Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Địa 9 Tiết 44

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.14 KB, 14 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Tên đề tài:
Dạy tiết toán nhẹ nhàng và hiệu quả
(Vẽ hình chữ nhật và hình vuông).

Người thực hiện :Nguyễn Ngọc Anh .
Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội

Hà Nội 2003 - 2004


A. Lý do chọn đề tài.
Ta biết rằng, quá trình dạy học gồm việc dạy của thầy và việc học của trò. Mỗi quá
trình dạy học được xác định bởi ba thành tố cơ bản của nó là: Mục đích dạy học, nội dung dạy
học và phương pháp dạy học. Hiện nay, công cuộc đổi mới của đất nước ta đang diễn ra từng
ngày, từng giờ. Nó đòi hỏi phải có lớp người có năng lực, chủ động, sáng tạo để thích ứng với
đời sống xã hội. Vì vậy, giáo dục tiểu học của chúng ta đang đổi mới phương pháp dạy học
nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh. Nghĩa là chuyển từ hình thức: “Thầy giảng
– Trò nghe” sang “Thầy tổ chức – Trò hoạt động”.
Tổ chức một tiết học như thế nào để học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của bài
một cách nhẹ nhàng, không gò bó là vấn đề mà mỗi giáo viên tiểu học cần quan tâm, đặc biệt là
môn Toán – môn mà kiến thức trong sách vở được vận dụng rất nhiều vào thực tế cuộc sống,
nhất là các bài toán có yếu tố hình học. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài:
“Dạy tiết Toán nhẹ nhàng – hiệu quả”
(Về hình chữ nhật và hình vuông)

B. Cơ sở lý luận và thực tiễn để giải quyết.
Là giáo viên lớp 4, tôi thấy các yếu tố hình học ở chương trình Toán 4 gồm có:
1. Đoạn thẳng, đường thẳng, tia. Đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc. Vẽ
đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song.


Góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
2. Hình chữ nhật và hình vuông:
- Đặc điểm về cạnh và góc.
- Vẽ hình với kích thước cho trước.
- Tính chu vi, diện tích.
3. Biểu đồ hình đoạn thẳng và hình cột.
4. Tỷ lệ xích - Đo và vẽ đoạn thẳng trên mặt đất.
Trọng tâm các yếu tố hình học ở lớp 4 là phần hình chữ nhật và hình vuông với các vấn
đề:
- Tính chất (hay còn gọi là đặc điểm) của hình chữ nhật và hình vuông.
- Chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông.
Việc nắm chắc các khái niệm, quy tắc của các yếu tố hình học giúp học sinh phát triển
được nhiều năng lực trí tuệ; rèn luyện được nhiều đức tính và phẩm chất tốt như: cẩn thận, cần
cù, chu đáo, khéo léo, ưa thích sự chính xác, làm việc có kế hoạch… Nhờ đó mà học sinh có
thêm tiền đề để học các môn khác ở tiểu học được tốt như: Tập viết, chính tả, mỹ thuật.
Thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh dễ dàng nắm được tính chất của hình chữ nhật và
hình vuông nhưng khi thực hành vào các bài tập cụ thể để nhận biết hình lại lúng túng (nhiều
khi sai).
Ví dụ: Bài toán nói rằng: “Một hình tứ giác có 4 cạnh bằng nhau thì đó là hình vuông”.
Điều đó đúng hay sai? Nhiều học sinh đã vội vàng trả lời là đúng.
Công thức tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình vuông nắm chắc chắn nhưng
khi giải các bài toán đố ghi tên đơn vị đo diện tích mét vuông (m
2
) học sinh lại viết là mét (m).
Nguyên nhân do chưa hiểu kỹ về đơn vị đo đọ dài và đơn vị đo diện tích. Vì vậy, việc hình thành
khái niệm sao cho hấp dẫn thu hút học sinh tránh những sai lầm là việc làm quan trọng.
Trong bài viết này, tôi xin trình bày cụ thể phương pháp giảng dạy mới của một số tiết
dạy (về hình chữ nhật và hình vuông) mà tôi cho là hiệu quả với học sinh – tránh được những
sai lầm nêu trên.
C. Quá trình triển khai thực hiện đề tài.

Các tiết dạy về hình chữ nhật và hình vuông ở lớp 4 được sắp xếp như sau:
- Hình chữ nhật: tiết 59
- Hình vuông: tiết 60
- Chu vi: tiết 70
- Chu vi hình chữ nhật: tiết 71
- Chu vi hình vuông: tiết 72
- Diện tích của một hình: tiết 101
- Diện tích hình chữ nhật: tiết 104
- Diện tích hình vuông: tiết 105
Phương pháp giảng dạy là thông qua các hoạt động thực hành (như đo, vẽ, cắt, gấp,
xếp….. hình) để giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của từng tiết học và mối quan hệ
hình học giữa các hình. Vì vậy, trong mỗi tiết dạy tôi đã cố gắng tổ chức các hoạt động thực
hành, đảm bảo 100% học sinh tham gia.
1. Dạy bài: Hình chữ nhật.
* Hình chữ nhật học sinh đã được làm quen ở lớp 2, lớp 3. Yêu cầu của tiết học là học
sinh nắm được các đặc điểm về cạnh và góc của hình. Để giúp học sinh nắm được “Hình chữ
nhật có hai chiều dài bằng nhau, hai chiều rộng bằng nhau và có bốn góc vuông” tôi đã chuẩn bị
các hình chữ nhật có kích thước khác nhau đưa cho mỗi nhóm (4 học sinh) với yêu cầu:
- Đo các cạnh của hình chữ nhật – ghi số liệu cụ thể.
Qua đó học sinh rút được đặc điểm về cạnh.
- Đo các góc của hình chữ nhật – dùng ê ke đo.
Qua đó học sinh rút được đặc điểm về góc.
* Việc nắm các đặc điểm về cạnh và góc của hình chữ nhật với học sinh rất dễ dàng
nhưng để vận dụng vào nhận biết một hình có đúng là hình chữ nhật không thì nhiều học sinh
còn phán đoán chậm, có khi sai. Biết được điều này nên sau khi học sinh rút ra được các đặc
điểm của hình chữ nhật, tôi đã nhấn
mạnh: “Đặc điểm của hình chữ nhật cũng là căn cứ (điều kiện) để xét xem một hình có
đúng là hình chữ nhật không”.
* Dựa vào đặc điểm tâm lý của học sinh “Vốn ham hiểu biết, ưa hoạt động” nên tôi kích
thích sự tìm tòi của các em bằng cách đưa ra các bài tập dưới dạng câu đố để thu hút sự suy

nghĩ, tìm ra lời giải đáp đúng. Các bài luyện được làm theo mức độ từ dễ đến khó.
Cụ thể:
- Bài tập 1: Giao cho các nhóm những hình sau: (được cắt từ giấy đề can màu sắc
đẹp).





Yêu cầu:
+ Hãy kiểm tra xem trong các hình đó đâu là hình chữ nhật?
+ Hãy giơ hình chữ nhật của nhóm mình? (gắn vào bảng gài trước khi giơ).
Bài tập này mỗi học sinh trong nhóm phải tự đo một mình để kiểm tra.
- Bài tập 2: Hình thức câu đố (chép trên bảng).
Nói rằng: “Một hình chữ nhật có 4 cạnh với độ dài là 5cm, 1/5dm, 1/2dm, 2cm”. Điều
đó đúng hay sai? Vì sao?
+ Học sinh trong nhóm cùng thảo luận để giải câu đố.
1
2
3 4
+ Đáp: Hình đó đúng là hình chữ nhật vì một hình chữ nhật có hai chiều dài bằng nhau,
hai chiều rộng bằng nhau.
1/2dm = 5cm; 1/5dm = 2cm.
+ Giáo viên nhấn mạnh: Hình này đã là hình chữ nhật, cô muốn kiểm tra kỹ năng đổi
của các con.
- Bài tập 3: Cùng tiến hành dưới hình thức câu đố
Nói rằng: “Một hình tứ giác có hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau thì
đó là hình chữ nhật”. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?
+ Học sinh thảo luận nhóm để giải câu đố.
+ Đáp: Hình đó không phải là hình chữ nhật vì thiếu điều kiện về góc (4 góc chưa chắc

đã là góc vuông).
+ Giáo viên yêu cầu tiếp: Tìm trong các hình ở bài tập 1, hình nào giống như hình ở câu
đố này? (học sinh sẽ tìm ra hình 1 và gắn vào bảng gài).
Qua bài này, tôi nhấn mạnh: Một hình chữ nhật thì phải có hai cạnh dài bằng nhau, hai
cạnh ngắn bằng nhau. Nhưng một tứ giác có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau
thì chưa chắc đã là hình chữ nhật.
* Như ở bài tập 1, học sinh chỉ cần đo kiểm tra về góc và cạnh để tìm đúng hình. ở bài
tập 2, 3 đòi hỏi khả năng tư duy; học sinh muốn giải đúng câu đố cần phải đổi đúng, suy luận
đúng.
2. Dạy bài: Hình vuông.
* Để giúp học sinh nắm được đặc điểm của hình vuông “có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng
nhau” tôi cũng tiến hành tương tự như dạy bài hình chữ nhật.
* Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em học chu vi, diện tích của hình chữ nhật và
hình vuông sau này tôi đã cho học sinh so sánh hình vuông – hình chữ nhật để thấy chúng đều
có 4 góc vuông, nhưng 4 cạnh của hình vuông thì bằng nhau còn các cạnh của hình chữ nhật
bằng nhau từng đôi một (hai cạnh đối). Vì vậy, có thể nói: “Hình vuông là trường hợp đặc biệt
của hình chữ nhật khi chiều dài và chiều rộng bằng nhau”.
* Phần luyện tập: Tôi phát chô mỗi nhóm các hình sau:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×