BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở PHỤ NỮ 40-65 TUỔI
TẠI MỘT SỐ PHƯỜNG CỦA THÀNH PHỐ
HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC
HÀ NỘI-2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở PHỤ NỮ 40-65 TUỔI
TẠI MỘT SỐ PHƯỜNG CỦA THÀNH PHỐ
HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: HÓA SINH
MÃ SỐ: 60720408
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS.Bùi Thị Nhung
2. TS.Nguyễn Thị Lập
HÀ NỘI-2013
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm việc, học tập và nghiên cứu, được sự giúp đỡ, chỉ
bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự hỗ trợ tinh thần, vật chất của gia đình cùng
bạn bè, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp “Xác định tỷ lệ đái tháo đường
týp 2 và các yếu tố nguy cơ ở phụ nữ 40-65 tuổi tại một số phường của
thành phố Hải Dương”
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi
Thị Nhung và TS. Nguyễn Thị Lập, là người thầy đã tận tình hướng dẫn, dành
cho tôi những lời khuyên quý báu, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ của Viện
Dinh Dưỡng Quốc Gia, khoa Hóa Sinh- Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, các
thầy giáo, cô giáo của Bộ môn Hóa Sinh, các phòng ban, thư viện - Trường Đại
học Dược Hà Nội.
Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân trong
gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh, động viên, quan tâm giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu xót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2013
Học Viên
Nguyễn Thị Phương
M
ỤC LỤC
DANH M
ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DANH M
ỤC CÁC BẢNG
DANH M
ỤC CÁC H
ÌNH
Trang
Đ
ẶT VẤN ĐỀ
1
Chương 1: T
ỔNG QUAN
3
1.1.T
ổng quan về bệnh đái tháo đ
ư
ờng
3
1.1.1. Đ
ịnh nghĩa
3
1.1.2. Phân lo
ại
3
1.1.2.1. Đái tháo đư
ờng týp 1
3
1.1.2.2. Đái tháo đư
ờng týp 2
4
1.1.2.3. Các th
ể đái tháo đ
ư
ờng đặc biệt khác
4
1.1.2.4. Đái tháo đư
ờng thai kỳ
4
1.1.2.5.Ti
ền đái tháo đ
ư
ờng
5
1.1.3. Tiêu chu
ẩn chẩn đoán đái tháo đ
ư
ờng
5
1.1.3.1. Tiêu chu
ẩn của Tổ chức y tế thế giới (WHO) & Hiệp
h
ội đái
tháo đường quốc tế ( IDF)
5
1.1.3.2. Tiêu chu
ẩn theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đ
ư
ờng Mỹ
(ADA)
6
1.1.4. Cơ ch
ế bệnh sinh
8
1.1.4.
1
. Kháng insulin
8
1.1.4.
2
. R
ối loạn tiết insulin
9
1.1.5. Các y
ếu tố nguy c
ơ
10
1.1.5.1. Các y
ếu
t
ố về di truyền
10
1.1.5.2. Các y
ếu tố về nhân chủng học (chủng tộc, tuổi, giới) v
à khu v
ực
địa lý
10
1.1.5.3. Các y
ếu tố thuộc về h
ành vi l
ối sống
11
1.1.5.4. Các y
ếu tố chuyển hóa v
à các nguy cơ trung gian
13
1.1.6. M
ột số xét nghiệm cận lâm s
àng
giúp ch
ẩn đoán v
à theo dõi
đái
tháo đường
14
1.1.6.1. Xét nghi
ệm đ
ư
ờng huyết
14
1.1.6.2. N
ồng độ insulin huyết
15
1.1.6.3. HbA1c
15
1.1.6.4. Lipid máu
16
1.2. T
ổng quan về dịch tễ bệnh đái tháo đ
ư
ờng
16
1.2.1. D
ịch tễ đái tháo đ
ư
ờng tr
ên th
ế giới
16
1.2.2. D
ịch tễ đái tháo đ
ư
ờng ở Việt Nam
19
Chương 2: Đ
ỐI T
Ư
ỢNG V
À PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C
ỨU
22
2.1. Đ
ối t
ư
ợng nghi
ên c
ứu
22
2.1.1. Đ
ịa điểm v
à th
ời gian nghi
ên c
ứu
22
2.1.2. Tiêu chu
ẩn chọn đối t
ư
ợng nghi
ên c
ứu
22
2.1.2.1. Tiêu chu
ẩn chọn đối t
ư
ợng
2
2
2.1.2.2. Tiêu chu
ẩn loại trừ
2
2
2.2. Phương pháp nghiên c
ứu
2
2
2.2.1. Thi
ết kế nghi
ên c
ứu
2
2
2.2.2. C
ỡ mẫu nghi
ên c
ứu
2
2
2.2.3. Phương pháp ch
ọn mẫu
2
3
2.2.4. Phương pháp thu th
ập dữ liệu, thiết bị.
23
2.2.4.1. Đ
ịa điểm
23
2.2.4.2. Th
ời gian
thu th
ập
24
2.2.4.3. Thu th
ập thông tin bằng phiếu điều tra
24
2.2.4.4. Xác đ
ịnh các chỉ số về nhân trắc
24
2.2.4.5. Các xét nghi
ệm hóa sinh
25
2.2.5. Tiêu chu
ẩn đánh giá
27
2.2.5.1. Đánh giá th
ể trạng qua các chỉ số về thể lực
27
2.2.5.2.Tiêu chu
ẩn
xác đ
ịnh đái tháo đ
ư
ờng
29
2.2.5.3. Tiêu chu
ẩn chẩn đoán rối loạn lipid
31
2.2.6. X
ử lý số liệu
31
2.2.7. Đ
ạo đức nghi
ên c
ứu
31
Chương 3: K
ẾT QUẢ NGHI
ÊN C
ỨU
33
3.1. Đ
ặc điểm của đối t
ư
ợng nghi
ên c
ứu
33
3.2. T
ỷ lệ mắc ĐTĐ, RLDNG, RLĐHLĐ
35
3.2.1. T
ỷ
l
ệ mắc ĐTĐ, RLDNG, RLĐHLĐ sau s
àng l
ọc lần 1
35
3.2.2 T
ỷ lệ mắc ĐTĐ, RLDNG, RLĐHLĐ sau s
àng l
ọc lần 2
36
3.2.3 T
ỷ lệ bệnh nhân bị ĐTĐ trong cộng đồng ch
ưa đư
ợc chẩn đoán
bệnh
37
3.3. Các y
ếu tố li
ên quan đ
ến đái tháo đ
ư
ờng
37
3.3.1. Tu
ổi với bệnh
ĐTĐ, RLDNG, RLĐHLĐ
37
3.3.2 Ch
ỉ số khối c
ơ th
ể với ĐTĐ, RLDNG, RLĐHLĐ
39
3.3.3. Vòng eo v
ới ĐTĐ, RLDNG, RLĐHLĐ
40
3.3.4. T
ỷ lệ v
òng eo/ vòng mông (WHR) v
ới ĐTĐ, RLDNG, RLĐHLĐ
41
3.3.5. T
ỷ lệ mỡ c
ơ th
ể với ĐTĐ, RLDNĐH, RLĐHLĐ
42
3.3.6. Tăng huy
ết áp
(THA) v
ới ĐTĐ, RLDNG, RLĐHLĐ
42
3.3.7. Ti
ền sử gia đ
ình có ng
ư
ời mắc đái tháo đ
ư
ờng (TSGĐ) với ĐTĐ,
RLDNG, RLĐHLĐ
44
3.3.8. Liên quan gi
ữa phối hợp các yếu tố nguy c
ơ v
ới đái tháo đ
ư
ờng
44
3.4. Liên quan gi
ữa đái tháo đ
ư
ờng v
à các ch
ỉ số hóa sinh máu
46
Chương 4: BÀN LU
ẬN
49
4.1. V
ề đặc điểm của đối t
ư
ợng nghi
ên c
ứu
49
4.1.1. Tu
ổi của đối t
ư
ợng nghi
ên c
ứu
49
4.1.2. Th
ể lực
49
4.1.3. T
ỷ lệ tăng huyết áp
50
4.1.4. Ti
ền sử gia đ
ình có ng
ư
ời mắc đái tháo đ
ư
ờng
50
4.1.5. Phân b
ố đối t
ư
ợng theo số yếu
t
ố nguy c
ơ
51
4.2. V
ề tỷ lệ mắc ĐTĐ, RLDNG, RLĐHLĐ
51
4.3. V
ề mức độ li
ên quan c
ủa các yếu tố nguy c
ơ v
ới bệnh ĐTĐ,
RLDNG và RLĐHLĐ
53
4.3.1. Liên quan gi
ữa tuổi với bệnh ĐTĐ, RLDNG v
à RLĐHLĐ
54
4.3.2. Liên quan gi
ữa thừa cân béo ph
ì v
ới bệnh ĐTĐ,
RLDNG và
RLĐHLĐ
55
4.3.3. Liên quan gi
ữa v
òng eo t
ăng v
ới bệnh ĐTĐ, RLDNG v
à
RLĐHLĐ
56
4.3.4. Liên quan gi
ữa WHR cao với bệnh ĐTĐ, RLDNG v
à RLĐHLĐ
56
4.3.5. Liên quan gi
ữa tăng tỷ lệ mỡ c
ơ th
ể với bệnh ĐTĐ, RLDNG v
à
RLĐHLĐ
57
4.3.6. Liên quan gi
ữa
tăng huy
ết áp với bệnh ĐTĐ, RLDNG v
à
RLĐHLĐ
57
4.3.7. Liên quan gi
ữa tiền sử gia đ
ình có ng
ư
ời mắc ĐTĐ với bệnh
ĐTĐ, RLDNG và RLĐHLĐ
59
4.3.8. M
ối li
ên quan gi
ữa phối hợp các yếu tố nguy c
ơ v
ới bệnh ĐTĐ,
RLDNG, và RLĐHLĐ
60
4.3.9. Liên quan gi
ữa đái
tháo đư
ờng v
à các ch
ỉ số hóa sinh máu
61
K
ẾT LUẬN V
À KI
ẾN NGHỊ
62
TÀI LI
ỆU THAM KHẢO
PH
Ụ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Tên viết tắt
Tên đầy đủ
ADA American Diabetes Association: Hiệp hội đái tháo đường Mỹ
BMI Body mass index: Chỉ số khối cơ thể
ĐM Đường máu
ĐTĐ Đái tháo đường
HA Huyết áp
HDL High Density Lipoprotein: Lipoprotein tỷ trọng cao
IDF International Diabetes Federation: Hiệp hội đái tháo đường
quốc tế
JNC Joint National Committee: Ủy ban phòng chống huyết áp
Hoa Kỳ
LDL Low Density Lipoprotein: Lipoprotein tỷ trọng thấp
Max Giá trị lớn nhất
Median Trung vị
Min Giá trị nhỏ nhất
NPDNG Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống
RLDNG Rối loạn dung nạp glucose
RLĐHLĐ Rối loạn đường huyết lúc đói
SD Standard Deviation: Độ lệch chuẩn
TG Triglycerid
THA Tăng huyết áp
TSGĐ Tiền sử gia đình
WHO World Health Organization: Tổ chức y tế thế giới
WHR Waist-Hip ratio: Tỷ lệ vòng eo/vòng mông
X
TB
Giá trị trung bình
YTNC Yếu tố nguy cơ
DANH M
ỤC CÁC BẢNG
Tên b
ảng
Trang
B
ảng 1.1: Ti
êu chu
ẩn chẩn đoán đái tháo đ
ư
ờng của Tổ chức y tế thế
giới (WHO) năm 1999
5
B
ảng 1.2: Ti
êu chu
ẩn chẩn đoán đái tháo đ
ư
ờng của ADA năm 2006
7
B
ảng 2.1: Phân loại BMI theo ti
êu chu
ẩn của Tổ chức y tế thế
gi
ới năm
2000
27
B
ảng 2.2: Phân loại v
òng eo theo tiêu chu
ẩn của Tổ chức y tế thế giới
năm 2000 áp dụng cho người trưởng thành châu Á
28
B
ảng 2.3: Phân loại chỉ số v
òng eo/vòng mông theo tiêu chu
ẩn của Tổ
chức y tế thế giới năm 2000
28
B
ảng 2.4: Phân
lo
ại tỷ lệ mỡ c
ơ th
ể theo ti
êu chu
ẩn của Tổ chức y tế thế
giới năm 1997
28
B
ảng 2.5:Bảng phân độ chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC VII
29
B
ảng 2.6: Ti
êu chu
ẩn chẩn đoán đái tháo đ
ư
ờng của Tổ chức y tế thế
giới (WHO) năm 1999
30
B
ảng 3.1: Tuổi trung
bình c
ủa đối t
ư
ợng nghi
ên c
ứu
33
B
ảng 3.2: Tỷ lệ phân bố đối t
ư
ợng nghi
ên c
ứu theo nhóm tuổi
33
B
ảng 3.3: Tỷ lệ phân bố đối t
ư
ợng nghi
ên c
ứu theo BMI
34
B
ảng 3.4: Tỷ lệ một số yếu tố nguy c
ơ chính trong qu
ần thể nghi
ên c
ứu
34
B
ảng 3.5: Phân bố đối t
ư
ợng theo số yếu tố nguy c
ơ
36
B
ảng 3.6: Tỷ lệ phụ nữ mắc ĐTĐ, RLDNG, v
à RLĐHLĐ sau sàng l
ọc
lần 1
36
B
ảng 3.7: Tỷ lệ phụ nữ mắc ĐTĐ, RLDNG, v
à RLĐHLĐ sau sàng l
ọc
lần 2
36
B
ảng 3.8: Tỷ lệ bệnh nhân bị ĐTĐ trong cộng đồng ch
ưa
đư
ợc chẩn
đoán bệnh
37
B
ảng 3.9: Tỷ lệ bệnh ĐTĐ, RLDNG, RLĐHLĐ theo nhóm tuổi
38
B
ảng 3.10: Tăng BMI nh
ư y
ếu tố nguy c
ơ v
ới ĐTĐ, RLDNG, v
à
RLĐHLĐ
39
B
ảng 3.11: Tăng v
òng eo nh
ư y
ếu tố nguy c
ơ v
ới ĐTĐ, RLDNG, v
à
RLĐHLĐ
40
B
ảng 3.12: Tăng WHR nh
ư y
ếu tố nguy c
ơ v
ới ĐTĐ, RLDNG, v
à
RLĐHLĐ
41
B
ảng 3.13: Tỷ lệ mỡ c
ơ th
ể cao nh
ư y
ếu tố nguy c
ơ v
ới ĐTĐ, RLDNG,
và RLĐHLĐ
42
B
ảng 3.14: Tăng huyết áp nh
ư y
ếu tố nguy c
ơ v
ới ĐTĐ, RLDNG, v
à
RLĐHLĐ
43
B
ảng 3.15: Tiền sử gia đ
ình c
ó ngư
ời mắc ĐTĐ nh
ư y
ếu tố nguy c
ơ v
ới
ĐTĐ, RLDNG, RLĐHLĐ
44
B
ảng 3.16: Li
ên quan gi
ữa phối hợp các yếu tố nguy c
ơ v
ới ĐTĐ,
RLDNG, và RLĐHLĐ
45
B
ảng 3.17:Li
ên quan r
ối loạn các chỉ số lipid máu với ĐTĐ, RLDNG,
RLĐHLĐ
46
B
ảng 3.18: Sự thay đổi nồng độ cholesterol, HDL
-
C và LDL
-
C
ở các
nhóm đối tượng
47
B
ảng 3.19:
N
ồng độ triglycerid ở các nhóm đối t
ư
ợng
48
B
ảng 4.1: So sánh BMI của đối t
ư
ợng nghi
ên c
ứu trong các nghi
ên c
ứu
dịch tễ học đái tháo đường trong nước
49
DANH M
ỤC CÁC H
ÌNH V
Ẽ
Tên hình
Trang
Hình 3.1: T
ỷ lệ ĐTĐ mới đ
ư
ợc phát hiện trong cuộc điều tra
3
7
Hình 3.2: T
ỷ lệ hiện mắc ĐTĐ, RLDNG, RLĐHLĐ theo nhóm tuổi
38
Hình 3.3: Liên quan gi
ữa đái tháo đ
ư
ờng v
à tăng huy
ết áp
43
Hình 3.4: T
ỷ lệ hiện mắc ĐTĐ, RLDNG v
à RLĐHLĐ theo s
ố yếu tố
nguy cơ
45
Hình 3.5: Liên quan r
ối loạn các chỉ số lipid máu giữa 3 nhóm ĐTĐ,
RLDNG, và RLĐHLĐ
46
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vào những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, đái tháo
đường (ĐTĐ) là bệnh không lây phát triển nhanh nhất, là nguyên nhân gây tử
vong đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển [54]. Mức độ gia
tăng nhanh chóng của bệnh kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe
và kinh tế đối với toàn xã hội. Ước tính có đến 50% số bệnh nhân ĐTĐ xuất
hiện các biến chứng nặng nề như cắt cụt chi, mù mắt, đột quỵ, và bệnh lý thần
kinh do ĐTĐ [54]. Theo báo cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), tốc độ
gia tăng bệnh ĐTĐ ở các nước phát triển tính đến năm 2030 là 40%, trong khi
đó tỷ lệ này ở các nước đang phát triển lên tới 170% [4], [52]. Đây là hậu quả
của quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra ở các nước này trong đó có Việt
Nam.
Năm 1990, nghiên cứu dịch tễ học bệnh ĐTĐ đầu tiên đã được tổ chức ở Hà
Nội, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội là 1,2% ở
những người từ 15 tuổi trở lên[30]. Điều tra ĐTĐ toàn quốc của Tạ Văn Bình và
cs thực hiện năm 2003 cho kết quả: tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 2,7%, trong đó: vùng
đô thị và khu công nghiệp (4,4%), vùng núi cao (2,1%), vùng trung du (2,2%),
vùng đồng bằng và ven biển (2,7%) [4]. Đặc biệt tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nhóm đối
tượng có yếu tố nguy cơ, lứa tuổi 30-64 tuổi, chiếm tỷ lệ cao 10,5% [4],[8],
[10].Theo tính toán sơ bộ của điều tra quốc gia năm 2008, tỷ lệ bệnh trong lứa
tuổi từ 30-69 khoảng 5,7% dân số, nếu chỉ ở khu vực thành phố, khu công
nghiệp tỷ lệ bệnh từ 7,0% đến 10%[4], [25].
Thống kê cho thấy trong số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ týp 2 đến khám và
điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh, nhiều bệnh nhân đã có biến chứng như
tổn thương võng mạc, biến chứng thần kinh, loét hoại tử chi, tổn thương thận…
Nguyên nhân là do được khám và phát hiện muộn, hoặc do tình cờ điều trị bệnh
khác rồi mới phát hiện ra bị mắc bệnh ĐTĐ. Điều đáng lo ngại hơn là bệnh xuất
hiện ở lứa tuổi trẻ ngày càng nhiều. Tỷ lệ thừa cân, béo phì đang tăng nhanh ở
2
lứa tuổi thiếu niên là nguồn bổ sung đáng lo ngại cho bệnh đái tháo đường týp 2.
Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy bệnh ĐTĐ đang tăng nhanh không chỉ ở
các khu công nghiệp, thành phố mà còn cả miền núi, trung du, nhận thức chung
của cộng đồng về bệnh ĐTĐ còn thấp [1], [3], [10].
Mặc dù đã được cảnh báo về mức độ nguy hiểm của bệnh ĐTĐ nhưng các
nghiên cứu vềdịch tễ và các yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ ở nước ta mới chỉ thực
hiện được ở một số tỉnh, thành phố. Cho đến thời điểm tiến hành nghiên cứu, ở
thành phố Hải Dương vẫn chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về tình hình đái tháo
đường cũng như các yếu tố nguy cơ của bệnh. Vì vậy việc bổ sung thêm các số
liệu về điều tra dịch tễ đái tháo đường ở thành phố Hải Dương là rất cần thiết.
Nó giúp các nhà hoạch định chính sách đánh giá đúng về thực trạng bệnh ĐTĐ ở
nước ta, từ đó đề ra những kế hoạch phòng chống và quản lý bệnh hiệu quả.
Xuất phát từ mục đích trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác
định tỷ lệ đái tháo đường týp 2 và các yếu tố nguy cơ ở phụ nữ 40-65 tuổi
tại một số phường của thành phố Hải Dương” với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường và đái tháo đường týp 2 ở phụ nữ
40-65 tuổi ở một số phường của thành phố Hải Dương
2. Xác định sự ảnh hưởng của một số yếu tố nguy cơ như độ tuổi, chỉ số
BMI, tỷ lệ vòng eo, tỷ lệ vòng eo/vòng mông, tỷ lệ mỡ cơ thể, tăng huyết
áp, và tiền sử gia đình với bệnh đái tháo đường týp 2 trên các đối tượng
nghiên cứu.
3
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1.Tổng quan về bệnh đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) [4]: Đái tháo đường
(ĐTĐ) là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là tăng đường huyết mạn
tính kết hợp với sự rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, chất béo, và protein; hậu
quả của sự thiếu hụt bài biết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin
hoặc cả hai. Tăng đường huyết mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối
loạn chức năng, và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt,
thận, thần kinh, tim và mạch máu.
Theo định nghĩa của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF) [54]:
- ĐTĐ được ghi nhận như là nhóm những rối loạn không đồng nhất với
những thành phần thông thường của tăng đường huyết và rối loạn dung nạp
glucose do không đủ insulin, do giảm tác dụng của insulin hoặc cả hai.
- ĐTĐ týp 2 đặc trưng bởi kháng insulin và thiếu tương đối insulin, một
trong hai rối loạn này có thể xuất hiện ở thời điểm có triệu chứng lâm sàng bệnh
ĐTĐ.
Bệnh ĐTĐ týp 2 gồm 2 quá trình bệnh lý đầu tiên:
Ngày càng giảm chức năng tế bào đảo tụy (giảm tiết insulin và ức
chế không đầy đủ tiết glucagon).
Giảm đáp ứng của tổ chức đối với insulin (kháng insulin)
1.1.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại ĐTĐ, trong đó cách phân loại dựa trên nguyên
nhân gây bệnh của WHO hiện đang được sử dụng rộng rãi [4], [15], [24]:
1.1.2.1. Đái tháo đường týp 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin): phần lớn xảy ra ở trẻ
em, người trẻ tuổi, và thường có yếu tố tự miễn. Loại này chiếm khoảng 5- 10%
tổng số bệnh nhân ĐTĐ.
4
1.1.2.2. Đái tháo đường týp 2
ĐTĐ týp 2 là tình trạng kháng insulin kết hợp với suy giảm khả năng bài
tiết insulin của tế bào β.
ĐTĐ týp 2 thường gặp nhất, đặc trưng bởi rối loạn hoạt động hay tiết
insulin: thay đổi từ đề kháng insulin chiếm ưu thế với thiếu insulin tương đối
đến khiếm khuyết tiết insulin chiếm ưu thế kèm đề kháng insulin hay không.
ĐTĐ týp 2 thường không được chẩn đoán trong nhiều năm vì mức độ tăng
glucose máu không trầm trọng, nhiều trường hợp chỉ được phát hiện tình cờ.
Thường gặp ở người trên 40 tuổi, nhưng đôi khi cũng gặp ở trẻ nhỏ, có tính gia
đình. Thể bệnh ĐTĐ này chiếm khoảng 90-95% trong toàn bộ các trường hợp
mắc bệnh ĐTĐ.
- ĐTĐ týp 2 thể béo:
Chiếm tới 85% các trường hợp ĐTĐ týp 2. Đa số những trường hợp này
có kháng insulin ở tế bào đích. Nguyên nhân thường do khiếm khuyết ở hậu thụ
thể insulin.
- ĐTĐ týp 2 thể không béo:
Chiếm 15% còn lại, thường đáp ứng tốt với chế độ ăn và thuốc uống.
Nguyên nhân do hoạt động của insulin có vấn đề ở mức hậu thụ thể.
1.1.2.3. Các thể đái tháo đường đặc biệt khác
Bao gồm tất cả các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn có thể gây ra bệnh ĐTĐ
như ĐTĐ do bệnh lý của hệ thống nội tiết, bệnh lý của tụy ngoại tiết, ĐTĐ do
khiếm khuyết chức năng tế bào β do gen, ĐTĐ do giảm hoạt tính của insulin do
khiếm khuyết gen, hoặc ĐTĐ do thuốc và hóa chất…
1.1.2.4. Đái tháo đường thai kỳ
Là tình trạng rối loạn dung nạp glucose máu được chẩn đoán lần đầu tiên khi
có thai. Đa số các trường hợp này, khả năng dung nạp glucose có cải thiện sau
thời gian mang thai nhưng vẫn có sự tăng đáng kể nguy cơ phát triển thành bệnh
ĐTĐ týp 2 sau này.
5
1.1.2.5. Tiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết cao hơn mức bình thường
nhưng chưa đến mức chẩn đoán bệnh ĐTĐ khi làm xét nghiệm đường huyết lúc
đói hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Tiền ĐTĐ bao gồm:
rối loạn dung nạp glucose và rối loạn đường huyết lúc đói.
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
1.1.3.1. Tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới (WHO) & Hiệp hội đái tháo đường
quốc tế ( IDF)
Năm 1999, WHO đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ (bảng 1.1)
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường của Tổ chức y tế thế giới
(WHO) năm 1999 [66],[67]
Chẩn đoán
N
ồng độ đ
ư
ờng huyết
T
ĩnh mạch to
àn
phần
mmol/l (mg/dl)
Mao m
ạch to
àn
phần
mmol/l (mg/dl)
Huy
ết t
ương t
ĩnh
mạch
mmol/l (mg/dl)
ĐTĐ
ĐM lúc đói hoặc
2h sau NPDNG
≥ 6,1 (≥ 110)
≥ 10,0 (≥ 180)
≥ 6,1 (≥ 110)
≥ 11,1 (≥ 200)
≥ 7,0 (≥ 126)
≥ 11,1 (≥ 200)
RLDNG
ĐM lúc đói và
2h sau NPDNG
< 6,1 (< 110)
≥ 6,7 (≥ 120) và
<10,0 (<180)
< 6,1 (< 110)
≥ 7,8 (≥ 140) và
<11,1 (<200)
< 7,0 (< 126)
≥ 7,8 (≥ 140) và
<11,1 (<200)
RLĐHLĐ
ĐM lúc đói và
2h sau NPDNG
≥ 5,6 (≥ 100) và
< 6,1 (< 110)
< 6,7 (< 120)
≥ 5,6 (≥ 100) và
< 6,1 (< 110)
< 7,8 (< 140)
≥ 6,1 (≥ 110) và
< 7,0 (< 126)
< 7,8 (< 140)
Trong đó: ĐM: Đường máu
NPDNG: Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống
6
RLDNG: Rối loạn dung nạp glucose
RLĐHLĐ: Rối loạn đường huyết lúc đói
Trong tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường của Tổ chức y tế thế giới
(WHO) và Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2006: các ngưỡng chẩn
đoán đường máu xác định không thay đổi so với tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo
đường của WHO năm 1999 [65]. Đến nay, rất nhiều nước trên thế giới và viện
Nội Tiết Trung Ương vẫn đang sử dụng tiêu chuẩn này trong các điều tra dịch tễ
đái tháo đường.
Năm 2011, Tổ chức y tế thế giới đã đưa tiêu chuẩn HbA1c là một trong
các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ [64]:
- HbA1c≥6,5%: xác định chẩn đoán ĐTĐ. Tuy nhiên xét nghiệm phải được
thực hiện tại phòng xét nghiệm sử dụng phương pháp chuẩn.
- HbA1c<6,5%: cần được chẩn đoán loại trừ bằng nghiệm pháp dung nạp
glucose bằng đường uống.
1.1.3.2. Tiêu chuẩn theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA)
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của ADA năm 2006 [42]
Năm 2006, Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) đưa ra tiêu chuẩn chẩn
đoán ĐTĐ (bảng 1.2). Trong đó ADA đưa ra ngưỡng chẩn đoán trong chẩn đoán
RLĐHLĐ là 5,6 mmol/l glucose trong huyết tương tĩnh mạch, thấp hơn so với
tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới (WHO) & Hiệp hội đái tháo đường quốc tế
(IDF) năm 2006 là 6,1 mmol/l. Như vậy, theo tiêu chuẩn của ADA thì số người
mắc RLĐHLĐ sẽ tăng lên.
7
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường của ADA năm 2006 [42]
Chẩn đoán
N
ồng độ glucose trong huyết t
ương
tĩnh mạch
mmol/l
mg/dl
ĐTĐ
Đường máu lúc đói hoặc
2h sau NPDNG hoặc
cả hai
≥ 7,0
≥ 11,1
≥ 126
≥ 200
RLDNG
Đường máu lúc đói(nếu định lượng) và
2h sau NPDNG
< 7,0 và
≥ 7,8 và <11,1
< 126 và
≥ 140 và <200
RLĐHLĐ
Đường máu lúc đói và
(nếu định lượng) 2h sau NPDNG
≥ 5,6 và≤6,9
< 7,8
≥ 100 và ≤125
< 140
Tiêu chuẩn mới theo ADA năm 2010 [41]
Năm 2010, ADA đưa thêm HbA1c vào tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ. Chẩn
đoán ĐTĐ dựa trên 1 trong 4 tiêu chí sau:
- HbA1c ≥ 6,5%: chẩn đoán xác định ĐTĐ. Nếu HbA1c ≥ 5,7% và ≤ 6,4%
thì được chẩn đoán là tiền ĐTĐ.
- Đường huyết lúc đói ≥7,0 mmol/l (126mg/dl). Đường huyết lúc đói là
đường huyết được đo ở thời điểm nhịn đói ít nhất 8 giờ. Nếu kết quả dương tính,
phải làm lại xét nghiệm ngay hôm sau để xác định.
- Đường huyết 2 giờ ≥11,1 mmol/l (200mg/dl) khi làm nghiệm pháp dung
nạp glucose bằng đường uống. Nghiệm pháp dung nạp glucose nên thực hiện
theo mô tả của Tổ chức y tế thế giới, sử dụng dung dịch 75g glucose.
- Đường huyết ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl), kèm theo các
triệu chứng lâm sàng (uống nhiều, đái nhiều, mệt mỏi, sút cân).
8
Nhóm tăng nguy cơ đối với bệnh ĐTĐ: rối loạn đường huyết lúc đói
(RLĐHLĐ), và rối loạn dung nạp glucose (RLDNG) là giai đoạn giữa dung nạp
glucose bình thường và ĐTĐ týp 2. RLĐHLĐ và RLDNG là những yếu tố nguy
cơ đối với ĐTĐ týp 2.
- RLĐHLĐ được xác định khi glucose huyết tương giữa 100 và 125 mg/dl
- RLDNG được xác định khi glucose huyết tương 2 giờ sau nghiệm pháp
dung nạp glucose bằng đường uống từ 140 đến 199 mg/dl.
Xét nghiệm HbA1c giúp đánh giá mức độ glucose trung bình trong máu
trong 2-3 tháng qua. Trong nhiều năm, nó được sử dụng để theo dõi sự kiểm
soát glucose máu ở những người đã được chẩn đoán bệnh ĐTĐ. Từ năm 2010,
ADA đã chấp nhận xét nghiệm HbA1c như là một công cụ để chẩn đoán và sàng
lọc ĐTĐ. Tuy nhiên, chỉ có các xét nghiệm HbA1c được thực hiện từ phòng thí
nghiệm được chấp nhận (chuẩn hóa) mới được sử dụng cho mục đích chẩn đoán
hoặc sàng lọc bệnh ĐTĐ.
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh
ĐTĐ týp 2 cũng là bệnh có yếu tố di truyền: có tới 60-100% các cặp sinh
đôi cùng trứng mắc ĐTĐ týp 2, bố mẹ bị ĐTĐ thì con hoặc thế hệ liền kề tỷ lệ
mắc lên tới 40%. Nếu mẹ bị mắc ĐTĐ thì con có nguy cơ cao hơn là bố, nếu cả
bố và mẹ cùng bị ĐTĐ thì nguy cơ mắc bệnh của con lên tới 70% [4].
Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ týp 2 chủ yếu là kháng insulin và rối loạn bài
tiết insulin. Hai quá trình này tương trợ nhau dẫn đến suy kiệt tế bào β. Thêm
vào đó, một khi đã tăng đường huyết, độc tính glucose sẽ gây ra thêm sự bất
thường về tác động và bài tiết insulin [27].
1.1.4.1. Kháng insulin
Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng insulin là sự gia
tăng tỷ lệ béo phì. Tỷ lệ mỡ bụng cao dẫn đến tăng hàm lượng triglycerid và
acid béo tự do trong máu. Một số acid béo tự do chuỗi dài làm giảm mức acid
ribonucleic truyền tin của chất vận chuyển glucose đáp ứng với insulin, làm mất
9
sự ổn định truyền tin của protein vận chuyển glucose GLUT-4. Acid béo tự do
cũng làm thay đổi trạng thái lỏng của màng tế bào, làm thay đổi khả năng tiếp
cận các thụ thể của insulin, thay đổi khả năng gắn và hoạt động của insulin. Ví
dụ, khi hàm lượng acid béo tự do tăng cao trong tuần hoàn tĩnh mạch của gan sẽ
làm giảm khả năng gắn của insulin vào các thụ thể tế bào gan dẫn tới giảm khả
năng tiếp nhận insulin của tế bào gan, nên càng làm trầm trọng thêm tình trạng
tăng insulin huyết và tăng sản xuất glucose tại gan [24], [55].
Sự đề kháng insulin tại các tổ chức khiến cho tụy phải tăng cường tiết
insulin, thêm vào đó đường huyết tăng cao gây ngộ độc các tế bào β nên càng
làm tăng nhanh sự suy giảm chức năng bài tiết insulin của tụy.
Nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose tăng mạn tính sẽ làm giảm 50% khả
năng vận chuyển glucose vào trong tế bào, làm giảm tính nhạy cảm của tế bào
tụy trong việc tiết insulin dẫn tới giảm nồng độ insulin trong máu [4]. Đây là cơ
sở quan trọng trong điều trị ĐTĐ týp 2. Ở những bệnh nhân này việc điều trị để
nồng độ glucose máu trở về bình thường sẽ cải thiện tốt sự tiết insulin. Bệnh tiến
triển, khả năng bài tiết insulin càng giảm, kháng insulin càng tăng. Ở giai đoạn
này vấn đề phối hợp các thuốc hạ glucose máu và dùng insulin ngoại sinh là cần
thiết.
1.1.4.2. Rối loạn tiết insulin
Tế bào β tụy bị rối loạn về khả năng sản xuất insulin bình thường về mặt
số lượng cũng như chất lượng. Những rối loạn này có thể do các nguyên nhân
sau:
Giảm sự xuất hiện protein vận chuyển glucose GLUT
2
(glucose transporter-2)
Sự tích tụ triglycerid và acid béo tự do trong máu dẫn đến sự tích tụ
triglycerid trong tụy, là nguyên nhân gây “ngộ độc lipid” ở tụy.
Sự tích lũy sợi fibrin giống amyloid trong tế bào β dẫn đến tổn thương và suy
giảm chức năng của tế bào β.
Tăng nhạy cảm của tế bào β với chất ức chế trương lực α-adrenergic [27].
10
1.1.5. Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ được chia vào 4 nhóm nguy cơ như di
truyền, nhân chủng học, hành vi lối sống và các nguy cơ trung gian
1.1.5.1. Các yếu tố về di truyền
Yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh ĐTĐ týp 2. Những
đối tượng có mối liên quan huyết thống với người bị bệnh ĐTĐ như có bố, mẹ
hoặc anh chị em ruột bị bệnh ĐTĐ thường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4-6 lần
người bình thường (trong gia đình không có người mắc bệnh ĐTĐ) [9] [66].
Theo nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Cúc và cs năm 2008: Người có tiền sử
gia đình mắc ĐTĐ có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 3 lần so với nhóm không
có tiền sử gia đình mắc ĐTĐ [10]. Kết quả của nghiên cứu cũng tương tự với kết
quả của Hoàng Kim Ước năm 2004 cho thấy người có tiền sử gia đình mắc ĐTĐ
có nguy cơ phát triển ĐTĐ cao gấp 2,68 lần so với nhóm không có tiền sử [36].
Tỷ lệ RLDNG cũng cao hơn ở người có tiền sử gia đình bị ĐTĐ. Những
người trong gia đình có người bị mắc ĐTĐ có khả năng phát triển bệnh cao gấp
gần 3 lần nhóm còn lại [10].
1.1.5.2. Các yếu tố về nhân chủng học (chủng tộc, tuổi, giới) và khu vực địa lý
Tỷ lệ mắc bệnh và tuổi mắc bệnh ĐTĐ thay đổi theo sắc tộc. Tỷ lệ ĐTĐ týp
2 cao nhất ở người châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương, tiếp theo là người Mỹ
gốc Mehico, người Mỹ gốc Ấn rồi đến người Đông Nam Á [4].
Ở Tây Âu tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 ở người da vàng cao hơn người da
trắng từ 2-4 lần, tuổi mắc bệnh ở người da vàng trẻ hơn (thường trên 30 tuổi),
trong khi ở người da trắng là hơn 50 tuổi [19].
Yếu tố tuổi được xếp lên vị trí đầu tiên trong số các yếu tố nguy cơ của bệnh
ĐTĐ týp 2 [66]. Khi cơ thể già đi, chức năng tụy nội tiết cũng suy giảm, và chức
năng bài tiết insulin của tụy cũng giảm. Do đó nồng độ glucose máu có xu
hướng tăng lên, đồng thời giảm sự nhạy cảm của tế bào đích với kích thích của
insulin là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 [34]. Nhiều nghiên cứu
11
đã chứng minh tuổi có liên quan đến sự xuất hiện ĐTĐ týp 2, tuổi càng tăng thì
nguy cơ mắc ĐTĐ và RLDNG càng cao. Ở lứa tuổi dưới 40 tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ vẫn thấp khoảng dưới 1%. Tỷ lệ ĐTĐ dường như tăng nhanh ở 2 mốc tuổi
là 45 tuổi (4,6%) và 60 tuổi (10,1%). Tỷ lệ RLDNG cũng có diễn biến gần giống
như tỷ lệ mắc ĐTĐ là tăng tỷ lệ thuận theo tuổi nhưng không có mốc tăng đột
ngột như tỷ lệ bệnh ĐTĐ. Tuổi trung bình của các đối tượng mắc ĐTĐ là 52,4
tuổi trong khi tuổi của các đối tượng có RLDNG là 48,5 tuổi.
Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ
theo giới. Nhưng tỷ lệ RLDNG ở nữ (8,9%) cao hơn hẳn so với nam(5,9%) [10],
[66].
Ngoài ra các yếu tố về địa lý, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng dân tộc
cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của bệnh ĐTĐ. Điều tra dịch tễ học ở khu đô
thị Madras-miền Đông Nam Ấn Độ, tỷ lệ ĐTĐ tăng lên 40% trong khoảng từ
năm 1988-1989 đến 1994-1995 nhưng trong khi đó tỷ lệ mắc bệnh ở vùng nông
thôn chỉ tăng 2% [4].
1.1.5.3. Các yếu tố thuộc về hành vi lối sống
Béo phì
Béo phì liên quan mạnh nhất là bệnh ĐTĐ týp 2, tỷ lệ mỡ cơ thể quá 64%
ở nam và quá 77% ở nữ dễ bị ĐTĐ. Tăng mỡ có thể làm thay đổi đáp ứng của
cơ thể đối với insulin, là nguyên nhân chủ yếu gây hội chứng kháng insulin [27].
Kháng insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn tới sự giảm tính thấm của màng
tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình phosphoryl hóa và oxy
hóa glucose, làm chậm quá trình chuyển carbonhydrat thành mỡ, giảm tổng hợp
glycogen ở gan, tăng tân tạo đường mới và bệnh ĐTĐ xuất hiện[28].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Cúc và cộng sự năm 2007 [10], tỷ lệ
ĐTĐ tăng lên một cách rõ ràng theo mức tăng BMI. Tỷ lệ ĐTĐ ở nhóm người
gầy và bình thường có BMI dưới 23 là 4,9% và 5,3%, trong khi với những người
thừa cân và béo phì thì tỷ lệ ĐTĐ đã tăng lên 10%. Đặc biệt là với nhóm béo phì
12
độ II (BMI ≥ 30) thì tỷ lệ này lên tới 22,6%. Điều này cho thấy ảnh hưởng rất rõ
của thừa cân và béo phì lên tỷ lệ mắc ĐTĐ.
Béo phì là một trong những nguy cơ có thể phòng tránh được của ĐTĐ týp
2. Ở Pháp, 40-60% người béo phì bị bệnh ĐTĐ týp 2 và 70-80% người bệnh
ĐTĐ týp 2 bị béo phì [52].Nghiên cứu của Frank và cs từ năm 1980 đến năm
1986 được thực hiện trên 84941 phụ nữ không bị ĐTĐ tại thời điểm bắt đầu
nghiên cứu. Theo dõi và quan sát thấy xuất hiện 3300 ca mắc ĐTĐ týp 2. Kết
quả cho thấy thừa cân và béo phì là nguyên nhân hàng đầu của ĐTĐ týp 2 [49].
Chế độ ăn
Ở người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, nhiều carbonhydrat tinh chế có
tỷ lệ mắc ĐTĐ cao hơn. Ngoài ra thiếu hụt các yếu tố vi lượng hoặc vitamin góp
phần làm thúc đẩy sự tiến triển bệnh ở người trẻ tuổi cũng như người cao tuổi.
Ở người già, đái tháo đường có sự tăng sản xuất gốc tự do, nếu bổ sung các chất
chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E thì có thể cải thiện được hoạt động của
insulin. Một số người cao tuổi đái tháo đường thiếu magie và kẽm, khi được bổ
sung các chất này có thể cải thiện tốt được chuyển hóa glucose [23].
Ít hoạt động thể lực
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập thể dục thường xuyên giúp làm
đốt cháy năng lượng trong cơ thể, giảm nhanh nồng độ glucose trong máu và
lipid trong các tổ chức. Do đó làm cải thiên tình trạng kháng insulin (kháng
insulin thường do các tổ chức bị quá tải đối với lipid [27]). Sự phối hợp hoạt
động thể lực thường xuyên và chế độ ăn uống hợp lý có thể làm giảm 58% tỷ lệ
mới mắc ĐTĐ týp 2 [66].
Một số yếu tố được coi là có nguy cơ cao khác dễ có khả năng phát triển đến
bệnh ĐTĐ týp 2 [4], đó là:
- Stress
- Chỉ số BMI ≥23( người châu Âu, Mỹ BMI ≥25)
- Vòng eo ≥80 cm với nữ và ≥90 cm với nam
13
- Tỷ lệ vòng eo/ vòng mông > 0,95 với nam và > 0,8 với nữ
- Ăn nhiều mỡ, thích ăn và ăn nhiều các loại thực phẩm có mỡ
- Thích ăn các loại thực phẩm có vị ngọt như đường, sữa, bánh kẹo
- Uống rượu nhiều hàng ngày (≥ 300 ml/ngày)
- Nghiện thuốc lá ( hút > 10 điếu/ ngày)
1.1.5.4. Các yếu tố chuyển hóa và các nguy cơ trung gian
Tăng huyết áp: tỷ lệ ĐTĐ tăng cao ở nhóm cao huyết áp, những người cao
huyết áp tỷ lệ ĐTĐ lên tới 14,52%, cao hơn so với nhóm có huyết áp bình
thường (5,88%). Tỷ lệ mắc RLDNG cũng tăng cao ở nhóm tăng huyết áp. Ở
nhóm này, tỷ lệ RLDNG là hơn 20%, trong khi nhóm huyết áp bình thường chỉ
có tỷ lệ 13,72% [3], [8].
Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose (RLDNG) hoặc rối loạn
đường huyết lúc đói (RLĐHLĐ): Ở những người có tiền sử RLDNG, nguy cơ
tiến triển thành bệnh ĐTĐ rất cao. Theo nghiên cứu của Saad và cs năm 1988
cho thấy người có RLDNG có nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 cao gấp 6,3 lần so với
người bình thường [60]. Cách dự phòng bệnh ĐTĐ hiệu quả ở những người có
RLDNG vẫn là thay đổi chế độ ăn uống và tích cực hoạt động thể lực.
Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ
Phụ nữ có tiền sử sản khoa đặc biệt:
- Thai chết lưu hoặc sảy thai
- ĐTĐ thai kỳ
- Sinh con to (≥ 4000g)
- Người có tiền sử cân nặng khi sinh thấp dưới 2500g
Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở các đối tượng có yếu tố nguy cơ cao hơn hẳn so với những
đối tượng khác. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng bệnh ĐTĐ hoàn toàn
có thể phòng và quản lý được. Những người mang các yếu tố nguy cơ nếu điều
chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, luyện tập và/hoặc được điều trị bằng thuốc thì sẽ
có khả năng tránh khỏi bệnh ĐTĐ. Mặt khác những người bị bệnh ĐTĐ nếu
14
được quản lý điều trị tốt bằng thuốc, chế độ ăn uống, luyện tập… thì sẽ giảm
hoặc chậm lại sự xuất hiện các biến chứng do bệnh gây nên.
1.1.6. Một số xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán và theo dõi đái tháo
đường [4], [12], [21]
1.1.6.1. Xét nghiệm đường huyết
Xét nghiệm đường huyết có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và theo
dõi hiệu quả điều trị bệnh ĐTĐ. Đây là phương pháp thường được áp dụng nhất
đặc biệt đối với bệnh nhân tự theo dõi đường huyết.
Xét nghiệm phải tiến hành lúc đói (bệnh nhân nhịn đói ít nhất 8 giờ) và
phải được tiến hành 2 lần, cách nhau ít nhất 1 ngày. Nếu đường huyết lúc đói ≥
7mmol/l (126mg/dl) hoặc đường huyết 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp
glucose bằng đường uống (NPDNG) ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) thì xác định
chẩn đoán ĐTĐ [67].
Đối với các trường hợp có đường huyết lúc đói bình thường thì không cần
làm thêm NPDNG. Nếu kết quả đường huyết ở giới hạn cao của người bình
thường hoặc nghi ngờ mắc bệnh ĐTĐ thì nên tiến hành NPDNG để chẩn đoán
xác định.
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống:
Trước khi tiến hành nghiệm pháp phải lưu ý tới một số yếu tố có thể ảnh
hưởng đến kết quả của nghiệm pháp như: tình trạng dinh dưỡng, các bệnh mắc
kèm, các thuốc đang dùng…
- Khuyên bệnh nhân ăn uống bình thường 3 ngày trước khi làm xét nghiệm.
- Không tiến hành đối với bệnh nhân đang có bệnh lý cấp tính kèm theo
- Không được dùng các thuốc nhóm Glucocorticoid, thuốc lợi tiểu, chẹn β
giao cảm ít nhất 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp
- Bệnh nhân phải nghỉ ngơi ít nhất 30 phút trước khi làm nghiệm pháp