Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

nhận xét tỷ lệ tiền đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu - bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.41 KB, 97 trang )

1
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
TRNH NGC CNH
NHận xét tỷ lệ tiền đái tháo đờng
và các yếu tố nguy cơ tại khoa khám bệnh
theo yêu cầu bệnh viện bạch mai
Chuyờn ngnh: Ni khoa
Mó s: 60.72.20
LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS TRUNG QUN
H NI - 2012
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGS-TS. Đỗ Trung Quân. Người thầy đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo,
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
GPS-TS. Nguyễn Khoa Diệu Vân. Người thầy đã ân cần dạy dỗ, giúp đỡ
tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
• Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội
• Bộ môn Nội Trường Đại học Y Hà Nội
• Phòng Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Y Hà Nội
• Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai
• Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh
viện Bạch Mai.
• Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa Tỉnh Thanh Hoá.
• Khoa Khám bệnh - Bệnh viện đa khoa Tỉnh Thanh Hoá.
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và thực hiện luận văn này.


Cuối cùng với tất cả lòng biết ơn và kính trọng của mình, tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới: Bố mẹ, vợ con, người thân trong gia đình và bạn bè đã
động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội,16 tháng 9 năm 2012
Tác giả
Trịnh Ngọc Cảnh
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội,16 tháng 9 năm 2012
Tác giả
Trịnh Ngọc Cảnh
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiền đái tháo đường là tình trạng đường máu cao hơn mức bình thường
nhưng chưa đủ đến mức chẩn đoán ĐTĐ khi làm xét nghiệm đường máu lúc
đói hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose. Tiền ĐTĐ bao gồm: Rối loạn dung
nạp glucose (Impaired Glucose Tolerance - IGT) và Rối loạn glucose máu lúc
đói (Impaired Fasting Glucose - IFG) [10].
Trên thế giới đã có nhiều thống kê về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ và tình trạng
tiền ĐTĐ.
Tại Hoa Kỳ, số liệu theo National Diabetes Fact Sheet ,2011[55].
- Có tổng số 25,8 triệu người mắc ĐTĐ, chiếm 8,3% dân số.
- Đã được chẩn đoán 18,8 triệu người.
- Chưa được chẩn đoán là 7 triệu người.
- Tiền ĐTĐ là 79 triệu người, chiếm 25,4% dân số.
- Năm 2010, phát hiện mắc mới là 1,9 triệu người trên 20 tuổi.
Ở Singapore, theo NHS 2004, có tới 12 % dân số ở tuổi từ 18 đến 69 bị

tiền ĐTĐ. [56]
Ở Việt Nam hiện chưa có nhiều nghiên cứu được thông báo về tình trạng
tiền ĐTĐ. Tuy nhiên, theo ước tính có khoảng 12% dân số đang ở trong giai
đoạn tiền ĐTĐ và hầu hết với nhóm này việc tiến triển thành ĐTĐ sẽ diễn ra
trong vòng 10 năm tiếp theo. 50% trong số đó sẽ có nguy cơ về tim mạch
hoặc đột quỵ. [2]
Trong giai đoạn tiền ĐTĐ, nhiều cơ quan, tổ chức trong cơ thể đã bắt
đầu bị tổn thương. Những người tiền ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm sẽ
tiến triển thành bệnh ĐTĐ, dẫn đến việc điều trị rất tốn kém và có nguy cơ
4
gây nhiều biến chứng nặng nề như: những biến chứng ở mắt, suy thận, tai
biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, các biến chứng thần
kinh, vết thương lâu lành, loét bàn chân và cắt cụt chi [2]
Tiền ĐTĐ có thể phòng chống tiến triển thành ĐTĐ thực sự bằng cách
thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng và có thể dự phòng bằng thuốc. Chính vì
vậy việc nghiên cứu về tiền ĐTĐ và phát hiện các yếu tố nguy cơ tiền ĐTĐ là
rất quan trọng.
Để góp phần phát hiện và đánh giá tỷ lệ tiền ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ,
từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp nhằm ngăn chặn tiền ĐTĐ tiến triển
thành bệnh ĐTĐ và hạn chế các biến chứng của bệnh, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Nhận xét tỷ lệ tiền Đái tháo đường và các yếu tố nguy
cơ tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu - Bệnh viện Bạch Mai". Thực
hiện đề tài này chúng tôi nhằm các mục tiêu sau:
1. Nhận xét tỷ lệ tiền Đái tháo đường tại khoa Khám chữa bệnh theo
yêu - Bệnh viện Bạch Mai.
2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ ở người tiền Đái tháo đường.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1.1.1. Lịch sử bệnh Đái tháo đường
Đái tháo đường đã được biết đến từ lâu với nhiều tên gọi khác nhau [2], [37].
- Năm 200, một thầy thuốc Trung Quốc là Tchang Chou King đã mô tả ĐTĐ
là "Bệnh của sự khát", trong khi quan sát một bệnh nhân ĐTĐ có thể uống
mỗi ngày tới 10 lít nước và đái ra một lượng nước tương đương.
- Năm 1867 Buchardat là người đầu tiên đưa ra danh từ "ĐTĐ gầy" và "ĐTĐ
mập" để phân biệt hai thể bệnh chính của ĐTĐ.
- Năm 1936, Himsworth phân biệt: ĐTĐ kháng với insulin và ĐTĐ nhạy cảm
với insulin.
- Năm 1976, Gudworth đưa ra danh từ "ĐTĐ type 1" và "ĐTĐ type 2".
- Năm 1985 TCYTTG đưa ra từ "ĐTĐ phụ thuộc insulin" đồng nghĩa với ĐTĐ
type 1 và "ĐTĐ không phụ thuộc insulin" đồng nghĩa với ĐTĐ type 2.
- Năm 1997, ADA đề nghị dùng từ "ĐTĐ type 1" và "ĐTĐ type 2" để tránh
hiểu lầm về chọn thuốc điều trị.
Tuy nhiên, khái niệm Tiền đái tháo đường (Prediabetes) thì còn tương đối
mới. Khái niệm này được cơ quan về Dịch vụ sức khỏe và con người của Hoa
Kỳ (HHS) và Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đưa ra vào tháng 3
năm 2002 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh ngày càng
lan rộng này.
6
1.1.2. Định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ
1.1.2.1. Định nghĩa ĐTĐ
- Theo WHO 2002: “ĐTĐ là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất
insulin của tụy hoặc tác dụng insulin không hiệu quả do nguyên nhân mắc
phải và/hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu
gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần
kinh”.[9]
- Theo ADA 2004: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi
tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động
insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn

thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần
kinh, tim và mạch máu”[13].
1.1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ
•Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO năm 1998 [26]
+ Đường máu lúc đói ≥ 126 mg/dl (ít nhất 2 lần).
+ Đường máu bất kỳ thời điểm nào ≥ 200 mg/dl có kèm theo các triệu chứng
lâm sàng hoặc đường máu 2 giờ sau làm nghiệm pháp tăng đường máu ≥ 11,1
mmol/l
•Theo tiêu chuẩn của ADA 2011:[45]
+ HbA1C ≥ 6,5 %, làm tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
+ Đường máu đói ≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/l)
+ Đường máu 2 giờ ≥ 200 mg/dl (11,1mmol/l) khi làm test dung nạp glucose
+ Bệnh nhân có triệu chứng cổ điển của ĐTĐ hay tăng đường máu trầm trọng
kèm theo xét nghiệm đường máu ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l).
7
1.1.3. Định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán tiền ĐTĐ
1.1.3.1. Định nghĩa tiền ĐTĐ
Tiền ĐTĐ là tình trạng đường máu cao hơn mức bình thường nhưng
chưa đủ đến mức chẩn đoán bệnh ĐTĐ khi làm xét nghiệm đường máu lúc
đói hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose. Tiền ĐTĐ bao gồm: Rối loạn dung
nạp glucose (Impaired Glucose Tolerance - IGT) và Rối loạn glucose máu lúc
đói (Impaired Fasting Glucose - IFG).[17]
1.1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Tiền ĐTĐ
• Theo ADA 2003 chẩn đoán xác định tiền Đái tháo đường khi có ít nhất
một trong hai tiêu chuẩn sau: [10] [39]
+ Rối loạn dung nạp glucose (IGT): nếu mức glucose huyết tương ở
thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống từ
7,8 mmol/l (140 mg/dl) đến 11,0 mmol/l (198mg/dl) và glucose
huyết tương lúc đói < 7,0 mmol/l (126mg/dl)
+ Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG): nếu lượng glucose

huyết tương lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 5,6 mmol/l (100 mg/dl) đến 6,9
mmol/l (125 mg/dl) và lượng glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ
của nghiệm pháp tăng đường máu dưới 7,8 mmol/l (< 140 mg/dl).
• Theo WHO năm 1999
Theo WHO chẩn đoán tiền Đái tháo đường khi có ít nhất một trong hai
tiêu chuẩn sau:
+ IGT: nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp
tăng glucose máu đường uống từ 7,8 mmol/l (140 mg/dl) đến 11,0 mmol/l
(198mg/dl) và glucose huyết tương lúc đói < 7 mmol/l (126 mg/dl).
+ IFG: nếu lượng glucose huyết tương lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 6,1 mmol/l
(110 mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125 mg/dl) và lượng glucose huyết tương ở thời
điểm 2 giờ (nếu đo) của nghiệm pháp tăng đường máu dưới 7,8 mmol/l (<
140 mg/dl).
8
1.1.4. Nghiệm pháp dung nạp glucose
1.1.4.1. Tiến hành nghiệm pháp [16]
Trong 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp, bệnh nhân ăn uống không hạn
chế carbohydrat (> 150 g/ngày) và vận động thể lực bình thường.
Nhịn đói từ 8 đến 12 giờ trước khi làm nghiệm pháp. Có thể uống nước
trong thời gian này, nhưng không được hút thuốc. Nên tiến hành nghiệm pháp
vào buổi sáng.
Đo đường máu tĩnh mạch lúc đói. Sau đó cho bệnh nhân uống 75 g
glucose pha trong 250 ml nước, uống hết trong vòng 5 phút. Có thể dùng
dung dịch Glucose ưu trương để uống với lượng tương đương. Sau uống 2
giờ, đo lại đường máu tĩnh mạch lần 2.
1.1.4.2. Đánh giá kết quả [16]
Bình thường khi: Đường máu lúc đói < 5,6 mmol/l và đường máu sau 2
giờ uống glucose < 7.0 mmol/l.
Chẩn đoán ĐTĐ: Đường máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l và/hoặc đường máu
2 giờ sau khi uống glucose ≥ 11,1 mmol/l.

Chẩn đoán là IGT: Đường máu lúc đói < 5,6 mmol/l và đường máu 2
giờ sau khi uống glucose ≥ 7,8 mmol/l và < 11,1 mmol/l.
Bảng 1.1. Tóm tắt các dạng chuyển hóa đường [16]
Xét nghiệm
Đường máu 2 giờ sau uống glucose (mmol/l)
< 7,8 7,8 – 11,0 ≥ 11,1
Đường máu
lúc đói
(mml/l)
< 5,6 Bình thường IGT
ĐTĐ
5,6 – 6,9 IFG IGT và IFG
≥ 7,0 ĐTĐ
1.2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIỀN ĐTĐ
Các yếu tố nguy cơ của tiền ĐTĐ cũng là các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ
type 2.
1.2.1. Tuổi
Yếu tố tuổi được xếp vào vị trí hàng đầu trong các yếu tố nguy cơ của
9
bệnh. Đái tháo đường type 2 tăng dần theo tuổi và bắt đầu tăng nhanh ở lứa
tuổi trên 45 đến 65 (2,8-11,3%). Ở nhóm người này chiếm tỷ lệ 18,3% trong
tổng số những người bị mắc bệnh đái tháo đường và có rối loạn dung nạp
glucose [40]. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hoa, thì tỷ lệ mắc bệnh
cũng tăng dần theo tuổi có sự tương quan thuận, chặt chẽ giữa tỷ lệ mắc
bệnh và độ tuổi với hệ số tương quan r = 0,95 [14]. Theo tác giả Tạ Văn
Bình thì tỷ lệ mắc bệnh Đái tháo đường tỷ lệ thuận theo tuổi, tỷ lệ chung
là 6,7% và rối loạn dung nạp glucose máu là 7,6%; lứa tuổi trên 70 là
18,8% và rối loạn dung nạp glucose máu là 18,7% [7]. Tác giả Phạm Thị
Hồng Hoa nghiên cứu tại Hà Nội thấy tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói là
4,5%, đái tháo đường typ 2 là 6,1% [14]. Một nghiên cứu khác tiến hành

tại Thành phố Thái Nguyên, tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói ở lứa tuổi
dưới 45 là 13,5%, mắc bệnh đái tháo đường là 2,8%, ở lứa tuổi trên 45
tương tự là 17,3% và 8,8% [40]. Theo P.Zimmet và CS (2001) nghiên
cứu tại Úc thấy tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi dưới 45 là 2,5% trong khi đó ở lứa tuổi
trên 45 là 23,6% [54]. Nghiên cứu của tác giả Tạ Văn Bình tại các tỉnh Phú
Thọ, Sơn La, Thanh Hóa và Nam Định thấy tỷ lệ rối loạn đường máu lúc đói
và đái tháo đường ở tuổi trên 45 là (15,8% và 10,2%) [2].
Khi cơ thể già đi thì chức năng tụy cũng bị suy giảm theo và khả
năng tiết dịch tuỵ cũng giảm. Trong khi đó nồng độ glucose máu có xu
hướng tăng đồng thời làm giảm sự nhạy cảm của tế bào đích với các
kích thích của insulin. Khi tế bào tuỵ không còn khả năng tiết insulin đủ
với nhu cầu cần thiết của cơ thể, glucose máu lúc đói tăng, bệnh đái tháo
đường thực sự xuất hiện [6]
Tuổi trung bình của bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2 vào khoảng 60 – 65 tuổi.
Tỷ lệ bệnh bắt đầu gia tăng nhanh ở nhóm người trên 45 tuổi, trên 65 tuổi tỷ
lệ mắc bệnh có thể tới 16% dân số chung. Theo thống kê của WHO: ở người
10
trên 70 tuổi tỷ lệ mắc ĐTĐ cao gấp 3 đến 4 lần so với tỷ lệ mắc ĐTĐ chung ở
người trưởng thành [45].
Tuy nhiên ngày nay cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, tuổi
mắc bệnh về ĐTĐ ngày càng được trẻ hóa. Theo nghiên cứu của Knowler
W.C, quan sát sự xuất hiện của bệnh ĐTĐ type 2 ở gia đình có tiền căn di
truyền rõ ràng cho thấy rằng ở thế hệ thứ nhất thường xuất hiện ở độ tuổi 60 –
70, đến thế hệ thứ hai, tuổi xuất hiện giảm xuống ở độ tuổi 40 – 50, và ngày
nay những người được chẩn đoán là ĐTĐ type 2 không phải là hiếm. [62]
1.2.2. Giới
Tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ và bệnh ĐTĐ type2 ở hai giới nam và nữ thay đổi
tùy thuộc vào vùng dân cư khác nhau. Theo Paul Zimmet ở các vùng đô thị Thái
Bình Dương tỷ lệ nữ/nam là 3/1, trong khi theo Kenneth Hughes ở Trung Quốc,
Malaysia, Ấn Độ thì tỷ lệ mắc ở cả hai giới là tương đương nhau [60], [51].

Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu của Phan Sĩ Quốc và cộng sự thì nữ
giới mắc bệnh nhiều hơn ở nam, chiếm tới 2/3 tổng số người mắc bệnh.[61]
1.2.3. Thừa cân và béo phì
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thừa cân và béo phì là nguy cơ chính
cho tiền ĐTĐ. Các mô mỡ nhiều hơn - đặc biệt là xung quanh bụng, thêm khả
năng các tế bào trở thành kháng với insulin.
Nghiên cứu của Frank và CS (1980-1986), béo phì là nguyên nhân số
một của bệnh đái tháo đường [43]. Khi nghiên cứu người ta thấy béo bụng có
liên quan chặt chẽ với hiện tượng kháng insulin do thiếu hụt sau thụ thể, do
đó dẫn đến sự thiếu hụt insulin tương đối do giảm số lượng các thụ thể ở
ngoại vi. Do tính kháng với insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn tới
giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá
trình phosphoryl hoá và oxy hoá glucose, làm chậm quá trình chuyển hoá
carbonhydrat thành lipid, giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo
11
đường mới và bệnh đái tháo đường xuất hiện [5]. Trong bệnh béo phì,
tích luỹ lipid xảy ra trong một thời gian kéo dài, do đó suy giảm khả năng
tự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm lipid có thể xảy ra trong một số thời
điểm và triglycerid dần được tích luỹ lại. Ở người béo phì, đái đường lâm
sàng thường xuất hiện sau khi 50-70% tiểu đảo langerhans bị tổn thương.
Khi cắt bỏ tuỵ thì phải trên 90% lượng tế bào đảo bị cắt bỏ bệnh đái tháo
đường xuất hiện [5]. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và CS cho
thấy những người có BMI >23 có nguy cơ đái đường typ 2 nhiều hơn gấp
3,28 lần so với bình thường và có tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu cao
gấp 2,19 lần so với bình thường [39]. Theo Tạ Văn Bình, Hoàng Kim
Ước, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người có BMI<23 là 5,8%, rối loạn
dung nạp glucose máu là 33,3%; người có BMI>23 thì tỷ lệ mắc bệnh đái
tháo đường là 9% và rối loạn dung nạp glucose máu là 23,6% [3]. Theo
Hoàng Kim Ước, tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói và đái tháo đường ở
nhóm đối tượng có BMI<23 là 12,8%; 8,0%; có BMI >23 là 16,1% và 8,2%

[40]. Một nghiên cứu khác thấy tỷ lệ rối loạn đường máu và đái tháo đường ở
nhóm có BMI >23 là (15,5%; 9,0%) nhóm có BMI<23 là (10,8%; 6,5%)[2].
Theo Trần Đức Thọ, những người có BMI>25 có nguy cơ bị bệnh đái tháo
đường typ 2 nhiều gấp 3,74 lần so với người bình thường [34]. Theo nghiên
cứu của Thái Hồng Quang, tỷ lệ béo phì độ 1 mắc đái tháo đường tăng gấp 4
lần, béo phì độ 2 tăng gấp 30 lần [29].
Hội đồng các chuyên gia của HHS và ADA khuyến cáo nhân viên y tế
nên sàng lọc tất cả những người béo phì từ 45 tuổi trở lên (với chỉ số khối cơ
thể BMI lớn hơn hoặc bằng 25). Những người béo phì tuổi dưới 45 cũng cần
được sàng lọc nếu họ có một trong những yếu tố nguy cơ sau: tăng huyết áp,
tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ, nồng độ HDL - C thấp và triglyceride cao,
ĐTĐ thai kỳ hoặc đẻ con to trên 4kg, hoặc thuộc chủng tộc có nguy cơ bị
ĐTĐ type 2 cao (như người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ, người Mỹ gốc Á/
12
dân thuộc các đảo ở Thái Bình Dương và người Mỹ gốc Tây Ban Nha hoặc
Bồ Đào Nha, La tinh). Nếu một người (có yếu tố nguy cơ) được xét nghiệm
sàng lọc tiền ĐTĐ và kết quả đường huyết nằm trong giới hạn bình thường thì
ADA khuyên nên làm xét nghiệm lại 3 năm một lần. Nếu một người được
chẩn đoán tiền ĐTĐ thì nên làm xét nghiệm sàng lọc chẩn đoán ĐTĐ type 2
cứ 1 đến 2 năm một lần.
Tiêu chuẩn phân loại BMI [18]
Bảng 1.2. Phân loại BMI
(Theo khuyến nghị của WHO dành riêng cho người trưởng thành châu Á)
Phân loại BMI
Gầy < 18,5
Bình thường 18,5 – 22,9
Thừa cân 23
Tiền béo phì 23 – 24,9
Béo phì ≥ 25
1.2.4. Tiền sử gia đình ĐTĐ

Những người có bố, mẹ hoặc anh chị em ruột của mình bị bệnh ĐTĐ có
nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4-6 lần những người khác. Nguy cơ này sẽ cao
hơn khi cả hai bên nội ngoại đều có người mắc bệnh ĐTĐ. Khi bố hoặc mẹ
mắc ĐTĐ thì tỷ lệ nguy cơ là 30%. Khi cả bố và mẹ đều mắc ĐTĐ thì nguy
cơ là 50%. Trường hợp sinh đôi cùng trứng, nếu một người mắc bệnh thì
người kia sẽ được xếp vào nhóm bị đe dọa thật sự đối với tiền ĐTĐ và bệnh
ĐTĐ.[7]
1.2.5. Tiền sử ĐTĐ thai kỳ hoặc đẻ con nặng cân
ĐTĐ thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose và/hoặc tăng đường
huyết được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ. ĐTĐ thai kỳ không loại trừ
BN đã bị ĐTĐ từ trước mà không biết, cũng không phân biệt sau khi sinh BN
13
còn tăng đường máu hay không. [27]
Nếu người phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ, hoặc có tiền sử đẻ con nặng cân trên
4 kg thì nguy cơ xuất hiện tiền ĐTĐ và ĐTĐ là lớn hơn người bình thường.
Khoảng 30 – 50% những bà mẹ có tiền sử ĐTĐTK sẽ tiến triển thành ĐTĐ
trong vòng 5 – 10 năm sau khi có thai. Do đó ĐTĐTK cũng là một nguy cơ
quan trọng của tiền ĐTĐ và ĐTĐ type 2. [58]
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ: theo Hội nghị Quốc tế lần thứ 4 về
ĐTĐ thai kỳ tại Hoa Kỳ 1998.
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ
Thời điểm xét nghiệm
Ngưỡng giá trị chẩn đoán (mmol/l)
IGT với 75 g glucose IGT với 100 g glucose
Đói 5,3 5,3
1 giờ 10,0 10,0
2 giờ 8,6 8,6
3 giờ 7,8
Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi có ít nhất hai giá trị lớn hơn hoặc bằng các
ngưỡng trên [24].

1.2.6. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp cũng làm tăng nguy cơ của tiền ĐTĐ. Người bị tăng HA
có khả năng mắc tiền ĐTĐ hơn người có HA bình thường. Tỷ lệ mắc tăng
huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 1,5 đến 2 lần so với nhóm
không mắc bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường typ 2 và tăng huyết áp
thường đi kèm với tình trạng kháng insulin (hội chứng X) hội chứng này bao
gồm: Béo phì, rối loạn lipid máu (tăng TG, giảm HDL-C) và tăng nồng độ
insulin huyết tương phối hợp với tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Tuy
nhiên, mối liên hệ nhân quả giữa kháng insulin và tăng huyết áp còn chưa
rõ hoàn toàn [16]. Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, Nguyễn Thị Ngọc
Huyền, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nhóm có tăng huyết áp cao gấp 4
14
lần so với nhóm không có cao huyết áp [7]. Theo Hoàng Kim Ước, tỷ lệ đái
tháo đường và rối loạn dung nạp glucose máu ở nhóm có tăng huyết áp (10,9%
và 14%), cao hơn nhóm không có tăng huyết áp (2,5% và 9,3%). Nguy cơ bị đái
tháo đường ở nhóm tăng huyết áp cao gấp 5,22 lần so với nhóm không có tăng
huyết áp [39]. Theo Tô Văn Hải (2000), ở Hà Nội người bị tăng huyết áp mắc
bệnh đái tháo đường khoảng 54,79% [12]. Còn ở một nghiên cứu khác thấy
tỷ lệ rối loạn glucose máu và đái tháo đường ở nhóm có tăng huyết áp
(18,4%; 15,0%) và không tăng huyết áp là (11,9%; 5,9%) [2].
Tiêu chuẩn phân loại Tăng HA:
Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán và phân
loại tăng HA theo JNC VII [50]
Bảng 1.4. Phân loại tăng HA
Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
Bình thường < 120 Và < 80
Tiền tăng HA 120 – 139 Và/hoặc 80-89
Tăng HA giai đoạn I 140 – 159 Và/hoặc 90 – 99
Tăng HA giai đoạn II ≥ 160 và/hoặc ≥ 100
1.2.7. Rối loạn Lipid máu

Rối loạn lipid máu có liên quan đến tiền ĐTĐ, làm tăng nguy cơ bị tiền
ĐTĐ [10].
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn Lipid máu:
Bảng 1.5. Chẩn đoán rối loạn lipid máu
Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam (2006) khi có một trong
các chỉ số sau: [15]
15
Tên xét nghiệm Đơn vị Bình thường Bệnh lý
Cholesterol Total mmol < 5,2 ≥ 5,2
Triglyceride mmol < 1,7 ≥ 1,7
HDL – C mmol > 1,0 ≤ 1,0
LDL – C mmol < 3,1 ≥ 3,1
1.2.8. Ít hoạt động thể lực
Ít hoạt động thể lực hơn càng có nguy cơ bị tiền ĐTĐ. Hoạt động thể
chất sẽ giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, sử dụng hết glucose và làm cho các
tế bào nhạy cảm hơn với insulin, tăng tác dụng của insulin, do đó làm giảm
nhu cầu về insulin. Đây là tác dụng cực kỳ quan trọng đối với ĐTĐ type 2 mà
sự giảm nhạy cảm với insulin là nguyên nhân chính trong cơ chế bệnh sinh
gây tăng đường huyết [2],[6],[10]. Luyện tập thể lực giúp giảm cân và duy
trì cân năng lý tưởng. Sự phối hợp hoạt động thể lực thường xuyên và điều
chỉnh chế độ ăn sẽ giúp làm giảm 58% tỷ lệ mắc mới bệnh đái tháo đường
[51]. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy: Luyện tập thể lực thường
xuyên (30 phút/ngày) có tác dụng làm giảm nhanh nồng độ glucose máu,
giảm nồng độ triglycerid ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đồng thời duy trì
ổn định hàm lượng lipid máu, huyết áp, cải thiện tình trạng kháng insulin, có
tác dụng giảm khả năng tích trữ glucose ở cơ [6]. Hoạt động thể lực có vai
trò đặc biệt quan trọng trong bệnh đái tháo đường. Trong nghiên cứu, nhóm
đối tượng ít vận động (dưới 30 phút/ngày) có nguy cơ mắc bệnh đái tháo
đường và rối loạn dung nạp glucose máu cao hơn nhóm có hoạt động thể lực
trên 30 phút là 2,4 lần [5]. Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim Ước

cho thấy ít hoạt động thể lực tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 6,4%, tỷ lệ
rối loạn dung nạp là 12,4% [39]. Khi hoạt động thể lực dưới 30 phút/ngày tỷ
lệ mắc bệnh là 10,2%, hoạt động thể lực trung bình tỷ lệ là 2,6%, lao động
nặng tỷ lệ là 1,4% [14].
1.2.9. Chế độ ăn, hút thuốc lá, uống rượu bia
16
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy thói quen ăn mỡ có ảnh
hưởng đến quá trình tiến triển của bệnh ĐTĐ. Chế độ ăn giàu chất mỡ làm
tăng nguy cơ rối loạn dung nạp glucose, rối loạn đường máu đói và làm cho
mức insulin cũng cao hơn. [7]
Kết quả nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự (2002) cho thấy người
có thói quen ăn rau thường xuyên có ỷ lệ mắc ĐTĐ là 2,4%, trong khi đó
những người không có thói quen ăn rau thườn xuyên thì tỷ lệ mắc ĐTĐ là
12,4% [19]
Theo một nghiên cứu tại Anh cho thấy những người có thói quen sử
dụng đồ ngọt trong bữa ăn làm tăng nguy cơ trở thành béo phì, đặc biệt là ở
trẻ em. Béo phì làm tăng sự kháng insulin và là nguy cơ của rối loạn đường
máu và ĐTĐ type 2. [57]
Wei M, Gibbons nghiên cứu “ Ảnh hưởng của rượu đến bệnh ĐTĐ” cho
thấy kết quả như sau: Những người đàn ông có thói quen uống nhiều rượu có
nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 2,2 đến 2,4 lần so với những người đàn ông không
uống rượu hoặc uống điều độ từ 60 đến 100 ml/ 1 tuần. Rượu bia có ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự tiết insulin của tụy và làm giảm sự nhạy
cảm insulin. Nhưng nếu uống rượu vang với lượng vừa phải < 100 ml/1 tuần
có thể cải thiện độ nhạy cảm của insulin [67].
Nghiên cứu của Tạ văn Bình và cộng sự (2002) cho thấy người có thói
quen uống bia rượu có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp hơn 3 lần so với người
không có thói quen uống bia rượu ( OR = 3.36) [19].
Hút thuốc lá là nguy cơ của bệnh ĐTĐ type 2 cũng được nhiều nghiên
cứu chỉ ra. Người hút thuốc có nguy cơ gấp 2 lần mắc ĐTĐ so với người

không hút. Ngoài ra hút thuốc lá còn là nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch,
tiêu hóa và cơ xương khớp [6].
17
Nghiên cứu của Mann J (2004) chỉ ra rằng, hút thuốc lá làm tăng tính
kháng insulin do đó làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 [54]. Theo David A,
Escalante, Duk Kyu Kim và cộng sự cho rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ
mắc bênh ĐTĐ. Những người ĐTĐ hút thuốc lá làm tăng tỷ lệ chết tới 30 đến
40% so với những người bình thường [44].
1.2.10. Chủng tộc người có nguy cơ bị ĐTĐ type 2 cao
Người ta nhận thấy người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ, người Mỹ gốc
Á, dân thuộc các đảo ở Thái Bình Dương và người Mỹ gốc Tây Ban Nha hoặc
Bồ Đào Nha, La tinh có nhiều khả năng phát triển tiền ĐTĐ [2],[6],[10].
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm sức khỏe Hoa Kỳ (NHANES II,
1967 – 80) cho thấy tỷ lệ ĐTĐ ở trong tất cả các nhóm tuổi ở người Mỹ gốc
Phi cao hơn 50 – 70% so với người da trắng, thậm chí còn cao hơn nữa trong
một số chủng tộc thiểu số khác Những người Mỹ gốc Cu ba có tỷ lệ ĐTĐ cao
hơn tỷ lệ chung là 60%, người Mỹ gốc Mexico và gốc Puerto Rico cao hơn
120% [42], [47].
1.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH VÀ CAN THIỆP
1.3.1. Chế độ luyện tập
Thông thường, người bị tiền ĐTĐ nên tập thể dục ở mức độ vừa phải
khoảng 30 đến 60 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày trong tuần. Thực hiện chế
độ ăn ít chất béo, chất béo bão hòa và phải đủ chất xơ. Giảm bớt muối và
tránh đồ uống có cồn để kiểm soát huyết áp [10].
Nghiên cứu của Nguyễn Kim Hưng, Trần Thị Hồng Loan và cộng sự
(2001), điều tra về dịch tễ học ở người trên 15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh
cho kết quả như sau: Hoạt động thể lực nhẹ nhàng RLDNG là 12,6%, hoạt
18
động thể lực trung bình RLDNG 9,6%, hoạt động thể lực nặng RLDNG là
1,6%. Như vậy tỷ lệ RLDNG giảm dần theo cường độ hoạt động thể lực. [20]

Nghiên cứu Da Quing tại Trung Quốc cho thấy luyện tập thể lực đã giảm
46% tiến triển thành ĐTĐ sau 6 năm [63].
Theo The Finnish Diabetes Provention Study ( DPS) được công bố năm
2001, nghiên cứu trên 522 người quá cân bị IGT chia làm 2 nhóm can thiệp
bằng thay đổi lối sống, hoạt động thể lực và nhóm chứng, thời ian theo dõi là
3,2 năm. Kết quả cho thấy nhóm can thiệp đã giảm được 58% nguy cơ phát
triển thành ĐTĐ type 2 so với nhóm chứng [64].
1.3.2. Giảm cân
Mục tiêu thay đổi hành vi lối sống được đặt lên hàng đầu vì nó an toàn
và hiệu quả trong kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim
mạch. Người mắc tiền ĐTĐ nên giảm cân nặng từ 5 đến 10% và về lâu dài nên
duy trì mức cân nặng này, sử dụng các chiến lược như tự theo dõi, đặt mục tiêu
điều trị khả thi, từng bước một, kiểm soát các tác nhân kích thích [10].
Theo The Finnish Diabetes Prevention Study, được công bố năm 2001,
nghiên cứu trên 522 người thừa cân bị IGT được xếp ngẫu nhiên vào nhóm
chứng hoặc vào nhóm can thiệp bằng thay đổi lối sống. Những người trong
nhóm can thiệp tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn giảm cân để đạt được giảm trên
5% trọng lượng cơ thể, và tăng mức hoạt động thể lực vừa phải ít nhất 30
phút/ngày, 5 lần/tuần. Các đối tượng nghiên cứu được làm nghiệm pháp dung
nạp glucose hàng năm để xác định tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2, thời gian theo dõi là
3,2 năm. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc mới ĐTĐ hàng năm ở nhóm chứng là
7,8%, ở nhóm can thiệp lối sống tích cực đã làm giảm 58% nguy cơ tiến triển
thành ĐTĐ type 2 (p < 0,001) [59].
1.3.3. Điều chỉnh chế độ ăn
19
Chế độ ăn hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường và các dạng đường ăn vào
hàng ngày cũng góp phần quan trọng để phòng tránh tiền ĐTĐ và dự phòng
tiến triển đến ĐTĐ [7], [10].
Chế độ ăn của bệnh nhân béo phì được khuyến cáo giảm 25 – 30% nhu
cầu năng lượng hàng ngày, chế độ ăn không quá 1200 Kcal/ngày, không ảnh

hưởng đến chế độ sinh hoạt hang ngày của bệnh nhân, thành phần các chất
cũng cân bằng để cung cấp 50% glucid, 30% lipid, 20% protid. Đối với bệnh
nhân có cân nặng bình thường thì cung cấp khoảng 1500 – 1600 Kcal/ngày và
thành phần : 50 – 60% glucid, 25 – 35% lipid, 15 – 20% protid. Các loại
đường hấp thu nhanh phải giảm thiểu hay loại trừ [33].
Trong một nghiên cứu dịch tễ tại Uganda tác giả Tuomilelito và Knower
W.C cho thấy trong khẩu phần ăn có hàm lượng chất xơ cao sẽ làm giảm
glucose máu ở những người mắc RLDNG, từ đó làm giảm nguy cơ tiến triển
từ RLDNG thành ĐTĐ type 2 [7].
P. Jean Ho và Jonh R.Turtle nghiên cứu trên khẩu phần ăn của những
người RLDNG cho thấy nếu giảm 25 đến 30% chất béo trong khẩu phần ăn sẽ
giảm đáng kể nguy cơ chuyển từ RLDNG thành ĐTĐ tới 30% [46].
Kết quả nghiên cứu của Pereira và Ludwig cũng cho kết quả tương tự,
với chế độ ăn ít chất béo làm giảm cân dẫn tới tăng nhạy cảm insulin, giảm
đường máu đói và giảm đường máu 2 giờ sau ăn, làm giảm nguy cơ mắc tiền
ĐTĐ và bệnh ĐTĐ [7].
1.3.4. Bỏ thuốc lá, rượu
Thuốc lá và rượu có ảnh hưởng đến đường máu. Do vậy, việc bỏ thuốc lá
và rượu sẽ giúp cơ thể kiểm soát đường huyết tốt hơn, từ đó giảm được nguy
cơ phát triển thành tiền ĐTĐ [6],[7],[10],[11].
20
Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ĐTĐ gấp đôi người không hút thuốc
lá. Ngoài ra, hút thuốc lá còn là nguy cơ cao gây ra các bệnh về hô hấp, tim
mạch, tiêu hóa và các bệnh cơ xương khớp [6]. Theo nghiên cứu của Minami
và cộng sự cho thấy hút thuốc lá có ảnh hưởng xấu đến HA. Nếu người
nghiện thuôc lá ngừng hút sau 24 giờ thì HA đã được cải thiện. Nếu người
ĐTĐ mà hút thuốc thì nguy cơ về biến chứng tim mạch sẽ tăng lên rất nhiều
lần [53]. Mann J (2001) cho rằng hút thuốc lá làm tăng tính kháng insulin, do
đó làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 [54]. Theo David A, Escalante và cộng
sự cho rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type2. Những

người ĐTĐ mà hút thuốc làm tăng tỷ lệ chết lên tới 30 – 40% so với người
không hút [43].
Tất cả các nghiên cứu trong và ngoài nước đều đưa một kết luận rằng,
hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐ, tăng nguy cơ biến chứng của bệnh.
Do vậy bỏ thuốc là việc làm hết sức quan trọng để góp phần phòng chống
tiến triển thành ĐTĐ.
Wei M, Gibbons nghiên cứu ảnh hưởng của rượu đến bệnh ĐTĐ cho
thấy kết quả là: những người có thói quen uống nhiều rượu có nguy cơ mắc
ĐTĐ cao gấp 2,2 đến 2,4 lần so với người không hút thuốc [68]
1.3.5. Điều trị THA, rối loạn lipid
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điều trị tăng HA và rối loạn lipid máu
sẽ làm giảm nguy cơ về tiền ĐTĐ cũng như giảm các biến chứng [10]. Theo
nghiên cứu của Tạ Văn Bình, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, tỷ lệ mắc bệnh đái
tháo đường ở nhóm có tăng huyết áp cao gấp 4 lần so với nhóm không có
cao huyết áp [7]. Theo Hoàng Kim Ước, tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn
dung nạp glucose máu ở nhóm có tăng huyết áp (10,9% và 14%), cao
hơn nhóm không có tăng huyết áp (2,5% và 9,3%). Nguy cơ bị đái tháo
đường ở nhóm tăng huyết áp cao gấp 5,22 lần so với nhóm không có tăng
21
huyết áp [39]. Theo Tô Văn Hải (2000), ở Hà Nội người bị tăng huyết áp
mắc bệnh đái tháo đường khoảng 54,79% [12]. Vì vậy điều trị tích cực tình
trạng THA và RLLP máu sẽ làm giảm nguy cơ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ.
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới có nhiều thống kê về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ và tình trạng tiền
ĐTĐ cũng như nhiều nghiên cứu về các biện pháp phòng chống tiền ĐTĐ
tiến triển thành ĐTĐ đã được công bố.
Tại Hoa Kỳ, số liệu theo National Diabetes Fact Sheet 2011 [55]:
- Có tổng số 25,8 triệu người mắc ĐTĐ, chiếm 8,3% dân số.
- Đã được chẩn đoán 18,8 triệu người.

- Chưa được chẩn đoán là 7 triệu người.
- Tiền ĐTĐ là 79 triệu người.
- Năm 2010, phát hiện mắc mới là 1,9 triệu người trên 20 tuổi.
Ở Singapore, theo NHS 2004, có tới 12 % dân số ở tuổi từ 18 đến 69 bị tiền
ĐTĐ [56].
Ở Trung Quốc, theo một nghiên cứu năm 2008 trên 45000 người dân tuổi
từ 20 trở lên thỉ tỷ lệ tiền ĐTĐ là 15,5% [25].
Tại Hàn Quốc, theo nghiên cứu của Lee JE và cộng sự tại thành phố
Dalseong-Gun năm 2003 với 1773 người trưởng thành khỏe mạnh cho thấy tỷ
lệ ĐTĐ l2,2%, tiền ĐTĐ là 22,7%. Sự phổ biến của tiền ĐTĐ tăng theo tuổi
và đạt đỉnh là 25,5% trong nhóm tuổi từ 50 đến 59 [52].
Theo một nghiên cứu vừa được công bố vào tháng 5 năm 2012,
Jayawardena R, Ranasinghe P, Byrne NM, Soares MJ và cộng sự nghiên cứu về
sự phổ biến của tiền ĐTĐ và ĐTĐ ở vùng Nam Á đã thống kê trong vòng 20
năm, từ 1980 đến 2010, theo các báo cáo mới nhất ở các quốc gia , kết quả
cho thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ : ĐTĐ như sau : Bangladesh 4,7%: 8,5% (2004-2005;
22
nông thôn), Ấn Độ 4,6%: 12,5% (2007; nông thôn), Man-đi-vơ-3.0% : 3,7%
(2004, toàn quốc), Nepal 19,5%: 9,5% (2007, đô thị), Pakistan 3,0%: 7,2%
(2002, nông thôn), Sri Lanka-11,5%: 10,3% (2005-2006, toàn quốc) . Dân cư
ở đô thị có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Một xu hướng ngày càng tăng trong tỷ lệ
mắc bệnh tiểu đường đã được quan sát trong thành thị / nông thôn Ấn Độ và
nông thôn Sri Lanka. Chỉ số epidemicity bệnh tiểu đường giảm với tỷ lệ ngày
càng tăng của bệnh tiểu đường tại các quốc gia. Đã được nhìn thấy Một chỉ số
epidemicity cao ở Sri Lanka (2005/2006-52.8%), trong khi đối với các nước
khác, chỉ số epidemicity tương đối thấp (nông thôn Ấn Độ 2007-26,9%; đô thị
Ấn Độ 2002/2005-31.3%, thành thị và Bangladesh- 33,1%). Nghiên cứu đã
đưa ra kết luận rằng ĐTĐ là một đại dịch ở vùng Nam Á với sự gia tăng
nhanh chóng trong hai thập niên qua. Nghiên cứu đã kêu gọi một chiến lược
khẩn cấp để phòng chữa đại dịch này [49].

Theo The Finnish Diabetes Prevention Study, được công bố năm 2001,
nghiên cứu trên 522 người thừa cân bị IGT được xếp ngẫu nhiên vào nhóm
chứng hoặc vào nhóm can thiệp bằng thay đổi lối sống. Những người trong
nhóm can thiệp tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn giảm cân để đạt được giảm trên
5% trọng lượng cơ thể, và tăng mức hoạt động thể lực vừa phải ít nhất 30
phút/ngày, 5 lần/tuần. Các đối tượng nghiên cứu được làm nghiệm pháp dung
nạp glucose hàng năm để xác định tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2, thời gian theo dõi là
3,2 năm. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc mới ĐTĐ hàng năm ở nhóm chứng là
7,8%, ở nhóm can thiệp lối sống tích cực đã làm giảm 58% nguy cơ tiến triển
thành ĐTĐ type 2 (p < 0,001) [59].
Theo The Da Qing Study, nghiên cứu trên 577 người mắc IGT và thừa
cân ở thành phố Da Qing của Trung Quốc, được chia ngẫu nhiên vào 4 nhóm:
nhóm 1 – nhóm chứng, nhóm 2 – chỉ bằng chế độ ăn, nhóm 3 – chỉ bằng chế
độ hoạt động thể lực, nhóm 4 – cả chế độ ăn và tập luyện thể lực. Kết quả
23
nghiên cứu cho thấy tất cả các đối tượng được can thiệp chỉ bằng chế độ ăn,
chỉ bặng hoạt động thể lực, và kết hợp cả 2 biện pháp trên đều giảm có ý
nghĩa nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ type 2 so với nhóm chứng là 36%, 39%,
47% ( p< 0,05). Tỷ lệ nguy cơ ĐTĐ type 2 giảm chung là 40,7%, không có sự
khác biệt trong việc giảm nguy cơ giữa các nhóm can thiệp [38].
Theo Tuomilehto J, Phần Lan, nghiên cứu trên 522 người béo phì mắc
IGT, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm chứng và nhóm can thiệp bằng chế
độ ăn và luyện tập thể lực. Kết quả cho thấy sau thời gian nghiên cứu trung
bình 3,2 năm, nhóm can thiệp giảm tới 58% nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ so
với nhóm chứng [66].
Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu được công bố về biện pháp
phòng chống tiền ĐTĐ tiến triển thành ĐTĐ bằng thuốc. Diabetes Prevention
Program tiến hành trên 3234 người béo phì mắc IGT, được chia làm 3 nhóm :
nhóm 1 – tích cực điều chỉnh lối sống bằng chế độ ăn và tập thể dục, nhóm 2
– dùng metformin, nhóm 3 – dùng giả dược. Sau thời gian nghiên cứu trung

bình là 2,8 năm, nhóm tích cực điều chỉnh lối sống giảm được tới 58% nguy
cơ tiến triển thành ĐTĐ type 2 so với nhóm dùng giả dược, trong khi nhóm
dùng metformin giảm được 31% nguy cơ [42].
Chiasson JL nghiên cứu trên 1429 người có IGT, chia làm 2 nhóm :
nhóm 1 uống acarbose là một thuốc ức chế men glucosidase làm chậm hấp
thu đường vào máu, nhóm 2 uống giả dược. Sau thời gian nghiên cứu trung
bình là 3,3 năm, nhóm uống acarbose giảm được nguy cơ tiến triển thành
ĐTĐ type 2 đến 36% [41].
1.4.2 Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội, tỷ lệ của
bệnh ĐTĐ và tình trạng bệnh lý tiền ĐTĐ trong 10 năm qua có xu hướng tăng
nhanh. Tuy nhiên những số liệu về bệnh ĐTĐ mới chỉ giới hạn ở một số
24
thành phố lớn, những số liệu về tiền ĐTĐ cũng như các yếu tố nguy cơ của
tiền ĐTĐ thì còn rất hạn chế.
- Nghiên cứu của bệnh viện Nội tiết TW trên phạm vi toàn quốc năm 2001 thì tỷ
lệ ĐTĐ tại 4 tỉnh TP lớn của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ
Chí Minh) trong lứa tuổi 30-64 là 4,0%, tỷ lệ tiền ĐTĐ là 5,1%. Tỷ lệ đối tượng
điều tra có các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ là 38,5%. Cũng qua số liệu điều
tra, số bệnh nhân ĐTĐ không được chẩn đoán là 44% [2].
- Điều tra toàn quốc năm 2002, tỷ lệ bệnh ĐTĐlứa tuổi 30-64 của VN là 2,7%,
tỷ lệ tiền ĐTĐ là 7,3%, riêng khu vực thành thị và khu công nghiệp tỷ lệ bệnh
ĐTĐ là 4,4%.Tỷ lệ bệnh nhân chưa được chẩn đoán bệnh là 64,6% [2].
Qua nghiên cứu một số tỉnh thành khác đã thu được kết quả như sau:
- Cao Bằng (2004), tỷ lệ ĐTĐ là 6,8%. Tỷ lệ rối loạn đường huyết lúc đói và
sau làm nghiệm pháp là 30,2%.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là người đến khám sức khỏe tại
khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, bệnh viện Bạch Mai, thỏa mãn đầy đủ
các tiêu chuẩn lựu chọn và loại trừ.
25

×