LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu
khoa học độc lập của tác giả. Các
số liệu, minh chứng công bố trong
luận án là trung thực, chính xác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
ThS. Nguyễn Thanh Bình
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUẨN BỊ NGUỒN
NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG VIỆT
NAM
1.1.
Quan niệm về nguồn nhân lực cho công nghiệp quốc phòng Việt
Nam
1.2.
Quan niệm, đặc điểm chi phối và những vấn đề có tính quy luật
chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp quốc phòng Việt
Nam
1.3.
Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp
quốc phòng ở một số nước trên thế giới và bài học đối với
Việt Nam
Chương 2 THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ NGUỒN NHÂN LỰC
CHO CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG VIỆT NAM
2.1.
Thành tựu cơ bản trong chuẩn bị nguồn nhân lực cho công
nghiệp quốc phòng Việt Nam
2.2.
Những hạn chế trong chuẩn bị nguồn nhân lực cho công
nghiệp quốc phòng Việt Nam hiện nay
2.3.
Những vấn đề đặt ra
Chương 3 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU CHUẨN BỊ NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG
NGHIỆP QUỐC PHÒNG VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI
3.1.
Một số quan điểm cơ bản chuẩn bị nguồn nhân lực cho
công nghiệp quốc phòng Việt Nam thời gian tới
3.2.
Giải pháp chủ yếu chuẩn bị nguồn nhân lực cho công
nghiệp quốc phòng Việt Nam thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
3
8
23
23
32
46
67
67
87
101
109
109
121
160
163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
164
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
TT
1
2
3
Tên bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Trang
77
77
78
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Chữ viết đầy đủ
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Công nghiệp quốc phòng
Khoa học, công nghệ
Lực lượng sản xuất
Nghị quyết Trung ương
Nguồn nhân lực
Quan hệ sản xuất
Tư liệu sản xuất
Xã hội chủ nghĩa
Chữ viết tắt
CNH, HĐH
CNQP
KH,CN
LLSX
NQ/TW
NNL
QHSX
TLSX
XHCN
3
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
“Chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp quốc phòng Việt Nam
hiện nay” là một luận án tiến sĩ được nghiên cứu dưới góc độ chuyên
ngành Kinh tế chính trị.
Đề tài luận án là một vấn đề mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đang
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhằm cung cấp luận cứ khoa
học cho Chính phủ, Bộ Quốc phòng và các lực lượng có liên quan thực hiện
việc chuẩn bị NNL cho CNQP Việt Nam, từng bước đưa CNQP nước ta phát
triển trong thế kỷ XXI, đáp ứng nhu cầu sản xuất quân sự, phục vụ trực tiếp
nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại”, sẵn sàng phục vụ nhu cầu chiến tranh nhân dân
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Luận án có kết cấu gồm: Phần mở đầu, 3 chương, 8 tiết, danh mục
tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo. Nội dung chính của luận án là
tập trung phân tích, luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, đánh giá th ực
trạng, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
cần phải giải quyết trong chuẩn bị NNL cho CNQP Việt Nam. Trên cơ sở
đó, đề xuất các quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu để thực hiện có hiệu
quả việc chuẩn bị NNL cho phát triển CNQP Việt Nam thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu của luận án chủ yếu tập trung vào vấn đề
chuẩn bị NNL cho CNQP nòng cốt do Bộ Quốc phòng, Tổng cục CNQP
quản lý. Trong quá trình ti ến hành khảo sát thực trạng, nghiên cứu sinh
gặp nhiều khó khăn do yêu cầu của bí mật quân sự, bí mật sản xuất quân
sự; tư liệu, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu chưa có nhiều trên
phương diện thông tin khoa học. Do v ậy, k ết qu ả nghiên cứu của luận án
sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả luận án mong
4
nhận được sự giúp đỡ, góp ý của Thầy hướng dẫn, các nhà khoa học, các
đồng nghiệp để nghiên cứu sinh hoàn thành mục tiêu đào tạo.
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Hiện nay, hoà bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn trên thế
giới; nhưng tình hình tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều
bất trắc, khó lường, nhất là khu vực châu Á Thái Bình Dương. Toàn cầu
hoá và cách mạng KH,CN, trong đó có KH,CN nghệ quân sự đang từng
bước phát triển mạnh mẽ. Các nước công nghiệp phát triển đẩy mạnh sản
xuất vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại, cho ra đời nhiều loại vũ khí mới.
Chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao ngày càng có tính phổ biến.
Đối với nước ta, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc có sự phát triển mới và
yêu cầu cao hơn. Xây dựng và phát triển CNQP trong điều kiện hội nhập
quốc tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Với hoàn cảnh nền kinh tế còn nghèo, CNQP quy mô
còn khiêm tốn, công nghệ lạc hậu, chúng ta phải có chiến lược rõ ràng,
bước đi cụ thể để phát triển CNQP phù hợp với điều kiện hội nhập quốc
tế.
Ngày nay, mặc dù cuộc cách mạng KH,CN ngày càng phát triển, chi
phối mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội nhưng vẫn không thay thế
được vai trò của nguồn lực con người; bởi nó là nguồn lực của mọi nguồn
lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên. Yếu tố con người giữ vai trò quyết
định trong mọi lĩnh vực và giữ vai trò quyết định nhất trong phát triển
CNQP. Nhân lực trong CNQP trực tiếp quản lý, nghiên cứu, sáng tạo, sử
dụng, khai thác, bảo quản vật chất, trang thiết bị, sản xu ất quốc phòng,
làm kinh tế, xây dựng ngành CNQP nước ta phát triển, thành một bộ phận
quan trọng của tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc gia; đồng thời là một
5
bộ phận quan trọng của công nghiệp Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự
nghiệp CNH, HĐH, xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh, góp phần
thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN. Thực tiễn nước ta th ời gian qua cho th ấy, thách
thức lớn nhất để phát triển CNQP chính là từ con người. Nhiều chủ
trương phát triển CNQP chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả; nhiều
dự án đầu tư chưa đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra đều có nguyên nhân
từ năng lực, trình độ tổ chức, tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nhân
lực CNQP.
Đ ể có NNL d ồ i dào, ch ấ t l ượ ng t ố t đáp ứ ng k ị p th ờ i s ự phát
tri ể n c ủ a CNQP trong th ời k ỳ chúng ta ch ủ đ ộ ng h ộ i nh ậ p qu ố c t ế ,
thì công tác chu ẩ n b ị NNL là m ộ t n ộ i dung quan tr ọ ng trong chi ến
l ượ c phát tri ể n CNQP.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Quân đội đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách, thực hiện nhiều biện pháp để xây dựng NNL
cho yêu cầu phát triển CNQP. Tuy nhiên, công tác này còn nhiều hạn chế
do nhận thức, cơ chế, tổ chức thực hiện còn nhiều vướng mắc, nhất là
trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định XHCN và hội nhập quốc
tế.
Vì vậy, nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất, những vấn đề có tính quy
luật giải quyết vấn đề: Chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp quốc
phòng Việt Nam hiện nay” có tính cấp thiết và có ý nghĩa thiết thực.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất một số quan
điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm chuẩn bị NNL cho CNQP Việt
6
Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị NNL cho CNQP Việt
Nam.
Đánh giá thực trạng chuẩn bị NNL cho CNQP ở nước ta thời gian qua
(cả trên phương diện văn bản pháp quy và tổ chức thực hiện); chỉ rõ nguyên
nhân, những vấn đề đặt ra cần giải quyết để chuẩn bị NNL cho CNQP Việt
Nam.
Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt
nhiệm vụ chuẩn bị NNL cho CNQP nước ta trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án: Chuẩn bị NNL cho CNQP
nòng cốt Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu vấn đề chuẩn
bị NNL cho CNQP (chủ yếu là CNQP nòng cốt do Bộ Quốc phòng, Tổng cục
CNQP quản lý) ở nước ta dưới góc độ kinh tế chính trị; các số liệu cơ bản
được tổng hợp từ CNQP nòng cốt, thời gian từ năm 2006 2014. Đề xuất các
giải pháp chuẩn bị NNL cho CNQP từ nay cho năm 2020 và định hướng đến
năm 2030.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và p hương pháp nghiên cứu của luận
án
* Cơ sở lý luận, thực tiễn
Dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, quan điểm của Đảng về vai trò của nhân tố con người trong quá
trình sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; về mối
7
quan hệ kinh tế với quốc phòng, kinh tế với chiến tranh.Kế thừa và phát
triển kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến nội dung
mà luận án nghiên cứu.
Dựa vào các báo cáo tổng kết về giáo dục đào tạo, phát triển nhân
lực của CNQP trong thời gian 2006 2014.
* Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị,
kinh tế quân sự Mác xít và các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội
nhân văn, như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học khi nghiên cứu cơ sở
lý luận; kết hợp với phương pháp lô gic, lịch sử, so sánh, phân tích, tổng
hợp, thống kê khi nghiên cứu, đánh giá thực trạng và phương pháp chuyên
gia trong toàn bộ quá trình nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng được quan niệm Chuẩn bị NNL cho CNQP Việt Nam
dưới góc độ kinh tế chính trị; xác định những vấn đề có tính quy luật trong
chuẩn bị NNL cho CNQP Việt Nam hiện nay.
Đưa ra hệ thống quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu để chuẩn bị
NNL cho CNQP Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Cung cấp luận cứ khoa học để Chính phủ, các bộ, ban, ngành tham
khảo trong hoạch định chủ trương, chính sách chuẩn bị NNL cho CNQP
nước ta hiện nay.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy, học tập một số nội dung liên quan đến bộ môn Kinh tế chính
trị, Kinh tế quân sự ở các nhà trường quân đội.
8. Kết cấu của luận án
8
Gồm: Phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu; 03 chương (8
tiết), kết luận; danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của
luận án; danh mục tài liệu tham khảo được trích dẫn và sử dụng trong luận
án.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
1.1. Nhóm các công trình khoa học bàn về vai trò của giáo dục, đào
tạo đối với phát triển nguồn nhân lực của đất nước
Giáo dục, đào tạo phát triển con người có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Vấn đề này đã thu
hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cá nhân, tổ chức ở các nước,
tiêu biểu là các công trình như: Giáo dục thái độ cộng sản đối với lao động
của V.A. XuKhômLinXki (Nga) [110]; “Cải cách giáo dục chìa khoá để
9
phát triển mạnh mẽ nền kinh tế” của N. Bôrépxkaia [3]; “Triển vọng của
giáo dục trong thế giới đang thay đổi” của E. Semennovich Demidenco [68];
“Đổi mới giáo dục Thái Lan những chiến lược đổi mới đầy khả năng
cạnh tranh” của Nipone Sookpreedee [67].
Trong đó, “Giáo dục thái độ cộng sản đối với lao động” của V.A Xu
KhômLinXki (Nga) là một cuốn sách giáo dục chính trị, xuất bản trong giai
đoạn Liên Xô đang thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một trong các nội
dung cơ bản của cuốn sách đề cập đến sự cần thiết phải giáo dục cho học
sinh, sinh viên lòng yêu lao động một phẩm chất quan trọng góp phần hình
thành giá trị lao động của họ trong tương lai. Tác giả còn cho rằng: thông qua
các hình thức học ngoại khoá, hoạt động lao động tập thể kết hợp với hoạt
động tuyên truyền giáo dục của nhà trường để hình thành phẩm chất yêu lao
động và sự trưởng thành về đạo đức cho học sinh. Mặc dù vậy, do hạn chế
về mặt lịch sử, nội dung cuốn sách chưa đề cập đến giáo dục lý tưởng cống
hiến cho thế hệ trẻ trong nền kinh tế thị trường, chưa giải quyết hài hoà mối
quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ của con người. Tuy nhiên, một số nội
dung trong cuốn sách này cũng là những gợi ý cần thiết để xây dựng các quan
điểm, giải pháp phát triển NNL trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN hiện nay.
“Đổi mới giáo dục Thái Lan những chiến lược đổi mới đầy khả
năng cạnh tranh” của Nipone Sookpreedee đã trình bày khái quát tình hình
phát triển giáo dục, đào tạo ở Thái Lan vào những năm cuối của thế kỷ XX
và thực tế hiện nay. Tác giả chỉ rõ những vấn đề được Chính phủ Thái Lan
quan tâm giải quyết là đổi mới giáo dục, đào tạo; cải cách hơn nữa hệ
thống giáo dục của đất nước; tiến hành đổi mới phương pháp dạy và học;
thông qua nhiều chương trình, đề án để đổi mới chức năng quản lý giáo
dục từ Trung ương đến địa phương. Tác giả làm rõ hệ thống giáo dục hiện
10
nay của Thái Lan được đặt nền móng trong Hiến pháp năm 1997 và Bộ luật
Giáo dục quốc gia năm 1999. Những quy định trong các văn bản này đã
khuyến khích giáo dục Thái Lan phát triển với một cơ cấu rộng rãi hơn để
hướng tới mục đích đưa Thái Lan trở thành một xã hội học tập, nâng cao
tính công bằng về cơ hội và chất lượng đời sống của người dân. Theo đó,
Thái Lan tập trung xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo theo
hướng nâng cao chất lượng, thực hiện tiêu chuẩn và kiểm định chất lượng
giáo dục, gắn lý thuyết với thực hành, mở rộng các hình thức giáo dục, đào
tạo gồm cả các chương trình phát thanh và truyền hình giáo dục, đặc biệt
coi trọng phát triển NNL chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của
đất nước.
Các công trình khoa học “Cải cách giáo dục chìa khoá để phát triển
mạnh mẽ nền kinh tế” của N. Bôrépxkaia; “Triển vọng của giáo dục
trong thế giới đang thay đổi” của E. Semennovich Demidenco đã tập trung
chỉ rõ sự cần thiết phải đổi mới, cải cách nền giáo dục ở Nga cho phù
hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Các tác giả đặc biệt nhấn
mạnh đến vai trò của giáo dục đại học, đào tạo NNL chất lượng cao cho
đất nước; định hướng giáo dục đào tạo gắn với hoạt động của quy luật
cung cầu trong thị trường lao động. Đồng thời, hai tác giả còn trình bày
các vấn đề về lịch sử giáo dục ở một số quốc gia; về vai trò quan trọng
của giáo dục hiện đại đối với sự phát triển NNL để phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Tuy nhiên, các công trình khoa học này chỉ là những tài
liệu để nghiên cứu sinh tham khảo xây dựng cơ sở khoa học chuẩn bị
NNL cho CNQP nước ta.
1.2. Nhóm các công trình khoa học bàn về đào tạo phát triển nguồn
nhân lực cho công nghiệp quốc phòng
11
Liên quan đến vấn đề này, đã có một số công trình khoa học được công
bố như: Cuốn sách: Human resources for national strength của Stanley L.Falk,
Industrial college of the armed forces Washington, D.C.1966; Classroms in the
military của Harold F.Clack and Harold S.Loan, Published for the institute
for instructional improvement, INC by the bureau of publications teachers
college, Columbia university NewYork [113]. “Một góc nhìn nhà trường,
học viện quân sự” của Lý Thìn Quang [74]. “Tổng quan về năm trường
đại học tổng hợp trong toàn quân” (Trường Đại học Khoa học Kỹ thuật
quốc phòng, Trường Đại học Công trình Vật lí, Trường Đại học Công trình
Thông tin, Trường Đại học Công trình Hải quân và Trường Đại học Công
trình Không quân) của Lăng Tường [87]. “Công nghiệp quốc phòng và hàng
không vũ trụ Đông Nam Á” của Phi Líp. Finnegan [38]; “Công nghiệp quốc
phòng I Ran” của J. Ohalloran [69].
Trong đó, Human resources for national strength của Stanley L.Falk và
Classroms in the military của Harold F.Clack and Harold S.Loan đã chỉ ra sự
cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo NNL cho CNQP ở mỗi nước,
đáp ứng nhu cầu chiến tranh hiện đại; mở rộng khả năng để đào tạo lực
lượng dự bị nhằm đáp ứng nhu cầu về NNL khi có chiến tranh xảy ra. Các
công trình tập trung bàn về việc đổi mới nội dung, chương trình và phương
pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở Quân đội Mỹ, Nga, Trung Quốc…
“Tổng quan về năm trường đại học tổng hợp trong toàn quân” đã chỉ
rõ việc quy hoạch hệ thống nhà trường quân đội phải xét đến tính chất
hoạt động quân sự trong điều kiện thời bình, thời chiến và phát huy tính
lưỡng dụng của các nhà trường quân đội để tham gia đào tạo NNL cho
CNQP, cho đất nước như Trung Quốc. Tuy nhiên, những công trình khoa
học này chưa đề cập nhiều đến đào tạo NNL cho CNQP. Đây là một
khoảng trống mà luận án có thể nghiên cứu, tìm ra kinh nghiệm của các
12
trường quân sự ở các nước trong tham gia đào tạo, phát triển NNL cho
CNQP.
Như vậy, những công trình khoa học ở nước ngoài nghiên cứu về đào tạo
NNL cho CNQP được đề cập ở những nội dung, phạm vi và mức độ khác
nhau; song tựu trung lại các công trình này đều chỉ rõ sự cần thiết phải quan
tâm đến giáo dục và đào tạo ở mọi quốc gia; về vai trò của giáo dục đại học,
đào tạo NNL chất lượng cao cho đất nước; về giáo dục lòng yêu nước, yêu lao
động và đạo đức cho học sinh, sinh viên để nâng cao chất lượng NNL. Một số
công trình tập trung phân tích về vai trò của NNL đối với sự phát triển của đất
nước và của quân đội; về đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp
giảng dạy ở các nhà trường quân đội; về sự chuyển đổi mô hình kinh tế ở Nga
sang nền kinh tế thị trường đã đặt ra yêu cầu mới về đào tạo NNL cho CNQP;
về tổ chức và hoàn thiện các nhà trường quân sự trong điều kiện thời bình
nhằm phát huy tính lưỡng dụng của các nhà trường trong đào tạo NNL cho
CNQP, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thời chiến. Nhiều công trình khoa học
khác cũng tập trung bàn đến những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo
NNL của đất nước và quân đội, chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng một hệ
thống giáo dục sát thực tế. Tuy nhiên, những công trình khoa học này chỉ đề
cập riêng lẻ, độc lập từng vấn đề về đào tạo NNL cho CNQP ở các góc độ
khác nhau, các quốc gia khác nhau, với các thể chế chính trị khác nhau; chưa có
công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở khoa học chuẩn bị
NNL cho CNQP. Vì vậy, đây là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho nghiên
cứu sinh làm rõ vấn đề nghiên cứu của luận án.
2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài
Tiêu biểu cho các công trình khoa học ở trong nước nghiên cứu liên
quan đến vấn đề chuẩn bị NNL cho CNQP Việt Nam hiện nay gồm có:
13
2.1. Nhóm các công trình khoa học bàn về vai trò nguồn lực, nguồn lực
con người trong phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay
Sách tham khảo: Nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh và bền
vững nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 2020 của Ngô Doãn Vịnh
[107]; Huy động và sử dụng các nguồn lực chủ yếu nhằm bảo đảm tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam của Võ Văn Đức [36]; Phát huy nguồn lực con
người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Vũ Bá Thể [80]; “Nguồn nhân
lực và nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý xã hội ở Việt Nam trong
tiến trình đổi mới Những vấn đề lý luận; Thực trạng nguồn nhân lực,
nhân tài của đất nước hiện nay. Những vấn đề đặt ra giải pháp” của
Nguyễn Ngọc Phú [71].
Trong các công trình đó, tác giả Ngô Doãn Vịnh , Võ Văn Đức đã luận
giải những vấn đề lý luận về khái niệm nguồn lực, nguồn lực con người và
tiến hành nghiên cứu, phân tích làm rõ các loại nguồn lực; những vấn đề lý
luận về nguồn lực kinh tế…; vai trò của các nguồn lực đối với tăng trưởng
kinh tế; thực trạng huy động và sử dụng các nguồn lực chủ yếu đóng góp cho
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam; đề xuất quan điểm, giải pháp huy động, sử
dụng các nguồn lực chủ yếu nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam.
Tác giả Vũ Bá Thể đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL của
một số nước trên thế giới và thực trạng NNL ở Việt Nam. Tác giả đã đưa
ra quan niệm về NNL và phát triển NNL; vai trò của NNL đối với tăng
trưởng kinh tế và sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam; đưa ra những định
hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy tốt NNL trong sự nghiệp CNH,
HĐH ở nước ta.
14
Tác giả Nguyễn Ngọc Phú khái quát những quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta về NNL và nhân tài phục vụ sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; những nội dung
chủ yếu khi nghiên cứu NNL, nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý xã
hội ở Việt Nam; những vấn đề lý luận trong nghiên cứu NNL và nhân tài
cho phát triển xã hội và quản lý xã hội; thực tiễn công tác giáo dục, đào tạo
nhằm xây dựng NNL và nhân tài đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn
hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp chủ yếu cho phát
triển NNL, nhân tài ở nước ta hiện nay. Đây là những gợi
ý cần thiết để luận án có thể tham khảo, đề xuất các biện pháp cụ thể phát
triển nhân lực trong CNQP Việt Nam.
Như vậy, nhiều công trình đã tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng
các loại nguồn lực và nguồn lực con người ở nước ta; kinh nghiệm huy động
và sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng, phát triển kinh tế ở một số nước
trên thế giới. Tuy nhiên, những công trình khoa học này mới chỉ dừng lại ở
việc khái quát những vấn đề, luận điểm chung nhất về nguồn lực và nguồn
lực con người mà chưa đề cập đến quan niệm về chuẩn bị nnl cho CNQP…
Song những luận điểm khoa học của các công trình nói trên là những gợi ý
cần thiết để vận dụng trong nghiên cứu nguồn lực phát triển sản xuất quân
sự, xây dựng tiềm lực kinh tế quân sự, củng cố sức mạnh quân sự của nước
ta hiện nay.
2.2. Nhóm các công trình khoa học về phát triển nguồn nhân lực
phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Luận án tiến sĩ kinh tế (1998): “Sử dụng nguồn nhân lực trong
15
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta” của tác giả Trần Kim
Hải [38]; Sách tham khảo:“Phát triển nguồn nhân lực ở một số nước. Kinh
nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay” của
Nghiêm Đình Vỳ [108]; “Kinh tế nguồn nhân lực” của Trần Xuân Cầu
[10]; “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ hội nhập” của Trung
tâm Trí thức doanh nghiệp quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh; “ Nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế”
của Tiến sĩ Phạm Công Nhất [61]; “Xây dựng con người và phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao” của Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tấn Dong
[17].
Tác giả Trần Kim Hải Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh đã phân tích về hiện trạng, yêu cầu và những vấn đề đang đặt ra
trong sử dụng NNL cho CNH, HĐH ở nước ta. Theo đó, NNL hiện có còn
chưa đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH ở
nước ta. Vì vậy, quá trình khai thác, sử dụng cần phải được đặt trong mối
quan hệ gắn bó chặt chẽ với việc nâng cao chất lượng của NNL; phải coi
nâng cao chất lượng NNL là một nội dung, một tiền đề cơ bản để nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho CNH, HĐH. Trong luận án,
tác giả đề cập đến quan niệm về NNL, nhưng chưa đề cập đến NNL trong
lĩnh vực sản xuất quân sự.
Tác giả Nghiêm Đình Vỳ trình bày nhiều vấn đề về đào tạo và phát
triển NNL ở một số nước, bao gồm: thực trạng và chính sách đẩy mạnh phát
triển NNL ở các nước công nghiệp phát triển, các nền công nghiệp mới
(NIEs) Châu Á; tập trung phân tích, làm rõ tình hình học tập ở các cấp học,
đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề ở các nền công nghiệp mới nổi.
Đây là những mô hình tương đối thành công và có những điểm chung rất nổi
16
bật trong việc đào tạo, phát triển NNL, như: Thứ nhất, giáo dục và đào tạo
nghề cũng giống như giáo dục phổ thông, phải theo sát quá trình phát triển
kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của nền kinh tế các quốc gia này.
Thứ hai, đào tạo tại nơi làm việc là yếu tố cấu thành quan trọng, trong đó có
sự đóng góp của các công ty. Đào tạo tại công ty là mô hình đào tạo nghề
cho công nhân trình độ bậc trung; hình thức này đóng vai trò quan trọng trong
đào tạo NNL bậc cao, chủ yếu được tiến hành ở các công ty lớn. Thứ ba,
đào tạo nâng cao cho lực lượng tại chức và đào tạo lại được chú ý mạnh
mẽ. Thứ tư, phát huy vai trò của chính phủ quan tâm đến giáo dục và đào tạo
nghề; tuy nhiên, mức độ và vai trò của chính phủ không giống nhau ở các
quốc gia khác nhau. Về giáo dục đại học, đây là thước đo quan trọng về
trình độ và tiềm năng phát triển của một nước. Nghiên cứu nền giáo dục đại
học ở các nước NIEs, tác giả chỉ ra một số điểm tương đồng, như: hệ thống
giáo dục đại học đều diễn tiến theo ba giai đoạn là mở rộng số lượng, củng
cố về chất lượng và ổn định, xây dựng nền giáo dục tiên tiến; mở rộng và
coi trọng giáo dục từ xa, phát huy mọi nguồn lực của đất nước cho đào tạo
NNL, thực hiện chính sách du học; xây dựng được một xã hội học tập suốt
đời. Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu đến nhóm những chính sách nhằm
đẩy mạnh phát triển NNL, như: chính sách việc làm, tiền lương, sử dụng và
đãi ngộ NNL, hợp tác quốc tế trong phát triển NNL.
Tác giả đã thẳng thắn chỉ ra thực trạng đào tạo và phát triển NNL ở
nước ta; trên cơ sở đó, đề xuất một hệ thống giải pháp cơ bản, có thể coi
như những kinh nghiệm trong quá trình phát triển NNL. Đó là một số nhóm
giải pháp chính, như: đẩy mạnh công tác quản lý của Nhà nước về đào tạo
NNL theo hướng gắn kết ba khâu là đào tạo, sử dụng và việc làm; đổi mới
quan điểm, chính sách đầu tư cho đào tạo và phát triển NNL; mở rộng đào
17
tạo nghề, nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ lao động; chủ động
và tích cực phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng đãi ngộ nhân tài hợp lý; đẩy
mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo NNL… Cuốn sách đã chỉ ra
những bài học kinh nghiệm quý giá về đào tạo và phát triển NNL ở các
nước công nghiệp phát triển, các nền công nghiệp mới nổi và sự vận dụng
ở Việt Nam. Đây là những gợi ý thiết thực cho nghiên cứu sinh tham khảo
để đề xuất các biện pháp đào tạo NNL cho CNQP nước ta hiện nay.
Tác giả Phạm Công Nhất khái quát những quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước ta về NNL và nhân tài phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; những nội dung chủ yếu khi
nghiên cứu NNL, nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý xã hội ở Việt Nam;
những vấn đề lý luận trong nghiên cứu NNL và nhân tài cho phát triển xã hội
và quản lý xã hội; thực tiễn công tác giáo dục, đào tạo nhằm xây dựng NNL
và nhân tài đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở
đó, tác giả đề xuất những giải pháp chủ yếu cho phát triển NNL, nhân tài ở
nước ta hiện nay. Đây là những gợi ý cần thiết để luận án có thể tham khảo,
đề xuất các biện pháp cụ thể phát triển NNL cho CNQP Việt Nam.
Tác giả Trần Xuân Cầu trình bày nhiều vấn đề về NNL ở góc độ
kinh tế, chỉ ra các nội dung cơ bản cần tập trung giải quy ết, nh ư: đào
tạo và phát triển NNL, thị tr ường lao động, năng suất lao động, cung cầu
lao động và các nhân tố ảnh hưởng, giải quyết việc làm, tiền lương,
chính sách NNL, thất nghiệp, bảo hi ểm và chính sách xã hội… Trong
vấn đề đào tạo và phát triển NNL, tác giả tập trung làm rõ vai trò của
NNL đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, về đào tạo công nhân
kỹ thuật, đào tạo cán bộ chuyên môn và đánh giá hiệu quả đào tạo. Tác
giả đã đem đến cho chúng ta cách nhìn, đánh giá đầy đủ hơn về vai trò
của con người trong sự phát triển của đất nước; cũng như gợi mở những
18
giải pháp, chính sách để giải quyết các vấn đề xã hội góp phần tác động
tích cực đến chất lượng đào tạo và phát triển NNL; tiếp tục khẳng định
vị trí quan trọng của NNL, khoa h ọc và quản lý con người trong sản xu ất
kinh doanh, tạo những b ước phát triển mới về tư duy, mang tính đột phá
trong chiến lược phát triển NNL của các quốc gia.
Các tác giả còn lại đề cập về đào tạo NNL của đất nước ở nhiều góc
độ khác nhau, nhưng có điểm chung là hướng tới việc nâng cao chất lượng
NNL đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; thực hiện thắng lợi
hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là: xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Riêng tác giả Phạm Tất Dong đã bàn
đến vấn đề chuẩn bị NNL trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế;
theo đó phải giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời;
chuẩn bị NNL không chỉ về trình độ chuyên môn mà còn phải giáo dục về ý
thức đạo đức, tinh thần trách nhiệm và giá trị xã hội cần thiết, tác phong
lao động một cách có văn hoá. Đây là nguồn tài liệu, kinh nghiệm quý để
tác giả luận án có thể tham khảo trong đề xuất các giải pháp chuẩn bị NNL
cho CNQP Việt Nam hiện nay.
2.3. Nhóm các công trình khoa học về phát triển công nghiệp quốc
phòng và nguồn nhân lực cho Công nghiệp quốc phòng Việt Nam hiện
nay
Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển CNQP và NNL cho CNQP
Việt Nam là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức khoa học,
cá nhân trong và ngoài quân đội. Tiêu biểu như: “Phát triển khoa học và
công nghệ dân dụng gắn với tăng cường tiềm lực khoa học kỹ thuật và
công nghệ quân sự Việt Nam” của Phùng Văn Như [66]; “Phát triển Công
nghiệp quốc phòng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
19
ở Việt Nam” của Trần Thanh Chuyền [14]; “Quản lý và phát triển đội
ngũ cán bộ giảng dạy phục vụ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ đại học và sau đại học đáp ứng yêu cầu của công nghiệp quốc
phòng” của Nguyễn Ngọc Đề [33]; “Nghiên cứu nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân kỹ thuật cho doanh nghiệp trực thuộc
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng ở nước ta hiện nay”, của PGS. TS.
Nguyễn Trọng Xuân [109]; “Nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực
cho công nghiệp quốc phòng nòng cốt thời kỳ mới”, Đề tài khoa học cấp Tổng
cục Chính trị (2013) của PGS. TS. Trần Thanh Chuyền [13]. Bài báo khoa học
“Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng trong tình hình mới” của
Trung tướng Nguyễn Đức Lâm Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc
phòng [50]; “Đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao cho
công nghiệp quốc phòng những vấn đề đặt ra” của Thiếu tướng, PGS. TS.
Đoàn Hùng Minh Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng [60];
“Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 06NQ/TW của Bộ Chính trị về xây
dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng” của Trung tướng Trương Quang
Khánh Thứ trưởng Bộ Quốc phòng [48].
Trong các công trình đó, tác giả Phùng Văn Như đã bước đầu đề cập
đến vấn đề xây dựng NNL đáp ứng yêu cầu phát triển của khoa học công
nghệ quân sự hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Một trong năm giải
pháp mà tác giả trình bày có đề cập đến việc chuẩn bị NNL cho CNQP. Đó
là phát triển NNL khoa học và công nghệ theo hướng chú trọng xây dựng và
phát triển bộ phận nhân lực hoạt động trong các ngành, lĩnh vực có chuyên
môn gần với kỹ thuật quân sự; tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của nền kinh tế quốc dân, chú trọng
đặc biệt đến bộ phận cán bộ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực có liên
quan trực tiếp đến khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự; sử dụng hợp
20
lý NNL khoa học và công nghệ nói chung, bộ phận nhân lực liên quan đến
phát triển kỹ thuật quân sự nói riêng; khắc phục tình trạng chảy máu chất
xám cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Tuy tác giả có đề cập đến vấn đề chuẩn bị
NNL cho CNQP với tư cách là một giải pháp phát triển CNQP, nhưng trọng
tâm của luận án không phải là vấn đề chuẩn bị NNL cho CNQP hiện nay.
Trong hệ thống giải pháp mà luận án của tác giả Trần Thanh
Chuyền đưa ra, bước đầu đề cập đến việc phát triển NNL đáp ứng yêu
cầu của CNQP thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Theo tác giả luận án thì
NNL đáp ứng yêu cầu của CNQP trong giai đoạn cách mạng mới phải
gồm những người có đức, có tài, làm việc vì sự nghiệp phát triển
CNQP đất nước, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hoá, được đào
tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, có phương pháp và tác phong
khoa học; riêng đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật phải có khả năng tiếp
cận với khoa học và công nghệ tiên tiến thuộc chuyên ngành mình, có năng
lực sáng tạo trong nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học và
công nghệ mới, đề xuất được sáng kiến cải tiến, nâng cao tính năng kỹ
chiến thuật của vũ khí trang bị kỹ thuật. Tác giả nhấn mạnh: đó là NNL
mới NNL của một nền CNQP hiện đại. Trong NNL mới cho CNQP,
phải hết sức chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ những người hiện đang làm việc
trong các cơ sở nghiên cứu, sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật, vật tư trang bị
hậu cần là nhiệm vụ trung tâm; bởi vì, đây là lực lượng đã, đang trực
tiếp nghiên cứu sử dụng phương tiện, công nghệ tại các cơ sở CNQP ; mặt
khác, đó cũng là những người có trách nhiệm dẫn dắt, truyền đạt kinh
nghiệm cho các thế hệ tiếp theo sẽ làm việc trong ngành CNQP của đất
nước. Bên cạnh đó, phải khẩn trương đào tạo đội ngũ kế cận ngày càng
có chất lượng cao tiếp tục hoạt động trong ngành CNQP và coi đó là nhiệm
vụ quan trọng, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đây là những nội dung cần
21
thiết để luận án có thể tham khảo khi đề xuất các giải pháp chuẩn bị NNL
cho CNQP Việt Nam hiện nay.
Tác giả Nguyễn Ngọc Đề đã phân tích tầm quan trọng của việc phát
triển đội ngũ cán bộ giảng dạy trong hệ thống các nhà trường kỹ thuật
trong quân đội, nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo NNL có trình độ đại học và
sau đại học phục vụ sự nghiệp phát triển CNQP của đất nước. Qua đó, tác
giả đề xuất một số biện pháp để xây dựng đội ngũ giảng viên trong các
nhà trường quân đội đáp ứng yêu cầu đào tạo NNL cho CNQP. Tác giả
Nguyễn Trọng Xuân Học viện Chính trị đã phân tích những vấn đề cơ bản
về chất lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân kỹ
thuật ở các doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục CNQP; đánh giá khái quát về
thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân kỹ thuật trong các
doanh nghiệp thuộc Tổng cục CNQP nước ta; đề xuất được một số yêu cầu,
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân kỹ
thuật ở các doanh nghiệp thuộc Tổng cục CNQP hiện nay. Tác giả Trần
Thanh Chuyền trong đề tài mà mình làm chủ nhiệm đã đưa ra quan niệm phát
triển NNL cho CNQP nòng cốt thời kỳ mới; cung cấp bức tranh thực trạng
NNL trong CNQP nòng cốt ở nước ta cả về ưu điểm và hạn chế; đề xuất hệ
thống giải pháp cơ bản để phát triển NNL cho CNQP Việt Nam hiện nay.
Nội dung của đề tài có thể cung cấp một số thông tin về thực trạng chất
lượng NNL của CNQP nước ta những năm qua, là cơ sở để luận án so sánh
với thực trạng chất lượng NNL trong CNQP nước ta hiện nay. Các giải pháp
mà đề tài nêu ra sẽ là những gợi mở quan tr ọng đ ể luận án nghiên c ứu, k ế
thừa, phát triển, vận dụng vào đề xuất giải pháp chuẩn bị NNL cho CNQP
nước ta hiện nay.
Đề tài của tác giả Trần Thanh Truyền đã trình bày khái lược quá trình