Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu tại khoa Tai mũi họng Bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2014 đến 6/2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.39 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN
NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG
BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ THÁNG 10/2014 ĐẾN THÁNG 06/2015
Trần Minh Trường*, Lưu Ngân Tâm**, Lê Hồ Xuân Duy***

TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu thường sưng vùng cổ, nuốt đau, há miệng hạn chế khiến việc ăn
uống gặp khó khăn, dễ làm cho bệnh nhân thiếu hụt dinh dưỡng, suy dinh dưỡng và hạn chế khả năng hồi phục.
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điềm bệnh lý nhiễm trùng cổ sâu tại khoa Tai mũi họng Bệnh viện Chợ Rẫy
và đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở nhóm bệnh nhân này dựa vào các chỉ số BMI, SGA, albumin và prealbumin
máu.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả, tiến hành trên 60 bệnh nhân nhiễm
trùng cổ sâu điều trị tại khoa Tai mũi họng Bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2014 đến 6/2015.
Kết quả: Có 61,7% nam và 38,3% nữ. Sưng vùng cổ chiếm 93,3%.Bệnh nhân tự mua thuốc chiếm 16,7%
và 30% không điều trị.Đái tháo đường chiếm 42,4%. 100% bệnh nhân được phẫu.Có 73,3% bệnh nhân giảm
cân. Tỉ lệ suy dinh dưỡng từ 16,7% đến 61,7%. Bệnh nhân được cung cấp thiếu năng lượng là 53,3%, thiếu đạm
là 61,7%.
Kết luận: Nhiễm trùng cổ sâu là bệnh lý thường gặp tại khoa Tai mũi họng Bệnh viện Chợ Rẫy.Ý thức
khám chữa bệnh của người dân chưa cao.Tỉ lệ xử trí ngoại khoa đối với nhiễm trùng cổ sâu ở Bệnh viện tuyến
tỉnh còn thấp.Tỉ lệ suy dinh dưỡng bệnh nhân khác nhau theo từng phương thức đánh giá. Đánh giá tổng thể
dinh dưỡng theo chủ quan (SGA) thích hợp sử dụng trong lâm sàng và nhạy hơn BMI.Thiếu năng lượng cung
cấp là yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng.
Từ khóa: Nhiễm trùng cổ sâu, suy dinh dưỡng.

ABSTRACT
NUTRITIONAL STATUS ASSESSMENT OF DEEP NECK SPACE INFECTED PATIENTS IN THE ENT
DEPARTMENT AT CHO RAY HOSPITAL FROM OCTOBER 2014 TO JUNE 2015


Tran Minh Truong, Luu Ngan Tam, Le Ho Xuan Duy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 1 - 5
Background: Deep neck space infected patients may have swelling neck and face, associated with sore throat,
trismus that makes difficulty for them to eat and tolerate foods. These symptoms affect oral nutritional supplement
of patients that can lead to reduce nutritional intake, malnutrition and limited ability to recover.
Objectives: This study aims to present the clinical features of deep neck space infections in the ENT
Department at Cho Ray Hospital and assess their nutritional status base on BMI, SGA, serum albumin and
serum pre-albumin.
Method: Prospective studyperforms on sixty patients with deep neck space infections in ENT Department at
Cho Ray Hospital from October 2014 to June 2015.
Results: 61.7% were male, 38.3% were female Swelling neck was 93.3%. There was 16.7% of patients self-

* Bộ Môn Tai Mũi Họng Đại Học Y Dược TP. HCM

Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh Viện Chợ Rẫy Lớp Cao học Tai mũi họng 2013-2015

Tác giả liên lạc: BS. Lê Hồ Xuân Duy ĐT: 01229797001

Tai Mũi Họng

Email:

1


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

treated at home and 30% of patients receiving no treatment before admission to hospital. 42.4% were diabetes

mellitus. Surgical intervention was required in all of cases.73.3% of patients had weight loss. The prevalence of
malnutrition varied from 16.7% to 61.7%. 53.3% of patients were lack of energy supply and 61.7% of patients
were provided deficient in protein.
Conclusion: Deep neck space infections are serious infected diseases and still be common emergent
situations in ENT Department at Cho Ray Hospital. The awareness of people in medical treatment is not high.
The rate of surgical management for deep neck space infection in provincial hospitals is low. Most patients lose
weight during treatment. Provided nutritions for inpatients are not enough in either energy or protein supply.
The rate of malnutrition varies from assessment methods. Subjective Global Assessment is more sensitive than
Body Mass Index and suitable for use in clinical practice. Lack of energy supply considers as a risk factor of
malnutrition.
Key words: Deep neck space infections, malnutrition.

ĐẶT VẤN ĐỀ

KẾT QUẢ

Nhiễm trùng cổ sâu (NTCS) là bệnh lý
nhiễm trùng nặng, thường gặp trong cấp cứu Tai
mũi họng với nguyên nhân thường đến từ
những nhiễm trùng do răng, quanh Amidan,
nhiễm trùng hô hấp trên. Trong bệnh cảnh
NTCS, nhiều bệnh nhân bị sưng nề vùng cổ,
kèm đau, nuốt khó, há miệng hạn chế(1,2,4,6) khiến
cho việc ăn uống gặp khó khăn. Điều này dễ làm
cho bệnh nhân thiếu hụt dinh dưỡng, suy dinh
dưỡng (SDD), hạn chế khả năng hồi phục(3,5).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày
những đặc điểm về bệnh lý nhiễm trùng cổ sâu
tại khoa Tai mũi họng Bệnh viện Chợ Rẫy trong
thời gian từ 10/2014 đến 6/2015, đồng thời khảo

sát tình trạng dinh dưỡng ở nhóm bệnh nhân
này dựa vào các chỉ số khối cơ thể (BMI), đánh

Đặc điểm bệnh nhân

giá tổng thể dinh dưỡng theo chủ quan (SGA),
albumin máu và prealbumin máu.

PHƯƠNGPHÁP-ĐỐITƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu tiến cứu mô tả, được thực
hiện từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015
tại khoa Tai mũi họng Bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân
được chẩn đoán nhiễm trùng cổ sâu nhập khoa
Tai mũi họng Bệnh viện Chợ Rẫy dựa vào các
triệu chứng lâm sàng, chọc hút, công thức máu,
Xquang và CT scan có cản quang.

2

Giới tính
Bảng 1:
Giới tính

Nam

Nữ

Tổng


Số ca
Tỉ lệ

37
61,7%

23
38,3%

60
100%

Độ tuổi
Tuổi trung bình bệnh nhân: 41,7.
Nhỏ nhất: 16 tuổi.
Lớn nhất: 80 tuổi.

Nơi cư ngụ
Bảng 2:
Nơi cư ngụ

Thành phố Hồ Chí Minh

Tỉnh khác

Số ca

6

54


Tỉ lệ

10%

90%

Đặc điểm bệnh lý nhiễm trùng cổ sâu
Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện
Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện đa
dạng, trong đó triệu chứng thường gặp nhất là
sưng vùng cổ (93,3%), tiếp theo là triệu chứng
đau (78,3%), sốt (53,3%).
Bảng 3:
Triệu chứng

Số ca

Tỉ lệ

Sưng vùng cổ

56

93,3%

Đau

47


78,3%

Sốt

32

53,3%

Nuốt đau

19

31,7%

Đau răng

12

20%

Há miệng hạn chế

12

20%

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

Triệu chứng

Số ca

Tỉ lệ

Khó thở

6

10%

Chảy mủ tự nhiên

2

3,3%

Điều trị trước nhập viện
Bảng 4: Điều trị trước nhập viên
Số ca

Tỉ lệ

Bệnh viện tuyến trước

32

53,3%


Tự mua thuốc

10

16,7%

Không điều trị gì

18

30%

Tổng

60

100%

Nguyên nhân nhiễm trùng
Có 40% trường hợp nhiễm trùng cổ sâu
không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Nguyên
nhân thường gặp nhất là sâu răng.

Bệnh lý đi kèm

Nghiên cứu Y học

Thay đổi tình trạng dinh dưỡng
Bảng 7:
Tỉ lệ SDD


BMI

SGA

Nhập khoa
Xuất khoa

16,7%
18,3%

45%
46,7%

Albumin Prealbumi
máu
n máu
53,3%
61,7%
40%
20%

Đánh giá sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng
theo BMI và SGA cho thấy tình trạng dinh
dưỡng bệnh nhân lúc xuất khoa là xấu hơn.
Trong khi đánh giá Albumin máu và
Prealbumin máu thì thấy được sự cải thiện của
các chỉ số cận lâm sàng lúc xuất khoa.

Tổng năng lượng trung bình cung cấp

Bảng 8:
Mức năng lượng (kcal/kg/ngày)

Số ca

Tỉ lệ

Có 33 trường hợp bệnh nhân nhiễm trùng cổ
sâu có bệnh lý đi kèm (55%).

<25

32

53,3%

25 – 29,9

19

31,7%

>= 30

9

15%

Đái tháo đường là bệnh lý đi kèm thường
gặp nhất.


Số bệnh nhân được cung cấp năng lượng
thấp (< 25 kcal/kg/ngày) chiếm 53,3%.

Bảng 5:

Tổng lượng đạm cung cấp

Cơ địa

Đái tháo đường Không đái tháo đường

Số ca

14

46

Tỉ lệ

23,3%

76,7%

Điều trị
Tất cả trường hợp bệnh nhân nhiễm trùng cổ
sâu đều được phẫu thuật dẫn lưu mủ.

Đặc điểm tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng lúc nhập khoa

Bảng 6:
Phương thức
đáng giá
Tỉ lệ SDD

BMI

SGA

16,7%

45%

Albumin
máu
53,3%

Prealbumin
máu
61,7%

Tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng lúc nhập
khoa thay đổi theo từng phương thức đánh giá,
dao động từ 16,7% đến 61,7%.
Thay đổi cân nặng trong thời gian điều trị
Trong thời gian theo dõi có 44 bệnh nhân
(73,3%) sụt cân trong quá trình điều trị.Cân nặng
giảm từ 55,3 ± 8,9 kg lúc nhập khoa xuống còn
53,2 ± 8,5 kg lúc xuất khoa. Sự thay đổi cân nặng
này dao động từ tăng 2kg đến giảm 9kg.


Tai Mũi Họng

Bảng 9:
Lượng đạm cung cấp (g/kg/ngày)

Số ca

Tỉ lệ

<1,3
1,3 – 1,49
>=1,5

31
22
7

51,7%
36,7%
11,6%

Có 51,7% bệnh nhân được cung cấp đạm
trong khẩu phần ăn thấp (< 1,3 g/kg/ngày).

BÀN LUẬN
Đặc điểm bệnh nhân
Bệnh lý nhiễm trùng cổ sâu gặp ở bệnh
nhân nam nhiều hơn bệnh nhân nữ, đặc điểm
này cũng tương đồng với các tác giả JoonKyoo Lee và Weiqiang Yang(2,7), Bệnh nhân ở

tỉnh chiếm đa số (90%). Tuổi trung bình của
bệnh nhân là 41,7, gần tương đồng với tác giả
Tung Tsun Huang(1).

Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện
Có 3 triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất
là sưng vùng cổ, đau và sốt. Trong đó sưng vùng
cổ là triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất,
tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Trương
Khương và Joon-Kyoo Lee(2,4) . Các triệu chứng

3


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016

lâm sàng khác thường đa dạng, thay đổi theo
nguyên nhân và vị trí nhiễm trùng.

Điểu trị trước nhập viện
Có 53,3% bệnh nhân được điều trị tại tuyến y
tế cơ sở trước khi nhập viên Chợ Rẫy. Trong đó
có 4 trường hợp bệnh nhân có can thiệp ngoại
khoa (12,5%), những trường hợp còn lại được
điều trị kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch.
Có 16,7% bệnh nhân tự mua thuốc điều trị,
không đến khám tại cơ sở y tế 30% bệnh nhân
không điều trị gì cho đến khi nhập viện.Điều

này cho thấy ý thức khám chữa bệnh của người
dân còn chưa cao.

Nguyên nhân nhiễm trùng
Sâu răng là nguyên nhân nhiễm trùng
thường gặp nhất. Kết quả này tương đồng với
hầu hết các nghiên cứu về bệnh lý nhiễm trùng
cổ sâu(1,2,4,6). Các nguyên nhân nhiễm trùng khác
thường là viêm nhiễm ở vùng hầu họng(2,7). Tỉ lệ
bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu không tìm được
nguyên nhân chiếm 40% trường hợp trong
nghiên cứu.

Bệnh lý đi kèm
Có 55% bệnh nhân có bệnh lý toàn thân đi
kèm, trong đó đái tháo đường là bệnh lý thường
gặp nhất.Đái tháo đường là bệnh lý đi kèm
thường gặp nhất trong bệnh lý nhiễm trùng cổ
sâu cũng gặp trong nhiều nghiên cứu khác.Số
bệnh nhân có chỉ số đường huyết cao hơn
200mg% lúc nhập viện chiếm 64,3% bệnh nhân
đái tháo đường.

Điều trị
Nguyên tắc điều trị nhiễm trùng cổ sâu là
kiểm soát đường thở, rạch dẫn lưu mủ, kháng
sinh tĩnh mạch, chăm sóc vết mổ và điều trị bệnh
lý đi kèm, nâng đỡ tổng trạng.
Tất cả trường hợp bệnh nhân nhiễm trùng
cổ sâu trong nghiên cứu này đều được rạch

dẫn lưu mủ.

Tình trạng dinh dưỡng lúc nhập khoa
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số
khối cơ thể (BMI) cho tỉ lệ bệnh nhân bị suy dinh

4

dưỡng là 16,7%. Trong khi đó, đánh giá tổng thể
tình trạng dinh dưỡng theo chủ quan (SGA) cho
tỉ lệ bệnh nhân SDD cao hơn (45%). Sử dụng
SGA ngoài việc khai thác bệnh sử liên quan đến
dinh dưỡng còn khám lâm sàng về tình trạng
mỡ, cơ, phù ngoại vi nên SGA nhạy hơn BMI
trong việc tầm soát bệnh nhân suy dinh dưỡng.
Tỉ lệ bệnh nhân có chỉ số protein máu giảm
lúc nhập khoa chiếm tỉ lệ cao, 53,3% bệnh nhân
có Albumin máu giảm và 61,7% bệnh nhân có
Prealbumin máu giảm. Có thể do tình trạng
nhiễm trùng vùng cổ làm bệnh nhân nuốt đau,
nuốt khó, há miệng hạn chế khiến cho việc cung
cấp dinh dưỡng giảm đi, làm giảm mức protein
trong máu.

Sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng
Trọng lượng trung bình của bệnh nhân lúc
nhập khoa là 55,3 ± 8,9kg và trọng lượng trung
bình lúc xuất khoa là 53,2 ± 8,5 kg. Có 73,3%
bệnh nhân giảm cân trong thời gian điều trị tại
khoa. Trong thời gian này, cân nặng của bệnh

nhân giảm trung bình là 3,2 ± 1,6 kg. Sự thay đổi
cân nặng này phản ánh sự thay đổi tình trạng
dinh dưỡng trong đợt bệnh. Điều này cho thấy
tình trạng dinh dưỡng là xấu đi trong quá trình
bệnh lý nhiễm trùng cổ sâu.
Tỉ lệ bệnh nhân bị suy dinh dưỡng đánh giá
lúc nhập khoa và xuất khoa theo BMI là 16,7%;
18,3% và theo SGA là 45%; 46,7%. Theo hai
phương thức đánh giá này thì tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân lúc xuất khoa là xấu đi.
Trong khi đó, sự thay đổi tỉ lệ SDD theo
Albumin máu là 53,3%; 40% và Prealbumin máu
là 61,7%; 20%. Sự khác biệt này có thể do nồng
độ protein trong máu không chỉ phụ thuộc vào
tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân mà còn do
tình trạng đáp ứng viêm, nghĩa là khi tình trạng
nhiễm trùng ổn định thì sẽ hạn chế sự tái phấn
bố các protein này tại vùng viêm.
Dù cả Albumin máu và Prealbumin máu là
chỉ dấu dinh dưỡng đáng tin cậy, nhưng chúng
tốt nhất được coi là chỉ dấu để đánh giá tình
trạng chung bệnh nhân hơn là chỉ dấu dinh
dưỡng thực sự(5). Như vậy các phương pháp

Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
đánh giá thay đổi tình trạng dinh dưỡng dựa
vào lâm sàng như thay đổi cân nặng, BMI, SGA

thích hợp hơn Albumin và Prealbumin/máu
trong đánh giá sự thay đổi dinh dưỡng trong đợt
cấp. Đồng thời, việc đánh giá tình trạng dinh
dưỡng theo SGA thì nhạy hơn theo BMI, ít bỏ sót
bệnh nhân SDD hơn.

Tình hình nuôi dưỡng bệnh nhân
Năng lượng cung cấp cho bệnh nhân mỗi
ngày là 24,8 ± 4,4 kcal/kg. Bệnh nhân NTCS
thường chịu stress chuyển hóa vừa, trong khi
nhu cầu năng lượng theo cân nặng lý tưởng ở
bệnh nhân chấn thương hoặc stress chuyển hóa
vừa là 25-30 kcal/kg/ngày(3,5). Như vậy thấy được
năng lượng trung bình cung cấp cho bệnh nhân
trong nghiên cứu này là chưa đủ so với nhu cầu.
Lượng đạm cung cấp mỗi ngày cho bệnh
nhân trung bình là 1,21 ± 0,24 g/kg.Nhu cầu đạm
đối với bệnh nhân nhiễm trùng nặng, chấn
thương nặng hoặc phẫu thuật lớn là 1,31,5g/kg/ngày và có thể lên đến 2g/kg/ngày.Tuy
nhiên, trong nghiên cứu này có 61,7% bệnh nhân
được cung cấp đạm mỗi ngày dưới 1,3g/kg.Như
vậy phần lớn bệnh nhân có lượng đạm cung cấp
là thiếu. Có thể do bệnh nhân ăn uống khó, nuốt
đau, há miệng hạn chế nên việc ăn uống giảm đi
so với bình thường. Điều này lí giải việc năng
lượng cung cấp cho bệnh nhân mỗi ngày cũng
không đủ so với nhu cầu.

KẾT LUẬN
Nhiễm trùng cổ sâu là bệnh lý nhiễm trùng

nặng, thường gặp tại khoa Tai mũi họng Bệnh
viện Chợ Rẫy. Đa số bệnh nhân ở ngoài thành
phố. Ý thức khám chữa bệnh của người dân

Tai Mũi Họng

Nghiên cứu Y học

chưa cao.Tỉ lệ xử trí ngoại khoa đối với nhiễm
trùng cổ sâu ở Bệnh viện tuyến tỉnh còn thấp.
Sâu răng là nguyên nhân nhiễm trùng thường
gặp nhất. Rạch dẫn lưu mủ là nền tảng điều trị
nhiễm trùng cổ sâu.
Đa số bệnh nhân giảm cân trong thời gian
điều trị. Tỉ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân
khác nhau theo từng phương thức đánh giá.
Đánh giá tổng thể dinh dưỡng theo chủ quan
(SGA) thích hợp sử dụng trong lâm sàng và
nhạy hơn BMI. Cung cấp dinh dưỡng cho bệnh
nhân là chưa đủ cả về năng lượng và đạm.Thiếu
năng lượng cung cấp là yếu tố nguy cơ của suy
dinh dưỡng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.


5.
6.

7.

Huang TT, et al (2004), “Deep neck infection: analysis of 185
cases”, Head Neck, 26(10), pp.854-60.
Lee JK, et al (2007), “Predisposing factors of complicated deep
neck infection: An analysis of 158 cases”, Yonsei Med J, 48(1),
pp.55-62.
Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2014), Những vấn đề
cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng, Nxb Y học, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Nguyễn Trương Khương, Trần Minh Trường (2003), “Điều trị
nhiễm trùng cổ sâu 15 trường hợp tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ
4/2002 đến 10/2002”, Tạp chí Y học ,Đại học Y Dược TP.HCM,
tập7 (1),tr.125-129.
Norman K, et al (2008), “Prognostic impact of disease-related
malnutrition”, Clin Nutr, 27(1), pp.5-15.
Trần Anh Bích, Trần Minh Trường (2007), “Nhiễm trùng cổ
sâu trên bệnh nhân đái tháo đường: so sánh hình ảnh lâm
sàng và kết quả điều trị với bệnh nhân không đái tháo đường
từ 1/2005 đến 9/2006”, Tạp chí Y học,Đại học Y Dược TP.HCM
11(1), tập 11(1), tr.32-35.
Yang W, et al (2015), “Deep neck infection: a review of 130
cases in Southern China”, Medicine (Baltimore), 94(27), p e994

Ngày nhận bài báo:


20/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

29/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

10/02/2016

5



×