nguy cơ loãng xương tăng
1,9 lần ở bệnh nhân BPTNMT so với người bình
thường và tăng gấp 2,4 lần ở những bệnh nhân
BPTNMT có mức độ tắc nghẽn thông khí
nghiêm trọng.

KẾT LUẬN
Tần suất loãng xương và thiếu xương ở bệnh
nhân BPTNMT (46,1% và 25,5%) cao hơn người
bình thường.
Loãng xương được kết hợp với BMI thấp
BPTNMT mức độ nặng và sử dụng
corticosteroid dạng uống kéo dài.
BPTNMT mức độ nặng nguy cơ loãng xương
gấp 2 lần so với mức độ nhẹ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
2.
3.

Barnes PJ, Celli BR (2009). Systemic manifestations and
comorbidities of COPD. Eur Respir J; 33: 1165-85.
Biskobing DM (2002). COPD and osteoporosis. Chest; 121: 60920.
Bolton CE, Ionescu AA, et al (2004). Associated loss of fat-free
mass and bone mineral density in chronic obstructive
pulmonary disease. Am J Respir Crit Care Med; 170: 1286-93. 21.


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Thống Nhất năm 2015

275


Nghiên cứu Y học
4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

276

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015

Dương Kim Hương (2014). Khảo sát mật độ xương ở bệnh

nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp chí Loãng xương,
t8/2014, tr 69-79.
Ferguson GT, Calverley PM, et al (2009). Prevalence and
progression of osteoporosis in patients with COPD: results
from the TOwards a Revolution in COPD Health study. Chest;
136: 1456-65.
Global strategy for the diagnosis, management, and
prevention of chronic obstructive pulmonary disease
(Internet). Revised 2011 (cited 2011 Sep 15).
Goldstein MF, Fallon JJ Jr, et al (1999). Chronic glucocorticoid
therapy-induced osteoporosis in patients with obstructive
lung disease. Chest; 116: 1733-49.
Graat-Verboom L, Spruit MA, et al (2009). Correlates of
osteoporosis in chronic obstructive pulmonary disease: An
underestimated systemic component. Respir Med; 103: 1143-51.
Graat-Verboom L, van den Borne BE, et al (2011).
Osteoporosis in COPD outpatients based on bone mineral
density and vertebral fractures. J Bone Miner Res; 26: 561-8.
Hồ Phạm Thục Lan và cs (2011). Chẩn đoán loãng xương:
Ảnh hưởng của giá trị tham chiếu. Thời sự Y học 01 & 02/2011,
Số 57, tr 1-8.
Johnell O, Pauwels R, et al (2002). Bone mineral density in
patients with chronic obstructive pulmonary disease treated
with budesonide Turbuhaler. Eur Respir J; 19: 1058-63.
Jørgensen N.R, P. Schwarz, et al (2007), The prevalence of
osteoporosis in patients with chronic obstructive pulmonary
disease-a cross sectional study, Respir. Med. 101, 177–185.

13.


14.
15.
16.

17.

18.

Jorgensen NR, Schwarz P (2008). Osteoporosis in chronic
obstructive pulmonary disease patients. Curr Opin Pulm Med;
14: 122-7.
Miller MR, Hankinson J, et al (2005). Standardisation of
spirometry. Eur Respir J 2005; 26: 319-38.
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2009). Loãng xương. Bệnh học cơ xương
khớp nội khoa. NXB Y học, tr 272-83.
Nguyễn Văn Thọ, Lê Nguyễn Thùy Khanh, Lê Thị Tuyết Lan
(2010). Khảo sát mật độ xương bằng phương pháp hấp thụ X
quang năng lượng kép ở bệnh nhân dùng kéo dài
corticosteroid đường hít. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14,
số 1 tr 21-27.
Sin D D, Man J P, et al (2003). The risk of osteoporosis in
Caucasian men and women with obstructive airways disease.
The American journal of medicine, 114(1), 10-14.
Vrieze A, de Greef MH, et al (2007). Low bone mineral density
in COPD patients related to worse lung function, low weight
and decreased fat-free mass. Osteoporos Int; 18:1197-202

Ngày nhận bài báo:

12/08/2015


Ngày phản biện nhận xét bài báo:

28/08/2015

Ngày bài báo được đăng:

20/10/2015.

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Thống Nhất năm 2015



×