Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm vân chi (trametes versicolor) trên giá thể tổng hợp và một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nuôi trồng (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

NGUYỄN THỊ THUỲ DUNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA CHỦNG NẤM VÂN CHI
(TRAMETES VERSICOLOR) TRÊN GIÁ THỂ
TỔNG HỢP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI QUÁ TRÌNH NUÔI TRỒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Di truyền

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Cồ Thị Thùy Vân, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện làm đề
tài bảo vệ khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị đang công tác bên Trung tâm
nghiên cứu và phát triển nấm đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm nghiên cứu và phát triển nấm –
Viện di truyền nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài
bảo vệ khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Sinh – KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội II đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, cổ
vũ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xuân Hòa, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Thuỳ Dung

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trình bày trong khóa luận của tôi là sự thực,
các số liệu đều được thu thập, xử lý, thống kê, không trùng với bất kỳ tài liệu
nào.
Đề tài tôi có sử dụng, trích dẫn một số nội dung của một số tác giả khác
để bổ sung hoàn thiện cho bài khóa luận của mình.
Tôi xin phép và chân thành cảm ơn!
Xuân Hòa, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Thuỳ Dung

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 3
Chương I: Tổng quan tài liệu ........................................................................................... 3
1.1 Sinh học về nấm Vân chi........................................................................................ 3

1.1.1 Tên gọi và vị trí phân loại ................................................................................3
1.1.2 Đặc điểm sinh học ............................................................................................3
1.1.3 Đặc điểm phân bố và điều kiện sinh sống của Vân chi......................................5
1.1.4 Chu trình sống của Vân chi ..............................................................................5
1.1.5 Đặc tính dược liệu và hoạt chất trong Vân chi .................................................6
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................. 9
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................9
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước ................................................................10
1.3 Kỹ thuật nuôi trồng .............................................................................................. 11
1.3.1 Xử lý nguyên liệu............................................................................................11
1.3.2 Hấp khử trùng nguyên liệu .............................................................................12
1.3.3 Cấy giống.......................................................................................................13
1.3.4 Ươm bịch và nuôi sợi .....................................................................................14
1.3.5 Chăm sóc - Thu hái ........................................................................................14
Chương II: Đối tượng – phương pháp nghiên cứu .......................................................... 15
2.1 Đối tượng............................................................................................................. 15
2.2 Nguyên – vật liệu ................................................................................................. 15
2.2.1 Nguyên liệu ....................................................................................................15
2.2.2 Dụng cụ, vật tư...............................................................................................15
2.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 15
2.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 16
2.4.1 Bố trí thí nghiệm.............................................................................................16
2.4.2 Phối trộn nguyên liệu .....................................................................................16
2.4.3 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống đến quá trình hình
thành quả thể ở nấm Vân chi...................................................................................17
2.4.4 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng độ ẩm cơ chất phối trộn đến sự sinh
trưởng (sự mọc sợi) của nấm Vân chi......................................................................17
2.4.5 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh trưởng và
phát triển quả thể của nấm Vân chi. ........................................................................17
3



2.4.6 Đánh giá một số bệnh phát sinh ở nấm và đưa ra biện pháp khắc phục..........17
2.4.7 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..........................................................17
Chương III: Kết quả và thảo luận ................................................................................... 18
3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng nguồn giống đến sự hình thành quả thể của nấm Vân
chi.............................................................................................................................. 18
3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng độ ẩm cơ chất phối trộn đến sự sinh trưởng và phát
triển của nấm Vân chi. ............................................................................................... 19
3.3 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đối với sự phát triển hệ sợi và quả thể của
nấm Vân chi ............................................................................................................... 20
3.4 Ảnh hưởng của ánh sáng đối với sự phát triển của quả thể nấm Vân chi .............. 26
3.5 Biện pháp khắc phục các bệnh ở nấm Vân chi...................................................... 28
3.6 Hiệu quả kinh tế của nấm Vân chi........................................................................ 29
KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 33
PHỤ LỤC ẢNH ............................................................................................................ 35

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Bảng công thức môi trường giá thể ............................................... 16
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của độ ẩm cơ chất đến tốc độ phát triển của hệ sợi nấm
Vân chi và tỷ lệ nhiễm.................................................................................. 19
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất phối trộn đến sự sinh trưởng,
phát triển của hệ sợi nấm Vân chi................................................................. 20
Bảng 3.3 Sự phát triển hệ sợi của nấm Vân chi trên các công thức môi trường
khác nhau (cm)............................................................................................. 22
Biểu đồ 3.1 Sự phát triển hệ sợi của hệ sợi nấm Vân chi trên các công thức

môi trường khác nhau................................................................................... 22
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất phối trộn đến kích thước quả thể
của nấm Vân chi........................................................................................... 24
Bảng 3.5 Khối lượng của nấm Vân chi trên các công thức môt trường khác
nhau ở hai đợt thu hái. .................................................................................. 24
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất phối trộn đến năng suất nấm Vân
chi ................................................................................................................ 25
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển quả thể ở nấm Vân chi
……………………………………………………………………………….27
Bảng 3.8 Hoạch toán đầu vào trong sản xuất Vân chi trên 1 tấn nguyên liệu 30
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế thu được khi nuôi trồng nấm Vân chi................. 30

5


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Một số hình ảnh về nấm Vân chi (Trametes versicolor) ....... 4
Hình 1.2: Chu trình phát triển của nấm Vân chi (Trametes versicolor)5
Hình 1.3: Một số hình ảnh sản phẩm triết xuất từ nấm Vân chi
(Trametes versicolor) ........................................................................ 11
Hình 3.1: Ảnh hưởng của nguồn giống đến sự hình thành quả thể của
nấm Vân chi (Trametes versicolor).................................................... 18
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thành phần cơ chất phối trộn đến sự sinh
trưởng, phát triển của hệ sợi nấm Vân chi ......................................... 20
Hình 3.2. Quá trình phát triển hệ sợi của nấm Vân chi ...................... 21
Hình 3.3. Nấm Vân chi (Trametes versicolor) trên các môi trường giá
thể khác nhau .................................................................................... 23
Hình 3.4. Hình ảnh nấm Vân chi sau khi thu hoạch ........................... 25
Hình 3.5. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển quả thể ở nấm
Vân chi (Trametes versicolor) ........................................................... 27

Hình 3.6. Một số bệnh ở nấm Vân chi trong giai đoạn ươm sợi......... 28
Hình 3.7. Một số bệnh ở nấm Vân chi trong giai đoạn quả thể .......... 28

6


CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT

Tên viết tắt

Tên Tiếng Việt

1

PSK

Hợp chất đa đường Polysaccharopeptid loại
Krestin

2

PSP

Đạm – đa đường Polysaccharopeptid PSP

3

Tra


Trametes versicolor

4

ISMS

Hiệp hội khoa học nấm quốc tế

5

5-FU

5-fluorouracil

6

CTNT

Công thức nuôi trồng

7

NL

Nguyên liệu

8

CT


Công thức

vii


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
II

KHOÁ LUẬN TỐT
NGHIỆP

1

NGUYỄN THỊ THUỲ
DUNG

KHOA SINH KTNN


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
II

KHOÁ LUẬN TỐT
NGHIỆP

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nấm Vân chi (Trametes versicolor) là một loại nấm dược liệu quý đang
được chú trọn nghiên cứu ở một số quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc,
Việt Nam…và đang được nuôi trồng chủ động.

Tác dụng của Nấm Vân Chi được ghi chép trong sách thuốc đông y từ
thế kỉ XV, Minh Y Biệt lục đã ghi nhận: “Vân Chi màu lục và màu đen bổ
dưỡng Thần-Khí, bồi bổ gân cốt… Uống liên tục giúp cơ thể dẻo dai và tăng
thêm tuổi thọ”.
Vân chi là loại nấm quý đã được sử dụng tại Trung Quốc cách đây trên
2000 năm và vẫn còn được ưa chuộng đến tận ngày nay không chỉ vì giá trị
dinh dưỡng cao mà còn bởi giá trị dược liệu của nó.
Nhờ những tác dụng dược lý của nấm Vân chi mà hàng loạt các chế
phẩm sản xuất từ nấm Vân chi ra đời và được sử dụng rộng rãi trong y học và
cuộc sống.
Các chế phẩm sản xuất từ nấm Vân chi không chỉ giúp tăng khả năng
miễn dịch của cơ thể, chống lão hoá, hạ đường huyết, khử độc hữu cơ tự do,
giải độc tố gan… mà còn phòng trị các bệnh tim - mạch.
Đặc biệt là khả năng phòng chống khối u, ức chế tế bào ung thư. Khoa
học hiện đại đã tìm ra trong nấm Vân chi có hợp chất đường PSK
(polysaccharopeptid loại Krestin) được tách chiết lần đầu vào cuối thế kỷ 60
tại Nhật Bản và loại đạm – đa đường PSP (polysaccharopeptid PSP) được
phân lập tại Trung Quốc năm 1983.
Hai chất này có tác dụng ức chế tế bào ung thư và nâng cao hoạt tính
miễn dịch của cơ thể. Người ta sử dụng nấm Vân chi để chữa bệnh viêm gan
do virut HBV và hạn chế quá trình phát triển của bệnh ung thư.
Việt Nam là một nước có tiềm năng sản xuất nấm do hội tụ đủ các điều
kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
thuận lợi cho nấm sinh trưởng và phát triển, nguồn nguyên liệu đa dạng,
phong phú như: rơm, bông phế liệu, bã mía, bã dong giềng, mùn cưa… và lực
lượng lao động dồi dào.
Đồng thời, trồng nấm tốn ít diện tích, xoay vòng vốn nhanh mà lại đem
lại hiệu quả kinh tế cao hơn thế nữa còn có thể tận dụng nguồn nguyên liệu từ
trong sản xuất và đời sống như: bông công nghiệp, mùn cưa, bã dong giềng,
lõi ngô… giúp xử lý phế thải công nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần

không nhỏ trong công cuộc bảo vệ môi trường. Xuất phát từ những giá trị
dược liệu và kinh tế của nấm Vân chi mang lại và ý nghĩa trong công cuộc cải
thiện môi trường, chúng tôi quyết định:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm
Vân chi (Trametes versicolor) trên giá thể tổng hợp và một số yếu tố ảnh
hưởng tới quá trình nuôi trồng”.
2

NGUYỄN THỊ THUỲ
DUNG

KHOA SINH KTNN


2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng Vân
chi (Trametes versicolor) trên cơ chất tổng hợp.
- Xác định một số yếu tố ảnh hưởng quá trình nuôi trồng nấm Vân chi
(Trametes versicolor) trên cơ chất tổng hợp.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nuôi trồng nấm Vân chi (Trametes versicolor) qui mô phòng thí
nghiệm.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học
+ Cung cấp số liệu, thông tin khoa học cho công tác nghiên cứu về nuôi
trồng và chọn tạo giống nấm Vân chi (Trametes versicolor).
+ Trên cơ sở nuôi trồng trong một số công thức môi trường khác nhau
và điều kiện khác nhau, tiến hành xác định điều kiện nuôi trồng thích hợp
nhất trong từng giai đoạn phát triển, góp phần củng cố quy trình công nghệ
nuôi trồng nấm Vân chi (Trametes versicolor).

- Ý nghĩa thực tiễn
+ Góp phần làm đa dạng công thức môi trường cho công nghệ sản xuất
nấm Vân chi (Trametes versicolor).
+ Góp phần trồng nấm hiệu quả hơn, tăng chất lượng nấm, tận dụng
những phế liệu trong đời sống, sản xuất để nuôi trồng nấm tạo nguồn thực
phẩm giàu giá trị dinh dưỡng có giá trị dược liệu và đem lại hiệu quả kinh tế
cao.
5. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Báo cáo thống kê số liệu nghiên cứu.
- Báo cáo kết quả khóa luận.


NỘI DUNG
Chương I: Tổng quan tài liệu
1.1 Sinh học về nấm Vân chi
1.1.1 Tên gọi và vị trí phân loại
Trametes versicolor (Fr) Pilat. Atl. Champ. Eur. 3: 261, Ryvarden &
Johansen, Apreliminary polypore flora of East Africa, 588, 1980;
Breitenbach, F. Kranzlin, Pilze der Schweiz, Band 2, 288,1986 [4].
Nấm Vân chi có tên khoa học là Trametes versicolor, ở các quốc gia
khác nhau chúng có nhiều tên gọi khác nhau. Trong tiếng anh có tên gọi là
“Turkey tail” (đuôi gà tây). Người Trung Quốc gọi là “Yunzhi” có nghĩa là
như mây do hình dạng của nó. Người Nhật Bản lại gọi là “Karawatake” có
nghĩa là gần sông do người ta thường tìm thấy chúng ở những nơi gần bờ
sông.
Nấm Vân chi (Trametes versicolor) gây hoại sinh cây bệnh, mọc trên
gỗ mục, thành từng đám lớn, gặp khắp nơi. Vân chi là nấm gây mục trắng
mạnh, có thể phá vỡ cấu tạo gỗ (hemicellulose, cellulose, lignin). Ở Việt Nam
thường gặp ở Sapa, Tam Đảo, Ba Vì, Bạch Mã…
Hiện nay, nấm Vân chi (Trametes versicolor) được nghiên cứu ở một

số quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Ở Việt Nam nấm Vân chi được nuôi trồng chủ động.
Vị trí phân loại nấm Vân chi:
Giới nấm:
Fungi
Ngành:
Eumycota
Lớp:
Basidiomycetes
Phân lớp:
Holobasidiomycetidae
Nhóm:
Hymenomycetes
Bộ:
Aphyllophorales
Họ:
Polyporaceae
Chi:
Trametes
Loài:
Trametes versicolor
1.1.2 Đặc điểm sinh học
1.1.2.1 Đặc điểm hình thái
Vân chi là loại nấm hàng năm, không cuống, phát triển một bên.
Quả thể nấm là chất da, không cuống, phủ lông, rất biến đổi về màu


sắc.
Đảm quả khi còn non có dạng nhiều u lồi tròn, sau phân hoá thành
dạng bán cầu, già bán cầu đến dạng thận, dạng quạt, thót dần lại ở phần gốc

hay cũng có khi trải sát giá thể hay trải cuộn lại thành dạng vành với mép tán
màu trắng – trắng kem.


Nấm trưởng thành có dạng quả giả, chất đa hoá gỗ.
Nấm thường mọc thành đám dạng ngói lập.
Mũ nấm mỏng, phẳng hoặc hơi quăn hình bán nguyệt mọc thành từng
cụm. Mặt mũ thay đổi về màu sắc, đặc trưng bởi những vòng đồng tâm với
màu sắc khác nhau, phủ lông tạo thành từng vòng xen kẽ (các phiến nấm xen
kẽ nhau giống hình đuôi gà ây đang xoè hay một cụm mây) với vùng vỏ mũ
còn nhẵn.
Mặt dưới trắng có mang những bào tử nhỏ. Mép mũ nhẵn, màu sáng
hơn, lượn sóng ít hay nhiều.
Kính thước mũ 1 – 5 (7) x 2 – 6 (10) x 0,05 – 0,3 (0,5) cm [4].
Mặt dưới tai nấm màu trắng, màu kem hay hơi xám, có hàng ngàn ống
nhỏ. Ống nấm dài 0,5 – 2 (3) mm.
Miệng ống nấm hoàn chỉnh hình tròn hay nhiều góc có khi rách thành
răng. Mặt lỗ màu trắng, có sắc thái vàng; khi khô có sắc thái nâu nhạt; 3 – 5
ống/1mm. Các ống này giúp gia tăng diện tích mang bào tử.
Thịt nấm mỏng, màu trắng, chất bì dai gồm nhiều sợi dày 0,5 – 1 (2)
mm [4].

a
b
Hình 1.1: Một số hình ảnh về nấm Vân chi (Trametes versicolor)
a: Vân chi trong tự nhiên
b: Vân chi nuôi trồng trong phòng thí nghiệm
(Nguồn: Internet)
1.1.2.2 Đảm bào tử
Đảm nấm có kích thước 10 – 15 x 4 - 5 µm.

Bảo tử đảm không màu, nhẵn, hình trụ hơi thắt một đầu và cong (hình
quả dưa gang); kích thước 1,5 – 2 (2,5) x 4 – 6 (7) µm [4].


1.1.3 Đặc điểm phân bố và điều kiện sinh sống của Vân chi
Nấm Vân chi thường xuất hiện ở vùng ôn đới tại Bắc bán cầu như:
vùng ôn đới Bắc Mỹ, ở Châu Âu và Châu Á ...
Ở Việt Nam, nấm Vân chi thường được tìm thấy nhiều vào mùa mưa.
Vân chi là loại nấm phá gỗ, mọc hoang, phát triển mạnh, thường mọc
trên các cây thân gỗ đã chết hoặc khô như sồi, liều, long lão....
Vân chi thích hợp nơi nhiều mưa, độ ẩm cao, gần bờ sông suối…
1.1.4 Chu trình sống của Vân chi

Hình 1.2 Chu trình phát triển của nấm đảm
(Nguồn: Internet)
Nấm Vân chi thuộc nấm đảm (Baisidiomycetes)
Chu kì sống bắt đầu từ khi quả thể hình thành, phóng thích bào tử vào
trong không khí và được phát tán nhờ gió.
Gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm thích hợp), bào tử đảm sẽ nảy
mầm và hình thành sợi nấm sơ cấp không có khả năng hình thành quả thể.
Hệ sợi sơ cấp kết hợp ngẫu nhiên hình thành hệ nấm song hạch có khả
năng hình thành quả thể.
Hệ sợi nấm song hạch chiếm hầu hết chu kì sống của nấm đảm.
Ở giai đoạn sinh dưỡng, hệ sợi nấm sẽ hấp thụ và tích lũy dinh dưỡng
để chuẩn bị hình thành quả thể.
Khi môi trường thuận lợi (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm dinh dưỡng thích
hợp...) quả thể sẽ tăng kích thước rất nhanh để thành quả thể.
Quả thể tiếp tục phát triển trở thành quả thể trưởng thành.
Quả thể trưởng thành sẽ phát tán bào tử tiếp tục một chu kì sống mới.



1.1.5 Đặc tính dược liệu và hoạt chất trong Vân chi
1.1.5.1 Đặc tính dược liệu
Tác dụng của Nấm Vân chi (Trametes versicolor) được ghi chép trong
sách thuốc đông y từ thế kỉ XV, Minh Y biệt lục đã ghi nhận “Vân Chi màu
lục và màu đen bổ dưỡng Thần-Khí, bồi bổ gân cốt… Uống liên tục giúp cơ
thể dẻo dai và tăng thêm tuổi thọ”.
Các dược phẩm chế xuất từ nấm Vân chi rất đa dạng, được sử dụng
rộng rãi trong y học, kết hợp với nhiều liệu pháp vật lý, hoá học và sinh học
để điều trị nhiều bệnh hiểm nghèo [5, 9]:
- Ức chế tế bào ung thư:
Khoa học hiện đại đã tìm ra trong nấm Vân chi (Tra) có hợp chất đa
đường PSK polysaccharopeptid loại Krestin và loại đạm – đa đường PSP
(polysaccharopeptid PSP).
Hai chất này có tác dụng ức chế tế bào ung thư và nâng cao hoạt tính
miễn dịch cửa cơ thể.
Người ta sử dụng nấm Vân chi để hạn chế quá trình phát triển của bệnh
ung thư.
- Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể:
Các polysaccharide trong nấm Vân chi (Tra) có khả năng hoạt hóa
miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào
lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B.
Các polysaccharide trong nấm Vân chi bền với nhiệt độ cao và ánh
sáng, tồn tại lâu trong cơ thể và không gây tác dụng phụ.
- Phòng tránh và điều trị các bệnh tim mạch:
Nấm Vân chi có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu
lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu
máu cơ tim.
Nấm Vân chi còn có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipit máu, làm hạ
lượng cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh, làm hạ

huyết áp.
- Hạ đường máu và chống phóng xạ
Nấm Vân chi có tác dụng làm hạ đường máu, điều chỉnh đường trong
máu, các polysaccharide trong nấm còn có tác dụng chống phóng xạ.
- Loại trừ các gốc tự do và chống lão hóa
Gốc tự do là các sản phẩm có hại của quá trình chuyển hóa tế bào.
Vân chi có tác dụng thanh trừ các sản phẩm này, làm giảm chất mỡ
trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi
thọ.


1.1.5.2 Một số hoạt chất trong nấm Vân chi
Trong thành phần nấm Vân chi có acid hữu cơ, alkaloid, triterpenoid,
coumarin, saponin, tannin, polyphenol, acid amin và polysaccharide…
Trong đó, polysaccharide là thành phần dược tính được quan tâm và
nghiên cứu nhiều nhất.
Ngoài ra, nấm Vân chi còn chứa nhiều enzym như: SOD, cytochrome
P-450… Các enzym này là thành phần quan trọng trong quá trình khử độc tố
xâm nhập vào tế bào, chống quá trình đông tụ màu…
Bảng 1.1 Một số thành phần dược tính triết xuất từ nấm Vân chi
(Trametes versicolor)[9]
Chất
Acid béo

Dịch ether

Dịch cồn

-


Acid hữu cơ

+

Alcaloid

+

Triterpenoid tự do

+

Anthraglycosid

-

-

-

Coumarin

+

Chất khử

+
-

Saponin

Tinh dầu
Polyphenol

-

-

Anthocyanidin

Flavonoid

Dịch acid

+

+

+

+

Hợp chất polyuronic

+

Polysaccharide

+

+


Acid amin

+

+

Ghi chú:
+: dương tính
-: âm tính
Trong nấm Vân chi (Trametes versicolor) có các acid amin chủ yếu
như: glutamic, aspartic và một số acid amin dạng trung hoà.
Các proteoglycan trong nấm là những chuỗi polypeptide hay những
phân tử protein nhỏ gắn kết chặt với các chuỗi polysaccharide β-D-glucan.
Cấu trúc β-D-glucan là một cấu trúc lập lại, gồm nhiều phân tử D-glucose
nối với nhau bằng các nối β tạo dạng mạch thẳng. Các nối β được tạo từ vị trí
C1 của vòng saccharide đứng trước với vị trí C3 của vòng kế tiếp (β1-3), từ
C1 đến C4 (β1-4), hoặc từ C1 đến C6 (β1-6).


Hầu hết các proteoglycan thường có một chuối chính, hoặc là chuỗi
β1-3, chuỗi β1-4 hoặc kết hợp hai chuỗi β1-3, β1-4 với một chuỗi phụ β1-6
[1,9,13].
Polysaccharide được tìm thấy trong các vách tế bào không tiêu hoá
được của Vân chi có cấu trúc 3 chiều với các chuỗi bên (chuỗi đường mạch
thẳng) mọc nhánh xung quanh cấu trúc trục chính (lõi protein hay
polypeptide), các chuỗi bên có chức năng sinh học hay hoạt tính miễn dịch
cho phép sự tương tác giữa các chuỗi nhánh bên với các thụ thể trên các tế
bào miễn dịch khác nhau.
Thụ thể cho β-glucan được tìm thấy trên nhiều tế bào khác nhau: Tế

bào tự sát thương, tế bào bạch cầu trung tính, tế bào bạch cầu đơn nhân to, đại
thực bào và tế bào lympho B, lympho T.
Đặc biệt, khoa học hiện đại đã tìm ra trong nấm Vân chi có hợp chất đa
đường PSK (polysaccharopeptid loại Krestin) được tách chiết lần đầu vào
cuối thế kỷ 60 tại Nhật Bản và loại đạm – đa đường PSP (polysaccharopeptid
PSP) được phân lập tại Trung Quốc năm 1983.
Hai chất này có tác dụng ức chế tế bào ung thư và nâng cao hoạt tính
miễn dịch cửa cơ thể.
Người ta sử dụng nấm Vân chi để chữa bệnh viêm gan do virut HBV
và hạn chế quá trình phát triển của bệnh ung thư.
a. PSK (polysaccharide - Krestin)
Đường PSK (polysaccharopeptid loại Krestin) được tách chiết lần đầu
vào cuối thế kỷ 60 tại Nhật Bản.PSK được ly trích từ chủng Vân chi CM-101
bằng nước và bằng phương pháp muối hoá. PSK có trọng lượng phân tử
khoảng 94 – 100 kDa.
Trong thành phần cấu tạo gồm 62% polysaccharide và 38% protein.
Thành phần glucan gồm có một chuỗi chính β1-4 và các chuỗi phụ β13, β1-6 liên kết nhau bằng các nối O-glycosidic hay N- glycosidic.
Phần peptide rất giàu các acid amin như aspartic, glutamic và một số
acid amin acid khác. Phần polysaccharide gồm các monosaccharide: glucose,
galactose, mannose, xylose, fucose.
Các nghiên cứu với PSK được đánh dấu phóng xạ C14 đã xác nhận
rằng phổ nguyên tử của nó được hấp thụ trong 24h sau khi đưa vào cơ thể
chuột. PSK không độc, liều LD50 thấp và không xuất hiện các dị hình trong
các thử nghiệm độc tính cấp và bán cấp.
Các nghiên cứu trên động vật xác nhận thêm rằng PSK cảm ứng tế bào
T diệt và phục hồi lại các thông số miễn dịch bị suy yếu trong khi đó sẽ ức
chế các hợp chất gây ức chế miễn dịch.
PSK ngăn chặn các phản ứng phụ khi dùng kết hợp với các tác nhân
hoá trị như 5-FU (5-fluorouracil), doxorubicin, cyclophosphamide (CPA),
tegafur, cis-Blastin và mitomycin-C (MMC) để chữa trị ung thư, gia tăng khả



năng sống còn của các bệnh nhân ung thư dạ dày ở các giai đoạn III và IV
(Kaibara et al, 1970) [1,9].
PSK gia tăng khả năng sống còn, ức chế sự hình thành và di căn của
các tác nhân gây ung thư hoặc các khối u tạo ra do phóng xạ. PSK cũng ức
chế sự phát triển trở lại sau hậu phẫu hoặc sự di căn các tế bào khối u ở các
mẫu động vật thí nghiệm, cơ chế có lẽ là ngăn chặn sự di chuyển, sự xâm
nhập, sự gắn kết với các tế bào màng trong và sự phát triển.
b. Đạm – đa đường PSP (polysaccharopeptid PSP)
PSP được phân lập tại Trung Quốc năm 1983.Trong thành phần cấu tạo
có khoảng 90% polysaccharide và 10% peptide. PSP có trọng lượng phân tử
khoảng 100 kDa.
Thành phần chuỗi polypeptide có trong PSP tương tự như trong chuỗi
proteoglycan PSK, rất giàu aspartic acid và glutamic acid.
Tuy nhiên PSP khác PSK về thành phần các đường đơn trong chuỗi
polysaccharide, PSP thiếu fucose nhưng lại có arabinose và
rhamnose.
PSP có khả năng tăng cường hệ miễn dịch bằng cách tăng cường tính
đặc hiệu của tế bào T và của các tế bào kháng nguyên như bạch cầu đơn nhân
và đại thực bào. Hoạt tính sinh học được thể hiện ở khả năng làm tăng số
lượng bạch cầu, khả năng sản xuất IFN-γ và IL-2 va làm trì hoãn các phản
ứng quá mẫn.
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra khả năng hoạt hóa tế bào và các thành
phần thể dịch của hệ thống miễn dịch của vật chủ của PSK và PSP. Ngoài ra
cả hai chất này còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các dòng tế bào
ung thư và có hoạt tính chống ung thư ở mức độ in vivo.
Điều đáng ghi nhận là vào năm 1987, chỉ riêng lượng PSK đã chiếm tới
25% tổng số dược liệu được sử dụng để chống lại bệnh ung thư ở Nhật bản.
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Kể từ khi phát hiện ra hợp chất PSP và PSK trong nấm Vân chi, đã có
nhiều nghiên cứu, thử nghiệm về đặc tính dược liệu của nấm Vân chi đến nay
đã có rất nhiều tiến bộ đáng kể trong các thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể con
người.
Đầu những năm 1970 nhóm nghiên cứu của Kaibara đã tiến hành thử
nghiệm dùng PSK để điều trị cho bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn 4 song
song với phương pháp hóa trị liệu. Sau khi được phẫu thuật cắt bỏ phần ung
thư, bên cạnh chế độ hóa trị liệu Mitomycin C và 5-fluorouracil (5-FU) 66
bệnh nhân được điều trị bổ sung 3g PSK mỗi ngày.
Tỉ lệ sống của các bệnh nhân này trong 2 năm là tăng gấp đôi so với
các bệnh nhân không được điều trị bằng PSK.


Ở Nhật Bản, từ năm 1970, PSK từ nấm Vân chi đã được chứng minh có
khả năng kéo dài thời gian sống thêm 5 năm hoặc hơn cho các bệnh nhân ung
thư thuộc nhiều thể loại: ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư vòm
họng, ung thư thực quản, ung thư phổi và ung thư vú (P.M.Kidd, 2000).
Nghiên cứu thực hiện bởi Tsang và cộng sự trên 34 bệnh nhân ung thư
phổi giai đoạn tiến triển cho kết quả là sau 28 ngày điều trị bằng PSP, số
lượng tế bào máu, hàm lượng các kháng thể của những người được điều trị
đều tăng cao hơn so với những người không được điều trị (K.W.Tsang et al.,
2003).
Đặc biệt ở những người được điều trị, sự tiến triển của bệnh đã được
làm chậm lại một cách đáng kể.
Kết quả nghiên cứu do nhóm của tiến sỹ Kenyon ở trung tâm nghiên
cứu điều trị lâm sàng Dove (Winchester, London) trên 30 bệnh nhân ung thư
thuộc nhiều dạng khác nhau chỉ ra rằng điều trị bằng bột nghiền từ sinh
khối nấm Vân chi làm giảm mạnh mẽ hoạt tính của enzym telomerase (một
enzym thiết yếu giúp các tế bào ung thư chống lại quá trình “tự chết”), đồng

thời tăng cường đáng kể các phản ứng miễn dịch chống lại các khối u.
Gần đây có nhiều nghiên cứu về việc dùng chất PSK cùng với các chế
độ như hóa trị liệu, xạ trị liệu và miễn dịch trị liệu để cải thiện tỉ lệ sống của
các bệnh nhân bị ung thư thực quản và ung thư mũi-hầu, Công ty Sankyo,
Kureha tại Nhật Bản đã đưa ra trên thị trường sản phẩm Krestin từ năm 1977
với giá 1000 Yên cho một gói 1g.
Thuốc có tác dụng điều trị các loại ung thư đường tiêu hóa, ung thư
phổi và ung thư vú.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trong những nâm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu
đặc điểm sinh học, công nghệ nhân giống và nuôi trồng, đặc tính dược liệu
của nấm Vân chi. Có rất nhiều công trình nghiên cứu mang ý nghĩa quan
trọng phải kể đến như:
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học và công nghệ nhân giống, nuôi trồng
nấm Sò vua (Pleurotus eryngii) và nấm Vân chi (Trametes versicolor) ở Việt
Nam của Nguyễn Thị Bích Thuỳ.
- Nghiên cứu nhân giống nấm Vân chi (Trametes versicolor) dạng dịch
thể của Nguyễn Thị Bích Thuỳ, Cồ Thuỳ Vân, Đinh Xuân Linh, Trịnh Tam
Kiệt, Nguyễn Trung Thành (2013)
- Nghiên cứu của Nguyễn Lân Dũng…
Từ các kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước, dược tính của
nấm Vân chi đã được áp dụng trong y học tạo ra nhiều sản phẩm quan trọng.

10
NGUYỄN THỊ THUỲ
DUNG

KHOA SINH KTNN



Hình 1.3 Một số hình ảnh sản phẩm triết xuất từ nấm Vân chi (Trametes
versicolor)
(Nguồn: Internet)
1.3 Kỹ thuật nuôi trồng
- Nấm Vân chi thường được trồng một năm 2 vụ:
Vụ xuân: Từ tháng 1 đến tháng 3, tháng 4 (dương lịch).
Vụ thu: Từ tháng 8 đến tháng 11 (dương lịch).
- Nâm Vân chi ngoài thiên nhiên là nấm mọc trên thân gỗ nên cơ chất
100% từ gỗ từ đó có thể thay đổi thành phân phối trộn để tạo nên các nguồn
cơ chất khác nhau.
- Giống nấm Vân chi trước khi đem đi cấy cũng phải trải qua 3 bước
như các giống nấm khác là:
+ Giống gốc
+ Giống chuyển tiếp
+ Giống nuôi trồng.
- Kỹ thuật nuôi trồng nấm Vân chi trải qua các bước:
Bước 1: Xử lý nguyên liệu.
Bước 2: Hấp thanh trùng nguyên liệu.
Bước 3: Cấy giống.
Bước 4: Nuôi sợi.
Bước 5: Chăm sóc, thu hái.
1.3.1 Xử lý nguyên liệu
- Xử lý nguyên liệu bông phế loại
Bông để ủ nguyên liệu không bị mốc và chưa bị xử lý bằng hoá chất.
Ngâm bông hạt trong nước vôi trong (pH = 12 – 13), vớt bông vắt bớt
nước và ủ đống, có kệ kê đáy. Đống ủ rộng 1,5 – 1,8m; cao 1,5 – 1,8m; dài tối
thiểu 1,5m; quây nilon xung quanh, để hở đỉnh.
Ủ được 3 – 4 ngày dùng tay xé tơi bông và ủ lại 3 – 4 ngày nữa, sau đó
đảo đều trước khi phối trộn với các thành phần khác.
11


NGUYỄN THỊ THUỲ
DUNG

KHOA SINH KTNN


- Xử lý nguyên liệu mùn cưa
Mùn cưa mới có thể dùng ngay nếu dùng dần phải phơi khô đóng bao
hoặc trộn ủ bảo quản chống mốc, chống mùn hóa làm mất dinh dưỡng.
Đổ mùn cưa ra nền sạch, sau đó dùng bình ô doa tưới đều nước vôi
trong (pH = 12 – 13) lên mùn cưa, vừa tưới, vừa đảo.
Sau khi tưới đủ nước, dùng xẻng đảo đều từ 3 - 4 lần rồi ủ thành đống,
che đậy bằng nilon để mùn cưa ngấm đủ nước và trương nở tế bào gỗ.
- Xử lý nguyên liệu lõi ngô
Lõi ngô để nuôi trồng nấm Vân chi phải là lõi ngô không bị mốc hoặc
đã bị xử lý qua hóa chất. Lõi ngô trước khi ủ nguyên liệu phải được say mịn,
tránh vón cục.
Tạo ẩm mùn cưa bằng nước vôi trong (pH = 12 – 13) cho đến khi độ
ẩm đạt
66 – 70%.
Sau khi tạo ẩm, dùng xẻng đảo đều từ 3 - 4 lần rồi ủ thành đống, che
đậy bằng nilon.
- Phối trộn nguyên liệu
Trước khi phối trộn nguyên liệu ta phải kiểm tra xem cơ chất bằng
cách dùng tay nắm nguyên liệu lại, thấy không bị vỡ ra, đồng thời không bị rỉ
nước ở kẽ tay là được.
Nếu đống ủ quá khô thì ta tạo ẩm lại bằng nước vôi trong (pH = 12 –
13) rồi ủ lại 2 tới 3 ngày. Nếu đống ủ quá ướt thì ta mang đi phơi.
Dùng xẻng phối trộn bông, mùn cưa và các phụ gia gồm cám gạo, cám

ngô (để bột nhẹ khỏi bị vón cục), đường kính, bột nhẹ, đảo đi đảo lại 3 – 4
lần.
- Đóng bịch nguyên liệu
Nguyên liệu đã phối trộn ở trên.
Túi nilon chịu nhiệt có kích thước 25 x 35 cm, cổ nút, chun vòng, bông
nút, nắp đậy. Đóng nguyên liệu vào túi nilon chịu nhiệt.
Túi nilon dầy thì chỉ cần một túi. Nếu túi mỏng thì phải lồng hai túi vào
nhau để tránh khỏi bị thủng túi.
Đáy túi phải phẳng tròn, đặt xuống không bị đổ. Xung quanh túi phẳng,
không tạo nếp gấp, bề mặt túi hơi khum lên để khi cấy giống sẽ dàn đều bốn
xung quanh.
Trọng lượng mỗi túi khoảng 1,4 - 1,5 kg.
Khi đóng túi xong ta làm cổ nút, làm nút bông, đậy nắp và chuyển vào
lò hấp khử trùng.
1.3.2 Hấp khử trùng nguyên liệu
Sau khi đóng túi phải hấp khử trùng.
12

NGUYỄN THỊ THUỲ
DUNG

KHOA SINH KTNN


Nếu có nồi áp suất (autoclave) hấp khử trùng ở áp suất 1,3 – 1,4 atm,
nhiệt độ 1210C trong thời gian 180 phút tính từ khi đạt áp suất.
Để triển khai sản xuất trên diện rộng, rẻ tiền vẫn có hiệu quả, ta dùng
phương pháp hấp trong hơi nước bão hòa, thời gian từ 9 – 10 giờ trong lò hấp
xây bằng gạch thường, hoặc lò bằng sắt có các giỏ hấp để túi nấm thẩm thấu
nhiệt đều từ trong ra ngoài.

Mỗi mẻ hấp có thể hấp được từ 120 - 150 bịch, tùy theo thể tích của
buồng hấp nhỏ hay lớn.
Nguyên liệu đóng túi xong được đưa vào khử trùng càng nhanh càng
tốt trong thời gian từ 4 – 8 giờ để tránh môi trường bị chua.
1.3.3 Cấy giống
Sau khi khử trùng xong chuyển bịch vào nhà cấy giống, để nguội tới
nhiệt độ phòng thì mới được cấy giống.
- Chuẩn bị phòng cấy, dụng cụ cấy và giống nấm
Trước khi cấy giống ta cần chuẩn bị:
+ Giống: trước khi cấy giống vào bịch nuôi sợi ta phải tiến hành chọn
giống theo đúng yêu cầu kỹ thuật, giống Vân chi trên hạt, có màu trắng đục
đồng nhất, sợi mượt, giống không bị nhiễm mốc, không có mùi chua, có mùi
đặc trưng của giống, giống không quá già hoặc quá non, giống được sử dụng
là giống nấm cấp 2 hoặc cấp 3.
+ Phòng cấy phải sạch sẽ, kín gió.
+ Trước khi cấy phải thanh trùng phòng bằng cách phun foocmol
(0,5%) xung quanh phòng hoặc đốt lưu huỳnh rồi đóng kín cửa từ 12 - 24 giờ.
+ Mở cửa để hết mùi mới được vào cấy.
+ Dụng cụ cấy gồm: tủ cấy vô trùng, que cấy, đèn cồn, khay đựng, lọ
đựng cồn, bông thấm cồn để vệ sinh và báo cắt thành miếng hình vuông 10 x
10 cm để bọc đầu sau khi cấy.
+ Thao tác cấy
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, ta tiến hành cấy giống theo các bước sau:
Bước 1: Dùng bông có tẩm cồn vệ sinh lau sạch chai giống, dụng cụ
cấy và xung quanh tủ cấy.
Bước 2: Đốt kỹ que cấy trên ngọn lửa đèn cồn.
Bước 3: Để nguội que cấy, mở nút chai giống từ từ trên ngọn lửa đèn
cồn, kều bỏ lớp giống cũ trên bề mặt chai giống.
Bước 4: Mở túi nguyên liệu từ từ dưới ngọn lửa đèn cồn.
Bước 5: Dùng que cấy kều giống từ chai giống sang bịch nguyên liệu,

lắc đều để hạt giống phân bố đều trên bề mặt bịch.

13

NGUYỄN THỊ THUỲ
DUNG

KHOA SINH KTNN


Chú ý: Khi cấy chai giống luôn phải đặt nằm ngang, gần đèn cồn với
bán kính 20 cm. Trong khi cấy bịch đang cấy phải nằm nghiêng để tránh hiện
tượng có những sợi nấm dại từ trên rơi vào trong bịch nấm.
Sau khi cấy xong đậy nút bông, bọc đầu bằng báo, ghi rõ mỗi công
thức, tên giống cấy, ngày cấy và vận chuyển vào nhà ươm.
1.3.4 Ươm bịch và nuôi sợi
Các túi cơ chất đã cấy giống xong chuyển vào nhà ươm.
Nhà ươm bịch phải đảm bảo:
Phòng sạch sẽ, thoáng mát, có cửa ra vào và lối đi giữa các giàn rộng
để tiện vận chuyển; giàn giá nên có nhiều tầng để tăng diện tích, mỗi giàn nên
có 5 - 7 tầng, mỗi tầng cách nhau 50 - 60cm. Diện tích phòng phụ thuộc vào
diện tích đất sử dụng.
Độ ẩm nhà ươm là một trong yếu tố quan trọng để sợi nấm phát triển.
Nhiệt độ là yếu tố hàng đầu chi phối sự phát triển của sợi nấm. Vì thế
trong thời gian nuôi sợi càng ít biến động về nhiệt độ càng tốt.
Bịch nấm được chuyển nhẹ nhàng lên giàn giá, miệng túi phía trên,
giữa các giàn có lối đi để kiểm tra.
Trong quá trình ươm bịch không cần tưới nước, hạn chế tối đa việc di
chuyển (nếu vận chuyển nhiều sợi nấm dễ bị tổn thương).
Trong thời gian này cần phải kiểm tra loại bỏ bịch nhiễm, nếu phát

hiện thấy nhiễm cần loại bỏ ngay ra khỏi khu vực nuôi để tránh lây lan sang
bịch khác.
Sau 35 – 40 ngày sợi phát triển ăn kín đáy túi ta chuyển sang giai đoạn
chăm sóc, thu hái.
1.3.5 Chăm sóc - Thu hái
Thường xuyên tưới nước bổ sung độ ẩm. Theo dõi loại bỏ bịch bị
nhiễm.
Khi nấm trưởng thành, đạt kích thước nhất định thu hái.
Sau khi hái hết đợt đầu xong, ngừng tưới nước 3 – 4 ngày, buộc lại cổ
nút, thay bông để nấm ra đợt 2.
Quá trình chăm sóc thu hái như đợt 1.
Chú ý: Thu hoạch cần đúng tuổi thì mới đảm bảo về năng suất và chất
lượng của sản phẩm. Nếu thu hoạch sớm quá sẽ làm giảm năng suất nấm còn
thu muộn quá sẽ làm giảm giá trị của sản phẩm.

14

NGUYỄN THỊ THUỲ
DUNG

KHOA SINH KTNN


Chương II: Đối tượng – phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng
Hai chủng Vân chi có nguồn gốc từ Trung Quốc và Hàn Quốc được sử
dụng trong nghiên cứu, được lấy từ quỹ gen thuộc Viện di truyền
nông nghiệp.
2.2 Nguyên – vật liệu
2.2.1 Nguyên liệu

- Mùn cưa: không mốc, phải là gỗ của cây không có tinh dầu, của cây
gỗ cứng, không dính dầu máy, chưa xử lý qua hoá chất. Tốt nhất là mùn cưa
cao su và bồ đề.
- Lõi ngô: lõi ngô không bị mốc, chưa xử lý qua hoá chất, được nghiền

15

NGUYỄN THỊ THUỲ
DUNG

KHOA SINH KTNN


×