Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.56 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

Nghiên cứu Y học

TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI CÀ MAU
Huỳnh Ngọc Duyên*, Bùi Chí Thương**

TÓM TẮT
Mở đầu: Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một trong những bệnh lý chuyển hóa đang có khuynh hướng
tăng nhanh tại Việt Nam, chiếm đến 20% tổng số lượt khám thai hàng năm. ĐTĐTK có thể làm gia tăng tử suất ở
cả sản phụ và thai nhi. Chẩn đoán sớm và quản lý tốt tình trạng đường huyết có thể giúp cải thiện kết cục thai kỳ.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trong thai kỳ ở các sản phụ đến khám thai tại Bệnh viện
Sản Nhi Cà Mau và các yếu tố liên quan với bệnh ĐTĐTK.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 260 sản phụ đơn thai từ 24 - 28 tuần
đến khám thai tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau trong khoảng thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2018. Tất cả
sản phụ có làm xét nghiệm dung nạp 75 gam glucose – 2 giờ theo tiêu chí chẩn đoán của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ
năm 2016.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ ĐTĐTK chiếm 21,2% (KTC 95% [16,2 – 25,8]). Các yếu tố độc lập có liên quan
đến nguy cơ ĐTĐTK: (1) Sản phụ ≥ 35 tuổi, làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐTK với PR = 3,51 (KTC 95% [1,16 –
10,59]; p = 0,026); (2) Tiền căn sinh con to ≥ 4 kg làm tăng nguy cơ ĐTĐTK với PR = 4,64 (KTC 95% [1,27 –
17,01]; p = 0,019); (3) Béo phì trước khi mang thai (BMI ≥ 25, có nguy cơ mắc ĐTĐTK cao, PR = 2,08 (KTC
95% [1,01 – 4,27]; p = 0,047).
Kết luận: ĐTĐTK là bệnh lý có thể chẩn đoán sớm thông qua xét nghiệm tầm soát dung nạp 75 gram
glucose uống, giúp xử trí và can thiệp có hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ cho mẹ và thai nhi.
Từ khóa: đái tháo đường thai kỳ

ABSTRACT
PREVALENCE OF GESTATIONAL DIABETES MELLITUS AND RELATIONAL FACTORS AT THE
HOSPITAL OF OBSTETRICS AND PEDIATRICS, CA MAU PROVINCE
Huynh Ngoc Duyen, Bui Chi Thuong


* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 95 - 100
Background: Gestational diabetes mellitus (GDM) is a common metabolic disorder tending more and more
in Vietnam, accounting for 20% of all pregnancies. GDM may be associated with increased morbidity and
mortality in both mothers and fetus during and after births. Early diagnosis and good management will improve
pregnancy outcomes.
Objective: To determine the prevalence of gestational diabetes mellitus (GDM) at the Hospital of Obstetrics
and Pediatrics in Ca Mau Province and other parameters involved.
Subjects and methods: A cross – sectional study, 260 singleton pregnant women in 24 – 28 weeks of
pregnancy are managed, periodically checked up at The Hospital of Obstetrics and Pediatrics in Ca Mau
Province, from Oct 2016 to Mar 2017. All have tested 75 grams of glucose intolerance - 2 hours according to
diagnostic criteria of the American Diabetes Association, 2016.
Results: The prevalence of GDM at the Hospital of Obstetrics and Pediatrics in Ca Mau Province is 21.2%
(CI 95% [16.2 – 25.8]). In our study, independent factors related to risks of GDM were: (1) age ≥ 35 years-old
**Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Bùi Chí Thương

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

ĐT: 0913124604

Email:

95


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

with PR = 3.51 (CI 95% [1.16 – 10.59]; p = 0.026); (2) a history of macrosomic birth ≥ 4 kilograms (PR = 4.64; CI

95% [1.27 – 17.01]; p = 0.019); (3) BMI ≥ 25 before pregnancy (PR = 2.08; CI 95% [1.01 – 4.27]; p = 0.047).
Conclusion: With the help of 75 grams of glucose intolerance test, GDM can be early diagnosed, from
which health providers make effective management plans to reduce the risks of mothers and fetus.
Keyword: gestational diabetes mellitus (GDM)

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) cho đến
nay vẫn là một trong những bệnh lý chuyển hóa
đang được quan tâm hàng đầu. Bệnh đang có
khuynh hướng tăng nhanh trên toàn thế giới.
Đến năm 2012, người Việt Nam là một trong
những đối tượng có nguy cơ cao mắc ĐTĐTK
với số bệnh nhân ĐTĐTK đã gia tăng đến 20%
tổng số lượt khám thai hàng năm(3,4). ĐTĐTK có
thể liên quan đến nhiều rối loạn chuyển hóa
cũng như bệnh lý, kèm theo làm gia tăng tử suất
ở cả sản phụ và thai nhi.
Hầu hết ĐTĐTK không có triệu chứng, có
thể được chẩn đoán bằng nghiệm pháp dung
nạp glucose. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu
được chẩn đoán sớm và quản lý tốt tình trạng
đường huyết có thể giúp sản phụ cải thiện được
kết cục thai kỳ(5).
Tuy nhiên tại Việt Nam việc sàng lọc
ĐTĐTK hiện nay chưa được tiến hành thường
quy ở các vùng miền khác nhau trong nước vì
điều kiện kinh tế. Cà Mau trong những năm gần
đây kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu y tế
cũng ngày một tăng. Tuy nhiên đến nay vẫn
chưa có nghiên cứu cụ thể nào cho biết tỷ lệ của

bệnh ĐTĐTK, cũng như các yếu tố nguy cơ có
liên quan đến bệnh lý này ở vùng Cà Mau.
Chính vì thế, chúng tôi mong muốn thực hiện đề
tài tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau với mục tiêu
sau: Xác định tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường
trong thai kỳ ở các sản phụ đến khám thai tại
Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, đồng thời tìm hiểu
một số yếu tố có thể liên quan với bệnh ĐTĐTK.

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được chọn vào nghiên cứu là các
thai phụ có tuổi thai từ 24 – 28 tuần, khám thai
tại BV Sản Nhi Cà Mau trong thời gian từ tháng

96

10/2017 đến tháng 3/2018, hội đủ các tiêu chuẩn
chọn mẫu.

Tiêu chuẩn nhận vào
Sản phụ đến khám định kì tại Bệnh viện Sản
Nhi Cà Mau, có đủ các yếu tố sau đây:
Đơn thai.
Có siêu âm tính tuổi thai ở khoa từ 11 tuần
đến 13 tuần 6 ngày hoặc nhớ ngày kinh chót
(kinh nguyệt đều).
Đồng ý làm nghiệm pháp dung nạp 75 gram
glucose ở phòng xét nghiệm của khoa trong
khoảng thời gian từ 24 đến 28 tuần.

Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đã được chẩn đoán và đang theo
dõi điều trị đái tháo đường trước khi mang thai
lần này hoặc được chẩn đoán bị đái tháo đường
trước 20 tuần thai kỳ.
Sản phụ mắc các bệnh lý ác tính, bệnh lý nội
khoa nặng, bệnh lý tim mạch.
Thai bị dị tật bẩm sinh.
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Từ chối trả lời bảng câu hỏi hoặc không có
khả năng hoàn tất bảng thu thập thông tin.
Sản phụ đang sử dụng các loại thuốc như
corticoid, lợi tiểu thiazide, phenytoin, acid
nicotinic,…
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu chúng tôi tiến hành với cỡ mẫu
theo công thức:
n 

Z

2

1  


/2

(p

d

 q)

2

Z: Lấy giá trị từ phân phối chuẩn,

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
α: 0,05  Z1-α/2 = Z 0,975 = 1,96.
p: Tỷ lệ lưu hành bệnh ĐTĐTK ở người Việt Nam theo
nghiên cứu của Trương Thị Quỳnh Hoa năm 2016 là p =
20,9% = 0,209. p = 0,19  q = 1 - p = 1 – 0,209 = 0,791.
d: sai số cho phép, được sử dụng trong nghiên cứu = 0,05.
Tính ra được cỡ mẫu tối thiểu cần trong nghiên cứu n = 260.

Các thai phụ tham gia nghiên cứu được
làm nghiệm pháp dung nạp 75gr glucose vào
tuần thứ 24 – 28 thai kỳ theo tiêu chuẩn của
Hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2016 chẩn đoán ĐTĐTK
qua nghiệm pháp dung nạp 75 gram glucose
khi có ít nhất một giá trị đường huyết vượt
ngưỡng sau đây:

Đường huyết đói ≥ 92 mg/dl (5,1 mmol/l).
Đường huyết sau ăn 1 giờ ≥ 180 mg/dl
(10,0mmol/l).
Đường huyết sau ăn 2 giờ ≥ 153 mg/dl
(8,5mmol/l).
Thu thập số liệu
Từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2018, chúng
tôi chọn mẫu toàn bộ các sản phụ thai từ 24 – 28
tuần đến khám thai vào buổi sáng tại Bệnh viện
từ thứ hai đến thứ sáu, thỏa tiêu chuẩn chọn
mẫu. Chúng tôi thu thập kết quả xét nghiệm và
tư vấn kết quả cho sản phụ, đồng thời tư vấn chế
độ ăn uống, sinh hoạt, theo dõi cho những sản
phụ bị ĐTĐTK, đồng thời tiến hành phỏng vấn
theo bảng câu hỏi soạn sẵn.
Nghiên cứu viên: xây dựng bảng câu hỏi thu
thập số liệu dựa vào tổng quan y văn thích hợp
cho nghiên cứu trực tiếp chọn lựa đối tượng đưa
vào nghiên cứu, phỏng vấn bảng câu hỏi, kiểm
tra lại các thông tin thu thập được, phân tích số
liệu, diễn giải các số liệu và viết báo cáo.
Các số liệu được mã hoá, nhập vào máy tính
và quản lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Các phép
thống kê và kiểm định được sử dụng: Kiểm định
Chi bình phương, phân tích hồi quy đa biến số
để khống chế yếu tố gây nhiễu. Giá trị p được
coi có ý nghĩa khi p < 0,05.

KẾT QUẢ
Từ 9/2017 đến tháng 3/2018 tại phòng khám

thai khoa khám Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau,

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

Nghiên cứu Y học

chúng tôi thu thập được 260 sản phụ tham gia
nghiên cứu.
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Trong 260 trường hợp nhận vào mẫu
nghiên cứu, tuổi trung bình của dân số nghiên
cứu là 28,6 ± 6,2, nhỏ nhất là 18 tuổi, lớn tuổi
nhất là 44 tuổi. Đa số sản phụ trong độ tuổi
sinh đẻ 25 – 34 tuổi (51%), 100% là người dân
tộc Kinh, cư trú ở nông thôn gần như tương
đương thành thị, có trình độ trung học cơ sở
trở lên (88,5%), chủ yếu làm công việc nội trợ
và làm ruộng nuôi tôm (60%).
Có 126 thai phụ có hút thuốc lá thụ động
(gián tiếp), chiếm tỷ lệ 48,5%, ngoài ra không có
trường hợp nào hút thuốc lá trực tiếp, có tiền căn
bệnh tim mạch, uống rượu và dùng thuốc
Corticoids kéo dài.
Bảng 1. Tiền căn gia đình, tiền căn sản phụ khoa liên
quan ĐTĐTK.
Tiền căn
Tiền căn sẩy thai
Tiền căn thai lưu ≥ 20 tuần
Tiền căn sinh non
Tiền căn sinh con to ≥ 4 kg

Tiền căn sinh con dị tật
Tiền căn bị ĐTĐTK trước
Tiền căn bị tăng huyết áp thai kỳ
Tiền căn gia đình ĐTĐ

Số lượng
Tỷ lệ (%)
(n=260)
72
27,7
7
2,7
8
3,1
13
5,0
0
0
0
0
10
3,8
34
13,1

Chúng tôi ghi nhận có 55 sản phụ bị ĐTĐTK,
chiếm tỷ lệ đáng kể với 21,2%. Sản phụ ĐTĐTK
được chẩn đoán chủ yếu dựa vào xét nghiệm
đường huyết sau 2 giờ uống 75gr đường (13,5%),
còn lại là mẫu máu kiểm tra đường sau 1 giờ

uống 75gr đường (8,5%) và đường huyết lúc đói
(8,1%). Mẫu nghiên cứu của chúng tôi thu thập
có sự phân bố tương đối đồng đều ở các tuổi thai
24, 25, 26, 27, 28 tuần (Bảng 1).
Tiền căn gia đình bị đái tháo đường làm tăng
nguy cơ ĐTĐTK ở sản phụ với PR = 3,16 (KTC
95% [1,47 - 6,77]; p < 0,05) (Bảng 2).
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 25 – 34 và sản
phụ ≥ 35 tuổi còn có nguy cơ mắc ĐTĐTK cao
hơn sản phụ dưới 25 tuổi với PR lần lượt là 2,11

97


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

Nghiên cứu Y học

(KTC 95% [1,03 - 4,28]) và 5,01 (KTC 95% [1,97 12,75]), p < 0,05.
Béo phì với BMI ≥ 25 tăng nguy cơ mắc
bệnh ĐTĐTK với PR = 2,76 (KTC 95% [1,49 5,09]; p<0,05).
Bảng 2. Liên quan giữa ĐTĐTK và một số yếu tố
liên quan
Đặc điểm

PR

KTC (95%)

p


25 - 34

2,11

1,03 - 4,28

0,041

≥ 35

5,01

1,97 - 12,75

0,001

Tiền căn sinh non
Tiền căn gia đình ĐTĐ
Con rạ
Sẩy thai
Thai lưu
Sinh con to ≥ 4 kg
Tiền căn tăng huyết áp
trong thai kỳ
Béo phì

1,25
3,16
1,88

2,29
3,18
4,84
4,01

0,25 – 6,38
1,47 – 6,77
1,01 – 3,52
1,22 – 4,27
1,13 – 8,96
1,55 – 15,05
1,11 – 14,35

0,787
0,003
0,048
0,009
0,029
0,006
0,033

2,76

1,49 – 5,09

0,001

Nhóm tuổi

Bảng 3. Phân tích hồi quy logistic đa biến

Đặc điểm

PR*

p

0,63 - 3,33

0,379

≥ 35

3,51

1,16 - 10,59

0,026

Tiền căn gia đình ĐTĐ
Con rạ
Sẩy thai
Thai lưu
Sinh con to ≥ 4 kg
Tiền căn tăng huyết áp
trong thai kỳ
Béo phì

1,61
1,53
1,53

2,68
4,64
1,65

0,67 - 3,88
0,68 - 3,43
0,68 - 3,43
0,85 - 8,47
1,27 - 17,01
0,39 - 6,99

0,291
0,301
0,239
0,094
0,019
0,501

2,08

1,01 - 4,27

0,047

Nhóm tuổi

25 - 34 1,45

KTC (95%)


Các yếu tố tiền căn sản khoa có liên quan
ĐTĐTK bao gồm: con rạ (PR = 1,88; KTC 95%
[1,01 - 3,52]; p < 0,05), sảy thai (PR = 2,29; KTC
95% [1,22 - 4,27]; p < 0,05), thai lưu (PR = 3,18;
KTC 95% [1,13 - 8,96]; p < 0,05), con to ≥ 4kg (PR
= 4,84; KTC 95% [1,55 - 15,05]; p < 0,05), tăng
huyết áp thai kỳ/tiền sản giật/sản giật (PR = 4,01;
KTC 95% [1,11 - 14,35]; p < 0,05) (Bảng 3).

BÀN LUẬN
Tỷ lệ ĐTĐTK
Các nghiên cứu trước năm 2011 cho của các
tác giả nói trên đều sử dụng tiêu chuẩn chẩn
đoán cũ: xét nghiệm dương tính khi có 2 chỉ số
dương tính, ngưỡng chẩn đoán theo tiêu chuẩn
cũ của ADA 2010 từ đó cho kết quả xác định tỷ

98

lệ ĐTĐTK của tác giả Tạ Văn Bình (2004;
5,7%)(Error! Reference source not found.),
Dương Mộng Thu Hà (2007; 4,6%)(2), Tô Thị
Minh Nguyệt (2008; 10,7%)(Error! Reference
source not found.) đều tương đối thấp. Trong
nghiên cứu của chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn
chẩn đoán mới của ADA từ năm 2012 trở đi, chỉ
cần một giá trị ≥ tiêu chuẩn là đã chẩn đoán
ĐTĐTK, đồng thời ngưỡng chẩn đoán cũng
được giảm xuống (đường huyết đói là 5,1
mmol/L, sau 1 giờ là 10,0 mmol/L, sau 2 giờ là

8,6 mmol/L). Tỷ lệ chung ĐTĐTK trong nghiên
cứu của chúng tôi là 21,2%, tương đồng với các
nghiên cứu dùng chung tiêu chuẩn chẩn đoán
ĐTĐTK: Lại Thị Ngọc Điệp (năm 2013; 20,5%)(6),
Trương Thị Quỳnh Hoa (2015; 20,9%)(13), Jane
Hirst và Trần Sơn Thạch (2012; 20,3%)(4).
Các yếu tố liên quan đến ĐTĐTK
Qua phân tích đơn biến, chúng tôi nhận thấy
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 25 – 34 có nguy cơ
bị ĐTĐTK tăng gấp 2,11 lần so với phụ nữ < 25
tuổi (KTC 95% [1,09 – 4,07]; p = 0,041), tuy nhiên
liên quan này không còn khi phân tích hồi quy
đa biến. Đối với phụ nữ ≥ 35 tuổi thì nguy cơ
ĐTĐTK tăng lên gấp 5,01 lần (KTC 95% [1,97 12,75]; p = 0,001), sau khi phân tích hồi quy đa
biến, khuynh hướng liên quan này không thay
đổi với PR*= 3,51 (KTC 95% [1,16 – 10,59], p =
0,026). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương
tự như kết quả nghiên cứu của Xiong (2001)(16),
Lao (2008)(7) và Tô Thị Minh Nguyệt (2008)(12).
Hiện nay, xu hướng mang thai của người Việt
Nam ngày càng lớn tuổi, nên chúng tôi cũng
khuyến cáo tránh bỏ sót sàng lọc ĐTĐTK cho các
sản phụ ≥ 25 tuổi.
Khi chúng tôi so sánh tỷ lệ sản phụ bệnh và
không bệnh ĐTĐTK ở các nhóm BMI khác nhau,
sản phụ bị béo phì có nguy cơ ĐTĐTK tăng 2,76
lần (KTC 95% [1,49 – 5,09], p = 0,001), kết quả
này giữ nguyên sau phân tích hồi quy đa biến
(PR* = 2,08 (KTC 95% [1,01 – 4.27], p = 0,047). So
sánh với các nghiên cứu khác, tuy sử dụng thang

phân độ BMI khác nhau, kết quả phân tích từ
nghiên cứu của chúng tôi cũng giống hầu hết y

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
văn trên thế giới: nguy cơ ĐTĐTK tăng lên khi
BMI của người mẹ trước khi mang thai béo phì:
Surabhi Nanda (2011) cho biết nguy cơ này là
24,2 lần (KTC 95% [21,8 – 27,8], p < 0,05)(9),
Beneventi (2012) báo cáo PR là 23,2 (KTC 95%
[20,2 – 24,6], p < 0,001)(1).
Kết quả phân tích đơn biến từ nghiên cứu
của chúng tôi tuy rằng tìm thấy mối liên quan
giữa ĐTĐTK và yếu tố tiền căn sinh con to với
PR = 4,84 (KTC 95% [1,55 – 15,05], p = 0,006) và
vẫn giữ nguyên giá trị ý nghĩa thống kê khi đưa
vào phương trình hồi quy: PR* = 4,64 (KTC 95%
[1,27 – 17,01], p = 0,019). Kết quả phân tích này
tương tự với nghiên cứu của Lê Thị Minh Phú(8).
Tuy nhiên, theo báo cáo của tác giả Wan năm
2011 lại không tìm được mối liên quan giữa tiền
căn sinh con to và bệnh ĐTĐTK (p = 0,24)(15). Một
số tác giả trong nước cũng không cho biết có mối
liên quan về mặt thống kê giữa sinh con to ≥
4000g và ĐTĐTK, như của Tô Thị Minh Nguyệt,
Jane Hirst, Phạm Thị Minh Trang, Võ Thị Ánh
Nhàn, Trương Thị Quỳnh Hoa(4,10,12,13,14).
Các yếu tố cho thấy mối liên quan khi phân

tích hồi quy đơn biến: Tiền căn gia đình ĐTĐ
(PR = 3,16; KTC 95% [1,47 – 6,77]; p = 0,003),
con rạ (PR = 1,88; KTC 95% [1,01 – 3,52]; p =
0,048), tiền căn sẩy thai (PR = 2,29; KTC 95%
[1,22 – 4,27]; p = 0,009), thai lưu (PR = 3,18;
KTC 95% [1,13 – 8,96]; p = 0,029), tiền căn tăng
huyết áp trong thai kỳ (PR = 4,01; KTC 95%
[1,11 – 14,35]; p = 0,033). Tuy nhiên trong
nghiên cứu của chúng tôi những yếu tố này
không phải là những yếu tố nguy cơ độc lập
của ĐTĐTK, phân tích hồi quy đa biến không
cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê,
p>0,005.
Cho đến thời điểm này chưa có tài liệu y văn
nào tại Việt Nam khuyến cáo thai nhi cân nặng
bao nhiêu được gọi là sinh con to, trong khi
người Việt Nam có vóc dáng nhỏ hơn của người
Âu Mỹ, tỷ lệ sinh con trên 4000 gram không
nhiều, do vậy khó đánh giá về mối liên quan
giữa bệnh ĐTĐTK và tiền căn sinh con to, cần

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

Nghiên cứu Y học

thêm nhiều tài liệu chứng cứ để thống nhất về
vấn đề này.

KẾT LUẬN
Tỷ lệ ĐTĐTK của sản phụ đến khám thai tại

Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau là 21,2% (KTC 95%
[16,2 – 25,8]).
Tiền căn gia đình ĐTĐ, thai lưu, tiền căn
tăng huyết áp trong thai kỳ không phải là yếu tố
liên quan ĐTĐTK. Các yếu tố độc lập có liên
quan đến nguy cơ ĐTĐTK trong mẫu nghiên
cứu ghi nhận là sản phụ ≥ 35 tuổi (PR* = 3,51;
KTC 95% [1,16 – 10,59]; p = 0,026), tiền căn sinh
con to ≥ 4 kg (PR* = 4,64; KTC 95% [1,27 – 17,01];
p = 0,019), béo phì trước mang thai (BMI ≥ 25)
(PR* = 2,08; KTC 95% [1,01 – 4,27], p = 0,047).

KIẾN NGHỊ
ĐTĐTK là bệnh lý có thể chẩn đoán sớm
thông qua xét nghiệm tầm soát dung nạp 75
gram glucose uống.
Cần xác định các yếu tố liên quan đến bệnh
lý ĐTĐTK ngay từ lần khám thai đầu tiên, đặc
biệt chú ý đến các yếu tố: sản phụ ≥ 35 tuổi,
sinh con to ≥ 4000 gr, BMI ≥ 25, giúp định
hướng làm xét nghiệm tầm soát ĐTĐTK sớm,
phối hợp với bác sĩ chuyên khoa nội tiết để
quản lý thai kỳ tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.


4.

5.

6.

Beneventi F, Lovati E, Simonetta, M, Laneri, M, Quarleri L,
Scudeller L et al (2013). "Gestational diabetes mellitus: Including
serum pregnancy-associated plasma protein-A testing in the
clinical management of primiparous women? A case-control
study". Diabetes Res Clin Pract, 100(3):340-7.
Dương Mộng Thu Hà (2007). "Khảo sát tỉ lệ đái tháo đường
trong thai kỳ trên thai phụ 24- 28 tuần tại Bệnh viện Nguyễn Tri
Phương". Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TPHCM.
Ferrara A (2007), "Increasing prevalence of gestational diabetes
mellitus: a public health perspective". Diabetes Care, 30 Suppl 2,
S141-146.
Hirst J, Tran ST, Do TMA, Morris JM, Jeffery HE (2012).
"Consequences of Gestational Diabetes in an Urban Hospital in
Viet Nam: A Prospective Cohort Study". PLos Med,
doi:1001210.1001371.
Horvath K, Koch K, Jeitler K, Matyas E, Bender R, Bastian H et
al (2010). "Effects of treatment in women with gestational
diabetes mellitus: systematic review and meta-analysis". BMJ,
340: c1395.
Lại Thị Ngọc Điệp (2014). "Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các
yếu tố liên quan trên thai phụ 24 - 28 tuần tại huyện Châu

99



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

Thành, tỉnh Kiên Giang". Luận án chuyên khoa cấp 2, Đại học Y
Dược TPHCM.
7. Lao T, Chan P, Tam K (2001). "Gestational diabetes mellitus in
the last trimester - a feature of maternal iron excess?". Diabet
Med, 18(3): 218-223.
8. Lê Thị Minh Phú (2014). "Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các
yếu tố liên quan tại khoa sản Bệnh viện Nguyễn Tri Phương".
Luận án chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Dược TPHCM.
9. Nanda S, Savvidou, M, Syngelaki, A, Akolekar R, Nicolaides
KH (2011). "Prediction of gestational diabetes mellitus by
maternal factors and biomarkers at 11 to 13 weeks". Prenat
Diagn, 31(2): 135-141.
10. Phạm Thị Minh Trang (2012). "Khảo sát các yếu tố nguy cơ ở
thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Hùng Vương".
Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TPHCM.
11. Tạ Văn Bình, Nguyễn Đức Vy, Phạm Thị Loan (2004). "Tìm hiểu
tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan ở thai
phụ quản lý thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và Bệnh
viện phụ sản Hà Nội". Bệnh viện nội tiết Trung Ương - Hà Nội.

100

12. Teh WT, Teede HJ, Paul E et al (2011). "Risk factors for
gestational diabetes mellitus: implications for the application of

screening guidelines". Aust N Z J Obstet Gynaecol, 51(1): 26-30.
13. Tô Thị Minh Nguyệt (2008). "Đái tháo đường trong thai kì và
các yếu tố liên quan ở những phụ nữ nguy cơ cao tại Bệnh viện
Từ Dũ". Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TPHCM.
14. Trương Thị Quỳnh Hoa (2016). "Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và
các yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định". Luận
án chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Dược TPHCM.
15. Võ Thị Ánh Nhàn (2016). "Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các
yếu tố liên quan tại Bệnh viện An Bình". Luận văn thạc sĩ y học,
Đại học Y Dược TPHCM.
16. Xiong X, Saunders LD, Wang FL, Demianczuk NN (2001).
"Gestational diabetes mellitus: prevalence, risk factors, maternal
and infant outcomes". Int J Gynaecol Obstet, 75(3): 221-228.

Ngày nhận bài báo

30/11/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

08/12/2018

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2019

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa




×