Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân cao tuổi nhồi máu cơ tim cấp thất phải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.58 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ BảnTập 23 * Số 2 * 2019

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH
Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP THẤT PHẢI
Nguyễn Văn Tân*,**, Châu Văn Vinh**

TÓM TẮT
Cơ sở: Bệnh cảnh lâm sàng của nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) thất phải thường nặng và tiên lượng xấu
khi có biến chứng tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, choáng tim. Chiến lược điều trị tái tưới máu cho các bệnh nhân
này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm tổn thương động mạch vành, bệnh cảnh lâm sàng, tình trạng bệnh lý đi kèm.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân cao tuổi NMCTC thất phải tại Bệnh
viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả và cắt ngang trên 65 bệnh nhân NMCTC thất phải nhập viện
điều trị từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2017 tại khoa Tim Mạch Cấp cứu và Can thiệp của Bệnh viện Thống
Nhất TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả: Bệnh mạch vành 3 nhánh trong mẫu nghiên cứu chiếm tỉ lệ khá cao 43,1%, trong đó nhóm ≥ 65
tuổi có bệnh mạch vành 3 nhánh, bệnh mạch vành 3 nhánh và thân chung vành trái cao hơn nhóm < 65 tuổi, với
tỉ lệ lần lượt theo thứ tự là 48,8%; 19,5% so với 33,3%; 12,5%; tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê, với p =0,364. Tổn thương đoạn gần nhánh RCA chiếm cao nhất 64,6%, đoạn giữa chiếm 30,7%, trong
đó nhóm <65 tuổi bị tổn thương đoạn gần chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm ≥ 65 tuổi (70,8% so với 61,0%), tuy nhiên sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,14. Tổn thương típ B2 và C chiếm tỉ lệ cao ở nhóm ≥65 tuổi hơn
nhóm <65 tuổi (73,8%; 38,5% so với 40,0%; 10,7%, với p =0,045). Có 84,6% nhánh thất phải bị tắc hoàn toàn,
trong đó nhóm <65 tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm ≥65 tuổi (87,5% so với 82,9%), tuy nhiên sự khác biệt không có
ý nghĩa thông kê giữa hai nhóm, với p =0,622.
Kết luận: Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp thất phải cao tuổi có tỉ lệ tổn thương mạch vành từ hai nhánh trở
lên tương đối cao. Động mạch vành phải là nhánh thủ phạm trong đa số các trường hợp, trong đó tắc nghẽn tại vị
trí đoạn gần và đoạn giữa rất thường gặp. Mức độ tổn thương động mạch vành hay gặp trên các bệnh nhân cao
tuổi nhồi máu cơ tim cấp thất phải là típ B2 và típ C.
Từ khóa: nhồi máu cơ tim cấp thất phải, tổn thương động mạch vành, bệnh nhân cao tuổi



ABSTRACTS
CORONARY LESION CHARACTERISTICS IN ELDERLY PATIENTS WITH ACUTE RIGHT
VENTRICULAR MYOCARDIAL INFARCTION
Nguyen Van Tan, Chau Van Vinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 176-181
Background: Clinical manifestations of acute right ventricular myocardial infarction (RVMI) are often
severe and have a poor prognosis for hypotension, arrhythmias, and cardiac shock. The strategy for reperfusion
treatment in these patients is highly dependent on the characteristics of coronary artery disease, clinical
conditions, and associated medical conditions.
Objective: To investigate the characteristics of coronary lesion in elderly patients with RVMI at Thong
Nhat Hospital, Ho Chi Minh City.
Methods: A prospective, descriptive and cross-sectional study of 65 patients with RVMI hospitalized
*Bộ môn Lão khoa – Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Văn Tân
ĐT: 0903739273

176

**Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh
Email:

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

Nghiên cứu Y học

between January 2013 and December 2017 at the Department of Emergency and Interventional Cardiology of

Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh City.
Results: Triple vessel disease in the sample was 43.1%, in which group ≥ 65 years had triple vessel disease,
triple vessel disease and left main coronary artery disease were higher than group < 65 years with the rate of
48.8%, 19.5% versus 33.3%, 12.5%, respectively, but the difference was not statistically significant, with p =
0.364. The proximal of right coronary artery lesion was 64.6%, the middle segment 30.7%, in which the young
group was higher than the elderly group with 70.8% versus 61%, however, the difference was not statistically
significant with p =0.14. The prevalence of type B2 and C lesions were high in the age group ≥ 65 years (73.8%,
38.5% versus 40.0%, 10.7%, p = 0.045). 84.6% of the right ventricular artery was completely occlusion, of which
the young group was higher than the elderly group (87.5% versus 82.9%, p =0.622).
Conclusions: The elderly patients with acute RVMI had higher rates of coronary artery disease from two or
more branches. Right coronary artery disease was the culprit lesion in most cases, with occlusion in the proximal
and middle segments of right coronary artery being very common. The coronary artery lesions seen in elderly
patients with acute RVMI were type B2 and C lesions.
Keywords: right ventricular myocardial infarction, coronary lesion, elderly patients
ta còn rất ít, đặc biệt ở người cao tuổi. Do đó,
ĐẶT VẤN ĐỀ
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo
Hằng năm ở Mỹ có hơn 1 triệu người nhập
sát đặc điểm tổn thương động mạch vành ở
viện vì nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) và có
bệnh nhân cao tuổi NMCTC thất phải.
khoảng hơn 200.000 đến 300.000 người tử vong
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
trước khi nhập viện, cứ mỗi 25 giây có một
người Mỹ chết vì NMCTC(5,15). Điều trị tái tưới
Đối tượng nghiên cứu
máu bằng phương pháp can thiệp động mạch
Tất cả bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán
vành qua da cấp cứu kết hợp với nội khoa tối ưu
là NMCT cấp thất phải, điều trị tại Bệnh viện

đã làm cho tỉ lệ tử vong NMCTC trên thế giới
Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01 năm
hiện nay giảm xuống còn dưới 7% so với trước
2013 đến tháng 12 năm 2017. Chúng tôi loại ra
đây là trên 30%(4,11,15). Nhồi máu cơ tim cấp
khỏi nghiên cứu những trường hợp NMCT cấp
thành dưới chiếm khoảng 40-50% trong tất cả
thành dưới đơn thuần, đau thắt ngực kiểu
các trường hợp NMCTC, trong đó NMCTC thất
Prinzmetal, viêm màng ngoài tim cấp, những
phải chiếm khoảng 30-50%(1,9).
bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên
Tổn thương động mạch vành trên người cao
tuổi thường phức tạp, với tổn thương nhiều
nhánh mạch vành, mạch máu thường vôi hóa
nặng và khi bị NMCTC, người cao tuổi thường
có nhiều biến chứng nặng hơn người không cao
tuổi. Bệnh cảnh lâm sàng của NMCTC thất phải
thường nặng và tiên lượng xấu khi có biến
chứng tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, choáng
tim. Chiến lược điều trị tái tưới máu cho các
bệnh nhân này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm
tổn thương động mạch vành, bệnh cảnh lâm
sàng, tình trạng bệnh lý đi kèm. Tuy nhiên,
nghiên cứu về đặc điểm tổn thương động mạch
vành trên bệnh nhân NMCTC thất phải ở nước

Chuyên Đề Nội Khoa

cứu, hoặc tử vong ngay khi mới nhập viện.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả và cắt ngang.
Thu thập dữ liệu từ bệnh nhân
Chúng tôi tiến hành ghi nhận đầy đủ các
thông tin về mặt lâm sàng (các triệu chứng cơ
năng, triệu chứng thực thể), cận lâm sàng, kết
quả chụp động mạch vành và phương pháp
điều trị (điều trị nội khoa, can thiệp mạch vành
qua da), các biến cố tim mạch trong thời gian
nằm viện. Các xét nghiệm cận lâm sàng được
thu thập như công thức máu, đường huyết, urê,

177


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ BảnTập 23 * Số 2 * 2019

creatinin, SGOT, SGPT, bilan lipid máu, hs CRP,
men tim (CKMB, Troponin T hs), X-quang ngực,
siêu âm tim (đo phân suất tống máu thất trái
bằng phương pháp Simpson).

Các tiêu chuẩn chẩn đoán
Chẩn đoán NMCT cấp theo tiêu chuẩn của
Hội Tim Hoa Kỳ/ Trường môn Tim Hoa Kỳ/ Hội
Tim châu Âu (AHA/ACC/ESC) năm 2012(3).

Chẩn đoán NMCTC thất phải khi trên lâm sàng
có tụt huyết áp, tĩnh mạch cổ nổi, phổi trong và
có đoạn ST chênh lên ≥ 1mm trên điện tâm đồ
ở ít nhất một trong các chuyển đạo từ V3R đến
V6R khi bệnh nhân mới nhập vào đơn vị chăm
sóc tích cực mạch vành(3,7) và/ hoặc có các bất
thường vận động thành tự do thất phải hoặc
dãn thất phải được thấy trên siêu tim 2-D qua
thành ngực(10,12).
Cách tính tổn thương động mạch vành bằng
phần mềm QCA cài đặt sẳn trong máy. Được gọi
là tổn thương có ý nghĩa khi hẹp ≥ 50% đường
kính thân chung ĐMV trái hoặc ≥ 70% đường
kính của 3 nhánh chính ĐMV (động mạch xuống
trước trái, động mạch vành mũ, động mạch
vành phải). Mức độ tổn thương động mạch vành
được chúng tôi phân loại dựa trên bảng phân
loại của Hội Tim Hoa Kỳ/ Trường môn Tim Hoa
Kỳ 1998. Các tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết
áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì đều
dựa theo các tiêu chuẩn chẩn đoán mới nhất
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của hai nhóm nghiên cứu
Các biến số
Nam, n (%)
Giới tính
Nữ, n (%)
Buồn nôn/nôn
Đau thượng vị
Choáng váng
Ngất

Triệu chứng lâm
sàng, n (%)
Đau ngực
Khó thở
Vã mồ hôi
Hồi hộp
> 100, n (%)
Nhịp tim (lần/phút)
< 60, n (%)
Rối loạn nhịp tim lúc nhập viện n (%)

Phân tích thống kê
Các số liệu được trình bày dưới dạng tỷ lệ
đối với biến định tính và trung bình ± độ lệch
chuẩn, nếu phân bố không chuẩn: trung vị, giá
trị tương ứng với 25% và 75% đối với biến định
lượng. Dùng phép kiểm định chi bình phương
(có hiệu chỉnh Fisher) để kiểm định sự khác biệt
tỷ lệ giữa 2 nhóm của biến số định tính và phép
kiểm định t-student cho 2 giá trị trung bình giữa
2 nhóm của biến số định lượng, sự khác biệt
giữa hai nhóm được xem là có ý nghĩa thống kê
khi p <0,05. Tất cả các số liệu đều được xử lý
bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0 for Window.
Y đức nghiên cứu
Đây là nghiên cứu quan sát, không can thiệp
vào quá trình điều trị, tất cả thông tin của bệnh
nhân được giữ kín chỉ để phục vụ cho mục đích
nghiên cứu và đề tài đã được thông qua Hội
đồng Y đức của Bệnh viện Thống Nhất.


KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã thu
thập được 65 bệnh nhân NMCTC thất phải,
trong đó có 24 bệnh nhân <65 tuổi, chiếm tỉ lệ
36,9% và 41 bệnh nhân ≥ 65 tuổi, chiếm tỉ lệ
63,1%. Một số đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy
cơ của các đối tượng nghiên cứu được trình bày
trong Bảng 1.

Nhóm < 65 tuổi (n=24)
18 (75,0)
6 (25,0)
17 (70,8)
20 (83,3)
11 (45,8)
6 (25,0)
22 (91,6)
19 (79,2)
21 (87,5)
18 (75,0)
1 (4,2)
14 (58,3)
19 (79,2)

Bệnh mạch vành 3 nhánh trong mẫu nghiên
cứu chiếm tỉ lệ khá cao 43,1%, trong đó nhóm ≥

178


hiện nay.

Nhóm ≥ 65 tuổi (n=41)
24 (58,5)
17 (41,5)
29 (70,7)
21 (51,1)
25 (60,9)
13 (31,7)
35 (85,3)
36 (78,8)
38 (92,7)
20 (48,8)
6 (14,6)
20 (48,8)
37 (90,2)

Tổng số (n=65)
42 (64,6)
23 (35,4)
46 (70,8)
41 (63,1)
36 (55,4)
19 (29,2)
57 (87,7)
55 (84,6)
59 (90,8)
38 (58,5)
7 (10,8)
34 (52,3)

56 (86,2)

p
0,180
0,593
0,010
0,546
0,578
0,413
0,352
0,486
0,038
0,189
0,457
0,212

65 tuổi có bệnh mạch vành 3 nhánh, bệnh mạch
vành 3 nhánh và thân chung vành trái cao hơn

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

Nghiên cứu Y học

nhóm < 65 tuổi, với tỉ lệ lần lượt theo thứ tự là
nhóm <65 tuổi bị tổn thương đoạn gần chiếm tỉ
48,8%, 19,5% so với 33,3%, 12,5%, tuy nhiên sự
lệ cao hơn nhóm ≥ 65 tuổi (70,8% so với 61,0%),

khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, với p
tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống
=0,364. Tổn thương đoạn gần nhánh RCA chiếm
kê với p = 0,142 (Bảng 2, Bảng 3).
cao nhất 64,6%, đoạn giữa chiếm 30,7%, trong đó
Bảng 2: Yếu tố nguy cơ và tử vong nội viện của hai nhóm nghiên cứu
Các biến số
Nhóm < 65 tuổi (n=24)
< 90 mmHg, n (%)
15 (62,5)
Huyết áp tâm thu
>140 mmHg, n (%)
3 (12,5)
BMI (TB ± ĐLC)
23,2±1,5
Thời gian từ khi khởi
< 6 giờ, n (%)
18 (75,0)
phát triệu chứng đến
> 6 giờ, n (%)
6 (25,0)
lúc nhập viện (giờ)
Điểm nguy cơ TIMI (TB ± ĐLC)
5,42±2,55
Tăng HA, n (%)
27 (64,3)
RLLP máu, n (%)
16 (38,1)
Các yếu tố nguy cơ
ĐTĐ típ 2, n (%)

10 (23,8)
Hút thuốc lá, n(%)
16 (38,1)
Béo phì (BMI >25), n (%)
8 (19,0)
Thời gian nằm viện (TB ngày ±ĐLC)
7,4±1,9
Tử vong nội viện, n (%)
1 (4,2)

Nhóm ≥ 65 tuổi (n=41) Tổng số (n=65)
31 (75,6)
46 (70,8)
4 (9,8)
7 (10,8)
22,9±2,3
23,0±2,0
15 (36,5)
33 (50,8)
26 (63,4)

32 (49,4)

7,56±2,12
16 (69,6)
6 (26,1)
8 (34,8)
0 (0,0)
4 (17,4)
9,2±2,2

4 (9,8)

6,77±2,49
43 (66,2)
22 (33,8)
18 (27,7)
16 (24,6)
12 (18,5)
8,6±3,6
5 (7,7)

p
0,262
0,731
0,510
0,003

0,034
0,667
0,328
0,344
0,001
0,469
0,348
0,414

Bảng 3. Đặc điểm tổn thương động mạch vành của hai nhóm nghiên cứu
Nhóm < 65 tuổi (n=24) Nhóm ≥ 65 tuổi (n=41) Tổng số (n=65) p
Nhánh chiếm ưu thế
RCA không ưu thế, n (%)

7 (29,2)
15 (36,6)
22 (33,8)
0,542
RCA chiếm ưu thế, n (%)
17 (70,8)
26 (63,4)
43 (66,2)
Số nhánh mạch vành bị
1 nhánh, n (%)
2 (8,3)
2 (4,9)
4 (6,2)
0,364
hẹp
2 nhánh, n (%)
11 (45,8)
11 (26,8)
22 (33,8)
3 nhánh, n (%)
8 (33,3)
20 (48,8)
28 (43,1)
3 nhánh và thân chung, n (%)
3 (12,5)
8 (19,5%)
11(16,9%)
Vị trí tổn thương RCA
Đoạn gần, n (%)
17 (70,8)

25 (61,0)
42 (64,6)
0,142
Đoạn giữa, n (%)
6 (25,0)
14 (33,2)
20 (30,7)
Nhánh thủ phạm gây ra
NMCTC thất phải
Dòng chảy TIMI RCA
trước can thiệp

Đoạn xa, n (%)
RCA, n (%)
LCx, n (%)
0, n (%)
1, n (%)
2, n (%)
3, n (%)

1 (4,2)
23 (95,8)
1 (4,2)
21 (87,5)
1 (4,2)
1 (4,2)
1 (4,2)

2 (4,8)
39 (95,1)

2 (4,8)
34 (82,9)
2 (4,8)
1 (9,8)
2 (4,8)

3 (4,6)
62 (95,4)
3 (4,6)
55 (84,6)
3 (4,6)
2 (3,1)
3 (4,6)

0,354

0,184

Bảng 4: Mức độ tổn thương động mạch vành
Típ tổn thương
A
B1
B2
C

Nhóm tuổi
<65 tuổi
≥65 tuổi
<65 tuổi
≥65 tuổi

<65 tuổi
≥65 tuổi
<65 tuổi
≥65 tuổi

RCA
1 (4,2)
1 (2,4)
8 (33,3)
9 (22,0)
12 (50,0)
17 (41,5)
3 (12,5)
11 (26,8)

Tổn thương típ B2 và C chiếm tỉ lệ cao ở

Chuyên Đề Nội Khoa

LAD
1 (4,2)
2 (4,8)
6 (25,0)
8 (19,5)
9 (37,5)
18 (43,9)
3 (12,5)
10 (24,5)

LCx

2 (8,3)
3 (10,3)
5 (20,8)
9 (22,0)
4 (16,7)
12 (41,4)
1 (8,3)
5 (17,2)

Tổng số
4 (6,2)
6 (9,2)
21 (32,3)
26 (40,0)
25 (38,5)
48 (73,8)
7 (10,7)
26 (40,0)

p
0,576
0,578
0,127
0,045

nhóm ≥65 tuổi hơn nhóm <65 tuổi (73,8%, 38,5%

179



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ BảnTập 23 * Số 2 * 2019

so với 40,0%, 10,7%, với p =0,045) (Bảng 4).
Có 84,6% nhánh thất phải bị tắc hoàn toàn,
trong đó nhóm < 65 tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn
Bảng 5: Tỉ lệ nhánh thất phải bị tổn thương
Mức độ tắc ĐMV phải
Tắc không hoàn toàn, n (%)
Tắc hoàn toàn, n (%)

Nhóm <65 tuổi (n=24)
3 (12,5)
21 (87,5)

BÀN LUẬN
Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân hội chứng
vành cấp cao tuổi có thể có nhiều thay đổi.
Trong một nghiên cứu gần đây(9) trên 255 bệnh
nhân cao tuổi NMCTC có ST chênh lên, tác giả
Grosmaitre P và cộng sự cho thấy đau ngực chỉ
chiếm 41%, 15,7% có biểu hiện tiền ngất hoặc
ngất, 15,7% khó thở, 9,8% rối loạn tiêu hóa, 6,7%
cảm thấy khó chịu và 5% bị sảng. Do biểu hiện
triệu chứng không điển hình nên nhiều bệnh
nhân cao tuổi khi bị NMCTC thường hay nhập
viện trễ, từ đó thường dẫn đến nhiều biến chứng
nặng hơn bệnh nhân không cao tuổi.
Các nghiên cứu tử thiết cho thấy có khoảng

14 - 60% thất phải bị ảnh hưởng trên các bệnh
nhân tử vong do nhồi máu cơ tim cấp thành sau
dưới(13). Các nghiên cứu không xâm lấn cũng cho
thấy có rối loạn chức năng thất phải do thiếu
máu cơ tim cục bộ trong khoảng 50% bệnh nhân
có NMCTC thành dưới(13) và ≤10% bệnh nhân có
NMCTC thành trước, trong khi đó, NMCTC thất
phải đơn thuần rất hiếm gặp, chiếm <3% trong
tất cả các trường hợp nhồi máu gây tử vong(2).
NMCT cấp thất phải xảy ra chủ yếu do tắc
nghẽn đoạn gần của nhánh động mạch vành
phải trước nhánh cung cấp máu cho thất phải
(nhánh thất phải) trong bối cảnh NMCTC thành
dưới(8,16). NMCTC thất phải cũng có thể xảy ra
do tắc nghẽn động mạch vành mũ trong trường
hợp hệ vành trái chiếm ưu thế, nhưng ít thường
gặp hơn, trong NMCTC thành trước do mặt
trước của thành tự do thất phải được cung cấp
máu bởi tuần hoàn từ nhánh động mạch liên
thất trước(7).
Biết được hình thái và mức độ tổn thương
động mạch vành ở các bệnh nhân NMCTC sẽ
giúp cho thầy thuốc có chiến lược chọn lựa điều

180

nhóm ≥ 65 tuổi (87,5% so với 82,9%), tuy nhiên
sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê giữa hai
nhóm, với p = 0,622 (Bảng 5).
Nhóm ≥65 tuổi (n=41)

7 (17,1)
34 (82,9)

Tổng số (n=65)
10 (15,4)
55 (84,6)

p
0,622

trị tái tưới máu thích hợp cho từng bệnh nhân.
Do đặc điểm tổn thương động mạch vành trên
người cao tuổi thường phức tạp, tổn thương
nhiều nhánh và diễn biến lâm sàng thường nặng
nên việc chọn lựa chiến lược điểu trị tái tưới máu
cấp cứu cho bệnh nhân đôi khi gặp nhiều khó
khăn. Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
bệnh mạch vành 3 nhánh chiếm tỉ lệ cao (43,1%),
trong đó nhánh động mạch vành phải thủ phạm
chiếm tỉ lệ cao nhất (95,4%). Ngoài ra, chúng tôi
cũng ghi nhận có 3 trường hợp (4,6%) NMCTC
thất phải là do nhánh động mạch vành mũ thủ
phạm gây ra (2 trường hợp xảy ra ở nhóm ≥ 65
tuổi, 1 trường hợp ở nhóm < 65 tuổi. Khảo sát
đặc điểm tổn thương động mạch vành theo
nhóm tuổi, chúng tôi ghi nhận nhóm ≥ 65 tuổi có
bệnh mạch vành 3 nhánh, bệnh mạch vành 3
nhánh và thân chung vành trái cao hơn nhóm <
65 tuổi, với các tỉ lệ lần lượt là 48,8%, 19,5% so
với 33,3%, 12,5%. Tương tự nghiên cứu tác giả

Bùi Ngọc Minh trên 93 bệnh nhân NMCTC thất
phải có bệnh mạch vành 3 nhánh chiếm (45,2%)
và tổn thương động mạch vành phải (96,2%)(5).
Điều này cho thấy rằng, người cao tuổi khi bị
NMCTC thất phải, ngoài tổn thương thủ phạm
gây ra là nhánh động mạch vành phải, hoặc
hiếm gặp là động mạch vành mũ, động mạch
liên thất trước thì tình trạng tổn thương các
nhánh còn lại cũng khá phổ biến. Các tổn
thương này có thể làm cho tiên lượng của
NMCTC thất phải thêm nặng nề hơn.
Tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn hay không
hoàn toàn của nhánh động mạch thủ phạm cũng
góp phần vào tiên lượng của NMCTC. Những
bệnh nhân có tắc nghẽn hoàn toàn động mạch
vành, dòng chảy TIMI 0 thường có tiên lượng
xấu hơn những bệnh nhân có mạch vành tắc

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
nghẽn không hoàn toàn. Nghiên cứu của chúng
tôi ghi nhận tắc nghẽn đoạn gần nhánh động
mạch vành phải chiếm cao nhất 64,6%, đoạn
giữa chiếm 30,7%, trong đó nhóm <65 tuổi bị tổn
thương đoạn gần chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm ≥
65 tuổi (70,8% so với 61,0%, p =0,142). Kết quả
này cũng tương tự với nghiên cứu của tác giả
Bùi Ngọc Minh 63,4%(5), nhưng thấp hơn

nghiên cứu của tác giả Giannitsis E và cộng sự
84,6%(9), cao hơn nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Cửu Lợi (tắc đoạn gần động mạch
vành phải chỉ chiếm 24,99%(14).

2.

Mức độ tổn thương động mạch vành cũng
đóng vài trò quan trọng trong chiến lược điều trị
tái tưới máu cho bệnh nhân NMCTC. Chọn lựa
chiến lược tái tưới máu bằng can thiệp mạch
vành qua da tiên phát hay phẫu thuật bắc cầu
động mạch vành cấp cứu cũng phụ thuộc một
phần vào đặc điểm này của bệnh nhân. Nghiên
cứu của chúng tôi ghi nhận tổn thương típ B2 và
C chiếm tỉ lệ cao ở nhóm ≥65 tuổi hơn nhóm <65
tuổi (73,8%, 38,5% so với 40,0%, 10,7%, với p
=0,045). Kết quả này cũng phù hợp với y văn ghi
nhận trước đây(6).

7.

KẾT LUẬN
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp thất phải
cao tuổi có tỉ lệ tổn thương mạch vành từ hai
nhánh trở lên tương đối cao. Động mạch vành
phải là nhánh thủ phạm trong đa số các trường
hợp, trong đó tắc nghẽn tại vị trí đoạn gần và
đoạn giữa rất thường gặp. Mức độ tổn thương
động mạch vành hay gặp trên các bệnh nhân

cao tuổi nhồi máu cơ tim cấp thất phải là type
B2 và type C.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Albulushi A, Giannopoulos A, Kafkas N et al (2018). “Acute
right ventricular myocardial infarction”. Expert Rev Cardiovasc
Ther,16(7): pp.455-464.

Chuyên Đề Nội Khoa

3.

4.

5.

6.

8.
9.

10.

11.
12.

13.
14.


15.
16.

Nghiên cứu Y học

Andersen HR, Falk E, Nielsen D (1987). “Right ventricular
infarction: frequency, size and topography in coronary heart
disease: a prospective study comprising 107 consecutive autopsies
from a coronary care unit”. J Am Coll Cardiol, 10:1223 e32.
Antman EM, Loscalzo J (2012). “ST–Segment Elevation
Myocardial Infarction”. Harrison’s principles of internal
medicine, pp.2021-2035.
Binauld G, Savary D, Louis J, Coste M et al (2009). “L’infarctus
du myocarde avec extension au ventricule droit : un territoire
compliqué”. Journal Europeen des Urgences, 22 (2): pp.100.
Bùi Ngọc Minh (2008). “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
kết quả điều trị nhồi máu cơ tim thất phải cấp tính”. Luận Án
Tiến Sỹ Y Khoa, chuyên ngành Nội Tim Mạch, Học Viện Quân
Y, tr. 1-93.
Christoffenson RD, Griffin BP, Topol EJ (2009). “Acute
Myocardial Infarction”. Manual of cardiovascular medicine,
pp. 1-25.
De Gregorio J, Kobayashi Y, Albiero R et al (1998). “Coronary
artery stenting in the elderly: short-term outcome and longterm angiographic and clinical follow-up”. J Am Coll Cardiol,
32: pp. 577-83.
Farrer-Brown G (1968). “Vascular pattern of myocardium of
right ventricle of human heart”. Br Heart J, 30:679 e86.
Giannitsis E, Hartmann F, Wiegand U (2000). “Clinical and
angiographic outcome of patients with acute inferior

myocardial infarction and right ventricular involvement
treated with direct PTCA”. Z Kardiol, 89, pp.28-35.
Grosmaitre P, Le OV, Yachouh E et al (2013). “Significance of
atypical symptoms for the diagnosis and management of
myocardial infarction in elderly patients admitted to
emergency departments”. Archives of Cardiovascular Diseases,
106(10): pp.586-592.
Jeffers JL, Parks LJ (2018). “Myocardial Infarction, Right
Ventricular”. Treasure Island (FL), StatPearls Publishing.
Judgutt BI, Sussex BA, Sivaram CA, Rossall RE (1984). “Right
ventricular infarction: two-dimensional echocardiographic
evaluation”. Am Heart J, 107: pp. 505–518.
Kinch JW, Ryan TJ (1994). “Right ventricular infarction”. N
Engl J Med, 330: 1211-17.
Nguyễn Cửu Lợi, Phạm Vũ Thanh (2010). “Nghiên cứu đặc
điểm tổn thương động mạch vành và tiên lượng ngắn hạn
của bệnh nhân NMCT cấp vùng dưới”. Tạp Chí Tim Mạch Học
Việt Nam, 52, tr. 27-35.
Nguyễn Lân Việt (2007). “Nhồi máu cơ tim cấp - Thực hành
bệnh tim mạch”. NXB Y học, Hà Nội, tr. 21-49.
Sheehan F, Redington A (2008). “The right ventricle: anatomy,
physiology and clinical imaging”. Heart, 94: pp. 1510-1515.

Ngày nhận bài báo:

08/11/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

10/12/2018


Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019

181



×