TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài : Nghiên cứu quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2008 tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tỉnh Quảng Ninh.
Tác giả luận văn: Hoàng Vĩnh Khuyến
Khóa: 2010 A
Người hướng dẫn: TS Lê Hiếu Học
Nội dung tóm tắt
a) Lý do chọn đề tài
Xây dựng và áp dụng HTQLCL trong hoạt động của các cơ quan hành chính
nhà nước là một biện pháp quan trọng trong Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính của
nước ta hiện nay. HTQLCL ISO 9001:2008 đã góp phần tích cực trong việc thực hiện
cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục
hành chính cho tổ chức, công dân.
Việc nghiên cứu quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008
tại Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng Quảng Ninh” sẽ giúp tìm hiểu rõ hơn về
chuyên ngành Quản trị chất lượng được áp dụng trong quá trình cung cấp dịch vụ
hành chính công của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tỉnh Quảng Ninh, qua
đó có những đề xuất, kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả của việc áp dụng HTQLCL
của đơn vị nói riêng và các cơ quan hành chính Nhà nước của Tỉnh nói chung.
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận về chất lượng, quản lý chất lượng
và HTQLCL. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích quá trình áp dụng HTQLCL ISO
9001:2008 tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tỉnh Quảng Ninh để đề xuất
các giải pháp để phát huy và duy trì việc áp dụng HTQLCL tại đơn vị.
c) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
Với khuôn khổ nội dung đề tài, luận văn được kết cấu thành 3 phần và đã đạt
được những kết quả sau:
Chương 1: Luận văn đã trình bày cơ sở lý thuyết về quản lý chất lượng và hệ
thống quản lý chất lượng, quá trình hình thành và phát triển của hệ thống QLCL ISO
9000, những lợi ích có được của tổ chức khi triển khai áp dụng HTQLCL theo tiêu
chuẩn ISO 9001:20018.
Chương 2: Phân tích quá trình xây dựng, công tác tổ chức thực hiện và áp dụng
HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng tỉnh Quảng Ninh; những kết quả đạt được sau quá trình áp dụng, những tồn tại
hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại đó.
Chương 3: Đề xuất những giải pháp kết hợp để duy trì và nâng cao hiệu quả việc
áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong quá trình hoạt động của
Chi cục.
d) Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cơ sở lý luận, luận cứ lý thuyết về Quản lý chất lượng;
- Phương pháp phân tích thu thập và xử lý số liệu từ thực tiễn áp dụng
HTQLCL ISO 9001:2008 tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tỉnh Quảng
Ninh kết hợp tham khảo ý kiến của các chuyên gia để phân tích, đánh giá về quá trình
triển khai áp dụng và hoàn thiện HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Chi cục
- Phương pháp tiếp cận phân tích so sánh và tổng hợp: phân tích các yếu tố tác
động, đánh giá thực trạng và nguyên nhân để đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu
quả áp dụng HTQLCL ISO 9001:2008 vào hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính
công của Chi cục.
e) Kết luận:
HTQLCL ISO 9001:2008 là một trong những giải pháp tốt và cần thiết để
nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng tỉnh Quảng Ninh nói riêng và các cơ quan hành chính Nhà nước nói
chung. Chất lượng của dịch vụ hành chính phụ thuộc rất nhiều vào cam kết thực
hiện của Lãnh đạo; hoạt động cải tiến thường xuyên, liên tục của tổ chức.
Bên cạnh những kết quả tốt, trong quá trình vận hành thực tế của Chi cục vẫn
còn tồn tại một số hạn chế và khó khăn cần khắc phục kịp thời, cải tiến liên tục để
đảm bảo hiệu quả và tác dụng đích thực của HTQLCL.
Qua nghiên cứu này, cũng có thể rút ra bài học chung cho các cơ quan hành
chính nhà nước của Tỉnh để đẩy nhanh tiến trình xây dựng và áp dụng HTQLCL theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đang được triển khai trên phạm vi toàn Tỉnh, giúp cho các
đơn vị có cái nhìn tổng quan về xây dựng và áp dụng hệ thống cũng như những tồn tại
thường gặp trong quá trình áp dụng, những giải pháp hữu ích để duy trì và nâng cao
hiệu quả áp dụng HTQL.
Đây là một đề tài khá rộng, và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong sự nhận xét và góp ý của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!