Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện An Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.64 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TẠI BỆNH VIỆN AN BÌNH
Nguyễn Thị Lệ Hằng*, Bùi Mạnh Côn*, Kiên Thị Bích Châu*, Dương Võ Lâm*

TÓM TẮT
Tổng quan: Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐ TK) là bệnh lý ngày càng gia tăng trên toàn thế giới.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2015 và các yếu tố
nguy cơ.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Nghiên cứu tầm soát 465 thai phụ làm nghiệm pháp dung nạp glucose tai khoa Nội Tiết Bệnh viện
An Bình trong khoảng thời gian từ tháng 08/2015 đến tháng 01/2016 nhằm xác định tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ.
Kết quả cho thấy tỉ lệ ĐTĐTK theo tiêu chuẩn ADA 2015 là 13,5%. Tỉ lệ ĐTĐ TK tăng theo số lượng yếu tố
nguy cơ, các thai phụ 3 yếu tố nguy cơ thì 75% mắc ĐTĐ TK. Khi phân tích hồi quy losistic về mối tương quan
theo tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ TK của ADA 2015 và các yếu tố nguy cơ liên quan thì tiền sử gia đình bị ĐTĐ,
tiền sử rối loạn dung nạp glucose, tiền sử thai lưu 3 tháng cuối không rõ nguyên nhân là yếu tố nguy cơ độc lập.
Kết luận:. Kết quả cho thấy tỉ lệ ĐTĐTK theo tiêu chuẩn ADA 2015 là 13,5%.
Từ khóa: Đái tháo đường thai kỳ.

ABSTRACT
THE PREVALENCE DIEBETES GESTATIONAL ACCORDING TO THE CRITENRIA
OF ADA 2015 AND ITS RISK FACTORS
Nguyen Thi Le Hang, Bui Manh Con, Kien Thi Bich Chau, Duong Vo Lam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 134 - 138
Background: The prevalence diabetes gestational according to the criteria of ADA 2015 and its risk factors.
Objectives: The study was to determine the prevalence of gestational diabetes according to the criteria of
ADA 2015 and its risk factors.
Methods: A cross sectional study.


Results: We screened 465 pregnant women by glucose tolerance test in the endocrinology of An Binh
hospital from 08/2015 to 01/2016.The gestational diabetes according to diagnostic criteria of ADA 2015 is 13.5%.
The prevalence of gestational diabetes increase with the numbers of rick factors 75% of the pregnant women
having 3 risk factors developed gestational diabetes. According to the logical analysis of the correlation between
gestational diabetes mellitus diagnosed by the criteria of ADA 2015 and risk factors, a family history of diabetes,
history of glucose intolerance and 3 month history of late stillbirth of unknown cause are independent risk factors.
Conclusions: The gestational diabetes according to diagnostic criteria of ADA 2015 is 13.5%.
Key word: Gestational diabetes mellitus.

ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐ TK) là thể đặc
biệt của đái tháo đường 15% phụ nữ có thai có

thể bị ĐTĐ TK trên toàn thế giới (2). ĐTĐ TK
đang có chiều hướng ngày càng gia tăng nhất là
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong đó có
Việt Nam(2,10). ĐTĐ TK cao hơn ở một số chủng

*Bệnh viện An Bình
Tác giả liên lạc: BS.CKI. Nguyễn Thị Lệ Hằng

134

ĐT: 0989519869

E-mail:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
tộc ví dụ như ở Châu Á(10). Tỉ lệ ĐTĐ TK tại
Đông Nam Á 7,6% ở những thai phụ có nguy cơ
thấp, tỉ lệ này lên tới 31,5% ở những thai phụ có
nguy cơ cao(5). ĐTĐ TK nếu không được chẩn
đoán và điều trị sẽ gây nhiều tai biến cho mẹ và
thai nhi, năm 2008 Hiệp hội các nhóm nghiên
cứu đái tháo đường và thai kỳ quốc tế( IADPSG)
đã sử dụng kết quả từ nghiên cứu HAPO để đưa
ra tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ TK bằng cách sử
dụng nghiệm pháp dung nạp glucose với 75
gram đường(4,6,7). Năm 2011 ADA đưa ra tiêu
chuẩn mới khẳng định lại các tiêu chuẩn của
IADPSG về thực hiện nghiệm pháp dung nạp
glucose những tiêu chuẩn mới này sẽ tăng đáng
kể tỉ lệ ĐTĐ TK bởi vì chỉ cần có một giá trị bất
thường đủ để chẩn đoán (9,16). Tần suất ĐTĐ trả
lời những câu hỏi trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này với mục tiêu xác định tỉ lệ
TK ngày càng gia tăng do tăng tần suất của đái
tháo đường típ 2(3).Đặt ra những câu hỏi về tỉ lệ
ĐTĐTK ở thai phụ hiện nay gia tăng như thế
nào,ĐTĐTK liên quan đến những yếu tố nào?Để
ĐTĐ TK theo tiêu chuẩn ADA 2011 và các yếu tố
nguy cơ tại Bệnh viện An Bình từ tháng 8/2015
đến tháng 1/2016.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng
Gồm 465 thai phụ được theo dõi và làm

nghiệm pháp dung nạp glucose tại Khoa Nội
tiết- Bệnh viện An Bình trong thời gian từ tháng
8 năm 2015 đến tháng 1 năm 2016 có đủ tiêu
chuẩn sau: các thai phụ được làm nghiệm pháp
dung nạp glucose ở tuổi thai ≤ 28 tuần và có đầy
đủ thông tin nghiên cứu.
Loại trừ khỏi nghiên cứu thai phụ có một
trong các yếu sau:
Đã được chẩn đoán đái tháo đường từ trước
khi có thai hoặc phát hiệt đái tháo đường thực sự
khi khám thai lần đầu.
Đang mắc các bệnh có ảnh hưởng đến
chuyển hóa glucose: Cường giáp, suy giáp,
Cushing, U tủy thượng thận, hội chứng Conn,to
đầu chi, hội,bệnh lý gan, suy thận…

Nghiên cứu Y học

Đang sử dụng các thuốc có ảnh hưởng đến
chuyển hóa glucose: Corticoid, Salbutamol,
thuốc chẹn giao cảm, lợi tiểu nhóm thiazide,
thuốc kích thích rụng trứng trong thụ tinh
nhân tạo...
Đang mắc các bệnh cấp tính: Nhiễm khuẩn,
lao phổi...
Các thai phụ không thể thực hiện nghiệm
pháp dung nạp glucose.
Các thai phụ không đồng ý tham gia
nghiên cứu.


Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu
Theo công thức tính, chúng tôi khảo sát trên
465 thai phụ.
Phương pháp tiến hành
Đầu tiên thai phụ phải được tầm soát đái
tháo đường thật sự có từ trước khi mang thai mà
chưa được phát hiện. Nếu thai phụ không có đái
tháo đường thật sự thì sẽ được thực hiện tầm
soát ĐTĐTK vào tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của
thai kỳ hoặc sớm hơn tùy các yếu tố nguy cơ của
thai phụ bằng nghiệm pháp dung nạp glucose.
Đặc điểm các yếu tố nguy cơ
Tiền sử gia đình: thế hệ thứ nhất có người bị
đái tháo đường.
Tiền sử bản thân: tiền sử đẻ con to ≥ 4000g,
tiền sử thai chết lưu trong ba tháng cuối không
rõ nguyên nhân, tiền sử rối loạn dung nạp
glucose bao gồm cả tiền sử đái tháo đường thai
kỳ lần trước, rối loạn dung nạp glucose ngoài
thời kỳ thai nghén, BMI.
Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose:
thực hiện theo quy trình khuyến cáo của Hội
nghị quốc tế lần thứ 4 về đái tháo đường thai
kỳ (6).

Tiêu chí đánh giá


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

135


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ:
Theo Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về đái tháo
đường thai kỳ (6).
Đánh giá chỉ số BMI theo khuyến cáo của Tổ
chức Y tế Thế giới đề nghị cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương tháng 2/2000. Thừa cân-béo
phì khi BMI ≥23,0 kg/m2.
Chẩn đoán ĐTĐTK khi nghiệm pháp dung
nạp glucose 75 gram (+) theo tiêu chuẩn của

ADA 2015 khi có một trong các giá trị sau đường
huyết tương lúc đói ≥92 mg/dl (5,1mmol/l),
đường huyết tương sau 1 giờ ≥180mg/dl (10,0
mmol/l), đường huyết tương sau 2 giờ ≥153
mg/dl (8,5 mmol/l).

Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần
mềm SPSS 16.0.

KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

Tuổi của các thai phụ

Biểu đồ 1: Phân bố tuổi các thai phụ
Nhận xét: Tuổi trung bình của các thai phụ là
28,6 ± 5,4 tuổi, thấp nhất 18 tuổi, cao nhất 45 tuổi
và tập trung chủ yếu từ 22- 34 tuổi.

Các yếu tố nguy cơ
Bảng 1. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK
TT
Tiền sử gia đình đái tháo đường
Tiền sử rối loạn dung nạp glucose
Tiền sử sinh con ≥ 4000 gram
Tiền sử thai lưu


63/465
04/465
10/465
07/465

%
13,5%
0,9%
2,2%
0,6%

TT
Thừa cân, béo phì
Hội chứng buồng trứng đa nang



90/465
12/465

%
19,3%
2,6%

Nhận xét: Tỷ lệ yếu tố nguy cơ cao nhất là
thừa cân, béo phì trước khi mang thai chiếm
19,3% tiếp theo là thai phụ có tiền sử gia đình đái
tháo đường chiếm 13,5%.

Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ
Có 63 thai phụ được chẩn đoán đái tháo
đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2015, chiếm
tỷ lệ 13,5%.

Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với ĐTĐTK theo tiêu chuẩn ADA 2015
Bảng 2. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ giữa nhóm có yếu tố nguy cơ với nhóm không có yếu tố nguy cơ
Nhóm có yếu tố nguy cơ

136

Nhóm không có yếu tố nguy cơ

p

OR (Cl 95%)


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

ĐTĐTK
Không ĐTĐTK

Nhóm có yếu tố nguy cơ
21,2%
78,8%

Nhóm không có yếu tố nguy cơ
9,9%
90,1%

Nhận xét: Tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ ở
nhóm có yếu tố nguy cơ là 21,2% gấp 2,45 lần so
với nhóm không có yếu tố nguy cơ 9,9%, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,001.

Mối liên quan giữa ĐTĐTK với BMI
Thai phụ có thừa cân-béo phì tỉ lệ ĐTĐTK
chiếm 18,9% tăng gấp 1,66 lần so với thai phụ
không có thừa cân-béo phì tỉ lệ 12,3%.

Mối liên quan giữa ĐTĐTK với tiền sử gia
đình thế hệ thứ nhất có đái tháo đường
Thai phụ có tiền sử gia đình thế hệ thứ nhất

có đái tháo đường tỉ lệ ĐTĐTK chiếm 27% tăng
gấp 2,86 lần so với không có tiền sử gia đình đái
tháo đường tỉ lệ ĐTĐTK chiếm 11,4% sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,001.

Mối liên quan giữa ĐTĐTK với tiền sử rối
loạn dung nạp glucose
Thai phụ có tiền sử rối loạn dung nạp
glucose tỉ lệ ĐTĐTK chiếm 75% tăng gấp 15,7 lần
so với không có tiền sử rối loạn dung nạp
glucose tỉ lệ ĐTĐTK chiếm 16% sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với p=0,002.

Mối liên quan giữa ĐTĐTK với tiền sử
sinh con to
Thai phụ có tiền sử sinh con ≥4000gram tỉ lệ
ĐTĐTK chiếm 40% tăng gấp 3,4 lần so với không
có tiền sử sinh con to tỉ lệ ĐTĐTK chiếm 16% sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,048.

Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tỷ
lệ đái tháo đường thai kỳ
Phương trình hồi quy logistic đa biến:
Phân tích hồi quy logistic về mối tương quan
theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai
kỳ của ADA 2015 thì tiền sử gia đình đái tháo
đường OR = 2,8, CI (0,12 – 0,63), p = 0,002, rối
loạn dung nạp glucose OR =0,05, CI (0,05 - 5,48),
p = 0,014, tiền căn thai lưu 3 tháng cuối không rõ
nguyên nhân OR=1,04(0,016-0,68), p=0,018 là yếu

tố nguy cơ độc lập, trong khi tiền sử sinh con
≥4000gram, thừa cân-béo phì ảnh hưởng ít.

Nghiên cứu Y học
p

OR (Cl 95%)

0,001

OR=2,45
Cl95% (1,43-4,20)

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ ĐTĐTK
chiếm 13,5% kết quả của chúng tôi tương tự công
bố của IDF là 15% phụ nữ có thai có thể bị
ĐTĐTK trên toàn thế giới(2). Tuổi trung bình của
các thai phụ ngày càng cao và phụ nữ mang thai
ngày càng muộn tần suất ĐTĐTK ngày càng
tăng lên.Điều này có lẽ do khi xã hội càng phát
triển,trình độ học vấn càng cao thì tuổi mang
thai của phụ nữ càng muộn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi yếu tố
nguy cơ hay gặp nhất là thừa cân béo phì và
tiền căn gia đình đái tháo đường,điều này phù
hợp do nền kinh tế ngày càng phát triển đời
sống của người dân được nâng cao tỉ lệ thừa
cân béo phì gia tăng.Bên cạnh đó tỉ lệ đái tháo
đường tip2 cũng đang trong đà gia tăng một

cách nhanh chóng.
Tỉ lệ ĐTĐTK ở nhóm có yếu tố nguy cơ trong
nghiên cứu 21,2% tương đương kết quả của tác
giả Vũ Bích Nga 23,8%(12), Thấp hơn tác giả
Nguyễn Khoa Diệu Vân 69,7%(13).Kết quả Nghiên
cứu của chúng tôi giống kết quả của tác giả Vũ
Bích Nga, Nguyễn Khoa Diệu Vân là tỉ lệ
ĐTĐTK tăng theo số lượng yếu tố nguy cơ.Kết
quả Nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả
của Wagaarach(14)và Wah cheung(15) tiền căn gia
đình đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ
mạnh mẽ với tỉ lệ ĐTĐTK.

KẾT LUẬN
Tỉ lệ ĐTĐTK chẩn đoán theo tiêu chuẩn
ADA 2015 là 13,5%.Tỉ lệ thai phụ có yếu tố nguy
cơ chiếm 32,5%, tỉ lệ ĐTĐTK tăng theo số lượng
yếu tố nguy cơ, thai phụ có 3 yếu tố nguy cơ trở
lên tỉ lệ mắc ĐTĐTK lên tới 75%.Tiền sử gia đình
đái tháo đường, tiền căn rối loạn dung nạp
glucose,tiền căn thai lưu 3 tháng cuối không rõ
nguyên nhân là yếu tố nguy cơ độc lập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đặng Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Kim Liên(2011). Xác định
tỷ lệ và thời điểm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ở nhóm

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016


137


Nghiên cứu Y học

2.
3.
4.

5.
6.

7.

8.

9.

10.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

thai phụ có yếu tố nguy cơ cao”, Y Học thực hành 1 trang 134 136
IDF Diabetes in Pregnancy Protecting Maternal Health,
Briefing P 2012.
IDF Gestational Diebetes: An Insivible And Serious Maternal
Heath issue 2011).
Landon M.B (2009). Multicenter, Randomized trial of treament
for mild gestational diabetes. The New England Journal of

medicine, 361, 1339 - 1348.
Lintom JAD. et al. Phil J (nt Med 1996:34.67)
Metzger BE, Coustan DM, Organizing Committee (1998).
Summary and recommendation of the Fourth international
Workshop Conference on Gestational Diabetes Mellius,
Diabetes care 21(2), 161- 167.
Mukesh M.A (2010). Gestational diabetes: simplifying the
IADPSG diagnostic algorithm using fasting plasma
glucose:Impact of IADPSG on GDM. Diabetes Care 2010, 33 (9),
2018 – 2020.
Nguyễn Thị Kim Chi, Trần Đức Thọ, Đỗ Trung Quân(2000),”
phát hiện tỷ lệ Đái Tháo Đường thai nghén và tìm hiểu các yếu
tố liên quan”, luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện,
chuyên ngành nội khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội.
Ofra KL (2012). Screening and Diagnosis of Gestational
Diabetes Mellitus:Critical appraisal of the new International
Association of Diabetes in Pregnancy Study Group
recommendations on a national level. Diabetes care, 35, 1894 1896.
Reece E, et at. Lancet 2009.373 (9677): 1789 – 97.

138

11.

12.

13.

14.


15.

16.

Tạ Quang Bình, Nguyễn Đức Vy, Phạm Thị Lan(2004), Tìm
hiểu tỷ lệ Đái tháo đường và một số yếu tố liên quan thai phụ
quản lý thai kỳ tại bệnh viện phụ sản Trung Ương và bệnh
viện phụ sản Hà Nội., Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà
nước KC.10.15
Tạ Văn Bình, Vũ Bích Nga, (2007). Xác định tỷ lệ và thời điểm
chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ở nhóm thai phụ có yếu tố
nguy cơ cao. Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học,Hội nghị
khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần
thứ 3. Nhà xuất bản Y học, 524 - 529.
Thái Thị Thanh Thúy (2012), Nguyễn Khoa Diệu Vân, “Nghiên
cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011 và
các yếu tố nguy cơ”, luận văn thạc sỹ, trường đại học y Hà Nội.
Wagaarach PT, Fernandol, Premachadra P (2001). “Screening
based on risk factors for gestational diabetes in Asian
population”. J obstet. Gynecol, Vol 21, nl, January:32-34.
Wash CN, Wasmer G, Jalita A (2001)” Risk factors for
gestational diabetes among Asian women. Diaebetes Care,
May, volume 24, Ns; 955 – 956.
Werner E. F (2012). Screening for Gestational Diabetes Mellitus:
Are the Criteria Proposed by the International Association of
the Diabetes and Pregnancy Study Groups Cost - Effective?
Diabetes Care, 35, 529 - 535.

Ngày nhận bài báo:


03/08/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

19/08/2016

Ngày bài báo được đăng:

05/10/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

TÁI TẠO HAI BÓ DÂY CHẰNG QUẠ ĐÒN TRONG ĐIỀU TRỊ
TRẬT KHỚP CÙNG ĐÒN ĐỘ BA TRỞ LÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
MẢNH GHÉP GÂN CƠ HAMSTRING TẠI BỆNH VIỆN AN BÌNH
Đoàn Đình Hà*, Nguyễn Hoàng Duy*, Bùi Mạnh Côn*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phương pháp ACCR là phương pháp điều trị giúp tái tạo khớp cùng đòn theo cơ chế cơ sinh
học, giảm đau và nắn chỉnh mất vững.
Mục tiêu: Sử dụng gân cơ Hamstring để tái tạo dây chằng quạ đòn bị đứt.
Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Điều trị 4 bệnh nhân bị trật khớp cùng đòn (TKCĐ) độ III trở lên bằng sử dụng gân cơ Hamstring
để tái tạo dây chằng quạ đòn bị đứt.. Kiểm tra XQ hậu phẫu xương nắn vào khớp tốt trong tất cả các bệnh nhân
đã mổ. Không có biến chứng.

Kết luận: Kỹ thuật mổ đạt được hiệu quả điều trị chắc chắn, khắc phục nhược điểm của một số phương pháp
trước đây.
Từ khóa: Trật khớp cùng đòn, Tái tạo dây chằng quạ đòn.

ABSTRACT
USING HAMSTRING TENDON TO RECONSTRUCTION IN THE RUPTURE
OF CORACOCLAVICULAR LIGAMENT WITH ACROMIOCLAVICULAR JOINT ISLOCATION III
DEGREE OR ABOVE AT AN BINH HOSPITAL
Doan Dinh Ha, Nguyen Hoang Duy, Bui Manh Con
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 139 - 143
Background: The ACCR technique attempts to restore the biomechanics of the AC joint complex as
treatment for painful or unstable dislocations.
Objectives: Using Hamstring tendon to reconstruction in the rupture of coracoclavicular ligament.
Subjects – Method: Case series study.
Results: Using Hamstring tendon to reconstruction in the rupture of coracoclavicular ligament – in 4
patients with acromioclavicular joint islocation III degree or above. Post operative X-ray revealed acceptable
reduction in all cases. No major complications were noted.
Conclusion: Surgical techniques to achieve effective treatment.
Key words: acromio clavicular joint dislocation, ACCR.
ở vị trí giải phẫu. Do vậy sự tái tạo dây chằng
ĐẶT VẤN ĐỀ
quạ đòn là điều cần thiết.(1,2).
Trật khớp cùng đòn là một chấn thương
Nhiều phương pháp phẫu thuật đã được
vùng vai thường gặp ở nước ta. Trong trật khớp
đưa ra để phục hồi lại khớp cùng đòn bị trật như
cùng đòn độ III trở nên dây chằng quạ đòn (CC)
xuyên kim, néo chỉ, nẹp móc... nhưng các
bị đứt hoàn toàn, mất chức năng giữ xưong đòn
phương pháp này không phục hồi được giải

*Bệnh viện An Bình
Tác giả liên lạc: BS.CKI. Đoàn Đình Hà

ĐT: 0917353744 E-mail:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

139



×