Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5663:1992

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.88 KB, 5 trang )

TIÊU CHUẨN TCVN  5663­1992
THIẾT BỊ LẠNH
Yêu cầu an toàn
Refri g e r a t i n g  Plan t s  ­ Saf e t y  req uir e m e n t s
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn trong chế tạo các 
thiết bị  của hệ  thống lạnh trong  đó môi chất làm lạnh bốc hơi và 
ngưng tụ trong chu trình kín.
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các thiết bị  lạnh đặt  
dưới hầm, trên ô tô, xe lửa, máy bay cũng như các thiết bị lạnh có môi 
chất làm lạnh là nước và không khí.
Các yêu cầu an toàn và lắp đặt, vận hành và sử  dụng thiết bị 
lạnh phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 4206­86.
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Môi chất làm lạnh được dùng trong các thiết bị lạnh phải 
phù hợp với TCVN 4206­86.
1.2. Nguyên nhân gây ra mất an toàn cho thiết bị lạnh có thể do  
sự xuất hiện của áp suất quá lớn trong chu trình lạnh, sự giòn gẫy của  
kim loại  ở nhiệt độ  thấp, sự  rò rỉ  của môi chất làm lạnh, sự  tác động 
trực tiếp của pha lỏng như thiết bị ngập nước, có chất lỏng trong máy 
nén, bôi trơn không đầy đủv.v. . . các yếu tố này cần được chú ý trong  
chế tạo và bố trí kết cấu của thiết bị lạnh.
1.3. Thuật ngữ  dùng trong tiêu chuẩn này phù hợp với TCVN  
4206­86.
2. YÊU CẦU AN TOÀN 
2.1. Tùy theo kết cấu của thiết bị lạnh, vật liệu để chế tạo các 
chi tiết và bộ phận của thiết bị lạnh phải chịu được tác dụng hóa học, 
ứng suất cơ  học và nhiệt học đồng thời phải chịu được tác dụng của  
môi chất làm lạnh, hỗn hợp giữa môi chất làm lạnh và dầu bôi trơn  
cũng như tác dụng của chất tải lạnh lỏng.
2.1.1. Kim loại đen.
a­ Các thiết bị của vòng tuần hoàn môi chất lạnh cũng như của 


vòng tuần hoàn chất tải lạnh lỏng có thể  tạo bằng gang và gang rèn 


2

chất lượng tốt. Các chi tiết được nối với các chi tiết gang đúc (ví dụ 
đường ống) không được gây ra ứng suất không cho phép.
b­ Các chi tiết chứa môi chất làm lạnh, các chi tiết của vòng 
tuần hoàn chất tài lạnh lỏng có thể  được chế  tạo bằng thép cacbon  
hoặc thép hợp kim thấp chất lượng tốt. Đối với các bộ  phận làm việc  
ở nhiệt độ thấp, thép phải có độ dai va đập thích hợp để đáp ứng được  
nhiệt độ làm việc thấp nhất của thiết bị.
c­ Thiết bị  lạnh làm việc  ở  nhiệt độ  rất thấp và áp suất môi 
chất làm lạnh rất cao và có sự ăn mòn được chế tạo bằng thép hợp kim 
cao, có độ dai va đập thích hợp và thuận tiện cho công nghệ hàn.
2.1.2. Kim loại màu và hợp kim kim loại màu.
a­ Đồng và hợp kim đồng. Chi tiết bằng đồng tiếp xúc với môi 
chất làm lạnh phải là đồng không chứa ôxy hoặc đồng khử ôxy. Không 
được dùng đồng đỏ  và hợp kim đồng đỏ  với hàm lượng đồng cao cho 
các chi tiết chứa môi chất làm lạnh là amôniắc và mêtyl fomat. Cho 
phép dùng các hợp kim đồng như  đồng thau, đồng thanh nhưng phải 
thử  độ  bền chống phá hủy của các vật liệu này đối với môi chất làm 
lạnh tiếp xúc với chúng.
b­ Nhôm và hợp kim nhôm không được dùng để  chế  tạo các 
chi tiết của thiết bị lạnh tiếp xúc với môi chất làm lạnh clorua mêtyl. 
Có thể  sử  dụng nhôm có độ  sạch cao làm đệm trong các mối nối đối  
với các môi chất làm sạch khác.
c­ Không dùng hợp kim manhê. Trong trường hợp đặc biệt có 
thể  sử  dụng hợp kim manhê thấp nhưng phải thử  cẩn thận khả  năng 
chịu đựng của vật liệu đối với môi chất làm lạnh tiếp xúc với nó.

d­ Không dùng kẽm đối với môi chất làm lạnh amôniắc, clorua 
etyl hoặc môi chất làm lạnh chứa flo.
e­ Không dùng chì đối với môi chất làm lạnh chứa flo, trừ 
trường hợp dùng để bao gói.
f.   Thiếc   và   hợp   kim   chì­   thiếc   bị   ăn   mòn   bởi   hydrôcacbon 
florua không dùng các kim loại và hợp kim này  ở  nhiệt độ  làm việc 
thấp hơn –100C.
2.1.3. Vật liệu phi kim loại.
a­ Vật liệu chèn kín cho các mối nối kín, vòng bít trên các ống 
nối phải chịu được tác dụng của môi chất làm lạnh, dầu bôi trơn máy 
lạnh cũng như  áp suất và nhiệt độ  phát sinh trong quá trình làm việc.  
Không cho phép có hiện tượng ăn mòn, gẫy, rò rỉ và sự cố cho thiết bị.


3

b­ Có thể  sử  dụng kính thủy tinh trong các chi tiết của vòng 
tuần hoàn môi chất lạnh và vòng tuần hàon chất tải lạnh lỏng, trong 
phụ  tùng, đường  ống, dụng cụ  đo chất lỏng và cửa quan sát. Chất  
lượng kính thủy tinh phải đảm bảo sao cho chịu được áp suất, nhiệt độ 
và tác dụng hóa học của môi chất làm lạnh.
c­ Chất dẻo sử  dụng trong thiết bị  lạnh phải chịu được  ứng 
suất cơ học, hóa học và ứng suất từ biết xuất hiện trong quá trình làm  
việc của thiết bị.
2.2. Các mối hàn sử  dụng hợp kim hàn cứng hoặc mềm phải  
chịu được áp suất, nhiệt độ  và tác dụng hóa học của môi chất làm 
lạnh. Hợp kim hàn mềm với thiếc là cơ sở chỉ được dùng cho các mối 
hàn chịu  ứng suất cơ  học thấp. Không cho phép dùng hợp kim hàn 
mềm cho các mối hàn làm việc ở nhiệt độ thấp hơn ­ 10oC. hợp kim hàn 
cứng được dùng cho các mối hàn chụi ứng suất cơ học cao hơn và làm 

việc ở nhiệt độ thấp hơn ­ 10oC.
2.3. Máy nén lạnh dùng môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1 có 
lượng môi chất làm lạnh được nạp lớn hơn 50 kg, dùng môi chất làm  
lạnh thuộc nhóm 2 có lượng môi chất làm lạnh được nạp lớn hơn 25  
kg và các máy nén lạnh dùng môi chất làm lạnh thuộc nhóm 3 phải 
được trang bị đồng hồ áp lực. Máy nén lạnh thể tích có tăng áp có công  
suất lớn hơn 10 KW phải được trang bị  van giảm áp. Ngoài ra với các 
máy nén lạnh có công suất lớn hơn 10 KW cần được trang bị van giới  
hạn áp suất được chỉnh định thấp hơn áp suất làm việc lớn nhất. Yêu 
cầu này cũng có thể  áp dụng cho các máy nén lạnh nhỏ  hơn khi cần  
ngắt sự tăng áp trên đường áp suất cao.
2.4. Bình chịu áp lực chứa môi chất làm lạnh phải được chế 
tạo phù hợp với qui phạm Việt Nam “Bình chịu áp lực. Kỹ  thuật an 
toàn”. Trên bình phải ghi rõ năm chế  tạo, áp suất làm việc lớn nhất,  
thể tích tịnh trong bình, môi chất làm lạnh được dùng, áp suất thử thủy  
lực, ngày thử áp suất.
Khi đưa vào sử dụng trong thiết bị lạnh bình áp lực phải có giấy  
chứng nhận về  thử  áp suất, có van giảm áp suất hoặc cơ  cấu an toàn 
áp suất khác và có cơ cấu chỉ mức chất lỏng. Đối với cơ  cấu chỉ mức  
chất lỏng, kiểu  ống thủy tinh phải có van khóa tự  động để  tránh nguy 
hiểm cho người quan sát khi ống thủy tinh bị vỡ.
2.5. Đườnng ống và nối ống trong thiết bị lạnh được chế tạo từ 
vật liệu tương tự  như  vật liệu chế  tạo bình áp lực và phải tuân theo  
qui phạm “kỹ thuật an toàn đường ống dẫn hơi nước và nước nóng. Có  
thể dùng ống thép không hàn và ống thép hàn, ống ồ«người song chúng 


4

phải đáp  ứng được các yêu cầu về  áp suất,  ứng suất nhiệt trong quá 

trình làm việc của thiết bị và thích hợp với nmôi chất làm lạnh được sử 
dụng. Có thể nối ống bằng hàn, hàn với chất hàn cứng hoặc mềm, tán,  
ghép ren. Mối nối phải bền, kín”, không cho phép có sự  rò rỉ  khí hoặc 
chất lỏng qua mối nối.
Để  tránh nguy hiểm, khi có rò rỉ  môi chất làm lạnh cần bốt trí 
các van khóa trên đường ống. Các van này không được tự độc tác động 
khi các thiết bị lạnh đang làm việc.
2.6. Để phòng cháy, thiết bị lạnh cần có đường ống xả  cấp cứu 
được điều khiển bằng van khóa để  có thể  nhanh chóng xả  môi chất  
làm lạnh. Mối nối của đường  ống này phải được bối trí  ở  bên trên  
mức chất lỏng. Van khóa phải được đặt trong hộp kín có mặt kính, có  
thể  đập vỡ  được khi   cần thiết với dòng chữ  “cấp cứu hỏa hoạn”.  
Trong hộp còn có địa chỉ  và số  điện thoại của cơ  quan cứu hộ. Cần  
đặc biệt chú ý đề phòng sự đóng băng của mội chất làm lạnh lỏng ( ví 
dụ trong bộ phận bốc hơi) và đảm bảo xả an toàn một khối lượng lớn 
môi chất làm lạnh, rồi ngừng lại tức khắc.
2.7. Thiết bị lạnh sau khi chế tạo phải được thử  bền và thử  kín 
tại cơ sở chế tạo.
2.7.1. Thử  bền sau chế  tạo được tiến hành với chất thử   ở  thể 
lỏng. Khi thử  với áp suất được cho dưới đây không cho phép có biến  
dạng dư, nứt vỡ các chi tiết và bộ phận của thiết bị lạnh.
­ Đối với các chi tiết đúc bằng gang và các kim loại khác, áp suất  
thử tối thiểu phải bằng 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất.
­ Đối với các chi tiết bằng thép kết cấu và các kim loại cán, kéo 
khác, áp suất thử tối thiểu phải bằng 1,3 lần áp suất làm việc lớn nhất.
2.7.2. Thử  kín sau chế  tạo được tiến hành với chất khí không  
nguy hiểm (ví dụ  không khí)  ở  áp suất không nhỏ  hơn áp sáu6t làm  
việc lớn nhất nhưng không vượt quá 1, áp súât làm việc lớn nhất.
2.8. Nguồn cung cấp điện cho thiết bị lạnh phải được bố  trí sau 
cho có thể đóng hoặc cắt độc lập đối với nguồn cung cấp điện cho các  

thiết bị khác, cho hệ thống chiếu sáng, bào động và théi6t bị thông gió.
2.9. Thiết bị điện phải tuân theo TCVN 4579­89 về nối đất. Các 
động cơ  điện được sử  dụng phải có khả năng chống gây nổ  khi có sự 
cố. Vận hành các thiết bị điện, phải tuân theo các quy tắc vận hành các  
thiết bị điện.


5

Phải có đèn báo hiệu hoạt động của thiết bị lạnh, đèn này được 
lắp độc lập, dùng nguồn điện 1 chiều, điện áp thấp.
2.10. Người chế  tạo thiết bị  lạnh phải cung cấp cho người sử 
dụng tài liệu hướng dẫn sử dụng gồm các nội dung:
­ Tên, địa chỉ và số điện thoại của người chế tạo thiết bị lạnh.
­ Mô tả về máy và thiết bị cùng với sơ đồ  vòng tuần hoàn môi  
chất làm lạnh và sơ đồ điện, áp suất làm việc lớn nhấ.
­ Hướng dẫn chi tiết về khởi động và dừng thiết bị.
­ Thông   báo   về   những   hỏng   hóc   thường   gặp   và   cách   khắc 
phục.
­ Hướng dẫn sử  dụng thiết bị  bảo vệ. Hướng dẫn bảo quản  
thiết bị.
­ Hướng dẫn về những chỉ báo có thể gây nguy hiểm cho thiết 
bị lạnh.
­ Hướng dẫn về  môi chất làm lạnh và yêu cầu cho vận hành 
bình thường.
­ Hướng dẫn về  thay thế  môi chất làm lạnh trong trường hợp 
có thể.




×