Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu tại công ty cổ phần fecon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.57 KB, 46 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh doanh thép nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Fecon”, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới các thầy, cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường đại
học Thương Mại, những người truyền cảm hứng giúp em hiểu rõ hơn về chuyên
ngành và các vị trí em có thể ứng tuyển với chuyên ngành Kinh doanh quốc tế. Nhờ sự
giảng dạy tận tình và cung cấp cho em những kiến thức chuyên môn cần thiết, em có
cơ hội xây dựng cho mình một nền tảng lý luận vững chắc giúp em định hướng đề tài
và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin cảm ơn cô giáo ThS. Nguyễn
Nguyệt Nga đã hướng dẫn và giúp đỡ em để bài khóa luận được hoàn thành.
Cuối cùng em xin cảm ơn đến ban giám đốc của công ty Cổ phần Fecon, cùng
các anh chị nhân viên ở các bộ phận đã luôn tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp
đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty, cũng như cung cấp cho em các tài liệu
cần thiết để em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2017
Sinh viên
Vũ Thị Vân Anh

1

1


MỤC LỤC

2

2



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

3

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
XNK
NK
KN
TMQT
KDNK
XHCN

4

NGHĨA TIẾNG VIỆT
Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu
Kim ngạch
Thương mại quốc tế
Kinh doanh nhập khẩu
Xã hội chủ nghĩa

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Hiện nay, Toàn cầu hóa là một xu hướng mà được tất cả các nước đang quan
tâm bởi nó mang tính quy luật trong quy trình phát triển kinh tế của nền kinh tế thế
giới. Chính vì vậy mà hoạt động thương mại quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và phát
triển như vũ bão; đặc biệt là sự mở cửa thị trường của hầu hết các nước. Sự mở cửa
này đã xóa đi mọi hàng rào về không gian, thời gian để các nước có thế trao đổi
hàng hóa với nhau; giúp phát triển nền kinh tế trong nước nói riêng và của nền kinh
tế thế giới nói chung; kim nghạch xuất nhập khẩu chiếm 1/3 tổng sản phẩm hàng
hóa của thế giới.
Sự di chuyển của dòng hàng giúp cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu có
nhiều thuận tiện để đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh tế như sự đầu tư vào các khu
công nghiệp, các công trình xây dựng bao gồm các khu đô thị, nhà máy, giao thông
vận tải,…Vì thế mà nhu cầu về vật liệu xây dựng không những của Việt Nam mà
của hầu hết các nước đều tăng cao. Tại Công ty Cổ phần Fecon, họ đã áp ứng được
nhu cầu về thép để phục vụ cho các công trình trong và ngoài nước giúp họ hoàn
thành các công trình một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
Không thể phủ nhận việc ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến nền kinh tế trong
nước và đối với Công ty Cổ phần Fecon cũng vậy. Công ty đối diện với nhiều thời
cơ nhưng cũng không ít những khó khăn khi toàn cầu hóa gây ra như việc xin giấy
phép cho mặt hàng này gặp hạn chế và một số vấn đề khác cần quan tâm.
Do vậy, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu là một trong
những vấn đề mà Công ty cần quan tâm, đồng thời mang tính cấp thiết của việc
nghiên cứu đề tài này.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trong Thương mại quốc tế, hoạt động nhập khẩu là một trong những hoạt
động đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và là cầu nối giữa các nước trên thế
giới với nhau.
Tại Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh

nhập khẩu tại các doanh nghiệp như:
1. Đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hóa chất và vật tư y

tế từ thị trường Trung Quốc tại công ty TNHH Sản xuất-Kinh doanh hóa chất và vật
tư KHKT”. Sinh viên: Phạm Thị Mai-ĐHTM, năm 2011. Đề tài này nghiên cứu về
5

5


các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hóa chất và vật tư y tế nhập khẩu tại thị
trường Trung Quốc, đã tập hợp những vấn đề cơ bản nhất về hoạt động Thương mại
quốc tế hiệu quả kinh doanh, tổng quan nền kinh tế giai đoạn đó . Khóa luận này đã
đi sâu vào phân tích mặt hàng nhập khẩu hóa chất và vật tư y tế để phục vụ cho việc
khai thác mặt hàng này của Công ty. Tuy nhiên, việc phân tích này còn gặp một số
hạn chế nhất định như chưa nêu ra được các chỉ tiêu cụ thể về hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu và chưa đánh giá sâu sắc được các chỉ tiêu đó thông qua hoạt động nhập
khẩu của Công ty.
2. Khóa luận: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép tại
Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát”. Sinh viên thực hiện: Hoàng Ánh DươngĐHTM năm 2013. Khóa luận này đã nêu ra được tổng quan về thị trường nhập
khẩu, nhu cầu về mặt hàng thép giai đoạn 2012-2013, nêu ra được một số giải pháp
về vốn, về nhân lực…và một số chỉ tiêu cụ thể về lý thuyết. Nêu ra được lý luận
chung về hoạt động nhập khẩu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đã nêu lên
được thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty tại thời điểm đó, sinh viên đã đưa
ra được các hạn chế còn tồn đọng và đánh giá thành công đạt được của Công ty về
hoạt động nhập khẩu mặt hàng thép này; song chưa nêu ra được các nguyên nhân
dẫn đến các hạn chế đó và các nguyên nhân này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động nhập khẩu của Công ty hay không. Một số kiến nghị với nhà nước và với
Công ty chưa được chân thực và xác đáng.
3. Đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vật tư, thiết bị đường

sắt tại Công ty Xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư đường sắt VIRASIMEX” của sinh
viên Nguyễn Tiến Dũng - Đại học Ngoại Thương thực hiện. Đề tài đã nêu được
tổng quan nền kinh tế trong và ngoài nước giai đoạn 2012-2014 và nhu cầu nhập
khẩu mặt hàng vật tư, thiết bị đường sắt trong giai đoạn đó ra sao. Đã đưa ra được
một số giải pháp về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, các chỉ tiêu về vốn, về hiệu quả
sử dụng lao động, về tỷ suất lợi nhuận kinh doanh …cũng được đưa ra và có đánh
giá các chỉ tiêu này thông qua hoạt động nhập khẩu mặt hàng thép tại Công ty, một
số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cũng được làm rõ. Tuy nhiên, các
giải pháp có nêu ra được nhưng còn chưa phù hợp với nền kinh tế giai đoạn đó và
giải pháp về việc có nên mở rộng thị trường để chớp thời cơ kinh doanh hay không
vẫn chưa được đề cập đến trong khóa luận này. Mặt khác, phạm vi nghiên cứu của
6

6


khóa luận này còn ở phạm vi rộng nên vấn đề nghiên cứu chưa được cụ thể và sâu
sắc.
Từ các khóa luận và đề tài nghiên cứu trên, dựa vào tính cấp thiết của đề tài
khi mà hoạt động thương mại quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như thời điểm hiện nay
thì việc nhập khẩu là vô cùng cần thiết.
Vì vậy, đề tài:“Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu tại
Công ty Cổ phần Fecon” sẽ làm rõ và khắc phục được những thiếu sót mà các đề tài
trước đó chưa đi sâu vào nghiên cứu như:
+ Nêu và làm rõ các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu: chỉ
tiêu về vốn, về lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu, hiệu quả sử dụng lao động,…và
đánh giá hoạt động nhập khẩu của Công ty thông qua các chỉ tiêu này.
+ Đề ra được các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả kinh doanh phù hợp với
nền kinh tế hiện nay như việc mở rộng thị trường nhập khẩu đề chớp thời cơ nhập
khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh…

+ Phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung vào mặt hàng thép, giai đoạn 20142016, tại Công ty Cổ phần Fecon.
1.3 Mục đích nghiên cứu
- Thứ nhất, hệ thống được các kiến thức về hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh
-

doanh nhập khẩu.
Thứ hai, khảo sát tình tình thực tế về vấn đề nhập khẩu thép tại Công ty Cổ phần
Fecon. Từ đây sẽ tìm ra được các hạn chế còn tồn đọng cho mặt hàng thép tại công

-

ty và nó có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Thứ ba, đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép tại Công ty thông qua một số
chỉ tiêu và đề ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công
ty.

7

7


1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép tại Công ty Cổ

-

phần Fecon.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian: tại Công ty Cổ phần Fecon.

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: các dữ liệu về tài chính, về báo cáo tình hình hoạt

động kinh doanh, kim ngạch nhập khẩu,…trong thời gian 3 năm từ 2014 đến 2016.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài khóa luận này đã sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu và
-

phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu:
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Gồm những tài liệu có sẵn những tài liệu nội
bộ trong công ty Cổ phần Fecon như bản báo cáo tài chính giai đoạn 2014-2016,
báo cáo nhân sự, báo cáo về kim ngạch nhập khẩu …Bên cạnh đó là các thông tin
thu thập được qua internet và sách báo, các công trình khóa luận của các anh chị
khóa trước. Các thông tin liên quan đến đề tài qua các giáo trình và sách chuyên

-

ngành được hoạc tại trường.
Phương pháp phân tích dữ liệu: gồm phương pháp thống kê và tổng hợp, phương
pháp phân tích, phương pháp so sánh.
Các phương pháp này bao gồm việc ta thu thập các dữ liệu về lợi nhuận,
doanh thu, chi phí …liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ đây, ta sẽ so sánh phân
tích và đưa ra những nhận xét cụ thế cho từng hoạt động.

1.6 Kết cấu của khóa luận

Bài khóa luận được kết cấu theo 4 chương:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
Chương 3: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép tại Công
ty Cổ phần Fecon.

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
kinh doanh thép nhập khẩu của cty cổ phần Fecon.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ
KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm về hoạt động nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá
trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy
8

8


tiền tệ là môi giới. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống
các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.
Nếu xét trên phạm vi hẹp thì tại Điều 2 Thông tư số 04/TM-ĐT ngày
30/7/1993 của Bộ Thương mại định nghĩa: “Kinh doanh nhập khẩu thiết bị là toàn
bộ quá trình giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị và dịch vụ có
liên quan đến thiết bị trong quan hệ bạn hàng với nước ngoài ”.
Vậy thực chất hoạt động nhập khẩu ở đây là: “Nhập khẩu từ các tổ chức kinh tế,
các Công ty nước ngoài, tiến hành tiêu thụ hàng hoá, vật tư ở thị trường nội địa hoặc
tái xuất với mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau”.
2.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh. Tuỳ theo
từng lĩnh vực nghiên cứu mà người ta đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả
kinh doanh. Dưới đây là một số quan điểm về hiệu quả kinh doanh:
-

Nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith, cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được
trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá" (Adam Smith, 1998). Theo

quan điểm này của Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả
sản xuất kinh doanh. Hạn chế của quan điểm này là kết quả sản xuất kinh doanh có
thể tăng lên do chi phí sản xuất tăng hay do mở rộng sử dụng các nguồn lực sản
xuất. Nếu với cùng một kết quả sản xuất kinh doanh có hai mức chi phí khác nhau
thì theo quan điểm này cũng có hiệu quả. Quan điểm này chỉ đúng khi kết quả sản
xuất kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào của sản
xuất.

-

Quan điểm thứ hai cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng
thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí", (Phạm Công Đoàn, 2007).
Quan điểm này đã xác định hiệu quả trên cơ sở so sánh tương đối giữa kết quả đạt
được với phần chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Nhưng xét trên quan niệm của
triết học Mác-Lênin thì sự vật hiện tượng đều có quan hệ ràng buộc có tác động qua
lại lẫn nhau chứ không tồn tại một các riêng lẻ. Hơn nữa sản xuất kinh doanh là một
9

9


quá trình tăng thêm có sự liên hệ mật thiết với các yếu tố có sẵn. Chúng trực tiếp
hoặc gián tiếp tác động làm kết quả sản xuất kinh doanh thay đổi. Hạn chế của quan
điểm này là nó chỉ xem xét hiệu quả trên cơ sở so sánh phần tăng thêm của kết quả
và phần tăng thêm của chi phí, và nó không xem xét đến phần chi phí và phần kết
quả ban đầu. Do đó theo quan điểm này chỉ đánh giá được hiệu quả của phần kết
quả sản xuất kinh doanh mà không đánh giá được toàn bộ hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-


Quan điểm thứ ba cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết
quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó", (Phạm Công Đoàn, 2007). Quan niệm
này có ưu điểm là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế. Nó
gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng
các yếu tố sản xuất kin doanh. Tuy nhiên quan điểm này chưa phản ánh được tương
quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí. Để phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực chúng ta phải cố định một trong hai yếu tố hoặc kết quả đầu ra hoặc chi
phí bỏ ra, nhưng trên thực tế thì các yếu tố này không ở trạnh thái tĩnh mà luôn biến
đổi và vận động.

-

Quan điểm thứ tư cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn yêu cầu quy
luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tư cách là chỉ tiêu đại
diện cho mức sống của mọi người trong doanh nghiệp", (Phan Đức Dũng, 2008).
Quan điểm này có ưu điểm là bám sát mục tiêu tinh thần của nhân dân. Nhưng khó
khăn ở đây là phương tiện đó nói chung và mức sống nói riêng là rất đa dạng và
phong phú, nhiều hình nhiều vẻ phản ánh trong các chỉ tiêu mức độ thoả mãn nhu
cầu hay mức độ nâng cao đời sống nhân dân.

-

Quan điểm thứ năm cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế-xã hội tổng
hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động thực
tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm. Bất kỳ các quyết định cần đạt
được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải pháp thực hiện có tính cân
nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng
điều kiện cụ thể", (GS Đỗ Hoàng Toàn,1994).
10


10


Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là :
“phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn...)
để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được
đánh gia trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí
nguồn lực xác định có thể tạo ra ở mức độ nào”.
2.2 Một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp
2.2.1 Các hình thức nhập khẩu
Hiện nay, có các hình thức nhập khẩu 1 như sau:
-

Nhập khẩu trực tiếp:
Hàng hóa được mua trực tiếp từ nước ngoài không thông qua trung gian. Bên
xuất khẩu giao hàng trực tiếp cho bên nhập khẩu. Trong hình thức này, doanh
nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp làm các hoạt động tìm kiếm đối tác,
đàm phán kí kết hợp đồng… và phải tự bỏ vốn để kinh doanh hàng nhập khẩu, phải
chịu mọi chi phí giao dịch, nghiên cứu thị trường,giao nhận lưu kho bãi, nộp thuế
tiêu thụ hàng hóa. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong nước và quốc tế, các
doanh nghiệp tính toán chính xác chi phí, tuân thủ đúng chính sách, luật pháp quốc
gia và pháp luật quốc tế.

-

Nhập khẩu ủy thác:
Là hình thức nhập khẩu gián tiếp thông qua trung gian thương mại. Bên nhờ
ủy thác sẽ phảI trả một khoản tiền cho bên nhận ủy thác dưới hình thức phí ủy thác,
còn bên nhận ủy thác có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung của hợp đồng ủy thác
đã được kí kết giữa các bên.

Hình thức này giúp cho doanh nghiệp nhận ủy thác không mất nhiều chi phí,
độ rủi ro thấp nhưng lợi nhuận từ hoạt động này không cao.

-

Nhập khẩu hàng đổi hàng:
Nhập khẩu hàng đổi hàng là hai nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu, nó là
hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu. Hoạt động này được thanh toán không
1 Theo tài liệu “Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng
hóa tại doanh nghiệp, 2013”, Đại học Kinh Tế quốc Dân.

11

11


phải bằng tiền mà chính là hàng hóa. Hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu có giá trị
tương đương nhau.
-

Nhập khẩu liên doanh:
Là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự
nguyện giữa các doanh nghiệp, trong đó có ít nhất một bên là doanh nghiệp nhập
khẩu trực tiếp nhằm phối hợp các kĩ năng để cùng giao dịch và đề ra các chủ
trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Quyền hạn và
trách nhiệm của mỗi bên được quy định theo tỷ lệ vốn đóng góp. Doanh nghiệp
kinh doanh nhập khẩu trực tiếp trong liên doanh phải kí hai loại hợp đồng.

-


Nhập khẩu gia công:
Nhập khẩu gia công là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập khẩu( là bên
nhận gia công) tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu từ phía người xuất khẩu( bên
đặt gia công ) về để tiến hành gia công theo những quy định trong hợp đồng ký kết
giữa hai bên.
2.2.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh

-

Căn cứ vào đối tượng cần đánh giá hiệu quả, có hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu
quả kinh tế – xã hội2.
+ Hiệu quả kinh tế cá biệt thể hiện kết quả kinh doanh cũng như lợi ích mà
doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh. Đó có thể là doanh thu hoặc cũng
có thể là lợi nhuận doanh nghiệp mang về.
+ Hiệu quả kinh tế – xã hội thể hiện sự đóng góp của doanh nghiệp vào sự
tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế như tạo việc làm, tăng nguồn thu
ngân sách, nâng cao đời sống người dân…
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng bởi xu hướng vận động của nền kinh tế do đó
hiệu quả kinh cá biệt và hiệu quả kinh tế – xã hội có mối quan hệ khăng khít, ảnh
hưởng lẫn nhau. Hiệu quả kinh tế cá biệt của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến hiệu
2 Theo tài liệu “Những lí luận về cơ bản về nhập khẩu và hoạt động kinh doanh nhập khẩu, 2013 ”, Đại học
Kinh Tế Quốc Dân.

12

12


quả kinh tế – xã hội và hiệu quả kinh tế – xã hội chỉ đạt được trên cơ sở hiệu quả

kinh tế cá biệt.
Việc phân loại trên đòi hỏi doanh nghiệp phải có quan điểm toàn diện khi đánh
giá hiệu quả kinh tế thương mại. Trong kinh doanh, doanh nghiệp không nên chỉ
tính đến lợi ích của riêng doanh nghiệp mà bỏ qua các lợi ích kinh tế – xã hội.
-

Căn cứ vào phạm vi xác định hiệu quả, hiệu quả kinh doanh được phân loại
thành hiệu quả của chi phí tổng hợp và hiệu quả của chi phí bộ phận3.
Theo quy luật giá trị, trong nền kinh tế hàng hoá, trao đổi hàng hoá phải dựa
trên cơ sở chi phí lao động xã hội cần thiết, điều này có nghĩa là giá trị của hàng hoá
trao đổi không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của nhà sản xuất
cộng thêm phần chi phí của nhà kinh doanh thương mại (nếu xuất hiện trung gian
thương mại trong quá trình trao đổi hàng hoá) mà bởi lao động xã hội cần thiết.
Hàng hoá chỉ được trao đổi, được thị trường chấp nhận khi hao phí lao động cá biệt
để tạo ra một đơn vị sản phẩm của nhà sản xuất cộng thêm phần chi phí của nhà
kinh doanh thương mại (nếu có) phải bằng hao phí lao động xã hội cần thiết để làm
ra một đơn vị hàng hóa đó.
Trong hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp tồn tại nhiều khoản
mục chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao
tài sản cố định, chi phí dịch vụ thuê ngoài…Để thuận lợi cho việc nắm rõ nội dung
các khoản chi cũng như thuận tiện cho công tác quản lý, mỗi khoản mục chi phí này
lại được phân loại thành các khoản mục chi phí chi tiết hơn. Do vậy, khi đánh giá
hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp thương mại cần đánh giá tổng hợp các loại chi
phí trên đồng thời phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí. Điều này có ý nghĩa
quan trọng giúp công tác quản lý tìm được hướng giảm chi phí tổng hợp và chi phí
bộ phận, thông qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

3 Theo tài liệu “Những lí luận về cơ bản về nhập khẩu và hoạt động kinh doanh nhập khẩu, 2013 ”, Đại học
Kinh Tế Quốc Dân.


13

13


-

Căn cứ vào chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương
đối4.
+ Hiệu quả tuyệt đối: Là lượng hiệu quả được xác định cho từng phương án
kinh doanh trong từng kỳ kinh doanh. Hiệu quả tuyệt đối chính là phần chênh lệch
giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để có được kết quả đó.
+ Hiệu quả tương đối hay hiệu quả so sánh: Được xác định bằng cách so sánh
các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án kinh doanh khác nhau trong một
kỳ kinh doanh hoặc giữa các kỳ kinh doanh với nhau.
Trong kinh doanh, để thực hiện các mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp có thể
có nhiều phương án khác nhau. Mỗi phương án mang lại mức hiệu quả khác nhau
với mức chi phí khác nhau. Việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả
tương đối giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu nhất.
2.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

-

Lợi nhuận nhập khẩu:
Lợi nhuận nhập khẩu = doanh thu nhập khẩu – chi phí nhập khẩu
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp phản ánh kết quả cuối
cùng của hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận để duy trì tái sản xuất, mở rộng cho
doanh nghiệp, là điều kiện nâng cao mức sống của nhân dân.
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết công ty thu được bao nhiêu tiền sau khi đã trừ đi
các khoản chi phí. Khi lợi nhuận càng lớn thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi.


-

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:
H1 =
4 Theo tài liệu “Những lí luận về cơ bản về nhập khẩu và hoạt động kinh doanh nhập khẩu, 2013 ”, Đại học
Kinh Tế Quốc Dân.

14

14


Trong đó:
H1 là tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu
Ln là lợi nhuận thu được từ nhập khẩu
Dn là doanh thu nhập khẩu
Ý nghĩa: Cứ 1 đồng doanh thu từ nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận nhập khẩu. Chỉ tiêu này càng cao thi doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả.
-

Tỷ suất lợi nhuận theo vốn nhập khẩu:
H2 =
Trong đó:
H2 là tỷ suất lợi nhuận vốn nhập khẩu
Ln là lợi nhuận thu được thu được từ nhập khẩu
Vn là vốn bỏ ra cho nhập khẩu
Ý nghĩa: Cứ 1 đồng vốn đầu tư vào nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng
doanh thu hay thể hiện số vòng luân chuyển vốn nhập khẩu.


-

Hiệu quả sử dụng vốn:
+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
H3 =
Trong đó:
H3 là hiệu quả sử dụng vốn cố định
Ln là lợi nhuận thu được từ nhập khẩu
15

15


VCDn là vốn đầu tư vào hoạt động nhập khẩu.
Ý nghĩa: Cứ 1 đồng vốn đầu tư vào nhập khẩu thì được bao nhiêu lợi nhuận từ
nhập khẩu. Chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
H4 =
Trong đó:
H4 là hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Ln là lợi nhuận thu được từ nhập khẩu
VLDn là vốn đầu tư vào hoạt động nhập khẩu
Ý nghĩa: Cứ 1 đồng vốn lưu động đầu tư vào nhập khẩu thì thu được bao nhiêu
lợi nhuận.
+ Số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu:
H5 =
Trong đó:
H5 là số vòng quay vốn
Dn là doanh thu từ nhập khẩu
Vn là vốn đầu tư vào nhập khẩu

Ý nghĩa: Cứ 1 đồng vốn đầu tư vào nhập khẩu thì thu được bao nhiêu doanh
thu hay thể hiện số vòng luân chuyển của vốn nhập khẩu.
Số vòng quay càng nhiều thì hiệu quả sử dụng vốn càng tăng.
+ Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu:
16

16


H6=
Trong đó:
H6 là số vòng quay vốn nhập khẩu
Dn là doanh thu từ nhập khẩu
VLDn là vốn lưu động đầu tư vào nhập khẩu
Ý nghĩa: Cứ 1 đòng vốn lưu động đầu tư vào nhập khẩu thì thu được bao nhiêu
đồng doanh thu hay thể hiện số vòng của vốn lưu động.
Số vòng quay càng nhiều thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
+ Thời gian vòng quay vốn lưu động:
H7=
Trong đó:
H7 là thời gian cho 1 vòng quay vốn lưu động
H6 là số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy thời gian để vốn lưu động quay được 1 vòng.
Chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với số đo vòng quay vốn lưu động.
-

Hiệu quả sử dụng lao động:
H8=
Trong đó:
H8 là mức sinh lời của 1 lao động khi tham gia vào nhập khẩu

Ln là lợi nhuận thu được từ nhập khẩu
17

17


LDn là số lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu
Ý nghĩa: Cứ 1 lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu sẽ tạo ra bao nhiêu
lợi nhuận trong kỳ phân tích.
Chỉ tiêu này càng lớn thì sử dụng lao động càng có hiệu quả.
+ Doanh thu bình quân trên 1 lao động tham gia nhập khẩu
H9=
Trong đó:
H9 là doanh thu bình quân trên một lao động tham gia nhập khẩu
Dn là doanh thu từ hoạt động nhập khẩu
LDn là số lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 1 lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu
có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích.
Chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp sử dụng lao động có hiệu quả.
-

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu:
H10=
Trong đó:
H10 là tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu
Ln là lợi nhuận thu được từ nhập khẩu
Cn là chi phí cho nhập khẩu.
Ý nghĩa: Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu lợi nhuận.
18


18


2.3 Phân định nội dung nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này có sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu sau:
-

Hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp: lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi
nhuận theo vốn nhập khẩu, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động.

- Hệ thống các chỉ tiêu kinh doanh bộ phần:
 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Chỉ số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu, thời

gian một vòng quay vốn lưu động nhập khẩu.
 Hiệu quả sử dụng lao động: Doanh thu bình quân trên một lao động nhập khẩu, mức
sinh lời một lao động nhập khẩu.

19

19


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP
KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FECON
3.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Fecon
3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty

Thành lập ngày 18/6/2004 từ một nhóm các kỹ sư và chuyên gia đầu ngành về
xử lý và thi công nền móng công trình, có tâm huyết với nghề, với sự năng động

sáng tạo và kết hợp với đội ngũ công nhân lành nghề, hệ thống thiết bị đồng bộ với
những công nghệ hiện đại, đến nay FECON đã trở thành một trong những công ty
hàng đầu trong lĩnh vực nền móng công trình tại Việt Nam.


FECON được thành lập dưới loại hình Công ty Cổ phần theo Giấy chứng nhận
ĐKKD số 0103004661 do Sở KHĐT Hà Nội cấp ngày 18/6/2004 với vốn điều lệ
ban đầu là 05 tỷ đồng.



Năm 2006, công ty tiếp cận được hàng loạt công trình từ các khu công nghiệp xa:
Quế Võ – Bắc Ninh, Nomura – Hải Phòng, Nguyễn Đức Cảnh – Thái Bình, Tân
Trường – Hải Dương, Đồng Vàng – Bắc Giang… Cùng thời điểm, FECON bắt đầu
nhận được các dự án của những nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu Nhật Bản. Số
lượng công trình tăng theo cấp số cộng, doanh thu tăng theo cấp số nhân, năm sau
gấp 2,5 lần so với năm trước.



Được thành lập tháng 2/2010. Viện Nền móng và Công trình ngầm là viện nghiên
cứu đầu tiên trong một doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam. Nhiệm vụ của Viện là
thực hiện các hoạt động khảo sát, thí nghiệm, thiết kế nền móng và đẩy mạnh các
hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực nền
móng, công trình ngầm và phát triển hạ tầng nhắm định hướng về công nghệ cho sự
phát triển nhanh và bền vững của hệ thống FECON.



Ngày 27 tháng 6 năm 2012, Hiệp hội Xây dựng Hầm và Không gian ngầm Quốc tế

(ITA-AITES) đã chính thức ký văn bản công nhận Công ty CP Kỹ thuật nền móng
và Công trình ngầm FECON là Hội viên doanh nghiệp của ITA-AITES tại Việt
Nam.



2016 – Thành lập 5 công ty mới – Thi công thành công Jet Grouting đường kính lớn
3,2m duy nhất trên thị trường – Thành công vượt trội trong kết nổi quốc tế – Xây
dựng và lan tỏa 5 Giá trị cốt lõi.
20

20


Ngày 6/5/2015, FECON chính thức đổi tên, từ “Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền
móng và công trình ngầm FECON” thành “Công ty Cổ phần FECON” (FECON
Corporation) để tạo sự phù hợp với mục tiêu phát triển dài hạn của Công ty về cả
lĩnh vực kinh doanh, quy mô doanh nghiệp và hợp tác quốc tế.
Đại diện pháp luật: Trần Trọng Thắng
Ngày cấp giấy phép: 18/06/2004
Ngày hoạt động: 01/07/2004 (Đã hoạt động 13 năm)
Email:
Website: />Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà CEO, Lô HH2-1, Đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 6269 0481/82 | Fax: (84-4) 6269 0484.
3.1.2

Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của FECON tập trung vào các
mảng chính:




Khảo sát địa chất, thí nghiệm nền móng



Nghiên cứu và phát triển (R&D), tư vấn địa kỹ thuật



Thiết kế, sản xuất và thi công xử lý nền đất yếu



Thiết kế, sản xuất cọc bê tông ly tâm dự ứng lực (PC/PHC) và thi công cọc



Cung ứng nhân lực



Cung cấp máy xây dựng



Đầu tư hạ tầng




Khai thác khoáng sản và cung cấp vật liệu xây dựng



Thi công công trình ngầm



Thi công đường và cảng.
Với phương châm kinh doanh “Cung cấp giải pháp toàn diện cho nền móng
công trình”, FECON cam kết mang lại giải pháp, sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn tối
đa các yêu cầu của khách hàng và chủ đầu tư bắt đầu từ khâu đầu tiên là tư vấn địa
kỹ thuật; khảo sát địa chất; thí nghiệm nền móng, thiết kế; cung cấp và thi công đến
khâu cuối cùng là quan trắc.

Cơ cấu tổ chức
Gồm 12 đơn vị thành viên và các văn phòng đại diện trong và ngoài nước:
1. Viện nền móng và công trình ngầm

3.1.3

21

21


Công ty cổ phần khoáng sản Fecon
Công ty cổ phần Fecon Nghi Sơn
Công ty cổ phần khoáng sản Hải Đăng
Công ty cổ phần xử lý nền Fecon –Shanghai harbour

Công ty cổ phần fecon Miltec
Công ty cổ phần cọc khoan Fecon Quang Anh
Công ty cổ phần công trình ngầm Fecon
Công ty cổ phần hạ tầng Fecon
Công ty cổ phần Fecon BTM
Công ty cổ phần đầu tư hại tầng FCC
Công ty cổ phần cung cấp máy xây dựng Kanamoto-Fecon
Văn phòng đại diện Fecon tại thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện Fecon tại Cần Thơ
Văn phòng đại diện tại Hà Tĩnh
Văn phòng giao dịch Fecon Nghi Sơn
Đại diện tại nước ngoài: Dubai, Hàn Quốc.
Nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính của Công ty
a, Cơ sở vật chất kỹ thuật:
• Văn phòng:
Trụ sở chính đặt tại tầng 15, 16 tòa nhà CEO, đường Phạm Hùng –Từ Liêm –

2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
3.1.4


Hà Nội. Văn phòng được trang bị các trang thiết bị hiện đại, bao gồm nhiều phòng
ban khác nhau. Bên cạnh đó Công ty còn có nhiều văn phòng tại các chi nhánh khác
nhau, tất cả đều phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
cổ phần Fecon.

22

22




Các nhà máy của Công ty:

 Nhà máy Fecon pile tại Hà Nam:

-Công suất 5.000 m/ngày(2 dây chuyền sản xuất).
 Nhà máy Fecon pile tại cảng Nghi Sơn, khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa:

-Công suất 4.000m/ngày.


Công nghệ:
-Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001:2000; 5S(Nhật Bản).
-Sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7888-2008; tiêu chuẩn Nhật Bản
JIS A5335 -1987; JIS A5373 -2004.
-Đối với hệ thống khai báo hải quan, Công ty sử dụng phần mềm ECUS5 của
Thái Sơn. Hiện tại, Công ty đang chạy phần mềm khai báo mới VNACCS để chuẩn
bị cho việc thay đổi theo quy định của Hải quan.
Như vậy chúng ta có thể thấy, hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư một cách

khoa học, có hiệu quả đóng góp không nhỏ tới sự thành công của công ty. Thông
qua hệ thống này giúp quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra một
cách liên tục, phục vụ nhiều cho công tác thống kê và quản lý giám sát giúp hỗ trợ
ban quản trị thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.
b, Tài chính:
Bảng 3.1. Năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Fecon giai 2014-2016.
Đơn vị: Tỷ đồng

STT

23

Kết quả hoạt động kinh
doanh

Tốc độ tăng trưởng (%)
2014

2015

2016
2015/2014

23

2016/2015


11


Doanh thu

1204

1353

1660

12.38

22.74

22

Lợi nhuận gộp

204

256

289

25.50

12.90

33

Lợi nhuận trước thuế


149

169

188

13.42

11.24

44

Lợi nhuận sau thuế

116

135

155

16.40

14.81

102

130

142


27.45

9.23

55

Lợi nhuận thuộc về cổ
đông Cty mẹ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty trong giai đoạn 2014-2016)

24

24


Nhận xét:
Từ bảng 3.1, ta thấy năng lực tài của Công ty gồm các chỉ tiêu: Doanh thu, lợi
nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận thuộc về Công ty
mẹ. Nhìn chung, doanh thu của Công ty tăng nhẹ qua các năm; cụ thể, năm 2014 là
1204 tỷ đồng, đến năm 2016 là 1660 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 20142015 là 12.38%, giai đoạn 2015-2016 là 22.47%, tăng 10.09%.
Tuy có sự tăng nhẹ về cả doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế nhưng nhìn
qua bảng ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng của giai đoạn 2014-2015 cao hơn so với
tốc độ tăng trưởng của giai đoạn 2015-2016. Có sự tăng trưởng như vậy có lẽ do
Công ty gặp phải một chút khó khăn về nguồn vốn…và có sự tác động của nền kinh
tế trong giai đoạn 2015-2016.
c, Nhân lực:
Nguồn nhân lực hiện tại của Công ty là hơn 1600 nhân lực; tất cả các nhân lực
trong Công ty đều được trang bị các kiến thức cần thiết về an toàn lao động, về
chuyên môn công việc. Đặc biệt, Fecon sở hữu những kỹ sư hàng đầu về lĩnh vực

xây dựng, điều này giúp họ đã thành công tại rất nhiều dự án lớn trong và ngoài
nước; hơn nữa đội ngũ nhân lực tại các văn phòng chi nhánh của họ đều tốt nghiệp
tại các ngôi trường uy tín, có nhiều kinh nghiệm.
3.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Fecon
3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty

Fecon là một Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng: đấu thầu
các công trình trong và ngoài nước, khảo thí các công trình ngầm,… nên để phục vụ
cho các hoạt động trong lĩnh vực này Công ty có hoạt động TMQT chủ yếu là NK
hàng hóa như thép, máy móc cho xây dựng. Hoạt động XK của Công ty có tiến
hành nhưng ít, đa số là NK hàng hóa từ nước ngoài.
a, Số lượng các thương vụ ký hợp đồng NK của Công ty Cổ phần Fecon
Bảng 3.2 Số lượng các thương vụ ký hợp đồng NK của Công ty Cổ phần Fecon
giai đoạn 2014-2016.
25

25


×