Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu tạo giống gốc và thử nghiệm sản xuất vacxin vô hoạt phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn từ chủng virus phân lập tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 158 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

PHẠM VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU TẠO GIỐNG GỐC VÀ THỬ NGHIỆM
SẢN XUẤT VACXIN VÔ HOẠT PHÒNG HỘI CHỨNG
RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP Ở LỢN TỪ
CHỦNG VIRUS PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

PHẠM VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU TẠO GIỐNG GỐC VÀ THỬ NGHIỆM
SẢN XUẤT VACXIN VÔ HOẠT PHÒNG HỘI CHỨNG
RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP Ở LỢN TỪ
CHỦNG VIRUS PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi
Mã số:

9.64.01.02

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên


2. TS. Nguyễn Văn Cảm

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của bản thân. Các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Phạm Văn Sơn

i

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện
của rất nhiều người, sau đây là lời cảm ơn chân thành của tác giả:
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên
và TS. Nguyễn Văn Cảm, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình

nghiên cứu và hoàn thành luận án. Nhờ có sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý
kiến đóng góp quý báu của các thầy mà luận án của tôi đã được hoàn thành.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, Ban Quản lý đào tạo, Ban Chủ nhiệm khoa Thú y, Bộ môn Vi sinh vật Truyền nhiễm, Phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y, cùng
toàn thể các thầy, cô giáo và cán bộ của Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành
công trình nghiên cứu này.
Trân trọng cảm ơn nhóm các nhà Khoa học nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
công nghệ sản xuất vacxin vô hoạt phòng Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp
ở lợn”. Thuộc chương trình KC-04 do PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên chủ nhiệm đã
tạo điều kiện cho chúng tôi tham gia nhiều công đoạn nghiên cứu và cho phép tôi
sử dụng một số kết quả nghiên cứu trong luận án này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cơ
quan mà tôi đang công tác đã tạo điều kiện về thời gian, động viên, chia sẻ vật chất,
tinh thần, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Nghiên cứu sinh

Phạm Văn Sơn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Danh mục bảng ................................................................................................................ ix
Danh mục hình ................................................................................................................. xi
Trích yếu luận án ........................................................................................................... xiv
Thesis abstract................................................................................................................ xvi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 2

1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2
1.3.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 3

1.5.


Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................. 3

1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................. 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................. 4
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.

Lịch sử và tình hình dịch PRRS ở lợn .................................................................. 5

2.1.1. Lịch sử và tình hình dịch PRRS ở lợn trên thế giới .............................................. 5
2.1.2. Lịch sử và tình hình dịch PRRS ở lợn tại Việt Nam ............................................. 8
2.2.

Căn bệnh ............................................................................................................. 14

2.2.1. Cấu trúc virus PRRS ........................................................................................... 14
2.2.2. Phân loại virus PRRS .......................................................................................... 17
2.2.3. Khả năng gây bệnh và sức đề kháng của virus PRRS......................................... 18
2.3.

Truyền nhiễm học ............................................................................................... 19

2.3.1. Loài vật mắc bệnh ............................................................................................... 19

iii


2.3.2. Chất chứa mầm bệnh và quá trình truyền lây ..................................................... 19
2.3.3. Cơ chế sinh bệnh, phương thức truyền lây và đáp ứng miễn dịch ...................... 20
2.4.


Triệu chứng và bệnh tích .................................................................................... 22

2.4.1. Triệu chứng lâm sàng .......................................................................................... 22
2.4.2. Bệnh tích ............................................................................................................. 23
2.5.

Chẩn đoán và phòng trị bệnh .............................................................................. 24

2.5.1. Chẩn đoán ........................................................................................................... 24
2.5.2. Các biện pháp phòng trị bệnh ............................................................................. 25
2.6.

Giống gốc trong sản xuất vacxin ........................................................................ 27

2.6.1. Định nghĩa ........................................................................................................... 27
2.6.2. Cách chế tạo giống gốc ....................................................................................... 27
2.6.3. Cách quản lý giống gốc ....................................................................................... 27
2.6.4. Các phương pháp bảo quản giống gốc PRRSV trong phòng thí nghiệm............ 28
2.7.

Nghiên cứu sản xuất vacxin phòng PRRS .......................................................... 30

2.7.1. Sản xuất vacxin bằng phương pháp vô hoạt virus .............................................. 30
2.7.2. Sản xuất vacxin bằng phương pháp nhược độc virus trên môi trườngtế bào............. 31
2.7.3. Phương pháp sản xuất vacxin thế hệ mới ........................................................... 32
Phần 3. Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 36
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 36


3.2.

Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 36

3.3.

Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 36

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 36

3.4.1. Nghiên cứu biến đổi bệnh lý của lợn ở những ổ dịch PRRS và thu thập mẫu ........... 36
3.4.2. Phân lập và tuyển chọn chủng giống gốc PRRSV .............................................. 36
3.4.3. Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm vacxin vô hoạt nhũ dầu phòng PRRS ............ 37
3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 37

3.5.1. Phương pháp mổ khám ....................................................................................... 37
3.5.2. Phương pháp RT - PCR ...................................................................................... 37
3.5.3. Phương pháp làm tiêu bản vi thể......................................................................... 40
3.5.4. Phương pháp nuôi cấy tế bào .............................................................................. 41
3.5.5. Phương pháp nhân virus PRRS ........................................................................... 43
3.5.6. Phương pháp xác định hiệu giá virus .................................................................. 43

iv



3.5.7. Phương pháp xác định quy luật sinh trưởng của virus ........................................ 43
3.5.8. Phương pháp giải trình tự gen ............................................................................. 44
3.5.9. Phương pháp tinh chế kháng nguyên virus và định lượng protein ..................... 45
3.5.10. Phương pháp gây tối miễn dịch trên chuột ......................................................... 45
3.5.11. Phương pháp trung hòa virus (phương pháp virus cố định và huyết thanh
pha loãng) ............................................................................................................ 46
3.5.12. Phương pháp IPMA ............................................................................................ 47
3.5.13. Phương pháp kiểm tra vô trùng của giống PRRS (master seed và working seed)... 48
3.5.14. Phương pháp kiểm tra thuần khiết của giống (master seed và workingseed)
bằng kỹ thuật PCR/RT-PCR ............................................................................... 50
3.5.15. Phương pháp nuôi cấy tế bào MARC-145 trên hệ thống Bioreactor .................. 50
3.5.16. Phương pháp cô đặc virus PRRS bằng lọc tiếp tuyến ......................................... 50
3.5.17. Phương pháp vô hoạt virus ................................................................................. 51
3.5.18. Phương pháp kiểm tra sau vô hoạt ...................................................................... 51
3.5.19. Phương pháp nhũ hóa vacxin .............................................................................. 52
3.5.20. Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu thuần khiết của vacxin ....................................... 52
3.5.21. Kiểm tra chỉ tiêu an toàn ..................................................................................... 53
3.5.22. Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu hiệu lực của vacxin ............................................ 53
3.5.23. Phương pháp Realtime RT-PCR ......................................................................... 54
3.5.24. Phương pháp ELISA ........................................................................................... 55
3.5.25. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu .................................................................. 56
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 57
4.1.

Nghiên cứu một số biểu hiện bệnh lý của lợn mắc PRRS .................................. 57

4.1.1. Thu thập mẫu bệnh phẩm .................................................................................... 57
4.1.2. Chẩn đoán PRRS bằng phương pháp RT-PCR ................................................... 58
4.1.3. Nghiên cứu biến đổi bệnh lý đại thể ................................................................... 60
4.1.4. Nghiên cứu biến đổi bệnh lý vi thể ..................................................................... 62

4.2.

Phân lập và tuyển chọn chủng giống gốc PRRS ..................................................... 65

4.2.1. Phân lập virus PRRS trên môi trường tế bào MARC-145 .................................. 65
4.2.2. Nghiên cứu sự ổn định một số đặc tính sinh học của các chủng virus PRRS
phân lập tại Việt Nam ......................................................................................... 71
4.2.3. Đặc tính sinh học phân tử của các chủng virus PRRS ........................................ 79

v


4.2.4. Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của động vật thí nghiệm với các chủng virus
PRRS nghiên cứu ................................................................................................ 98
4.2.5. Sản xuất giống gốc ............................................................................................ 102
4.3.

Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm vacxin vô hoạt nhũ dầu phòng PRRS .......... 107

4.3.1. Nhân giống sản xuất (Working seed) vacxin .................................................... 107
4.3.2. Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm vacxin vô hoạt PRRS ................................... 109
4.3.3. Nghiên cứu kiểm nghiệm vacxin vô hoạt PRRS............................................... 115
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 123
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 123

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 123


Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án .......................................... 124
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 125
Phụ lục .......................................................................................................................... 137

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

BEI

Binary Ethylenimine

CSF

Classical swine fever

CPE

Cytophathogenic Effect

DMEM

Dulbecco's Modified Eagle's Medium

DMSO


Dimethyl sulfoxide

DNA

Deoxyribonucleic acid

EDTA

Ethylenediaminetetraacetic acid

EMCV

Encephalomyocarditis virus

ELISA

Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay

FBS

Fetal Bovine Serum

GP

Glyco protein

HE

Haematoxylin – Eosin


IFA

Immunofluorescence assay

IHC

Immuno Histochemistry

IPMA

Immunoperoxidase monolayer Assay

KKT

Kháng kháng thể

MLV

Modifier Live Vacine

MOI

Multiplicity Of Infection

MSD

Mystery Swine Disease

NSP


Non structural protein

OD

Optical Density

OIE

Office International des Epizooties

ORF

Open Reading Frame

PAM

Porcine Alveolar Macrophage

PBS

Photphat Buffer Saline

PCR

Polymerase Chain Reaction

PCV2

Porcine circovirus type 2


PEDV

Porcine epidemic diarrhea virus

PEARS

Porcine Epidemic Abortion and Respiratory Syndrome

vii


Từ viết tắt

Viết đầy đủ

PPV

Porcine parvovirus

PPLO

Pleuropneumonia-like organism

PRRS

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

PRRSV


Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus

PRV

Porcine Pseudorabies virus

RNA

Ribonucleic acid

RT- PCR

Reverse Transcriptase Polymerase Chain Reaction

SIRD

Swine Infertility and Respiratory Disease

SIV

Swine Influenza Virus

S/P

Sample/Positive

SP

Structural protein


TAE

Tris-acetate-EDTA

TCID50

50% Tissue Culture Infective Dose

TGE

Transmissible gastroenteritis

TMB

3,3’,5,5’-Tetramethylbenzidine

TPB

Triptose phosphas broth

viii


DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1.
Lịch sử phát hiện bệnh.......................................................................................... 6
2.2.


Một số tên thường gặp trong các tài liệu .............................................................. 6

2.3.

Protein cấu trúc của PRRSV................................................................................. 7

2.4.

Tổng hợp các ổ dịch PRRS xảy ra ở Việt Nam từ 2007-2016 ........................... 10

2.5.

Cấu trúc và chức năng protein phi cấu trúc ........................................................ 16

2.6.

Các vacxin đã thử nghiệm sản xuất .................................................................... 33

3.1.

Thành phần phản ứng RT – PCR........................................................................ 38

3.2.

Các mồi sử dụng trong phản ứng RT-PCR: ....................................................... 38

3.3.

Chu kỳ nhiệt trong máy PCR.............................................................................. 39


3.4.

Chuẩn bị phản ứng trong ống PCR 0,2ml .......................................................... 44

3.5.

Chương trình chạy PCR giải trình tự .................................................................. 44

4.1.

Số lượng mẫu lợn nghi mắc PRRS thu thập được .............................................. 57

4.2.

Kết quả phản ứng RT-PCR chẩn đoán PRRS..................................................... 59

4.3.

Bệnh tích đại thể ở phổi lợn mắc PRRS ............................................................. 60

4.4.

Bệnh tích đại thể ở một số khí quan khác của lợn mắc PRRS ........................... 60

4.5.

Bệnh tích vi thể ở phổi, hạch phổi và hạch amidan của lợn mắc PRRS ............ 62

4.6.


Bệnh tích vi thể ở gan, lách và thận của lợn mắc PRRS .................................... 63

4.7.

Bệnh tích vi thể ở tim, hạch ruột và ruột của lợn mắc PRRS ............................. 63

4.8.

Kết quả phân lập virus PRRS trên môi trường tế bào MARC-145 .................... 65

4.9.

Khả năng gây bệnh tích tế bào của các chủng virus PRRS phân lập được ........ 66

4.10.

Kết quả lựa chọn các chủng virus PRRS xác định hiệu giá ............................... 67

4.11.

Kết quả xác định hiệu giá của các chủng PRRSV phân lập được ...................... 68

4.12.

Các chủng virus PRRS được lựa chọn nghiên cứu quy luật nhân lên ................ 69

4.13.

Kết quả lựa chọn sơ bộ các chủng virus PRRS cho nghiên cứu ......................... 72


4.14.

Khả năng gây bệnh tích tế bào theo thời gian của các chủng virus qua 5
đời cấy chuyển .................................................................................................... 73

4.15.

Hiệu giá của các chủng virus PRRS nghiên cứu qua 5 đờicấy chuyển .............. 75

4.16.

Kết quả lựa chọn chủng virus PRRS để nghiên cứu các đặc tính sinh học
phân tử ................................................................................................................ 79

ix


4.17.

Tương đồng nucleotide gen ORF5 của các chủng virus PRRS nghiên cứu
và các chủng tham chiếu ..................................................................................... 81

4.18.

Tương đồng axit amin gen ORF5 của các chủng virus PRRS nghiên cứu......... 83

4.19.

Tương đồng nucleotide gen ORF7 của các chủng virus PRRS nghiên cứu

và một số chủng tham chiếu ............................................................................... 86

4.20.

Tương đồng axit amin gen ORF7 của các chủng virus PRRS nghiên cứu
và một số chủng tham chiếu ............................................................................... 88

4.21.

Kết quả tinh chế kháng nguyên các chủng virus PRRS nghiên cứu................... 98

4.22.

Kết quả của phản ứng IPMA kiểm tra kháng thể kháng PRRSV ở thời
điểm 14 ngày sau khi tiêm kháng nguyên PRRS cho chuột ............................... 99

4.23.

Kết quả phản ứng IPMA kiểm tra hàm lượng kháng thể kháng PRRSV ......... 100

4.24.

Phản ứng trung hòa xác định tương đồng kháng nguyên giữa các chủng
virus PRRS nghiên cứu..................................................................................... 101

4.25.

Kết quả kiểm tra vô trùng của giống gốc PRRS ............................................... 103

4.26.


Kết quả kiểm tra chỉ tiêu thuần khiết của giống gốc PRRS ............................. 104

4.27.

Kết quả nhân giống sản xuất vacxin PRRS ...................................................... 108

4.28.

Kết quả kiểm tra chỉ tiêu vô trùng của các lô giống sản xuất ........................... 108

4.29.

Kết quả kiểm tra chỉ tiêu thuần khiết của các lô giống sản xuất ...................... 109

4.30.

Hiệu giá virus sau khi cô đặc bằng phương pháp lọc tiếptuyến ....................... 110

4.31.

Kết quả xác định nồng độ formalin sử dụng vô hoạt virus vacxinPRRS ......... 110

4.32.

Kết quả quá trình vô hoạt virus vacxin PRRS bằng Formalin ......................... 111

4.33.

Lịch tiêm các loại vacxin vô hoạt cho các lô lợn thí nghiệm ........................... 112


4.34.

Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể kháng PRRSV của lợn sau khi
tiêm vacxin sử dụng chất bổ trợ khácnhau ....................................................... 113

4.35.

Kết quả sản xuất vacxin vô hoạtnhũ dầu PRRS ............................................... 115

4.36.

Kết quả kiểm tra cảm quan các lô nhũ hoá ....................................................... 115

4.37.

Kết quả kiểm tra vô trùng vacxin vô hoạt PRRS.............................................. 116

4.38.

Kết quả kiểm tra thuần khiết vacxin vô hoạt PRRS ......................................... 116

4.39.

Kết quả theo dõi chỉ tiêu an toàn của vacxin PRRS ở lợn thí nghiệm ............. 117

4.40.

Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể bằng phương pháp ELISA ................. 118


4.41.

Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể bằng phương pháp IPMA ................... 118

4.42.

Kết quả đánh giá công cường độc .................................................................... 120

4.43.

Phản ứng Realtime - PCR xác định virus trong máu của lợn sau công cường độc .... 121

x


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

2.1.

Bản đồ dịch tễ phân bố của PRRS tại Việt Nam từ 2007-2010............................ 9

2.2.

Bản đồ dịch tễ phân bố của PRRS tại Việt Nam từ 2011-2013.......................... 10


2.3.

Cấu trúc virus PRRS ........................................................................................... 15

2.4.

Cấu trúc genome virus PRRS ............................................................................. 16

2.5.

Cây phả hệ của virus PRRS ................................................................................ 17

2.6.

Gen từ các chủng virus khác nhau ...................................................................... 34

4.1.

Tai sung huyết .................................................................................................... 58

4.2.

Viêm mí mắt, có rử mắt ...................................................................................... 58

4.3.

Ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn ........................................................................................ 58

4.4.


Sảy thai ............................................................................................................... 58

4.5.

Kết quả điện di sản phẩm phản ứng RT-PCR .................................................... 59

4.6.

Viêm phổi thùy ................................................................................................... 61

4.7.

Hạch lympho sưng to .......................................................................................... 61

4.8.

Thận xuất huyết .................................................................................................. 61

4.9.

Lách nhồi huyết .................................................................................................. 61

4.10.

Viêm phổi (HE×10) ............................................................................................ 64

4.11.

Dịch tiết trong lòng phế nang (HE×40) ............................................................. 64


4.12.

Gan sung huyết (HE×10) .................................................................................... 64

4.13.

Gan thâm nhiễm tế bào viêm (HE×40)............................................................... 64

4.14.

Đường biểu diễn quy luật nhân lên trên môi trường nuôi cấy của các
chủng virus PRRS phân lập được ....................................................................... 70

4.15.

Bệnh tích tế bào (CPE) do PRRS gây ra trên tế bào MARC-145ở các thời
điểm khác nhau ................................................................................................... 74

4.16.

Đường biểu diễn sự nhân lên của chủng virus 010TB ở P0 và P5 tại các
thời điểm khác nhau ........................................................................................... 76

4.17.

Đường biểu diễn sự nhân lên của chủng virus 012NA ở P0 và P5 tại các
thời điểm khác nhau ........................................................................................... 77

4.18.


Đường biểu diễn sự nhân lên của chủng virus 049HY ở P0 và P5 tạicác
thời điểm khác nhau ........................................................................................... 77

xi


4.19.

Đường biểu diễn sự nhân lên của chủng virus 052TH ở P0 và P5 tại các
thời điểm khác nhau ........................................................................................... 77

4.20.

Đường biểu diễn sự nhân lên của chủng virus 008HN ở P0 và P5 tại các
thời điểm khác nhau ........................................................................................... 78

4.21.

Giản đồ giải trình tự tự động thành phần nucleotide của đoạn gen ORF5
nghiên cứu .......................................................................................................... 80

4.22.

So sánh trình tự nucleotide gen ORF5 của các chủng virus PRRS
nghiên cứu .......................................................................................................... 80

4.23.

So sánh trình tự axit amin gen ORF5 của các chủng virus PRRS
nghiên cứu .......................................................................................................... 82


4.24.

So sánh trình tự nucleotide gen ORF7 của các chủng virus PRRS nghiên
cứu và một số chủng tham chiếu ........................................................................ 85

4.25.

So sánh trình tự axit amin gen ORF7 của các chủng virus PRRS
nghiên cứu .......................................................................................................... 87

4.26.

Cây phả hệ dựa trên trình tự gen ORF5 .............................................................. 90

4.27.

Cây phả hệ dựa trên trình tự gen ORF7 .............................................................. 91

4.28.

Kết quả điện di sản phẩm đoạn gen ORF5 và ORF7 sau 5 đời cấy chuyển
của chủng KTY-PRRS-01 .................................................................................. 92

4.29.

So sánh trình tự nucleotide gen ORF5 của chủng virus KTY-PRRS-01
qua 5 đời cấy chuyển .......................................................................................... 93

4.30.


So sánh trình tự nucleotide gen ORF7 của virus KTY-PRRS-01 qua 5 đời
cấy chuyển .......................................................................................................... 94

4.31.

So sánh trình tự nucleotide gen ORF5 của chủng virus KTY-PRRS-02
qua 5 đời cấy chuyển .......................................................................................... 94

4.32.

So sánh trình tự nucleotide gen ORF7 của virus KTY-PRRS-02 qua 5 đời
cấy chuyển .......................................................................................................... 95

4.33.

So sánh trình tự nucleotide gen ORF5 của chủng virus KTY-PRRS-03
qua 5 đời cấy chuyển .......................................................................................... 96

4.34.

So sánh trình tự nucleotide gen ORF7 của virus KTY-PRRS-03 qua 5 đời
cấy chuyển .......................................................................................................... 97

4.35.

Hình ảnh điện di kiểm tra tạp nhiễm của giống với virus CSF, PCV2,
PPV ................................................................................................................... 105

xii



4.36.

Hình ảnh điện di kiểm tra tạp nhiễm của giống với virus giả dại và
Mycoplasma ...................................................................................................... 105

4.37.

Hình ảnh điện di kiểm tra tạp nhiễm của giống với virus PED, TGE ............. 106

4.38.

Tế bào MARC-145 âm tính với KT PRRSV .................................................... 119

4.39.

Tế bào MARC-145 dương tính với KT PRRSV bằng kỹ thuật IPMA............. 119

4.40.

Kết quả Realtime-PCRxác định virusPRRSV .................................................. 121

1.

Môi trường dinh dưỡng trước khi kiểm tra vô trùng ........................................ 137

2.

Môi trường dinh dưỡng sau khi kiểm tra vô trùng ........................................... 137


3.

Môi trường dinh dưỡng sau khi kiểm tra vô trùng ........................................... 137

4.

Giống sản xuất được lấy để kiểm tra vô trùng.................................................. 138

5.

Kiểm tra vô trùng giống sản xuất trên thạch Macconkey ................................. 138

6.

Kết quả kiểm tra giống sản xuất trên thạch Sabouraud .................................... 138

7.

Kết quả kiểm tra giống sản xuất trên thạch Macconkey................................... 138

8.

Kết quả kiểm tra giống sản xuất trên Canh thang PPLO .................................. 138

9.

Kết quả kiểm tra giống sản xuất trên Thioglycollat ......................................... 138

10.


Phổi lợn được tiêm vacxin vô hoạt PRRS sau công cường độc ....................... 139

11.

Phổi lợn được tiêm vacxin vô hoạt sau công cường độc (10X) ....................... 139

12.

Phổi lợn không tiêm vacxin sau công cường độc, viêm, xuất huyết .............. 139

13.

Phổi lợn không tiêm vacxin sau công cường độc, viêm kẽ phổi (10X) ........... 139

14.

Triệu chứng lâm sàng của lợn không tiêm vacxin sau công cường độc
(tím tai) ............................................................................................................. 139

15.

Bệnh tích đại thể của lợn không tiêm vacxin sau công cường độc (thận
xuất huyết điểm) ............................................................................................... 139

xiii


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Phạm Văn Sơn

Tên Luận án: “Nghiên cứu tạo giống gốc và thử nghiệm sản xuất vacxin vô hoạt phòng
hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn từ chủng virus phân lập tại Việt Nam”.
Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi

Mã số: 9.64.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Tuyển chọn được chủng virus PRRS phân lập từ lợn mắc PRRS ở Việt Nam sử
dụng làm giống gốc phục vụ sản xuất thử nghiệm vacxin vô hoạt PRRS. Giống gốc là
chủng virus PRRS phân lập tại Việt Nam, có tính đại diện cho các chủng virus đang
lưu hành tại Việt Nam, có đặc tính sinh học và sinh học phân tử ổn định qua nhiều đời
cấy chuyển, đạt các tiêu chí về vô trùng, thuần khiết, có khả năng kích thích miễn dịch
ở lợn để sản sinh kháng thể kháng virus PRRS tương ứng và có tương đồng kháng
nguyên rộng rãi với các chủng thực địa. Sản xuất thử nghiệm thành công vacxin vô
hoạt PRRS từ giống gốc PRRS đã được tuyển chọn đạt các tiêu chí về vô trùng, thuần
khiết, an toàn và hiệu lực.
Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu các nội dung của đề tài, chúng tôi đã áp dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: những phương pháp thường quy để nghiên cứu virus như: nuôi cấy tế
bào, xác định hiệu giá virus, xác định quy luật sinh trưởng của virus, gây tối miễn dịch,
phương pháp trung hòa virus. Phương pháp sinh học phân tử trong nghiên cứu virus
như: giải trình tự gen. Phương pháp sản xuất vacxin vô hoạt trên môi trường tế bào như:
nuôi cấy tế bào trên Bioreactor, vô hoạt virus. Phương pháp kiểm nghiệm vacxin vô
hoạt PRRS như: kiểm tra vô trùng, thuần khiết, kiểm tra chỉ tiêu an toàn và hiệu lực.
Kết quả chính và kết luận
Đề tài đã thu thập mẫu từ 57 ca bệnh nghi mắc PRRS ở lợn được nuôi tại Việt
Nam. Chẩn đoán được 33 ca bệnh dương tính với virus PRRS bằng kỹ thuật RT-PCR.
Xác định các triệu chứng lâm sàng của lợn mắc PRRS chúng tôi thấy rằng các triệu
chứng lâm sàng chủ yếu là sốt cao, bỏ ăn, thân ửng đỏ, tiêu chảy, tai xanh tím, chảy

nước mũi, khó thở và rối loạn sinh sản ở lợn nái. Bệnh tích đại thể bao gồm các biến đổi
chủ yếu ở phổi, hạch lympho với hiện tượng viêm, xuất huyết. Bệnh tích vi thể ở phổi,
hạch phổi rất rõ ràng, 100% các tiêu bản đọc thấy xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm,
các phế nang chứa đầy dịch rỉ viêm.

xiv


Phân lập được 33 chủng virus PRRS từ lợn mắc PRRS tự nhiên ở Việt Nam. Các
chủng virus này khả năng gây bệnh tích tế bào sau 48h đến 60h gây nhiễm và tế bào bị phá
hủy hoàn toàn sau 84h đến 108h. Các chủng virus phân lập có hiệu giá từ 1,44 x 102 đến
3,16 x 106 TCID50/ml. Xác định quy luật nhân lên của các chủng virus trên môi trường nuôi
cấy thấy hiệu giá virus đạt cao nhất ở thời điểm 72h sau gây nhiễm. Qua khảo sát, sàng lọc
các đặc tính sinh học lựa chọn được 10 chủng virus PRRS điển hình để nghiên cứu sự ổn
định đặc tính sinh học qua 5 đời cấy chuyển. Kết quả nghiên cứu sự ổn định đặc tính sinh
học lựa chọn được 03 chủng virus PRRS là KTY-PRRS-01, KTY-PRRS-02, KTY-PRRS03 để nghiên cứu đặc tính sinh học phân tử và khả năng gây đáp ứng miễn dịch trên lợn.
Kết quả kiểm tra đáp ứng miễn dịch và tương đồng kháng nguyên của 3 chủng virus nghiên
cứu thấy rằng lựa chọn chủng virus KTY-PRRS-01 là thích hợp nhất cho nghiên cứu tiếp để
làm giống gốc sản xuất vacxin vô hoạt PRRS. Chủng virus KTY-PRRS-01 có hiệu giá đạt
3,16x106TCID50/ml, có đặc điểm sinh trưởng ổn định trên môi trường tế bào MARC-145,
sau 5 đời cấy chuyển đã ổn định về đặc tính sinh học và đặc tính sinh học phân tử của gen
ORF5 và ORF7, có khả năng kích thích cơ thể lợn sản sinh kháng thể trung hòa cao.
Giống gốc virus PRRS phục vụ sản xuất vacxin vô hoạt đạt chỉ tiêu vô trùng và
thuần khiết. Nhân được 3 lô giống, mỗi lô 1 lít bằng hệ thống Bioreactor, 100% các lô
đạt giống tiêu chí vô trùng và thuần khiết. Cô đặc virus PRRS bằng hệ thống lọc tiếp
tuyến thu được virus sau cô đặc đạt hiệu giá 4,0 x107 TCID50/ml phục vụ sản xuất vacxin.
Virus vacxin được vô hoạt bằng formalin nồng độ 0,03% ủ trong thời gian 24 giờ và
được trung hòa bằng L-glutamin 3%. Lựa chọn chất bổ trợ nhũ dầu (ISA740) bổ sung
vào vacxin theo tỉ lệ 1:1. Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm thành công 3 lô vacxin vô
hoạt PRRS từ giống gốc KTY-PRRS-01. Mỗi liều vacxin chứa ít nhất 107TCID50 virus

PRRS đã vô hoạt. Vacxin vô hoạt PRRS nghiên cứu sản xuất ra đạt các chỉ tiêu về vô
trùng, thuần khiết, an toàn và hiệu lực trong phòng thí nghiệm.

xv


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Pham Van Son
Thesis title: Study on selected master seed virus and testing manufacture of inactivated
vaccine for prevention of PRRS in pigs using virus strain isolated from pigs in Vietnam
Major: Veterinary pathology and Therapeutics of the diseases of domestic animals
Code: 9.64.01.02
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
PRRS virus strain isolated from infected pigs will have been selected as master
virus seed for experimental manufacture of PPRS inactivated vaccine. Master virus seed
was PRRS virus strain isolated from pigs in Vietnam that representative of existing
virus in Vietnam with stable biological and molecular characteristic through many
passages in culture reaching standard of purification and sterilization, having potential
to stimulate immune system to produce antibodies against PRRS virus respectively and
will have similar antigenicity to that of field virus isolates. Successful manufacture of
PPRS inactivated vaccine from selected master virus seed will reach standard of
sterilization, purification, safety and efficacy.
Materials and Methods
In order to perform the main content of the dissertation, we used the methods as
follows: traditional methods for studying virus including cultures of viruses,
determiation of virus titer in infected pigs in Vietnam.
Determination of virus growth rules, virus neutralization test, biological molecules
test in virus study including gene sequence, inducing immunity, methods for
manufacture of inactivated vaccine in cells such as culture of cells on Bioreactor,

inactivating virus, methods for testingPRRS inactivated vaccine includingsterilization,
purìfication testing, and safety and efficacy testing.
Main results and conclusions
The study findingindicated that 57 suspicious PPRS infected cases were found, 33
cases positive with RT-PCR were diagnosed by using RT-PCR. Main clinical
manifestation of PPRS infected Pigs included high fever, anorexiarash, diarrhea, blue
ear, lesions in the lung, lymphadenitis with hemorrchage. Microscopic lesions mainly in

xvi


the lung included swelling of lymph nodes in the lung. 100% of smear of the lung
showed hemorrchage, infiltrated with inflamed cells. Alveoli were filled with exudate.
33 PRRS virus strains from PRRS infected pigs in Vietnam were isolated. These strains
were capable of causing cellular lesions 48h - 60h after infection and the cells were
completely destroyed from 84h - 108h after infection. The titer of strains isolated was
from 1.44 x 102 to 3.16 x 106. Determination of the replication of virus strains on
culture medium showed the highest viral titer at 72h post-infection. Through the
investigation and screening of their biological characteristic, 10 typical PRRSV strains
were selected in order to study stability of their biological characteristics through 5
passges to cell cultures. As the results of the study on the stability of biological
characteristics, 3 PRRSV strains were selected including KTY-PRRS-01, KTY-PRRS02, KTY-PRRS-03 to study molecular biology and ability of Immune response of pigs
From the results of testing immune respond and antigenic similarity of the 3 virus
strains studied. It was found that KTY-PRRS 01 was the most appropriate for further
study that can be used as master virus seed for manufacture of PRRS inactivated
vaccine. KTY PRRS virus strain 01 had high titer reaching 3.16x106/ml that had stable
growth on Marc 145 cell line medium. After 5 passages to cell cultures, their biological
and molecular characteristics were stable, which were capable of stimulating pig to
produce high neutralizing antibodies.
PRRS master seed used for inactivated vaccines achieved criteria of sterility and

purity. It was propagated in 3 batches of PRRS Master seed by using Bioreactor system.
Each batch contained 1 liter of PRRS virus, 100% of Master seed batches met criteria of
sterility and purity. PRRS virus was concentrated by using tangential filtration system.
After being concentrated, the virus titer reached 4.0 x 107/ml that was used for vaccine
production. Vaccines were inactivated by using 0.03% formalin, incubated for 24 hours
and neutralized with 3% L-glutamine. Oil emulsion as vaccine adjuvant (ISA740) was
added to viral vaccine at ratio 1:1 appropriate for manufacture of PRRS inactivated
vaccine. Study on manufacture of 3 batches of PRRS inactivated vaccine from KTYPRRS-01 isolated from PRRS high virulent virus strain in Vietnam used as master seed
was sucessful. Each vaccine dose contained at least 107TCID50 inactivated PRRSV
virus. Inactivated PRRS vaccine produced met criteria of sterility, purity, safety and
efficacy in the laboratory.

xvii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome - PRRS) hay bệnh tai xanh được đặc trưng bởi những rối
loạn sinh sản của lợn nái và những vấn đề về đường hô hấp ở lợn con và lợn
trưởng thành (Meulenberg et al., 1993). Bệnh gây ra bởi virus PRRS, thuộc bộ
Nidovirales, họ Arteriviridae, chi Arterivirus (Cavanagh, 1997). Virus PRRS
được nhóm thành hai kiểu gen, châu Âu (type 1) và Bắc Mỹ (type 2), các dấu
hiệu lâm sàng của nhiễm trùng đều giống nhau, nhưng các chủng phân lập lại
khác nhau về độc lực ở động vật nhiễm bệnh (Halbur et al., 1995b) và khác nhau
về đặc tính kháng nguyên, di truyền (Meng, 2000; Nelsen et al., 1999; Nelson et
al., 1993). Dịch PRRS xuất hiện ở hầu hết các khu vực chăn nuôi lợn quy mô
lớn trên khắp thế giới. Tổn thất hàng năm cho ngành chăn nuôi lợn ở Hoa Kỳ do
PRRSV gây ra ước tính khoảng 664 triệu USD (Holtkamp et al., 2013). Đối với
lợn nái, bệnh gây hậu quả nghiêm trọng như: lợn con sơ sinh yếu ớt, giảm số con

sơ sinh sống sót/ổ, tình trạng bệnh âm ỉ, rối loạn sinh sản, động dục kéo dài,
chậm động dục trở lại. Đối với đực giống, số lượng tinh dịch giảm, chất lượng
tinh dịch kém, ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai và chất lượng đàn con (Pejsak et al.,
1997). Kháng thể kháng PRRSV lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam năm
1997 trên một đàn lợn nhập từ Mỹ. Từ năm 2007 đến nay, PRRS liên tục xảy ra
và bùng phát ở rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước gây thiệt hại nặng nề cho
ngành chăn nuôi. Tình hình PRRS ngày càng phức tạp đòi hỏi sự chủ động trong
phòng chống dịch, trong đó phương pháp phòng PRRS hiệu quả nhất là sử dụng
vacxin. Tuy nhiên chính sự đa dạng di truyền và thay đổi kháng nguyên của các
chủng PRRSV là một trở ngại lớn trong việc phát triển một loại vacxin có hiệu
quả để kiểm soát PRRS. Các vacxin sống đã được sử dụng phổ biến để kiểm
soát PRRS vì chúng có khả năng bảo vệ tốt hơn so với vacxin đã vô hoạt hoặc
các vacxin tái tổ hợp (Charerntantanakul, 2012; Hu and Zhang, 2014; Kim et al.,
2011; Zuckermann et al., 2007). Nhưng ngày càng có nhiều quan ngại về sự an
toàn của việc sử dụng vacxin sống vì sự hồi phục nhanh chóng độc lực của
PRRSV trong quá trình sao chép ở lợn (Hu and Zhang, 2014; Mengeling et al.,
2003; Pejsak et al., 1997). Vacxin vô hoạt có ưu điểm lớn nhất là an toàn do

1


chúng không có khả năng truyền lây sang các đàn lợn khác và không có khả
năng phục hồi độc lực. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng vacxin vô
hoạt PRRS trong các đàn nái có nhiễm PRRS và thấy rằng vacxin vô hoạt không
gây các phản ứng phụ như rối loạn sinh sản ở các đàn lợn nái, kéo dài thời gian
sử dụng nái, tăng cường khả năng sinh sản như tăng số lứa đẻ, tăng tình trạng
sức khỏe và số lượng lợn con sau cai sữa ở những đàn lợn đã bị phơi nhiễm
virus PRRS (Papatsiros, 2012; Kim et al., 2011). Hiện nay, nước ta chưa có
vacxin vô hoạt phòng PRRS cho lợn nói chung và lợn nái nói riêng.
Nhằm chủ động trong nguồn cung cấp vacxin hiệu quả, an toàn và giảm

chi phí nhập khẩu vacxin, thì việc sản xuất được vacxin vô hoạt từ chủng virus
PRRS phân lập tại Việt Nam là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Để
sản xuất được vacxin hiệu quả cần phải có chủng giống gốc đại diện cho các
chủng virus PRRS lưu hành ở Việt Nam, do vậy việc tiến hành thực hiện nghiên
cứu tạo giống gốc và thử nghiệm sản xuất vacxin vô hoạt phòng hội chứng rối
loạn sinh sản và hô hấp ở lợn từ chủng virus phân lập tại Việt Nam là vấn đề cần
thiết, với mục tiêu là lựa chọn được giống gốc sử dụng trong sản xuất vacxin vô
hoạt PRRS ở Việt Nam, sản xuất được vacxin vô hoạt PRRS đạt tiêu chí an toàn,
có hiệu lực cao để phòng bệnh cho lợn.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Sản xuất được vacxin vô hoạt PRRS có hiệu quả từ chủng virus phân lập
tại Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tuyển chọn được chủng virus PRRS phân lập từ lợn mắc PRRS ở Việt
Nam sử dụng làm giống gốc phục vụ sản xuất thử nghiệm vacxin vô hoạt PRRS.
Sản xuất thử nghiệm thành công vacxin vô hoạt PRRS từ giống gốc PRRS
được tuyển chọn. Vacxin vô hoạt PRRS nghiên cứu sản xuất ra đạt các tiêu chí
về vô trùng, thuần khiết, an toàn và hiệu lực.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các chủng virus PRRS cường độc phân lập từ lợn mắc PRRSở Việt Nam.

2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Các chủng virus PRRS được phân lập từ
lợn mắc PRRS thu thập tại các tỉnh: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Cần Thơ.

Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học
Thú y và phòng thí nghiệm bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm, Khoa Thú y Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 - 2017
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài lần đầu tiên tuyển chọn được chủng virus PRRS phân lập tại Việt
Nam để làm giống gốc sử dụng cho sản xuất vacxin vô hoạt PRRS phòng PRRS
cho lợn. Giống gốc PRRS được thẩm định tại cơ quan thú y có thẩm quyền và đạt
các tiêu chí vô trùng, thuần khiết, có hiệu giá cao, có khả năng kích thích miễn
dịch tốt. Kháng thể do vacxin tạo ra có thể trung hòa được các chủng virus đang
lưu hành ở Việt Nam.
Đề tài của luận án đã đưa ra được một quy trình phân lập, sàng lọc và tuyển
chọn giống gốc. Trên cơ sở này, có thể áp dụng để tạo ra một chủng Master seed
mới thay thế những chủng cũ không còn đáp ứng tính tương đồng kháng nguyên.
Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm thành công vacxin vô hoạt PRRS từ chủng
virus thực địa, đây là vacxin vô hoạt đầu tiên về PRRS của Việt Nam được nghiên
cứu sản xuất. Quy trình sản xuất vacxin vô hoạt PRRS có thể chuyển giao để sản
xuất vacxin phục vụ phòng PRRS cho đàn lợn, giúp người chăn nuôi giảm thiệt hại
kinh tế do PRRS gây ra.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Những kỹ thuật, quy trình được áp dụng trong đề tài góp phần nâng cao
năng lực nghiên cứu cho người làm trong lĩnh vực thú y. Các kết quả nghiên cứu
phản ảnh đầy đủ về đặc điểm sinh học, sinh học phân tử, đặc tính kháng nguyên
và tính sinh miễn dịch của các chủng virus PRRS đang lưu hành ở Việt Nam.
Cung cấp các thông tin tham khảo, tham chiếu cho các nhà khoa học nghiên cứu
về virus PRRS ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

3



Luận án là tài liệu khoa học, tài liệu tham khảo có giá trị cho nghiên cứu
và giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Giống gốc được tuyển chọn là chủng virus PRRS đại diện cho các chủng
virus đang lưu hành ở Việt Nam có thể sử dụng để sản xuất kháng thể đơn dòng,
đa dòng, phục vụ sản xuất kháng thể trị bệnh cũng như kháng thể trong chẩn
đoán bệnh. Giống gốc có thể sử dụng để sản xuất kháng nguyên trong chế tạo Kít
ELISA chẩn đoán bệnh, Kít phát hiện bệnh nhanh, góp phần vào công cuộc
phòng và chống PRRS cho toàn ngành chăn nuôi.
Đề tài đã nghiên cứu sản xuất thành công vacxin vô hoạt PRRS đạt các chỉ
tiêu về vô trùng, thuần khiết, an toàn và hiệu lực. Đây là cơ sở quan trọng để ứng
dụng nghiên cứu sản xuất các loại vacxin virus khác giúp nâng cao năng lực sản
xuất vacxin vật nuôi của ngành Thú y nước nhà, hạn chế nhập khẩu vacxin ngoại.
Vacxin vô hoạt PRRS có thể chuyển giao sản xuất trên quy mô công
nghiệp, tạo ra một vacxin có hiệu quả và rẻ so với các vacxin ngoại nhập trên thị
trường, góp phần khống chế dịch bệnh cho ngành chăn nuôi cũng như đảm bảo
an toàn cho lợn khi sử dụng.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH DỊCH PRRS Ở LỢN
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome-PRRS) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và
tỷ lệ chết cao. Hiện nay, bệnh này đã trở thành dịch địa phương ở nhiều nước
trên thế giới, kể cả các nước có ngành chăn nuôi lợn phát triển, gây ra những tổn
thất rất lớn cho người chăn nuôi và đến nay các biện pháp khống chế bệnh vẫn
chưa thành công. Những tổn thất liên quan đến PRRS vẫn còn tiếp tục xảy ra ở
nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, việc nắm rõ về bệnh, đặc biệt về miễn dịch học

PRRS là một trong những khâu quan trọng trong công tác phòng chống dịch
nhằm giảm thiểu những tổn thất không đáng có.
2.1.1. Lịch sử và tình hình dịch PRRS ở lợn trên thế giới
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn được ghi nhận lần đầu tiên
ở Mỹ vào năm 1987 (Keffaber, 1989) với tên là "bệnh bí hiểm" (Mystery
swine disease) bởi tính tự nhiên khó hiểu của bệnh nguyên. Bệnh được phát
hiện trên đàn lợn nái ở phía Bắc California, Iowa, và Minnesota. Đáng ngạc
nhiên là bệnh này đã không được xác định cho đến khi có các báo cáo về một
vài dịch bệnh trên đàn lợn nái ở Ấn Độ. "Bệnh bí hiểm" đặc trưng bởi các biểu
hiện rối loạn sinh sản (sảy thai, đẻ non, chết non, xác cứng, sức sống yếu, tỷ lệ
chết của lợn con cao và rối loạn hô hấp trên đàn lợn choai (Keffaber, 1989;
Loula, 1991). Bệnh lưu hành rộng rãi ở Mỹ sau đó lan sang Canada vào năm
1988. Cuối năm 1990, vụ dịch đầu tiên ở châu Âu được công bố ở Đức từ đó
bệnh lan truyền nhanh chóng khắp châu Âu. Giữa tháng 1 năm 1991, bệnh
xuất hiện trên đàn lợn giống của Hà Lan. Cuối tháng 3 năm đó, dịch bệnh lây
lan ra cả nước với số lượng trại mắc ngày càng tăng. Bệnh cũng được phát
hiện ở Tây Ban Nha, Bỉ và Anh năm 1991 và ở Đan mạch năm 1992
(Mortensen et al., 2002). Bệnh được phát hiện và lan truyền nhanh chóng trên
các đàn lợn ở khắp châu Âu với các dấu hiệu tương tự như bệnh PRRS ở Mỹ.
Đến năm 1994, PRRS được chính thức công bố xuất hiện ở 16 nước thuộc 3
châu lục (châu Mỹ, châu Á và châu Âu) (Bảng 2.1).

5


Bảng 2.1. Lịch sử phát hiện bệnh
Nước

Năm xuất hiện bệnh


Mỹ

1987 (Benfield et al., 1992)

Canada

1987 (Dea et al., 1992)

Nhật

1989 (Shimuzi, 1994)

Hà Lan

1991 (Wensvoort et al., 1991)

Tây Ban Nha

1991 (White, 1991)

Pháp

1991 (Mengeling and Lager, 1990)

Anh

1991 (Paton et al., 1991)

Đan Mạch


1992 (Mortensen et al., 2002)

Thời gian đầu khi phát hiện ra bệnh người ta đã gọi bệnh này bằng nhiều tên
khác nhau như: "Bệnh mới ở lợn", "Bệnh thần bí ở lợn" (Keffaber, 1989), "Hội
chứng kém phát triển và hô hấp ở lợn" (PEARS) (Terpstra et al., 1991), "Bệnh
lợn tai xanh" (White, 1991). Hội nghị quốc tế về bệnh này được tổ chức tại St.
Paul, Minnesota đã nhất trí dùng tên PRRS và đã được Tổ chức Thú y thế giới
công nhận, chính thức gọi là "Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn"
(Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome-PRRS), căn nguyên bệnh được
gọi là virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome virus - PRRSV) (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Một số tên thường gặp trong các tài liệu
Tên quốc tế

Triệu chứng
lâm sàng

Bệnh bí hiểm ở lợn

Mystery swine disease (MSD)

Khi chưa phát hiện ra
nguyên nhân

Bệnh tai xanh

Blue-eared pig disease

Hội chứng hô hấp và vô
sinh ở lợn


Swine infertility and
respiratory syndrome (SIRS)

Hội chứng rối loạn sinh
sản và hô hấp ở lợn

Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome
(PRRS).

Tên bệnh

Tai một số lợn có
màu xanh
Vô sinh và sảy thai
ở lợn nái
Rối loạn sinh sản và
bệnh ở đường hô hấp.
Nguồn: Cục Thú y (2010)

6


×