Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẮC VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.74 KB, 12 trang )

Hội nghị khoa học ngành Y tế Bình Định lần thứ VIII - Năm 2014

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MẮC VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CÁC YẾU TỐ
NGUY CƠ CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN
BÙI PHƯƠNG ANH, ĐINH HOÀNG SANG VÀ CỘNG SỰ
Trung tâm Y tế thành phố Quy Nhơn

TÓM TẮT
Nghiên cứu dịch tể học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) tại thành
phố Quy Nhơn là nghiên cứu đầu tiên của tỉnh Bình Định về bệnh này. Nghiên cứu
điều tra trên 1200 người ở 34 khu vực đại diện cho 21 xã, phường.
Mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở TP Quy Nhơn.
2. Đánh giá mối liên quan của Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với các yếu tố
nguy cơ mắc bệnh (tuổi, giới, hút thuốc lá, nghề nghiệp tiếp xúc với khói bụi, hóa
chất)
Kết quả:
1. Tỷ lệ mắc BPTNMT tại thành phố Quy Nhơn ở tuổi >40 là 6,3%. Tỷ lệ
mắc BPTNMT ở nam (9,5%) cao gấp 3 lần nữ (3,1%).
2. Tỷ lệ mắc BPTNMT ở những vùng có nhiều khu, cụm công nghiệp sản
xuất đá, gỗ và dân thường dùng nguyên liệu sinh khối làm chất đốt cao hơn hẳn so
với phường trung tâm nội thị. Tỷ lệ hút thuốc lá chiếm 29,9% trong cộng đồng.
Khả năng mắc BPTNMT ở người hút thuốc lá và có nghề nghiệp tiếp xúc với khói,
bụi, đun bếp bằng củi, rơm ,rạ tăng gấp 2- 3 lần so với người bình thường.
SUMMARY
Epidemiologic study on Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) at
Quy Nhon City is the first study of Binh Dinh province for this subject. This study

Chuyên đề Y tế công cộng
Trang 1




Hội nghị khoa học ngành Y tế Bình Định lần thứ VIII - Năm 2014

had been carried out at 1200 people who live in 34 different areas from 21wards
and communes.
Objectives
1. Determining the rate of the people getting COPD at Quy Nhon City.
2. Assessing the relation between COPD and risk factors such as age, sex,
smoking, working conditions (directly contact with smoke, dust, chemicals)
Results:
1. The rate of COPD at Quy Nhơn city for the age over 40 is 6,3%. The rate
of COPD in male is 9.5%, three times higher than female (3.1%).
2. The rate of COPD at the areas surrounding the industrial zone (wooden
and granitic factories) and the places where people use the materials creating
smoke as fuel is much higher than other urban central wards. The rate of smoking
people is 29.9% in the community. The risk of COPD from the people who smoke
or work at the wooden and stone processing factories or use the material creating
smoke as fuel is twice or triple comparing with normal people.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) có tên tiếng Anh là Chronic
Obstructive Pulmonary Disease (COPD) là bệnh tắc nghẽn lưu thông không khí
trong phổi hậu quả của quá trình viêm xơ mạn tính, gây khó thở. Theo điều tra gần
đây của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), BPTNMT đứng hàng thứ sáu trong số các
nguyên nhân gây tử vong trong năm 1990 và được dự đoán đứng hàng thứ tư của
các nguyên nhân gây tử vong vào năm 2030, do tăng tỉ lệ người hút thuốc lá và gia
tăng dân số ở nhiều nước.
Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu được thực hiện trên gần 2.600 người ở
Hà Nội (năm 2005) thì có 6,8% số người trên 40 tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính. Tại khoa Hô hấp của Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân nội trú điều trị căn

Chuyên đề Y tế công cộng
Trang 2


Hội nghị khoa học ngành Y tế Bình Định lần thứ VIII - Năm 2014

bệnh này chiếm 26%. Vào năm 2003, nhóm nghiên cứu của Hội Hô Hấp Châu Á
Thái Bình Dương đã tính toán tần suất BPTNMT trung bình và nặng của Việt Nam
trên 35 tuổi là 6.7%, cao nhất khu vực.
Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Thống kê của WHO cho
thấy, cứ 100 bệnh nhân thì 90 người liên quan đến thuốc lá. Ngoài ra, BPTNMT
còn gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi từ môi trường hay
trong quá trình sản xuất. Bệnh thường tiến triển âm thầm và xuất hiện triệu chứng ở
độ tuổi trên 40. Để hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh, người ta dựa vào một số bảng câu
hỏi đã được lập sẵn, các bảng câu hỏi này có thể giúp phát hiện ra những người có khả
năng bị BPTNMT ở ngay tại tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu và là phương tiện
được sử dụng rộng rãi nhất trong điều tra dịch tễ bệnh hô hấp.
Tại tỉnh Bình Định, chúng ta chưa có điều tra về tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính, mặc dù trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại Thành phố Quy Nhơn có nhiều cụm
công nghiệp lớn chuyên sản xuất Gỗ, Đá tự nhiên thải nhiều bụi, cùng với thói quen
hút thuốc lá là những yếu tố nguy cơ gây bệnh trong cộng đồng. Chính vì vậy, chúng
tôi nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở TP Quy Nhơn.
2. Đánh giá mối liên quan của Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với các yếu tố
nguy cơ mắc bệnh (tuổi, giới, hút thuốc lá, nghề nghiệp tiếp xúc với khói bụi, hóa
chất)
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chọn 4 điểm nghiên cứu là 4 phường, xã: Bùi Thị Xuân, Hải Cảng, Đống
Đa, Nhơn Lý của thành phố Quy Nhơn ở độ tuổi > 40 tuổi đại diện cho 4 vùng

thuộc thành phố: Vùng ngoại ô, vùng trung tâm và vùng xã đảo.
- Bước 1: Phường, xã là đơn vị chọn mẫu sơ cấp
- Bước 2: Khu vực là đơn vị chọn mẫu thứ cấp. Các tổ dân cư trong khu vực
Chuyên đề Y tế công cộng
Trang 3


Hội nghị khoa học ngành Y tế Bình Định lần thứ VIII - Năm 2014

được lấy đều theo khoảng cách định sẵn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang và phân tích
2. Cỡ mẫu điều tra: được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ trong dân
số, n được nhân với 2 để tránh sai số chọn mẫu chùm. Cỡ mẫu: n = 1200. Sử dụng
bộ câu hỏi tầm soát của Gold 2010 để điều tra.
3. Số mẫu làm phế dung kế: 324 mẫu dương tính với bộ câu hỏi tầm soát của
Gold 2010.
4. Kỹ thuật chẩn đoán: Để khu trú các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trước
khi làm phế dung kế, là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định bệnh, chúng tôi dùng
câu hỏi tầm soát của Gold 2010. Sử dụng máy phế dung kế Datospir 110 Siblemed
của Tây Ban Nha cho các đối tượng dương tính với bộ câu hỏi tầm soát của Gold
2010. Chẩn đoán xác định BPTNMT khi FEV1/FVC < 0,7 sau test phục hồi phế
quản.
5. Kỹ thuật chọn mẫu: Áp dụng phương pháp phân tầng và lấy mẫu chùm.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Tổng số mẫu điều tra là 1200 người và được đo Phế dung kế là 324 người ở
4 Phường xã chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Phân bố theo giới
Số lượng được điều tra

Phường
Hải Cảng
Đống Đa

Giới tính (người)
Nam (%)
Nữ (%)

P

(người) n=1200
280
490

142 (50,7)
247 (50,4)

138 (49,3)
243 (49,6)

> 0,05
>0,05

Bùi Thị Xuân

270

144 (53,3)

126 (46,7)


> 0,05

Nhơn Lý
Tổng cộng

160
1200

76 (47,5)
609 (50,75)

84 (52,5)
591 (49,25)

> 0,05
> 0,05

Chuyên đề Y tế công cộng
Trang 4


Hội nghị khoa học ngành Y tế Bình Định lần thứ VIII - Năm 2014

Số mẫu lấy cách đều ngẫu nhiên không có sự khác biệt về số lượng nam nữ
(P>0,05). Chúng tôi cho rằng chính điều này sẽ tạo một sự khách quan trong nghiên
cứu.
Bảng 3.2. Số người dương tính với bộ câu hỏi tầm soát của Gold 2010

Phường


Số lượng

Dương tính với bộ

được điều tra

câu hỏi Gold 2010

Tổng cộng

P
(người)
Nam (%) Nữ (%)
n(%)
n=1200
Hải Cảng
280
61 (5,1)
15 (1,3)
76 (6,3)
< 0,05
Đống Đa
490
64 (5,3)
25 (2,1)
89 (7,4)
<0,05
Bùi Thị Xuân
270

82 (6,8)
35 (2,9)
117 (9,8)
< 0,05
Nhơn Lý
160
30 (2,5)
12 (1,0)
42 (3,5)
< 0,05
Tổng cộng
1200
237 (19,7) 87 (7,3) 324 (27,0)
< 0,05
Số lượng bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý hô hấp chênh lệch giữa các vùng:
(người)

Phường Bùi Thị xuân có tỷ lệ cao nhất chiếm và xã Nhơn lý có tỷ lệ thấp nhất
chiếm. Tỷ lệ bệnh nhân ở 2 phường nội thị là Hải cảng và Đống Đa tương đồng
nhau (P>0,05).
Bảng 3.3. Đặc điểm về giới
n=324
%
P, Χ2
Nam
237
73,2
Χ2 = 26,208
Nữ
87

26,8
Tổng cộng
324
100,0
Tỷ lệ nam/nữ = 3/1 phân hóa rất rõ so với kết quả ở bảng 3.1.
Giới

Chuyên đề Y tế công cộng
Trang 5


Hội nghị khoa học ngành Y tế Bình Định lần thứ VIII - Năm 2014

Bảng 3.4. Phân bố nghề nghiệp theo vùng
Nghề

Tiếp xúc bụi, hóa

Không tiếp xúc bụi,

chất, chất đốt hữu

hóa chất, chất đốt hữu




%

Phường


P

n = 324
%
n= 324
Hải Cảng
42
12,9
34
10,5
> 0,05
Đống Đa
51
15,8
38
11,7
> 0,05
Bùi Thị Xuân
85
26,3
32
9,9
< 0,05
Nhơn Lý
15
4,6
27
8,3
> 0,05

Tổng cộng
193
59,6
131
40,4
Nghiên cứu tỷ lệ mắc BPTNMT ở tuổi >40 một số vùng nông thôn ở phía
nam Trung Quốc chuyên sử dụng chất đốt là nhiên liệu sinh khối năm 2007,
Shengming Liu và CS thấy tỷ lệ bị mắc BPTNMT khá cao chiếm 9,4%. Đặc biệt tỷ
lệ phụ nữ không hút thuốc lá bị mắc BPTNMT chiếm tới 7,4% [5].
Bảng 3.5. Thói quen hút thuốc
Hút thuốc

Không
Tổng cộng
Thời gian hút

Nam
n= 237(%)
199(83,9)
38(16,1)
237(100)

Nữ

Tổng Cộng

n=87(%) n=324(%)
2(2,3)
201(62,1)
85(97,7)

123(37,9)
87(100)
324(100)
21,04 ±12,9

P, Χ2
P < 0,05

thuốc (năm)
Min: 0 ; Max: 69
Nghiên cứu của Ngô Quý Châu và cs ở Hà Nội [1] là 51,73%. Tỷ lệ hút
thuốc ở nam giới của Ngô Quý Châu là 84,8% và ở nữ giới là 1,15% tương đương
với nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của Dong Soon Kim (Hàn Quốc) năm
2005 cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá của người dân Hàn Quốc là 29,9%, trong đó tỷ lệ ở
nam giới là 60,6% và ở nữ giới là 5,2%.
Bảng 3.6. Các triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh tật
Triệu chứng lâm sàng
Ho từng đợt đã > 2năm
Khạc đàm thường xuyên

n= 324
262
292

%
80,1
90,1

Chuyên đề Y tế công cộng
Trang 6



Hội nghị khoa học ngành Y tế Bình Định lần thứ VIII - Năm 2014
Khó thở khi lao động nặng
Khó thở khi lao động nhẹ
Khó thở thường xuyên cả khi nghỉ ngơi
Gia đình có người hút thuốc
Tiên sử đã mắc bệnh hô hấp mạn tính như: Viêm
phế quản mạn, lao…

268
105
26
215

82,7
32,4
8,1
66,4

88

28,5

Triệu chứng khạc đàm thường xuyên, ho từng đợt trong năm và khó thở khi
lao động nặng là các triệu chứng thường gặp có tần suất cao.
3.2 Tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Đặc điểm


Dân số (+) với bộ câu hỏi

Dân số điều tra
tầm soát của GOLD 2010
n= 324
%
n= 1200
%

76
23,5
76
6,3
Không
248
76,5
1124
93,7
Tổng cộng
324
100
1200
100
Nghiên cứu của Lê thị Tuyết Lan ở TPHCM trên 500 bệnh nhân dương tính
với bộ câu hỏi của GOLD 2010, tỷ lệ phát hiện BPTNMT là 27,5%[3]. Nghiên cứu
Đinh Ngọc Sỹ và cs năm 2011 trên cộng đồng dân cư Việt nam > 40 tuổi có tỷ lệ
mắc BPTNMT là 4,2% [4]. Nghiên cứu của Hội Hô hấp Châu Á Thái Bình Dương
đã tính toán thấy tỷ lệ BPTNMT mức độ trung bình và nặng ở người Việt Nam là
6,7% cao nhất khu vực [2]. Một số nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy tỷ lệ mắc
BPTNMT cũng khá khác nhau. Nghiên cứu của Dong Soon Kim (Hàn Quốc) năm

2005 cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT của người Hàn Quốc >45 tuổi là 17,2% , trên 18
tuổi tỷ lệ là 7,8%. Nhưng nếu ở tuổi >45 hút >20 gói thuốc lá/năm thì tỷ lệ mắc
BPTNMT là 36%.
Bảng 3.8. Phân bố bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo vùng
COPD
Phường
Hải cảng

n = 1200

%

16

1,3

Chuyên đề Y tế công cộng
Trang 7


Hội nghị khoa học ngành Y tế Bình Định lần thứ VIII - Năm 2014

Đống Đa
20
1,6
Bùi Thị Xuân
31
2,6
Nhơn Lý
9

0,8
Tổng cộng
76
6,3
Sự phân bố BPTNMT có liên quan chặt chẽ với kết quả bảng câu hỏi tầm
soát của Gold, đã cho một chẩn đoán sơ bộ về bệnh (Bảng 3.2) và liên quan đến
nghề nghiệp tiếp xúc khói, bụi (bảng 3.4).

Chuyên đề Y tế công cộng
Trang 8


Hội nghị khoa học ngành Y tế Bình Định lần thứ VIII - Năm 2014

3.3. Liên quan của BPTHMT với các yếu tố nguy cơ
Bảng 3.9. Liên quan của BPTNMT với tuổi
Tuổi

40-60

> 60

n=76(%)

n=76(%)

11(14,5)

5(6,6)


>0,05

21(27,6)

15(19,7)

>0,05

5(6,6)

7(9,2)

>0,05

Rất nặng

2(2,6)

10(13,2)

<0,05

Tổng cộng

39(51,3)

37(48,7)

Mức độ COPD
Nhẹ

Trung bình
Nặng

P

Mức độ rất nặng thường tập trung ở lứa tuổi >60.
Bảng 3.10. Liên quan của BPTNMT với giới
COPD

n

%

Nam

58/609

9,5

Nữ

18/591

3,1

Tổng cộng

76/1200

6,3


Giới

P, Χ2

Nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ và cs năm 2011 BPTNMT ở người > 40 tuổi
là 4,2%; trong đó nam là 7,1% và nữ là 1,9% . Một số nghiên cứu nước ngoài:
Nghiên cứu của Dong Soon Kim (Hàn Quốc) năm 2005, tỷ lệ mắc BPTNMT của
người Hàn Quốc > 45 tuổi là 17,2%, trong đó nam là 25,8% và nữ là 9,6%. Nghiên
cứu của Nikolaos Tazanakis và cs (Hy Lạp), tỷ lệ mắc BPTNMT ở người >35 tuổi
là 8,4%, trong đó nam là 11,6% và nữ là 4,8%. Điều này được lý giải, có lẽ tỷ lệ
mắc bệnh khác nhau ở mỗi vùng, miền, quốc gia khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh là tổng

Chuyên đề Y tế công cộng
Trang 9


Hội nghị khoa học ngành Y tế Bình Định lần thứ VIII - Năm 2014

hợp rất nhiều các yếu tố nguy cơ, đặc biệt phải cần có những nghiên cứu về gene và
sự biến đổi gene ảnh hưởng trên quá trình sinh bệnh.
Bảng 3.11. Liên quan của BPTNMT với nghề nghiệp
Tiếp xúc bụi,
COPD

khói, hóa chất
n (%)

Không tiếp xúc
bụi, khói, hóa


Tổng cộng

chất

n (%)

n(%)



50(15,4)

26(8,1)

76(23,5)

Không

143(44,1)

105(32,4)

246(76,5)

Tổng cộng

193(59,5)

131(40,5)


324(100)

OR

P, Χ2

OR = 2,1; 95% CI = 1,653 – 2,887

Nếu coi sự tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất là yếu tố nguy cơ gây BPTNMT
thì khả năng mắc BPTNMT ở người tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ này sẽ tăng
gấp 2 lần so với người không tiếp xúc (Với OR=2,1 ; 95% CI = 1,653 – 2,887).
Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của 1 số tác giả cho rằng chất đốt sinh khối
làm gia tăng tỷ lệ BPTNMT gấp 2 lần so với khí đốt [5]. Ngoài thuốc lá và chất đốt
sinh khối, tình trạng ô nhiễm môi trường và đặc biệt là lao phổi đã làm tăng tỷ lệ
mắc BPTNMT ở Việt Nam. Nhưng hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về
BPTNMT nghề nghiệp tại Việt Nam.

Chuyên đề Y tế công cộng
Trang 10


Hội nghị khoa học ngành Y tế Bình Định lần thứ VIII - Năm 2014

Bảng 3.12: Liên quan của BPTNMT với thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc

Không hút thuốc

Tổng cộng


n=201(%)

n=123(%)

n=324(%)



60(29,9)

16(12,9)

76(23,5)

Không

141(70,1)

107(87,0)

248(76,5)

Tổng cộng

201(100)

123(100)

324(100)


COPD

OR

P, Χ2

OR = 3,03; 95% CI = 2,133 – 3,647

Nếu coi thói quen hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây BPTNMT thì khả năng
mắc BPTNMT ở người tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ này sẽ tăng gấp 3 lần so với
người không hút tuốc (Với OR=3,03 ; 95% CI = 2,133 – 3,647). Nhiều nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài cho thấy tỷ lệ bị mắc BPTNMT ở người hút thuốc cao
hơn gấp 4 lần so với người không hút thuốc. Tỷ lệ tử vong do BPTNMT ở người
hút thuốc cao hơn người không hút thuốc. Nguy cơ BPTNMT ở những người hút
thuốc là phụ thuộc vào: tuổi bắt đầu hút thuốc, tổng điếu thuốc/năm, và tình trạng
hút thuốc hiện nay là tiên đoán tử vong do BPTNMT. Tuy nhiên, không phải tất cả
người hút thuốc lá đều bị mắc BPTNMT, mà nó còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền
kết hợp và môi trường sống. Chính vì vậy, một số tác giả gọi BPTNMT là một
bệnh polygenic và là kết quả của sự tương tác gene với môi trường.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ BPTNMT tại thành phố Quy Nhơn ở người >40 tuổi là 6,3%, nam giới
chiếm 9,5%, nữ giới chiếm 3,1%. Tỷ lệ mắc BPTNMT ở những vùng có nhiều khu,
cụm công nghiệp sản xuất đá, gỗ và dân thường dùng nguyên liệu sinh khối làm
chất đốt cao hơn hẳn so với phường trung tâm nội thị. Bệnh có xu hướng gia tăng ở
tuổi càng lớn. Mức độ rất nặng thường tập trung ở lứa tuổi >60. Bệnh nhân có nghề
nghiệp liên quan đến khói, bụi, hóa chất và chất đốt hữu cơ chiếm 59,5%. Nhóm
này có khả năng mắc BPTNMT tăng gấp 2 lần so với người bình thường. Tỷ lệ hút
Chuyên đề Y tế công cộng
Trang 11



Hội nghị khoa học ngành Y tế Bình Định lần thứ VIII - Năm 2014

thuốc lá chiếm 29,9% trong cộng đồng. Khả năng mắc BPTNMT ở người hút
thuốc lá tăng gấp 3 lần so với người không hút thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chu Thị Hạnh, Ngô Quý Châu, Nguyễn Văn Tường. “Mối liên quan giữa
hút thuốc và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong công nhân ở một số nhà máy
công nghiệp ở Hà Nội”. Tạp chí NCKH số 42/2006, Tr 78 – 81.
2. Lê Thị Tuyết Lan. “Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Việt
Nam”. Journal of French-Vietnamese Association of Pulmonology. Volume 2numero4.
3. Lê Thị Tuyết Lan, Lê Thị Huyền Trang. “Tần suất bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính dựa vào bảng câu hỏi tầm soát của GOLD”. Tạp chí y học TPHCM số
1/2009. Tr 92 – 94.
4. Đinh Ngọc Sỹ và cs. “ Tình hình hen và COPD tại Việt Nam”. Hội nghị
Lao và bệnh Phổi toàn quốc tại cần Thơ. 6/2011.
5. Biomass fuels are the probable risk factor for chronicobstructive
pulmonary disease in rural South China.pdf.

6. COPD in Asia.
7. Global initiative for chronic obstructive lung disease (GOLD) 2010 –
Spirometry.pdf.
8. Pandora Christaki and Nikolaos Siafakas, Nikolaos Tzanakis, Urania
Anagnostopoulou, Vassiliki Filaditaki (2010). “Prevalence of COPD in Greece”.

Chuyên đề Y tế công cộng
Trang 12




×